What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Xem ảnh chán tôi lại xin phép các bạn lải nhải chút


Peter Đại đế


Ông này được coi là Hoàng đế vĩ đại nhất nước Nga, được mọi người ca tụng. Dù thời nào từ phong kiến, cộng sản đến độc tài. Chỉ duy nhất có thời cộng sản nhằm giảm bớt vai trò của ông chứ không dám nói xấu. Còn lại ai cũng hết lòng ca ngợi ông. Đơn giản vì ông xứng đáng được như vậy.

Để xem ông này đã làm được những gì? Có công trạng gì? Tài năng thế nào? Đức độ ra sao? Chúng ta phải lùi lại thời điểm trước khi ông lên ngôi, xem xem xã hội nước Nga thời đó như thế bào. Và khi ông lên ngôi thì thay đổi ra sao.

Nhưng trước hết tôi đang gặp khó về phiên âm tên của ông. Có người thì gọi Pie, người gọi Pyotr, người gọi Peter. Tôi cũng không biết đọc thế nào cho đúng thôi thì lấy cái thông lệ quốc tế là tiếng Anh để gọi tên ông là Peter vậy.



Tượng Peter đại đế đứng trước nhà thờ thánh Isaac nhìn ra sông Neva



 
Bác TungNguyen em trông cũng to con đẹp lão, thấy hình đứng cạnh gái Nga trông cũng đẹp đôi, không đến nỗi nào. Giá như bác em sang Nga thời xưa, cái thời bọn em bên ấy đi lang thang cả ngày ngoài đường không lo nạn đầu trọc với công an trấn lột, có lẽ gái Nga sẽ theo quan bác hàng đàn đuổi đi không hết. Báo cáo quan bác, hồi ấy em có một trong số nhiều mặc cảm là dân VN ta bé nhỏ xấu xí quá, dân Nga coi dân cộng ta như con khỉ (mà em cho là câu sỉ nhục nặng nhất), như trẻ con. Có hôm bọn em đi lao động nông trang với dân Nga đi cắt cỏ mùa hè, đến khi xe bus chở mọi người về bị sa lầy xuống vũng bùn trong rừng, cả xe phải xuống đẩy, số đàn ông trên xe thì nhiều nhưng chỉ có mỗi ông lái xe là người Nga thì phải ngồi cầm lái, còn lại là gần hơn hai chục thằng VN và mười mấy phụ nữ Nga. Tất cả ì ách đẩy xe mãi không lên nổi. Em nghe một thiếu phụ Nga than phiền, "tiếc quá hôm nay ở đây chẳng có tên đàn ông nào cả!" Em buồn rầu nghĩ bụng, thế ra bọn đàn bà này không coi các nam thanh niên VN ta là đàn ông, chưa xứng đáng với danh hiệu đàn ông, vì quá bé nhỏ, sức yếu và xấu xí như con khỉ. Thật nhục nhã làm sao, một câu nói vô tình nhưng chạm vào niềm mặc cảm dân tộc của em.

Tuy nhiên, một số giai VN to khỏe cao to cũng được gái Nga quan tâm đặc biệt gần như giai Nga. Giá như quan bác mà có mặt hôm đó, chắc sẽ được bà ấy bảo rằng, may quá dù sao hôm nay cũng còn có một tên đàn ông. Thế rồi đến khi xe về thành phố, thể nào bà ấy cũng mời quan bác về nhà uống vodka, và chuyện gì tiếp theo hẳn quan bác đã biết.

(Thêm tí ngoài lề, sao hồi này bọn spam vào quảng cáo vào nhiều quá, mod đâu mà không xóa đi?)
 
Xã hội nước Nga trước thời Peter Đại đế.

Trong điện Kremlin có 2 chủ nhân. Sa hoàng thuộc Vương quyền và Giáo chủ chính thống giáo thuộc thần quyền.

