What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Thôi tôi cũng xin phép chém về cái văn hóa uống rượu ở Nga với các bác.
Chúng ta chỉ biết nhà bác học Mendeleev với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhưng ít ai biết chính cụ Mendeveev là một trong những ông tổ của rượu vodka Nga.
Trước đây người Nga buồn buồn chẳng biết làm gì khi mùa đông đến, ra ngoài trời thì lạnh co hết một số thứ vào. Ở trong nhà thì phụ nữ Nga quá nóng bỏng, mấy ông Nga nào đủ sức đâu. Chán đời muốn kiếm một cái gì đó cho đỡ lạnh và cho quên đi cái thân phận thằng đàn ông. Nhưng làm gì có, buồn buồn nhìn thấy miếng khoai tây đang ăn dở từ hôm trước nghĩ chắc đã thiu chảy nước ra. Bèn bỏ vào miệng ăn cho chết cmn đi, sống làm gì khi không đóng đủ “thuế má” cho vợ. Dek ai ngờ mấy hôm đó trời nóng, miếng khoai tây đấy nó lại lên men, ăn vào dell chết mà lại thấy lâng lâng. “Eureka” thế là tìm được phương thuốc chống buồn rồi. Mấy ông đàn ông mày mò nghiên cứu và rượu Vodka đã ra đời
Ấy lúc đầu dân Nga chỉ biết pha chế cồn với nước và không bao giờ cho ra được nồng độ cồn ổn định. Chỉ đến khi cụ Mendeleev ( chắc cũng là tay bợm rượu) buồn buồn ngồi chế ra cái gọi là “ Những hóa hợp của nước và rượu” thì người Nga bắt đầu biết được cách pha chế sao cho độ cồn ổn định. Thấy bảo cụ Mendeleev gặp bảng tuần hoàn trong mơ. Nhưng đó là kể chưa đủ hết. Sự thực là sau khi phát minh ra hóa hợp của nước và rượu, khoái chí ngài Men làm vài ly vodka đi ngủ thì mới mơ thấy bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chứ không có mơ thấy vào mắt. Bằng chứng là em và các bác đây cũng mơ nhiều nhưng toàn mơ thấy Ngọc Trinh, bà Tưng rồi có cái bảng nào thì toàn bảng số đề chứ có thấy cái bảng nguyên tố nguyên tiếc gì đâu.
Nghe tây nó đồn khi mà Công tước Novgorod là Vladimir khi chọn một tôn giáo cho dân Nga theo. Lúc giờ ngài có 2 option: 1 là đạo Hồi, 2 Chính thống giáo, 3 công giáo La mã. Sau khi cân nhắc một hồi, chăc cũng có trưng cầu dân ý. Ngài bèn chon Chính thống giáo là quốc đạo. Vì sao ư? Hồi giáo không cho uông rượu nhưng được lấy vợ thoải mái, Công giáo La mã cho uống rượu nhưng không cho ly dị vợ. Còn Chính thống giáo cho phép uống rượu, và cũng có thể cho phép bỏ vợ chứ ko phải sang tận Roma xin phép rồi quyết định cho ly dị hay không lại phụ thuộc vào tính đồng bóng của Giáo Hoàng. Đến mức độ Henry đệ bát của nước Anh không chịu nổi phải từ bỏ và lập nên Thanh giáo đó thôi. Cái quyết định của Vladimir nó cũng nói lên đúng bản chất của người Nga: “Gái có thể không cần chứ Vodka thì không thể thiếu”
Vấn đề người Nga họ uống rượu như thế nào? Dek cần phải có đĩa dồi chó chấm mắm tôi rồi nâng lên đặt xuống chẹp miệng rồi khà khà như ở ta. Cũng dek cần phải có mấy quả ổi xanh, cóc gặm như ở vùng nam bộ nhà mình. Họ cầm cái chai, đưa thẳng vào miệng, tu ừng ực hết ½ chai dừng lại, lôi trong túi ra cái bánh mỳ đen, ngửi cái mùi chua chua của nó một hồi rồi cầm lại cái chai đưa lên miệng “Ừng ực khoảng 3,4 phát nữa” thế là cạn chai rượu. Vứt cmn ra vỉa hè là xong.
