What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
các bạn bàn luận về nước Nga đương đại có quyền nêu nhận định nhưng khi phản ảnh những hiện thực đời sống Nga, cần có cách nhìn khách quan và trong mối so sánh với quá khứ của họ và so sánh với Việt Nam cho thêm sinh động.

Về giao thông của Nga, tôi vẫn chê họ không thể so sánh được với phương Tây nhưng cũng không đến nỗi xuống cấp nhiều so với quá khứ vinh quang của họ và chân thành mà nói, hơn đứt giao thông của nước mình.

Tàu xa và metro của họ thì tuyệt vời rồi.
Bus liên tỉnh của họ thì Việt nam mình còn gọi bằng cụ về mọi mặt

Về tàu địa phương elictrichka, nó vẫn là phương tiện đắc dụng, sạch sẽ và đẳng cấp mà không biết bao giờ đất nước ta mới có được.

Đây là hình ảnh tàu electichka tôi đi tuyến từ ga Baltic, St Petersburg đi hướng Petergof, chỵ rất đúng giờ, giá rẻ:



Trên tàu, mặc dù toa và ghế cũ kỹ, cổ điển, thô kệch so với Phương tây nhưng rất sạch sẽ, tươm tất, tôi nghĩ nó có chất lượng tốt hơn loại tàu do TQ sắp viện trợ cho VN tuyến HN-Hà Đông:



Còn xe bus, công nhận 1 số tuyến chạy ra ngoại thành vẫn còn xe bus loại cũ, thậm chí vẫn dùng vé dập như xưa nhưng nhiều tuyến đã có những xe bus thế hệ mới, không thua kém xe bus phương tây.

Xe bus tuyến về ga Rechnoi Bakzal Moscow tôi chụp năm 2012



Taxi thì ở nhiều nơi có tình trạng lừa đảo nhưng tôi dám chắc với các bạn taxi Nga không dám lừa đảo người Nga mà chỉ lừa đảo người nước ngoài lớ ngớ, cái này chắc họ còn thua kém các bác tài sân bay Nội Bài ta. Năm 2014 tôi đến St Petersburg tôi đi 4 cuốc taxi, trong đó có 1 cuốc đi taxi do dân tự làm dịch vụ, 1 cuốc đi sau khi xem đêm trắng (2h30 sáng). Đối với tôi thì không hề có chuyện lừa đảo về phí vì tôi đã quá rành không chỉ tiếng nga mà còn cách ăn nói với giới lái xe taxi để họ không thể có ý định lừa mình. Tuy nhiên, cả về thái độ, đạo đức, tính cách của dân lái taxi Nga, kể cả những tài công tự làm dịch vụ bằng xe riêng, tôi bảo đảm họ tốt hơn và đàng hoàng bằng vạn lần đội ngũ lái xe Việt nam mình nói chung. Ở những thành phố nhộn nhạo về quyền lực và trật tự như Moscow, St Petersburg, Roma, Hà Nội, Sài Gòn... việc đi taxi đòi hỏi người đi phải có chút kỹ năng nếu không muốn bị chặt chém, đặc biệt là ở nhà ga, bến tàu... Nếu bạn là người tỏ ra giàu có, lại lớ ngớ con nai vàng... thì bị chặt chém là điều dễ hiểu không phải chỉ ở tp Nga mà còn ở Rome nó chặt cho 3km không phải là 2000 rúp (35$) mà là 100eu ngay lập tức, hoặc ở ngay Sài Gòn, Hà Nội, bọn họ chặt tiền triệu như chơi...

Lái xe taxi Nga thường rất yêu nghề, lái xe đẳng cấp, họ tự hào là tầng lớp nhạy bén nhất với kinh tế thị trường. Nếu họ biết bạn là người nước ngoài, có thu nhập nước ngoài (đối với nhiều người nga họ coi nước ngoài là ở đâu cũng giàu có và thu nhập cao hơn họ), họ có xu hướng lấy biểu giá taxi châu Âu cho bạn ngay chứ không theo biểu phí rẻ bèo do đồng Roup mất giá...