Sa hoàng

Sa hoàng nước Nga vào đầu thế kỷ 17 mang những nét giống Hoàng đế Trung hoa hơn là các Hoàng đế ở châu Âu.
Ngay từ nhỏ, mọi nguời dân Nga đều được giáo dục rằng Sa hoàng gần nhưu Thượng đế. Nguời Nga có những thành ngữ như: “ Chỉ có Thượng đế và Sa hoàng mới biết”, “Mặt trời soi sáng thiên đường, Sa hoàng soi sáng trần gian” tôi không chắc nữa nhưng không biết có câu “Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Sa hoàng” hay...” Với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời ....”, "Đỉnh cao trí tuệ..." không? Nếu như không có thì có vẻ dân cũng chưa tin Sa hoàng lắm. Và vai trò của Ban tuyên giáo Sa hoàng và bọn DLV thời này cũng phải xem lại.

Sa hoàng được coi là cha của dân tộc Nga. Ông nói với thần dân như nói với con cháu của mình. Người Nga cho rằng quyền lực của Sa hoàng là không có giới hạn, mà làm dek gì có giới hạn khi các ông vua ngồi xổm trên quốc hội, ngồi xổm trên hiến pháp bới điều abc gì đó đúng không các bạn?. Khi Sa hoàng ra lệnh người dân phục tùng tuyệt đối không thắc mắc.

Họ tuân phục Sa hoàng như nô lệ tuân phục chủ nhân của mình vậy. Ngay cả giới quý tộc, khi được diện kiến phải quỳ mọp trước Sa hoàng, trán phải chạm xuống đất. Khi tâu lên Sa hoàng điều gì, thần dân phải tấu đủ tên họ, chức danh địa vị chính thức của Sa hoàng nước Nga. Thiếu 1 chữ cũng bị coi như phạm thượng và có thể bị chém đầu.

Hàng ngày Sa hoàng thức dậy từ lúc 4h sáng. Đọc sách khoảng nửa tiếng. Đi vấn an Hoàng hậu rồi cùng hoàng hậu đi đến nhà nguyện nghe giáo sĩ giảng đạo.

Sau khi nghe giảng đạo xong, Ngài ra ngoài nghe các boyar báo cáo tình hình rồi tất cả lại tham gia cầu kinh đến tận bữa ăn trưa.

Ăn trưa Sa hoàng ngồi một mình trên bục cao, các boyar ngồi ăn ở các bạn thấp hơn.

Sau bữa ăn Sa hoàng ngủ rồi lại vào cầu kinh và làm các nghi lễ tôn giáo khác. Cho đến bữa ăn tối

Bữa ăn tối thường có bạn hữu của ngài. Họ có thể cùng nhau uống rượu có thể là tới khuya.

Xem qua một ngày làm việc của Sa hoàng ta thấy toàn hành lễ với nghe giảng đạo rồi cầu kinh là chính. Chứ thờ gian làm việc rất ít, như vậy nên nước Nga suy thoái, tụt hậu cũng phải thôi, đúng không các bạn?

Cái việc học hành của Hoàng thái tử cũng khác. Nếu như Thái tử Trung hoa chỉ học mỗi sách tứ thu ngũ kinh, các bài văn, bài phú thì Thái tử của Nga lại phải học Kinh thánh là chính. Nhưng họ lại được học địa lý, lịch sử và các môn khoa học khác nữa mặc dù còn rất hạn hẹp

Dưới quyền của Sa hoàng là giới quý tộc chia ra khoảng 12 cấp bậc. Cao nhất là boyar. Thấp hơn là trung lưu, dưới cùng là nông nô, nông dân, tá điền..
Sa hoàng có khoảng 30-40 cơ quan khác nhau để thực hiện việc công của Triều đình. Các cơ quan này hoạt động kém hiệu quả, gây nhiều thất thoát, chồng chéo lẫn nhau khó kiểm soát và lũng loạn


Nước Nga vào TK 17 đã là quốc gia rộng nhất thế giới. Nhưng do họ nằm quá xa giữa Đông và Tây nên khó hấp thu được những tinh hoa, tiến bộ của cả hai khu vực này. Muốn phát triển cũng khó, phát triển về phía đông thì quá xa và phải vượt qua vùng Siberia lạnh cóng, đi lại khó khăn và có có đi thì cũng gặp phải đất của triều đình Mãn Thanh chặn lại nên không phát triểu được về đường này.

