What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Đến đây chúng tôi chia tay ông tài xế đã đi suốt cùng chúng tôi trên đoạn đường từ đầu đến giờ. Chuyển sang hẳn chiếc xe Mer S đi về nhà bọn tôi thuê cho nó sang cái thằng người



 
Chúng tôi thuê một phòng trong căn hộ của người Việt. Anh P. chị Đ. Chủ nhà là những người Việt sang đây lao động 30 năm rồi. Sau thời gian làm ăn, anh chị là những người thành đạt bên này. Căn hộ chúng tôi ở là một trong những khu trung tâm và đắt nhất ở St. Petersburg.
Trao đổi với anh chị, chúng tôi được biết cuộc sống của người Việt bên này sau khi phương tây cấm vận Nga cũng khá khó khăn. Hàng thì nhập bằng USD, bán ra bằng đồng ruble. Tuy có tăng giá lên để bù vào giá nhập nhưng cũng không dám tăng nhiều vì nếu tăng nhiều sẽ không bán được. Vậy con đường duy nhất là giảm lợi nhuận. Nhưng anh chị cũng may mắn là khối tài sản tích cóp được từ trước, cũng đã đầu tư vào một loạt các ngành nghề khác cả ở bên này lẫn ở Vietnam. Không như những người khác. Anh P, chị Đ con cái đều được anh chị đầu tư cho sang những nước tiến bộ hơn để học tập. Hai cháu nhà anh chị đều đã học và định cư tại Úc, tương lai anh chị cũng định gắn bó với nước Úc chứ không định ở lại nước Nga nữa. Đối với anh chị, nước Nga chỉ là nơi kiếm tiền.



Bước vào bên trong lobby tòa nhà phải bấm cái chuông này







Sảnh sinh hoạt chung, sạch sẽ như khách sạn







Selfie cái




 
Phòng khách và không gian sinh hoạt chung







Bếp đây







Bạn cũng có thể mua đồ về tự nấu hay nhờ anh chị nấu cơm cho. Đi chơi về chỉ có việc chén




 
Hôm chúng tôi xuất cảnh để về VN. Đang ngồi đợi để lên máy bay thì máy bay của VN Airline hạ cánh. Bà con từ trên máy bay xuống, đến cái cửa kính trước mặt chúng tôi thì rẽ phải để đi ra khu vực làm thủ thục Hải quan nhập cảnh. Bỗng cánh cửa kính đó mở ra, ông T. B. H chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh của Vietnam mình hai tay đút túi quần phăm phăm đi ra dẫn theo đoàn bậu xậu khoảng hơn 20 người đi vào đúng chỗ hành khách chuẩn bị xuất cảnh đi ra ngoài. Không cần phải ra Hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Ông chủ tịch này đi nhanh quá, chẳng chờ đợi ai. Thế là người trước, người sau check đoàn xem đủ chưa, gọi nhau í ới cả một góc sân bay. Rồi những người bạn Nga ra đón tay còn cầm cái biển VIP trên tay cũng ngớ người ra, chạy theo ông ấy. Gây ra những hành động lộn xộn. Như thế đó, người Việt mình từ cao đến thấp sang nước bạn gây lộn xộn như thế thì đòi hỏi họ tôn trọng mình làm sao được. Họ luôn coi mình là dân mọi rợ, tầng lớp dưới, nên cái cách đối xử cũng phân biệt hơn. Tôi nghe mấy anh bạn kể hồi Liên xô tan vỡ, người Việt mình về nước bị dồn hết vào một cửa, và bị cảnh sát của họ vung dùi cui quật xuống đầu để ổn định trật tự không biết là có đúng không. Bác nào từ về nước thời gian đấy confirm giúp tôi một cái.

[/I]

Cám ơn bạn TungNguyen đã có mô tả chuyến đi làm tôi như được trở về nước Nga yêu dấu. Bạn có hỏi về thời cảnh sát ngang nhiên đánh người Việt ở sân bay tôi là người trực tiếp chứng kiến xin xác nhận.