Tôi vẫn yêu lái xe taxi Nga hơn lái xe taxi Việt ở khả năng chuyên nghiệp cao của họ, ở tình yêu nghề của họ, ở sự láu cá "hiền lành" của họ. Các bạn mới đến Nga có bị lấy cao giá chút đừng nên mặc cảm và ác ý với họ và người Nga nói chung. Bạn TungNguyen thử hình dung, các bạn mất 1000roup tương đương 15$ cho 3 hoặc 4 người đi quãng đường 3km cũng chỉ như học phí nhỏ cho các bạn lớ ngớ chưa tìm hiểu kỹ hệ thống taxi Nga.

Các bạn phải biết hệ thống taxi Nga hiện nay có nhiều loại, có loại ta có thể tin hoàn toàn vào meter, có loại ta muốn đi phải mặc cả điểm đến và giá tiền, có loại nói chung là không nên đi. Điều này giống hệt taxi ở Vn mình thôi. Nếu bạn là việt kiều suốt đời sống ở Mỹ hay Tây ÂU bạn sẽ bị sốc nặng khi đi taxi Nga và bạn có quyền lên án họ. Đằng này bạn là người Việt Nam sống ở Việt Nam lâu rồi, bạn không có quyền khắt khe quá khi đụng chạm đến quan hệ dịch vụ với họ...

Ở Nga, bạn có thể gặp cảnh mặc cả, săn khách ở sân bay và những cảnh kiếm tiền của cánh lái xe như ở bât cứ một nước đang phát triển hoặc hậu cộng sản khác... nhưng sự tử tế của họ, sự đàng hoàng của họ nói chung vẫn còn nằm trong ranh rới pháp luật và đạo đức chưa xuống cấp quá đáng. Còn ở Việt Nam ta đã lập kỷ lục khi lái xe taxi còn dám lừa cả 2 ông cảnh sát interpol singapore khi đến họp ở Hà Nội thì tôi nghĩ hết thuốc chữa.

Đôi điều hơi dài dòng muốn trao đổi với các bạn...
 
Last edited:
Trời lạnh dần, mấy anh em chúng tôi rẽ vào siêu thị mua mấy đồ dung cá nhân. Siêu thị chúng tôi vào là một trong những chuỗi siêu thị lớn ở Nga. Giá cả sinh hoạt ở Saint Petersburg có thể nói là khá rẻ so với Hà nội. Hàng hóa chủ yếu là Made in Ki tai. Nói đến Kitai tôi mới nhớ, vào đây mua được cái khan thấy ghi Sờ đe la nô Ki tai. Mua lấy một cái, chạy ra khoe với ông anh “ Em chọn được cái khan Made in Ki tai này chắc của thằng nào đó khủng lắm vì chưa nghe thấy tên bao giờ” Ông anh cười ngặt nghẽo “ Ặc, Ki tai là Tàu, là China nghe rõ chưa”. Bố khỉ bọn khựa này, toàn lập lờ để lừa các bác ạ. Nó biết bị dị ứng với China nên một số hàng nó đổi thành Made in PRC ai không biết cũng bập vào hóa ra là từ viết tắt của People republic of China ( Cộng hòa nhân dân Trung hoa). Ở Nga nó phiên âm mẹ nó thành Kitai, làm bọn em bị lừa. Mà đúng thật, khăn Kitai, chất lượng Xi Jinping nên dung được mấy hôm chưa kịp đem về VN thì nó đã sổ tung ra thế này các bác ạ.



Siêu thị













 
Trong này đồ Made in Russia nhiều nhất có lẽ chỉ là rượu Vodka, trên trời dưới đất là rượu, thương hiệu nào cũng có, từ Beluga tới những loại tôi chưa nhìn thấy bao giờ. 2.000, 3.000 rúp cũng có, 100, 200 rúp cũng có. Nói chung là thượng vàng hạ cám đủ cả. Sau này tôi thấy mấy anh người Việt bảo Beluga bây giờ toàn bị bọn “đầu đen” (ngôn từ của người Việt mình bên đấy gọi các bạn Thổ, Trung á….) làm giả. Cũng chẳng biết như thế nào nhưng mấy chai Beluga tôi mua về uống ngon phết.