Sang phía tây, lúc đó Thụy điển rất mạnh, được mệnh danh là “Bà chúa vùng Baltik” ngăn chặn ngõ ra Tây Âu của Nga qua ngả biển Baltik. Dưới một chút là Ba lan theo Thiên Chúa giáo luôn thù địch với Nga theo Chính thống giáo. Lui xuống phía Nam mảnh đất mầu mỡ nằm ở lưu vực sông Dniepr là nơi dân Tatar ( vốn có thù hằn sâu đậm với dân Nga) và dân hiếu chiến là Cossack sinh sống. Phía nam nước Nga, vùng biển đen thì có đế quốc Ottoman hùng mạnh chặn cmn lại.

Vậy là Nga hết đường ra biển, hết đường giao lưu với văn hóa phương Tây. Nói đúng hơn là có, nhưng mỗi lần đi qua lại phải xin phép rồi nộp phế...nói chung rất nhiêu khê và tốn kém.


Sa hoàng Mikhail I - ảnh chôm trên mạng


 
Last edited:
Người dân Nga trong thế kỷ 17


Ở thành phố, Nga có tầng lớp thị dân từ khá sớm. Họ là những người buôn bán, thợ thủ công, giáo viên, nghệ sĩ....chính vì nước Nga không như Trung Quốc coi trọng Sĩ, nông, công, thương nên tầng lớp này khá phát triển.

Còn tầng lớp quý tộc thường họ sống trong những lâu đài của họ. Họ ăn mặc lụng thụng, áo thường dài chấm gót. Tay áo rộng lùng thùng. Họ đi đâu, gặp ai cũng cử hành mọi nghi lễ rất nghiêm túc. Nên chỉ khi có việc mới gặp nhau. Chứ gặp nhau để chém gió như dân ta bây giờ thì hành lễ chào hỏi xong nó cũng mất cmn cả tiếng đồng hồ. Hết cả thời gian chém gió.

Ở quê thì người dân Nga có xu hướng sống thành những làng mạc. Họ không sống cô độc sâu trong rừng. Cũng đúng thôi nước Nga rộng mênh mông, lạnh lẽo ở rừng sâu có mà làm mồi cho sói. Những ngôi làng nhỏ nằm ngay bìa rừng. Ở giữa các ngôi nhà thường là nhà thờ Chính thống giáo và ngay cạnh đó là một nhà tắm công cộng cho làng.

Người dân Nga họ thường mặc áo may bằng vải thô với một sợi dây buộc lại ở thắt lưng. Hai ống quần được bó lại ở cổ chân hoặc được túm vào đôi giầy cao cổ ( nếu có giầy). Tóc họ cắt cao đến tai, nhwung để râu lòa xòa ít tỉa tót. Trên đầu đội một cái mũ lông thú. Khi lớn lên, làm lễ rửa tội theo Chính thống giáo họ thường đeo cây thánh giá ở cổ. Cuộc sống của người nông dân Nga cũng không khác gì mấy người nông dân châu Âu trong thời kỳ Trung cổ. Cũng sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đến ngày 1/5 ngày chào hè và có ý nghĩa hồi sinh và trù phú họ vào rừng, nướng thịt, tổ chức tiệc khiêu vũ, ăn nhậu say xỉn và máu lên thì còn làm nhiều việc khác nữa.....

Thân phận người phụ nữ Nga thì lại giống nguwoif phụ nữ ở phương Đông. Trái ngược với Pháp và các nước phương tây. Luôn tôn trọng, nịnh đầm phụ nữ. Thì người Nga lại cho rằng trong phụ nữ luôn tiềm ẩn những tố chất xấu có điều kiện là bung ra.

Phụ nữ ở Nga, ngay cả ở giới quý tộc. Hầu như họ thường kết hôn với người họ chưa từng gặp cho đến khi ông bố và gia đình chú rể thương thảo xong xuôi. Việc thương thảo dường như chỉ gồm có 2 phần là của hồi môn và được ông bố đảm bảo về trinh tiết của cô gái. Nếu như sau đêm tân hôn chú rể có thanh vãn cô dâu không còn trinh (mặc dù không chính xác) thì hôn lễ vẫn bị hủy bỏ và của hồi môn được trả lại. Khổ nỗi cô nào mà bị như thế thì xác cmn định luôn là ở vậy mãi rồi đi cặp bồ cho nó sướng chứ không thằng nào nó chịu lấy đâu.