Từ đầu năm 1990, khi Liên Xô rục rịch tan vỡ, người Việt mình đa số là dân đi lao động bị đối xử tệ bạc ở nơi lao động nên về nước rất đông, cộng với các đoàn nhà nước, doanh nghiệp cũng cố sang Nga kẻo sợ sau này thay đổi, rồi số người Việt ở Đông Âu và đi chuyên gia châu phi cũng chỉ có đường về nước qua Moscow... hệ quả là số lượng người về VN vượt công suất máy bay hàng tuần tôi nhớ chỉ có 3 chuyến/ tuần. Mà người Việt mà bị nhỡ chuyến bay hoặc phải xếp hàng như thế nào thì các bạn biết rồi... Rồi cái gì đến nó tất đến. Đến giữa năm 1990 kéo dài sang đầu năm 1991, mỗi khi có chuyến bay Moscow về Việt Nam, khi đó ở Sheremetievo, cảnh hỗn mang diễn ra giữa một bên là người Việt đua nhau để vào cửa, đu nhau để chen vào lấy xuất bay bù do bị lỡ các chuyến trước, đua nhau để hối lộ, đua nhau để mang đồ lỉnh kỉnh, đua nhau để tiễn nhau, hộ tống nhau, chen lấn nhau... và bên kia là hệ thống hàng không, bảo vệ bất lực trước văn hóa kiểu Việt. Sau đó phía Nga họ điều cảnh sát đến giữ trật tự và thảm cảnh diễn ra mỗi khi có chuyến bay về VN: cảnh sát họ đứng trên ghế cao và cứ thế dùng dùi cui quật thẳng vào bất cứ ai bên dưới mỗi khi đống người Việt ngồn ngộn với đồ đạc không giữ được trật tự xếp hàng... Sự rối loạn và bỉ ổi càng tăng khi chính cảnh sát họ cũng là một lực lượng ăn hối lộ cộng với sự của quyền của xã hội Nga. Các loại khách được ưu tiên, các loại khách đã hối lộ đủ nhiều được cảnh sát dẹp loạn mở đường màu cho vào trước. Mỗi khi hàng người nhúc nhích, mỗi khi có người được vào cửa là một cơn mưa roi của cảnh sát và sự cuồng điên chen lấn của dân Việt để có hy vọng vào được cửa check in....

Tôi cảm thấy nhục nhã e chề cho dân tộc Việt khi chứng kiến cảnh này diến ra không chỉ một vài lần mà hàng trăm lần trong vài năm. Có lẽ, đến khoảng năm 1992-1994, sau khi số người Việt muốn về rồi dần dần cũng về được hết, tình trạng đó mới không còn.

Nhưng cũng từ đó đến tận năm 2003, người Việt, dù anh là ai đi chăng nữa, không còn bị đối xử như chó má ở Sân bay nữa thì lại bị trấn lột, cướp bóc trắng trợn ở bất cứ đâu trong đất Nga bởi đủ các thành phần: Huligan, cướp chuyên nghiệp, cảnh sát... Cơ quan tôi có mấy ông đi công tác mang hộ chiếu công vụ, trưởng đoàn còn có hộ chiếu ngoại giao sang Moscow cứ tưởng vẫn còn tình nghĩa anh em cộng sản, đi ra phố chơi, bị cảnh sát bắt giữa vòi tiền trắng trợn... Bà con buôn bán bên đó thì họ có cách trú ẩn của họ dưới sự bảo kê của chính cảnh sát và chính quyền địa phương...

Tôi cảm thấy, cho đến ngày nay, mặc dù an ninh ở Nga đã vãn hồi, đi du lịch khá thoài mái, nhưng người Việt mình ở Nga vẫn là cộng đồng "việt lưu vong" khổ thứ nhì thế giới, chỉ sướng hơn việt kiều ở campuchia thôi.