Dân Nga họ không uống 1 bữa 2 bữa là thôi. Mà họ uống ngày qua ngày, tuần qua tuần, tháng qua tháng. Đi làm được 1 tháng, có được ít tiền thế là cả tháng sau nghỉ nhà uống rượu dek cần đi làm nữa. Nghe kể ra cũng kỳ nhwung một khi đã say thì cuộc đời nó còn dek cần nữa là công việc phải không các bác?
Các cụ cứ chửi dân Nga thời nay hư, nát rượu chứ uống rượu nó là truyền thống ở Nga rồi. Năm 1373 trong cuộc chiến với Tatar lính Nga uống đến bí tỉ, khi quân Tatar xuất hiện lính Nga vẫn dek biết gì và đã bị quân Tatar quẳng xuống một dòng sông có tên Reka Pianaya – dòng sông Say. Ấy nhưng không phải lúc nào rượu cũng đem lại thất bại mà ngược lại nếu không có rượu thì có lẽ cả Liên xô đã bị giày xéo dưới gót giầy của quân Đức. Chuyện là thế này:
Năm 1941, ông Nin ria ra lệnh cấp khẩu phần rượu cho Hồng quân ở ngoài mặt trận để chống lại cái rét. Có khi đây chính là chìa khóa cho Hồng quân chiến thắng trước Phát xít ĐỨc chăng? Cũng khó có thể loại trừ vì ai cũng biết uống rượu xong liều chết hơn, máu chiến hơn và lòng quả cảm của Hồng quân mà sách sử ta hay ca ngợi có khi xuất phát từ những bình Vodka đó
Cái sự uống rượu ở Nga nó từ già tới trẻ, từ trai tới gái, từ nông dân đến hoàng đế. Lịch sử đã ghi chép lại là chính Pie đại đế cũng nhiều lần uống rượu cả tuần với những người bạn nước ngoài của ông. Hay gần đây nhất ngài tổng thống Boris Yelsin cũng thường xuyên say xỉn.
Phụ nữ uống rượu cũng kinh, mà một khi đã ngà ngà say rồi thì họ có thể lên giường với bất kỳ người đàn ông nào họ gặp. Lúc giờ không còn lòng tự trọng, tính chung thủy, mà chỉ còn bản năng và sex giữa con nguời với nhau như cơm ăn nước uống vậy thôi. Anh bạn tôi định lấy gái Nga làm vợ, nhưng sau khi nghe nói khi mà phụ nữ Nga say, họ có thể sex với bất cứ ai. Xong rồi nếu chồng biết về sorry chồng rồi sống tiếp. Anh bạn sợ luôn, và sau khi nghe ông anh kể chuyện đi ăn cưới “chén” được cô dâu ngay tại chỗ cũng không phải là hiếm. Thì anh bạn tôi bỏ ngay ý định lấy vợ Nga
Cái quy chuẩn rượu Vodka thế nào là ngon cũng rất khó. Không lằng nhằng như Cognac của Pháp nào pahir chưng cất rồi bỏ vào thùng gỗ sồi, sau 5 năm mầu hổ phách từ gỗ sồi nó ra rượu rồi có các mùi quế, nho, vani .....thì rượu Vodka chung xong cái là có thể tợp luôn, người Nga không kiên nhẫn như người Pháp. Nên rượu Vodka thường không có tuổi. Thế thì đánh giá thế nào là chai rượu ngon? Xin thưa là họ đánh giá qua nguồn nước tinh khiết, nguyên liệu tuyển chọn.... Ngày xưa nước sông Moskva được cho là tinh khiết, nhưng chắc một thời dân Vietnam mình qua Nga “lái” vào đó nhiều quá nên các lò rượu bây giờ phải khoan nước từ độ sâu mấy trăm mét lên mà nấu rượu. Rượu vodka bây giờ trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Vô hình chung nó lại rất hợp với các món ăn cổ truyền của Vietnam nên tình hữu nghị Nga – Việt nó cũng khăng khít như Vodka và cháo lòng tiết canh vậy.