Sau khi hiệp thương xong, cô dâu che mạng đi ra giới thiệu với chồng tương lai. Ông bố dùng cái roi đánh nhẹ vào lưng con gái và nói: “Con gái ta, đây là lần cuối cùng con được cha dạy dỗ. Bây giờ con không còn lệ thuộc vào cha nữa. Nhưng nếu con không tốt với chồng của con anh ấy sẽ thay cha mà dạy con với cây roi này”. Sau đó người cha sẽ trao cây roi cho chú rể. Thế là tha hồ bạo hành gia đình xảy ra, cô dâu có kiện vào mắt. Em Trang hạ là em ấy sống ở thời nay còn nói đàn ông là con lợn, chứ sống vào thời đó không biết em ấy gọi đàn ông là con gì???

Trước ngày cưới, bà mẹ cô dâu dẫn con đến nhà chú rể. Buổi sáng trước ngày cưới cô dâu bịt kín toàn thân. Khi trao nhẫn cưới phải cam kết chung thủy. Rồi cúi xuống đôi giày của chồng, cho trán chạm vào đôi giày của chồng tỏ ý phục tùng và không dám bật lại.

Khi quan khách nhậu nhẹt bên ngoài thì cô dâu và chú rể chui vào phòng khoảng 2h đồng hồ. Sau đó sẽ mở cửa đi ra. Mọi người hỏi xem cô dâu có còn trinh không. Nếu chú rể nói “Yes” thì mọi người chúc mừng. Nếu chú rể say “No” thì mọi người đem cô dâu về nhà và trả lại luôn trong đêm đấy kèm theo của hồi môn được trả lại.

Sau khi kết hôn, người phụ nữ như là osin trong gia đình chồng. Chồng thích thì ban phát cho ngụm vodka. Còn không thì oánh. Luật pháp lại cho phép đánh vợ. Nên nhiều khi người vợ bị đánh chết thì nguời chồng lại được đi cưới vợ khác ngon hơn, trẻ hơn và đỡ lèm bèm hơn. Nhưng có nhiều mụ vợ gấu mèo, đánh nó nó oánh lại nên nhiều khi kẻ die lại chính là đức ông chồng. Lập tức Sa hoàng Aleksei ban bố một đạo luật để bảo vệ đàn ông và trẻ em nhằm trừng phạt nặng người vợ có bản án giết chồng là bị chôn sống với cái đầu thò lên cho đến lúc chết.

Còn nếu vợ già, béo, xấu rồi. Ông chồng muốn thay vợ khác ư? Quá đơn giản. Ly dị. Thiên Cháu giáo cấm ly dị, nhưng Chính thống giáo thì khác, luôn tìm cách mở đường cho đàn ông. Ly dị đơn giản lắm. Ông chồng chỉ cần kiếm chai vodka, đến gặp cha xứ và nói rằng “Con vợ con bây giờ nó kính yêu Chúa lắm, nó muốn dành toàn bộ cuộc đời còn lại cho Chúa”. Thế là hôm sau người vợ lập tức được đưa vào trong tu viện. Không cần biết cô ta có muốn hay không. Còn ông chồng thì thoải mái đi tý tởn với những cô gái khác. Nước Nga thiếu gì, toàn gái xinh và ngon. Không làm thế rồi bọn TQ, Đài loan, Hàn quốc nó lại sang lấy về làm vợ hết à.