3 lần gần đây tôi ghé lại Nga và qua các sân bay nga (2004,2012,2014), mặc dù không còn thảm cảnh đối xử với người Việt nhưng cách các nhà chức trách Nga và dân Nga đối xử với người Việt mình vẫn còn khá rừng rú, không thể so sánh với các nước khác châu Âu. Dân Việt mình bên đó sống trong xã hội như vậy có những cách hành xử không lành mạnh và văn minh cũng là điều dẽ hiểu.

Trả lời bạn TungNguyen như vậy hơi dài làm loãng chủ đề của bạn. Rất mong được thấy hình ảnh và cảm nhận của bạn về St Petersburg...
 
Cám ơn bác Kimvanchinh. Bác là nhân chứng sống cho thời kỳ ngừoi Việt ta bị khốn khổ khi bị đuổi về nước đấy ạ.
Cám ơn bác rất nhiều, có bác bổ sung những kiến thức cho bọn cháu còn thiếu.
 
Saint Petersburg – Lịch sử và hình thành

Có một truyền thuyết cho rằng, Thành phố Saint Petersburg được xây và hoàn thiện trên thiên đường rồi được đưa nguyên cả mảng hạ xuống vùng đầm lầy của sông Neva. Được mệnh danh là Venice phương bắc hay Babylon trên tuyết, thành phố có một vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa giống như người con gái Nga mà mỗi du khách đi qua đều phải trầm trồ khen ngợi.

Đi tìm câu hỏi tại sao Peter đại đế lại bỏ Mockva cổ kính mà lại đi xây một thành phố ở tít nơi xa bên bờ biển Baltic với khả năng phòng ngự hầu như không có chngs ta quay lại lịch sử và thời gian đầu đời của Peter một chút.

Hồi Sa hoàng Peter 10 tuổi, ông đã trải qua những khoảnh khắc cực kỳ tệ hại. Quân cấm vệ nổi loạn, hai cậu ruột của ông bị giết chết. Hoàng hậu Natalia mẹ ông mất chức phụ chính vào tay nguời chị cùng cha khác mẹ của ông là Sophia. Ông căm hận và bị ám ảnh bởi những đoàn quân cấm vệ điên dại, vô kỷ luật chạy loạn cuồng khắp nơi trong Kremlin. Lùng sục các chính khách và các nhà quý tộc trong phòng riêng của họ giết hại họ một cách dã man. Ngay cả số phận Hoàng gia thậm chí là Sa hoàng cũng phụ thuộc vào bọn lính vô nhân tính. Cuộc nổi loạn này đã tạo ra trong lòng Peter những ác cảm về Kremlin với nhwunxg căn phòng tối tăm trong ánh nến lập lòe. Đám tu sĩ và boyar để râu dài lùm xùm, đám phụ nữ vô dụng bị biệt lập. Ông căm ghét cả giáo hội chính thống giáo với những lễ nghi bảo thủ. Ông căm ghét cả dân chúng và quân đội, vốn tung hô ông chỉ đứng sau thượng đế nhưng lại không thể bảo vệ mẹ con ông khi quân Cấm vệ làm phản.
Khi Sophia phụ chính, Sa hoàng Peter rời Mockva và lớn lên nơi thôn dã. Cho đến tận sau này, ông không mấy khi thèm đặt chân về Mockva nữa. Ông hạ thấp vị thế của Mockva và thay thế bằng thủ đô mới của nước Nga – Saint Peterburg

Viết đến đây tôi có liên tưởng Peter với Louis XIV của Pháp. Cũng lên ngôi từ nhỏ, cũng bị giới quý tộc và Nghị viện làm phản. Ông và mẹ ông cũng bị vây hãm. Về sau ông cũng căm ghét Paris, và ra lệnh xây cung điện Versailles và đóng đô ở đây ít khi đặt chân về Paris nữa.

Chuyện xây dựng Saint Petersburgs cũng cho thấy quyết tâm và liều mạng của Peter đến mức nào. Nên nhớ ông cho xây dựng thành phố này khi đang có chiến tranh với một đế quốc hùng mạnh là Thụy điển. Nằm ngay bên vịnh Phần lan, Saint Petersburg là thành phố ít có khả năng phòng thủ và rất dễ bị đánh chiếm.