Ngoài những vấn đề xã hội rượu còn tác động đến chế độ chính trị ở Nga rất nhiều
Ai cũng biết rượu nó tác động lên nhân cách con người, uống vào say xỉn không làm gì được chưa kể say rồi nói lung tung đáng lẽ phải ca ngợi tổ quốc XHCN thì lại đi chỉ trích, nói xấu đẳng và chính phủ. Bị những kẻ xấu hay tổ chức khủng bố Nga Tân lợi dụng... Nên sau thời anh Nin ria thì anh Sốp hói cấm tiệt rượu. Dân Nga căm lắm, không có rượu uống đào mồ đảo mả nhà anh ấy lên chửi ( chắc là chửi thầm trong bụng). Nên vào tháng 10 năm 1964 ngài Sốp bị lật đổ cũng là tất yếu.
Tưởng rằng ông Chốp hói cũng sẽ học được bài học tiền nhiệm từ ngài Sốp hói. Nhưng không, giữa thập niên 80 thế kỷ trước. Ngài đùng đùng ban lệnh cấm rượu. Dân Nga thì chửi rủa không hết lời. Nhưng dân Việt thì sướng lắm. Vậy là một loạt các lò rượu quốc lủi của nguời Việt khai sinh ra ngay tại Nga. Họ nấu chui rồi bán cho các bợm rượu ở Nga. Thấy bảo dân Nga lúc giờ thèm rượu lắm, sẵn sàng đánh đổi bàn là, nồi áp suất, thậm chí cả vợ, con cho mấy ông Việt chỉ vì nửa lít rượu. Thế mới biết một khi đã nghiện thì không thể kiểm soát bản thân, mất nhân cách và con đường tù tội đâu phải xa đúng không các bác.
Và đương nhiên anh Chốp cũng chẳng được lâu rồi cũng bị anh Xin phệ lật. Anh này vốn nghiện rượu nên thương dân lắm, bãi bỏ ngay cái đạo luật cấm rượu vô lý kia. Nhưng rồi cuối cùng đũng đi ma teo vì bệnh tim mà nguyen nhân sâu xa do rượu và thuốc thì phải.
Đến thời Tin hói, thằng cha này là một gian hùng. Không những không cấm rượu mà còn khuyến khích, các hãng rượu cả chính, cả lậu mọc lên như nấm. Chưa bao giờ rượu Vodka nhiều và rẻ như thời của hắn. Năm ngoái sợ rằng cấm vận của phương tây làm dân nghèo khổ không có tiền mà uống rượu. Hói ta ký một cái sắc lệnh hạ 16% giá rượu Vodka. Thế là bợm nhậu cả nước ăn mừng ca tụng hói đến tận mây xanh. Có những kẻ cực đoan còn muốn hói làm Sa hoàng nữa. Tôi tin nếu hói hạ thêm giá rượu thì có lẽ trở thành Sa hoàng thật vì ít nhất hói sẽ có khoảng 35% phiếu bầu cho hắn đến từ 35% người trưởng thành Nga nghiện rượu.
Trên thực tế tôi đã từng gặp rất nhiều người Nga say rượu. Có những cậu thanh niên rất trẻ (chắc chỉ là sinh viên đại học) đứng uống rượu giữa cái thời tiết lạnh giá, chân díu vào nhau không đi nổi nữa nhưng cũng cố uống hết chai rượu trên tay. Hay những người Nga mặt đầy máu me do say xỉn ngã vào đâu không rõ. Vừa đi vừa ngã ở trên đường. Thấy bảo những người này gục vào trong tuyết ngủ, hôm sau vẫn dậy bình thường mà không sao cả. Không biết đúng hay sai, nếu đúng thì lại là một tác dụng thần kỳ của rượu nữa.