Nói vui vậy thôi, chứ thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ở Nga cực khổ trăm bề. Họ luôn bị coi là tầng lớp dưới, nhiều khi khong được đối xử như con người. Thế mới cần giả phóng phụ nữ, đấu tranh cho nam nữ bình quyền... chứ như ở xứ ta. Phụ nữ sướng như vua à nhưu hoàng hậu, thế mà cũng vẽ vời đấu tranh abc rồi du nhập mấy cái ngày ngoại lai vớ vẩn như 8/3 vào chẳng biết để làm gì nữa. :)) (J4F)



Boyar- Gia cấp quý tộc ở Nga







Người nông dân Nga







Phụ nữ Nga




 
Cám ơn bạn TungNguyen đã có những chia sẻ, tư liệu và cảm nhận phân tích rất sâu sắc và dí dỏm về văn hóa Nga. Topic của bạn đã giúp tôi thêm hiểu biết về lịch sử, văn hóa Nga cổ đại. Tôi càng cảm phục bạn là người chưa từng đến Nga và còn trẻ tuổi nhưng có tình cảm khá sâu đậm với nước Nga dường như từ tiềm thức. Cộng với cách nhìn nhận nước Nga khá khách quan của một người từng trải và hiểu biết rộng, cách viết rất sâu sắc và hài hước nữa. Tất cả những cái đó làm cho topic của bạn trở nên hấp dẫn, ít nhất là đối với những người như tôi coi nước Nga như một phần không thể tách rời của cuộc đời.

Việc bạn gọi vua Pyotr (Pie) là Peter theo tiếng Anh tôi cũng không phản đối. Tôi chỉ trình bày quan điểm của mình vốn được biết đến Pie từ thời xưa khi các dịch giả và nhà văn hóa lớn như Cao Xuân Hạo gọi tên ông theo tiếng Pháp (Pierre) và phiên âm việt hóa thành Pi-e (Pie). Tên gọi Pie trở thành quen đến mức thế hệ chúng tôi không thể từ bỏ được. Rồi khi được sang Nga học, được phát âm tên ông theo nguyên bản tiếng Nga là Pyotr (Пётр) và nó cũng trở thành thói quen không thể bỏ. Bây giờ tiếp xúc với văn hóa Anh ngữ, gọi tên ông là Peter tôi cứ thấy nó làm sao ấy không thể thích ứng được, cứ thấy nó có gì đó chưa chuẩn. Điều này cũng giống như các trường hợp người việt mình gọi các tên riêng nước ngoài như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Đặng Tiểu Bình mà bây giờ do anh ngữ lại phải chuyển sang đọc và viết là Polan, Turkey, Dèng Xiǎo Píng tôi thấy nó không ổn chút nào.

Người Nga trong lịch sử là một giống người ưa mạo hiểm và mở rộng bờ cõi về phương Bắc. Họ đã chiếm cứ vùng Siberi rộng lớn và chiếm cả 1 phần bắc châu Mỹ Alaska hiện nay (Alaska được Nga hoàng Alekcandr II bán cho Mỹ năm 1867 được 7,2 tr$). Họ phát triển được như vậy (lấn át các dân tộc châu Á khác) là do bản tính phóng khoáng, ưa mạo hiểm và khám phá của họ. Cho đến hiện nay họ vẫn vậy và tôi thấy họ giống người Châu Âu nhiều hơn (không phải chỉ về hình thể mà chủ yếu về văn hóa và tính cách), khác với người Thổ Nhĩ Kỳ khá giống người Âu về hình thể nhưng tính cách và văn hóa nặng sắc thái châu Á.

Những gì người Nga làm được và gìn giữ đến ngày nay (như mở rộng bờ cõi, xây dựng thành phố St Petersburg...) là kết quả của nền văn hóa mang nặng sắc thái châu Âu. Phong cách và phương pháp cầm quyền của Pie cũng mang đặc sắc của một quân vương châu Âu theo mô hình của Machiavelli.
 
Thật không thể tin nổi, con sông mà chúng tôi tưởng tượng ra nó phải thơ mộng, đẹp đẽ với dòng nước lững lờ trôi nó như thế này đây. Khi tôi đăng lên facebook những hình ảnh này, bạn bè đều vào nói tôi chụp ảnh dìm hàng sông Volga. Nhưng sự thực thượng nguồn sông Volga là vậy.










Tả ngạn




Em vừa đi Nga về tháng trước. Lịch trình em đi tàu từ Saint Petersbugh về Moscow dọc sông Volga.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,426
Bài viết
1,175,808
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top