Thành phố được xây dựng trên vùng đầm lầy sông Neva nên cần huy động nhiều nguồn lực thật lớn mới có thể xây dựng được. Nhiều người ngã xuống khi xây dựng thành phố này ( ước tính khoảng 100.000 người) nên ngoài những cái tên hoa lệ, mỹ miều ra Saint Petersburg còn có tên gọi khác là “ Thành phố được xây lên từ đống xương tàn”.

Khi thành phố bắt đầu hình thành, cần phải có dân, có người sống ở đây. Nhưng mấy ai điên rồ đến nơi khỉ ho cà gáy này. Vậy là Sa hoàng Peter lại dùng vương quyền của mình cưỡng chế định cư bắt buộc. Và những người bị bắt buộc định cư đầu tiên trong thành phố này lại chính là các thành viên trong Hoàng gia. Peter “ mời” em gái mình, các người chị cùng cha khác mẹ với mình cùng với hàng trăm nhân vật quý tộc đến sống tại Saint Petersburg. Không ai được viện bất cứ lý do gì mà không đến ở. Khổ nỗi những vị quý tộc này đã quen với cuộc sống xa hoa ở Mockva với những cung điện lộng lẫy, những vùng ngoại ô Mockva cỏ tít mù tắp. Nay đến đây, thành phố mới, điều kiện không có từ những cái tối thiểu. Thực phẩm phải mua cách hàng trăm km. Chưa kể các nhu cầu giải trí hoàn toàn không có. Ai nấy đều ghét nơi này, chẳng qua chỉ do lệnh của Sa hoàng nên họ không có sự lựa chọn khác.

Nói thế ta nghĩ Sa hoàng chỉ ngồi một chỗ rồi ra lệnh cho mọi người phải đến ở. Không phải Peter đại đế là con người của hành động. Ông luôn lược bớt lễ nghi và sẵn sàng hành động lao vào chỗ nguy hiểm như chữa cháy. Sự thực thì các ngôi nhà tại Saint Petersburg thời kỳ đầu được xây bằng gỗ nên rất dễ cháy. Mùa hè còn lấy nước sông Neva lên mà chữa cháy, nhưng mùa đông, nước sông đóng băng việc chữa cháy khó gấp bội lần. Đại sứ Đan mạch thời kỳ đó đã viết thư về nhà và kể:

“ Sa hoàng quyết định nhanh chóng phải làm gì, ông nhảy lên nóc nhà quan sát, xông vào ngay cả chỗ nguy hiểm, kêu gọi cả quý tộc lẫn dân thường tham gia chữa cháy. Và ông chỉ nghỉ khi đã dập tắt được ngọn lửa. Nhưng khi Sa hoàng không có mặt thì tình hình khác hẳn. Mọi người dửng dưng đứng nhìn ngọn lửa mà không làm gì cả. Họ chỉ trông chờ cơ hội để hôi của”

Ngoài nguy cơ cháy nổ ra, Saint Petersburg còn đối diện với nguy cơ khác nữa là ngập úng. Do nền đất ở đây chỉ cao hơn mực nước biển một chút nên mỗi khi nước sông Neva dâng cao là toàn bộ thành phố nằm trong nước. Vậy là dịch bệnh, rồi nạn đói diễn ra. Do xung quanh là vùng đầm lầy nên hầu như không trồng cấy được gì, mà phải chuyên chở từ nơi khác đến, vậy nên cứ có chuyện gì là giá cả thực phẩm ở Saint Petersburg tăng vọt.

Chính vì thế nên không ai tin Saint Petersburg có thể tồn tại được lâu dài. Công chúa Maria tuyên bố “ St. Petersburg sẽ không thể kéo dài sau thời đại của chúng ta.” Còn người Thụy điển thì cho rằng Peter đại đế là một thằng khờ, ai lại đi xây dựng thủ đô ở một nơi như thế. Nhưng không, quyết tâm sắt đá của Peter đại đế đã giữu cho St Petersburg được cho đến ngày hôm nay. Ngay cả khi thua trận bên sông Pruth trước liên quân Ottoman – Thụy điển. Ông sẵn sàng trả lại hết các vùng Livonia, Estonia..,. nhưng trong đầu ông không bao giờ có ý định từ bỏ Saint Petersburg cả.