Tôi mua được cái bình đựng rượu chắc dành cho Hồng quân năm 1941 ở cửa hàng bán đồ cũ Keke! Thực sự thì ở bên này chỉ có loại bình nhỏ 0,2 lít chứ mấy cái loại to to vài lít như hay bán ở VN bên này tuyệt nhiên không thấy có.



 
@tungngiuyenMD
Ui ui, bình rượu hồng quân từ 1941 mà trông mới thế ? Khi nào về vn bác cho em xem thử cái bình rượu cccp xịn nhé ?

Em sẽ tặng bác mấy củ khoai tây héo để bác làm ra rượu theo đúng công thức vodka xịn. Hệ hệ .
 
Rượu đang làm suy thoái dân tộc Nga. Tinh binh đàn ông Nga suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây cộng với biến động bất ổn xã hội làm cho dân số giảm đáng kể. Tôi nghĩ cái bình rượu CCCP là sản phẩm kinh doanh thời nay bán cho khách du lịch chứ ngày trước tôi không thấy. Rất lạ là người Việt mình hiện nay có xu hướng uống rượu bia chả khác dân Nga.
 
Báo cáo các bác. Thời em ở bên Nga ngố, các bạn giai Nga từ trẻ đến già lọm khọm đều có kiểu uống vodka là rót ra mỗi lần 50 gr vào chiếc cốc thủy tinh, được khoảng 1/4 cốc, đo rất cẩn thận, và các bạn lần lượt uống, mỗi người 50 gr. Trước đó, khi rủ nhau nhậu, các bạn góp tiền, thằng nào góp nhiều thì được uống nhiều lượt 50 gr, thằng nào góp được ít thì chỉ vài tua 50 gr là hết lượt thì phải nghỉ để các bạn góp nhiều uống tiếp, rất sòng phẳng. Mỗi lượt uống, các bạn bấm ngón tay đo cẩn thận rót đúng cữ 50 gr, dốc vào miệng tợp ngay một phát chứ không nhấp môi uống ngâm nga như ở ta, xong các bạn cầm miếng bánh mì đen hít hít vài ngửi, thế là xong món nhắm. Hôm nào sang hơn thì có miếng mỡ lợn muối xông khói (tiếng Nga gọi là sa lơ), kẹp với bánh mì vừa ngửi vừa ăn. Cứ thế, vừa nói chuyện trên giời dưới bể thi thoảng các bạn lại làm vài tua 50 gr, chẳng mấy chốc mà đi hết chai rượu. Đến khi ngà ngà say là lúc các bạn gầy sòng đánh đô mi nô, đập cứ chan chát. Khi Gorbachop hạn chế bán rượu, vodka khan hiếm, các bạn chuyển qua mua rượu lậu của dân ta nấu bằng đường, hoặc mua vodka của dân ta bán lại với giá 20 rub, tức là gấp đôi giá nhà nước. Đến ngày Lễ thì dân ta quất lên 30 rup cũng phải mua. Đến khi các bạn Nga ngố uống đến cả nước hoa pha nước lã hay cồn pha nước lã, cũng chia đều 50 gr như rượu thì đã là đỉnh điểm của sự nghiện ngập, uống xong cả người toát lên thơm nức mùi nước hoa rẻ tiền.

Nhưng vodka Nga, lại uống ở Nga có cái hay em thấy là, khi mùa đông lạnh giá, uống một tợp vào là thấy cổ họng nóng rần rật, rượu chạy đến đâu thấy ấm lên đến đó, rất sướng, có lẽ phải đến 50 độ hoặc hơn. Rượu vodka Hà Nội hay Lúa Mới hay Gò Đen ở ta dù có ghi 45 độ nhưng em chẳng thể nào thấy có cảm giác nóng rừng rực chạy từ mồm xuống đến bao tử như vodka Nga. Phải sống trong mùa đông băng giá của Nga, xung quanh toàn tuyết trắng xóa, lúc nào cũng âm vài chục độ, thì mới thấy vodka Nga có giá trị thế nào. Uống xong ấm cả người, đi ra ngoài hít mùi tuyết thơm mát tinh khiết, thì không có cuộc nhậu nào ở VN tả được cái sự tiên tửu của dân Nga. Ở VN ta, em các bác nhận thấy dân ta uống rượu uống bia có vẻ phàm phu tục tử, ăn uống nhồm nhoàm uống như uống nước, món ăn bạ gì ăn nấy không từ con gì, ăn xong rồi nôn ọe tung tóe, trông rất hạ lưu tục tĩu. Em thấy uống kiểu Nga chưa có ai thách đố đấu vật với nhau đến nôn ọe phàm phu như thế. Dân ta uống rượu bia cũng rất nhiều, nhưng có thể nói là thua dân Nga cả về tửu lượng lẫn tinh thần hưởng thụ cái sự sướng của việc uống rượu, mà thiên về tính vô học, máu hơn thua, nhếch nhác bẩn thỉu của sự uống rượu.