Do mấy ngày sang ăn nhiều thịt ít rau nên chúng tôi mua cái bắp cải, mấy quả trứng về định bụng làm món cải luộc chấm trứng, lấy nước rau uống…chẹp! chẹp!

Nhưng OMG hóa ra bắp cải của Nga nó dek như bắp cải Vietnam mình các bác à. Ăn nó bở bở, chát chát, như là làm bằng bột. Nói chung là món đó chúng tôi không ăn được. Đành làm món trứng rán và thịt bò xào cần tây ăn tạm



Bắp cải Nga











Và bữa cơm đạm bạc




 
Đi lang thang lại gặp một đám cưới, nhưng cô dâu này xinh hơn các cô dâu chúng tôi đã gặp và nhà cô này có vẻ cũng khá giầu. Thuê hẳn 2 chiếc Limousin đón dâu













 
Bức tượng Peter Đại đế cưỡi ngựa


Viết đến đây các bạn lại cười khẩy, bảo tôi hâm. Có mỗi cái bức tượng bé tý ở đâu mà chẳng có, thiếu quái gì đâu mà tự nhiên phải viết về nó.

Thực sự là bức tượng này có ý nghĩa đối với người dân Saint Petersburg rất nhiều và nó khá là đặc biệt.

Điều đặc biệt đầu tiên là dưới chân bức tượng nguời ta không chỉ ghi tên của người được dựng tượng là Peter đại đế mà ghi thêm cả tên của Nữ hoàng Catherine đại đế nữa. Thực sự thì sau này Catherine ngưỡng mộ Peter nên bà cho dựng tượng và ghi tên mình ở dưới để như hứa với ông rằng “Những gì ông chưa thực hiện được thì bà sẽ thực hiên tiếp theo. Và quả thật, bà đã đẩy nước Nga tới bến hùng cường. Tôi sẽ viết riêng về bà này sau

Cái đặc biệt thứ 2, mọi người dân Saint Petersburg đều coi bức tượng này là thần linh án ngữ Saint Petersburg. Họ cho rằng khi còn tượng ông đứng ở đây, thành phố không bao giờ bị xâm chiếm. Và quả thật trong 900 ngày quân Đức vây hãm Saint Petersburg tượng Peter đại đế đứng vững và quân Đức không xâm chiếm thành phố này được. Tất nhiên là người dân cũng ngụy trang bằng các loại bao cát, vải bọc lên để đánh lừa máy bay quân Đức thì nó mới đứng yên như thế. Nhưng cũng lạ là không thấy nguời dân ở đây ra thắp hương lập đền các bác ạ. Thời buổi đói kém thế này ra đây thắp nén hương, lập cái đền thì có phải cá kiếm không. Xem ra dân Nga khờ khạo quá

Cái đặc biệt thứ 3 là: vào một buổi chiều chắc làm vài ly rượu anh Pushkin thơ thẩn ra sông Neva đứng chơi. Say say, anh nhìn thấy bóng của bức tượng Peter đại đế đổ xuống bờ sông, bao trùm cả một vùng. Anh chợt làm được bài thơ vịnh bức tượng “ The Bronze Horseman” cực kỳ nổi tiếng. Bài thơ nó nổi tiếng đến mức mà người ta đổi cả tên gọi của bức tượng thành Kỵ sỹ đồng theo tên bài thơ. Nội dung thì ca ngợi Peter đại đế không kể xiết, thời nay mà làm thế thì bị ta coi là dư luận viên. Nhưng không, Peter xứng đáng được ca ngợi như thế. Bác nào thích đọc toàn bộ bài thơ thì vui lòng google. Tôi chỉ xin trích đoạn đầu (theo bản dịch của Văn Khôi) vì bài thơ quá dài tôi không có sức đánh máy và cũng để đỡ loãng chủ đề

“ Trên bờ hoang, dạt dào sóng vỗ
Người đứng in, trầm mặc ý kiêu hùng
Mắt phóng xa nhìn sông nước mênh mông
Trôi vô tận, một con thuyền nhỏ bé
Lướt nhẹ nhàng trên sông sâu đơn lẻ
Dọc theo bờ rong rêu phủ đầm lầy
Mấy nếp tranh xơ xác rải đó đây
Nơi cư trú dân Trukhon khốn khó.....”​