Cái tên Saint Petersburg được đặt theo tên thánh bổn mạng của Sa hoàng. Và nó trở thành biểu tượng huy hoàng của Sa hoàng. Và sau triều địa của Peter, các Nữ hoàng đế và hoàng đế Nga đã biến thành phố thành một ngôi sao của phương bắc với kiến trúc thiên về Tây Âu hơn là kiến trúc Nga truyền thống.

Thành phố này về sau trở thành cái nôi của văn học, âm nhạc, kịch nghệ của Nga. Là nơi sinh sống của Pushkin, Gogol, Borodin, Petipa, Diaghilev....Trong suốt 2 thế kỷ, nơi đây là thủ đô, là trái tim của nước Nga. Và cũng chính nơi đây là nơi kết thúc Vương triều của dòng họ Romanov.

Sau cách mạng tháng 10, thành phố được đổi tên thành Leningrad, định đưa Lenin thay cho thánh Peter??? Nhưng không tồn tại được bao lâu, thành phố lại quay lại với tên cũ của nó Saint Petersburg. Những giá trị vĩnh hằng thì mãi mãi không thay đổi phải không các bạn.



Saint Petersburg nhìn từ nóc Nhà thờ thánh Isaac
















 
Ảnh bạn chụp đẹp quá. Một St Persburg mỹ miều.

Về giai thoại và sự thật xây dựng Petersburg thành thủ đô, nó không hẳn là như giai thoại bạn kể mà đúng hơn là do tầm nhìn chiến lược của Pie (Piot) phải phát triển nước Nga thành một đế quốc, muốn vậy, phải có hải quân mạnh. Ông đã cố gắng đánh chiếm các vùng đất của Phần Lan mở đường ra biển bắc là cửa biển duy nhất lức đó mà nước Nga có thể phát triển hải quân và xây dựng thủ đô ở cửa biển thông ra biển Baltic.

Cần nhắc bạn và rất nhiều người Việt khác cứ lầm lẫn khi gọi tên vua Pie đệ nhất là Peter. Ông tên là Piot (Pie, Pyotr), tiếng Nga: Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий'). Tên thánh của ông là Peter chứ không phải tên ông. Tên thành phố mang tên St Peterburg là mang tên thánh Peter của Pie Đại đế.

Bạn có bức ảnh tuyệt đẹp nhưng nói là tháp nhà thờ thánh Issac là không đúng. Nhà thờ thánh Issac - kievskyi thờ thánh bảo hộ cho việc xây dựng St Petersburg là nhà thờ to nhất ở thành phố này. Nó đây



Còn tháp nhà thờ bên kia sông cao nhất thành phố là tháp Nhà thờ pháo đài Peter và Paul

St Petersburg kiều diễm như vậy và có được như ngày nay chủ yếu là do tư tưởng và sự khai phá, thiết kế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua Pie cộng với công lao xây dựng của các đời vua về sau của triều đại Romanov. Ngày nay các nhà thờ, cung điện đã được phục dựng lại khá hoàn chỉnh. Còn các khu phố, sự cũ nát theo thời gian đã làm cho chúng xuống cấp trầm trọng. Theo báo Nga, họ đang cần khoảng 20 tỷ $ để phục chế lại khu phố cũ của thành phố (bên trong kênh đào Naberegnaya). Điều này làm cho St Petersburg mặc dù được coi là thành phố đẹp, venice của phương bắc nhưng nếu tìm hiểu vi mô ta thấy nó đã và đang bị tiều tụy đi không thể cứu vãn, không thể nào so sánh được với các thành phố cổ của Châu Âu vẫn được bảo tồn và tu sửa đến từng chi tiết (ví dụ như Vieena)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,426
Bài viết
1,175,820
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top