Uống bia thì dân Nga thời đó thấy hay trét một ít muối vào thành cốc, rồi tợp ngụm bia, thấy đậm đà cũng ngon. Sang hơn thì có đĩa cá muối ướt nhẹp dinh dính với vài ba quả ô liu, món này em tập mãi không xơi được vì tanh quá. Còn món cá muối nhưng muối khô là cá Axtrakhan thì em xơi được, cá này thì các bạn Nga chỉ cần bọc giấy báo nhét vào túi áo pan tô, đến quán bia xé ra đánh chén như ta ăn mực nướng. Khi vodka còn bán dồi dào, các bạn cũng nhét cả chai rượu vào túi áo pan tô cùng với con cá, rồi vừa uống bia trét muối vừa thi thoảng hé cổ chai rượu ra khỏi ngực làm một tợp. Lúc này thì rượu của thằng nào thằng ấy uống, quý ai thì cho ghé miệng làm một tợp chứ không chia 50 gr như trên.

Các chị em đàn bà, kể cả các bà già thì cũng rượu, nhưng không om sòm nói chuyện, cãi nhau như đàn ông mà dấm dúi âm thầm một góc nhà, cũng chia đều 50 gr như ai. Khi say thì các bà già thường cùng nhau hát bè dân ca Nga, kể cũng thú vị.
 
Nhắc đến rượu vodka, làm em lại nhớ đến hồi đổ tường thành Berlin.
Hồi đấy chính phủ tây đức đưa ra một quyết định hết sức buồn cười là tặng cho bất cứ người dân đông Đức nào sang đến tây Berlin 100 đồng Mark đức, gọi là tiền chào mừng.
Thế nhưng chính quyền rất phiền lòng khi thấy rất nhiều người đã dùng những đồng tiền mark đầu tiên này để mua rượu, sau đó tụ tập uống rượu và hát múa trên vỉa hè cùng nhau, rồi say xỉn nằm lăn quay ra đường, trông rất bô nhếnh.
Khi đó đài báo đã đặt câu hỏi? Có nên sáp nhập những người đông Đức nhưng lại có toàn tính cách nga này vào nước Đức hay không ? Hay họ là những người Nga mang giấy tờ đông Đức?
 
Last edited:
Các bạn nói về văn hóa uống rượu của Nga và Đông Âu kể cả các bạn nữ thật là chí lý, giúp tôi mặc dù sống ở Nga cũng nhiều năm hiểu thêm về rượu và văn hóa Nga - Đông âu XHCN cũ. Quả là ngày xưa ở Nga rượu votca là một món quá quý. Mỗi lần đi giao dịch gì cần sự đưa đẩy lót tay, ví dụ đi xin việc làm hè hoặc đóng hàng chậm gửi về nước, cũng chỉ biếu sếp 1 chai là xong việc.

Văn hóa uống rượu kiểu Nga và biến thái của nó tôi cho là có nguồn gốc một phần từ văn hóa cổ của nga khí hậu lạnh và phong cách sống cách biệt của người nga, nhưng một phần cũng là do cơ chế bao cấp tập trung cuae các nước XHCN nó làm hủy hoại tinh thần và niềm tin của con người. Nhờ hiểu vậy ta mới hiểu tại sao dân Đông Đức mới có 50 năm tách biệt mà bệ rạc vậy, tại sao quan chức Việt nam mình thời phong kiến và thời thuộc địa ít nhất cũng đàng hoàng hơn về phong cách bia rượu, nay trở nên đổ đốn như vậy.

Mấy năm nay tôi hay đến Đức. Sự hội nhập của các bang Đông Đức vào Tây Đức vẫn không thể kết thúc được, vì sự khác biệt về lối sống, văn hóa thời cộng sản tạo nên nó hủy hoại và làm méo mó nhân cách không chỉ một, hai thế hệ mà di căn sang các thế hệ tiếp theo nữa.
 
Hôm nay tôi được tin mấy người Việt mình mang 5 kiện rau sang Nga. Bị Hải quan tịch thu, người mang rau quay lại dẫm nát chỗ rau này. Nên Hải quan Nga akay lắm càng xiết chặt chuyện hàng hóa và XNC với người Việt mình hơn. Tôi cũng xin chia sẻ những sự việc và cảm nghĩ của tôi về người Việt mình khi tiếp xúc với những đồng bào mình từ cao tới thấp.
Có lẽ cái sân bay Domodedovo là cái sân bay lộn xộn vào bậc nhất thế giới và khu làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho người Việt là cái tâm điểm của sự lộn xộn đó. Nó đúng như một xã hội Việt nam thu nhỏ. Ở đây các bạn có thể thấy sự chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng và cả chuyện hối lộ để Hải quan cho qua hay có những nguời bất chấp quy tắc vượt rào tạo ra những ngoại lệ cho bản thân mình.