Bài thơ còn rất dài, dù không hiểu tiếng Nga để đọc nguyên gốc. Nhưng khi đọc bản dịch của Văn Khôi tôi thấy quá hay, quá tài hơn mọi lời mô tả về bức tượng này

Cái đặc biệt thứ tư là nó nằm ở cái bệ tượng. Dek giống như mấy cái bệ tượng của mình, vừa xây xong đã nứt, vỡ. Chắc Catherine nhìn ra điều đó nên bà cầu kỳ cho vận chuyển một phiến đá lớn từ vùng Lakhta về. Hồi đó công nghệ vận chuyển chưa có nên họ phải đợi đến mùa đông, băng đông cứng mới kéo tảng đá này trên sông Neva và sau 2 năm mới đưa được nó về đây




Tượng Peter đại đế cưỡi ngựa, mắt nhìn xa xăm, cách tay chỉ về sông Neva. Chân dẫm lên con rắn - biểu tượng cho dập tan những cái xấu xa tội lỗi












 
Last edited:
Nhà thờ Thánh Isaac

Thánh Isaac thì trong lịch sử Kito giáo có rất nhiều Thánh Isaac vì họ luon có xu hướng đặt tên theo Isaac ( Con trai của Abraham). Nhưng Thánh Isaac mà được người Nga xây nhà thờ ở đây là thánh Isaac của Tu viện Dalmatian. Vì Peter Đại đế có ngày sinh vào ngày 30 tháng 5 – đúng vào ngày lễ thánh Isaac nên ông thánh này được chọn làm thánh bảo trợ cho Peter đại đế.

Vậy ông thánh Isaac này là ai? Có công trạng gì?

Ông này sinh vào thế kỷ thứ 4, lang thang truyền giáo ở ngoại thành Constantinop. Một hôm ông nghe thấy Hoàng đế đông La mã Valens khủng bố các Kito hữu, đóng cửa nhà thờ....Ông lập tức đến can gián Hoàng đế. Và nói rằng nếu Hoàng đế không dừng các hành động này lại thì sẽ chết trong biển lửa. Tức giận vì có kẻ dám đến nói nhăng nói cuội, Hoàng đế Valens bắt ông tống giam vào trong ngục và hẹn khi nào đi đánh trận về sẽ xử ông. Nhưng trong trận Andrianope Hoàng đế Valens bị thua trận, chạy vào ngôi nhà nhỏ bên đường để trốn. Nhưng không may quân Goth đến đốt ngôi nhà, thế là Valens chết cháy.

Thấy lời tiên tri của Isaac thành sự thực, quân và dân La mã sợ quá bèn thả ông ra. Nhưng đời đâu có dễ thế, cứ bắt nhầm xin lỗi rồi thả có mà loạn à. Chính quyền định đền bù cho Isaac tiền, nhưng ông từ chối – Linh mục thì cần gì tiền, chức vụ: ông cũng dek cần – linh mục thì cần chức vụ làm cái gì, gái lại càng không. Khó quá, chính quyền hỏi ông muốn gì. Ông nói chỉ cần xây cho ông một nơi để thờ Chúa và có thể truyền đạo được. Vậy là chính quyền phải cắn răng xây cho ông Tu viện Dalmatian lấy theo tên vùng đất Dalmatia chứ các bạn đừng nhầm với cái nghĩa tiếng Anh hiện tại của nó.

Nhà thờ này là nhà thờ khá đặc biệt. Vì nó có 4 mặt đường, mà mặt đường nào cũng có cửa ra vào gần giống nhau. Nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 trong 40 năm mới xong. Nơi này cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử của nước Nga. Và sau cách mạng tháng 10 nhà thờ không được phép hành lễ nữa vì những người CS theo chủ nghĩa vô thần. Cũng may mắn nó không bị phá bỏ như Nhà thờ Đấng cứu thế ở Mockva.

Toàn bộ nhà thờ này là một công trình nghệ thuật. Từ các đầu hồi trên cửa mái nhà được điêu khắc nghệ thuật bằng đồng. Đến những tấm cửa đồng được điêu khắc mô tả cuộc đời của Chúa Jesus.




 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,786
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top