Câu chuyện dẫm nát rau nó cho thấy cái cách đối xử của người chủ hàng này quá là thấp kém và man rợ. Hải quan Nga làm không sai ( tuy có không đường hoàng là lại đem số rau cỏ này bán lại cho người Việt tại Nga) vì đã có quy định không được đem rau cỏ nhập cảnh. Anh đã sai khi đem vào, lại còn suy nghĩ không ăn được đạp đổ thì càng làm người Nga họ coi thường và mãi mãi không bao giờ họ coi trọng mình được.

Khi đến khu vực nhập cảnh thì chen chức lộn xộn, ai cũng chen lấn đi trước. Khi đến khu vực xuất cảnh thì có những người gặp ai cũng hỏi xem có thừa tiêu chuẩn kg hàng gửi không để chị gửi hộp sữa cho cháu. Tôi cũng thấy lạ nhưng về sau mới biết rằng ở Nga có đội xách hàng chuyên nghiệp đi về Việt nam giá là 10 USD/kg nên bà con đi về tranh thủ xách hàng bù vào tiền vé máy bay vậy.

Hôm chúng tôi xuất cảnh để về VN. Đang ngồi đợi để lên máy bay thì máy bay của VN Airline hạ cánh. Bà con từ trên máy bay xuống, đến cái cửa kính trước mặt chúng tôi thì rẽ phải để đi ra khu vực làm thủ thục Hải quan nhập cảnh. Bỗng cánh cửa kính đó mở ra, ông T. B. H chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh của Vietnam mình hai tay đút túi quần phăm phăm đi ra dẫn theo đoàn bậu xậu khoảng hơn 20 người đi vào đúng chỗ hành khách chuẩn bị xuất cảnh đi ra ngoài. Không cần phải ra Hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Ông chủ tịch này đi nhanh quá, chẳng chờ đợi ai. Thế là người trước, người sau check đoàn xem đủ chưa, gọi nhau í ới cả một góc sân bay. Rồi những người bạn Nga ra đón tay còn cầm cái biển VIP trên tay cũng ngớ người ra, chạy theo ông ấy. Gây ra những hành động lộn xộn. Như thế đó, người Việt mình từ cao đến thấp sang nước bạn gây lộn xộn như thế thì đòi hỏi họ tôn trọng mình làm sao được. Họ luôn coi mình là dân mọi rợ, tầng lớp dưới, nên cái cách đối xử cũng phân biệt hơn. Tôi nghe mấy anh bạn kể hồi Liên xô tan vỡ, người Việt mình về nước bị dồn hết vào một cửa, và bị cảnh sát của họ vung dùi cui quật xuống đầu để ổn định trật tự không biết là có đúng không. Bác nào từ về nước thời gian đấy confirm giúp tôi một cái.



Hình ảnh trên FB của bạn dẫm nát rau







Cái cửa này được mở ra để vị chủ tịch ngân hàng đi vào. Bất chấp luật lệ


 
Thôi, nói nhiều chuyện tiêu cực quá mất vui, tôi xin tiếp

Rời Novgorod chúng tôi chạy ra đường cao tốc để tới St Petersburg. Trên đường cũng chẳng có gì đặc sắc ngoài việc thi thoảng có những vụ tai nạn. Xin nói luôn là bên Nga chạy xe rất kinh. Tạt đầu cướp đường với tốc độ cao là bình thường. Nên tai nạn chúng tôi gặp liên tục.

Càng đến gần St. Petersburg càng dễ nhận thấy là đường tắc dần lên. Chúng tôi trèo lên đường cao tốc trên cao đi cho nó thoáng. Nhưng các nút giao ở đây rất phức tạp, nếu không có map.me và google map thì không ra khỏi được.
Nhưng khi ra khỏi đường cao tốc thì gặp ngay một trạm thu phí. Cứ tưởng nước Nga không có trạm thu phí hóa ra cũng có. Nhưng giá khá rẻ có 45 ruble thôi, thế mà ông tài xế của chúng tôi bực mình chửi suốt.



Đường cao tốc trên cao






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,834
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top