What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Ngắm nghía, check in facebook chán chê rồi chúng tôi đi xuống.


Đây là cửa phía nam nhà thờ, cũng là cửa đi vào.






Đường xá xung quanh






 
Thánh đường Kazan


Thánh đường Kazan này copy theo mẫu của Tòa thánh Peter ở Vatican.( Tất nhiên về góc độ nghệ thuật, hoành tráng thì thua xa bản gốc.) Hai bên cũng làm hai hàng cột hành lang hình vòng cung biểu trưng cho cánh tay của Đức Mẹ ôm ấp các con vào lòng. Ở giữa cũng là thánh đường chính với mái vòm nhô cao.

Nhưng thánh đường này cũng đã diễn ra nhiều sự kiện hết sức đặc biệt. Khi Napoleon xua quân xâm chiếm nước Nga. Trước khí thế giặc cao ngút, đoàn quân bách chiến bách thắng từng làm cỏ khắp châu Âu. Nguyên soái Kutuzov ngày đêm trăn trở, vò đầu bứt tóc thấy tình hình rất chi là tình hình. Không biết dùng mưu nào để phá giặc. Ngài bèn đến nhà thờ Đức Mẹ Kazan này và cầu nguyện, thề nếu phá được giặc thân xác sua khi chết không đem về quê chôn cất để con cháu chăm sóc phần mộ nữa mà sẽ ở lại nơi đây ngày đêm thờ phụng Đức Mẹ. Cầu nguyện mấy đêm liền, bỗng nhiên ngài mơ thấy ngài trở về Kinh thành của một xứ xa xôi tận miền viễn đông. Ngài thấy quân Nguyên Mông sức mạnh như vũ bão đã từng chinh phục cả dân tộc ngài thế mà lại thua trước một con người nhỏ bé có tên Trần Quốc Tuấn. Tỉnh dậy ngài hét lên “Eureka!!!” Lập tức ngài cho gọi viện quân cơ đến bàn việc. Thế là kế sách vườn không nhà trống của cụ Trần Hưng Đạo nhà ta đã được Nguyên Soái Kutuzov áp dụng triệt để. Ngay cả chuyện để cho Napoleon vào Moscow rồi nổi lửa đốt, được sao chép y nguyên việc quân ta đốt thành Thăng long nữa. Năm 1813 Kutuzov từ trần và thân xác của ngài được quàn ở nơi đây.

Ngoài ra nhà thờ này cũng là nơi làm lễ thành hôn cho Catherine II ( đại đế) cùng với Peter III ( cháu nội của Peter đệ nhất)

Biểu tượng của Đức mẹ Kazan.

Nếu như Việt nam mình có Đức Mẹ La Vang ở Quảng trị thì nước Nga có Đức Mẹ Kazan ở Tatarstan. Nói thế để các bạn dễ hình dung đều là Đức mẹ đồng trinh Maria cả. Nhưng Đức mẹ hiển linh ở vùng nào thì được đặt tên theo vùng đấy mà thôi.

Chuyện là thế này

Năm 1579 thành phố Kazan bị cháy trụi. Một người lính định xây lại ngôi nhà mình thì Đức mẹ hiện lên, nói với cô bé con gái của anh ta mới lên 9 tuổi rằng tượng của Đức Mẹ bị chôn dưới đống gạch nhà cô bé. Khi cô bé đi nói với mọi người thì không ai tin lời cô bé cả. Đức mẹ lại hiển linh lần thứ 2, cô bé nói với mọi người cũng không ai tin. Tức giận, thấy dân chúng ở đây nhẹ không ưa lại ưa nặng. Đức mẹ hiển linh lần thứ 3 và nói “Nếu con không loan báo cho mọi người biết điều mà Ta đã nói với con, Ta sẽ hiện ra nơi khác và một thiên tai lớn sẽ đổ xuống trên các ngươi”

Vẫn không ai tin, nhưng lần này cô bé sợ quá liền tự tay đào bới và đào được biểu tượng của Đức mẹ bọc trong mảnh vải đã cũ. Sau này người Nga tin rằng nhờ làm lễ tôn kính đức Mẹ mà đẩy lui được cuộc xâm lược của Ba lan năm 1612, Thụy điển 1709 và Napoleon năm 1812.

Đến năm 1904 biểu tượng Đức mẹ bị đánh cắp, vậy là một loạt tai họa đổ lên đầu nhân dân Nga. Như 1905 thua Nhật trận Đối mã, 1917 chấm dứt Vương triều Romanov, bị Đức đánh chiếm trong WW2...đến mãi năm 2004 sau 100 năm biểu tượng của Đức mẹ Kazan mới quay trở lại nước Nga và được đặt ở Nhà thờ truyền tin Mockva



Mặt trước thánh đường với hành lang vòng cung









Đằng trước là một vườn hoa nhỏ



 
Bước vào bên trong, đương nhiên quan trọng nhất của nhà thờ này là biểu tượng của Đức mẹ Kazan ( đương nhiên là bản sao) nhưng hình như cũng thiêng lắm. Bao nhiêu người xếp hàng để đợi đến lượt cầu nguyện. Chẳng biết họ cầu nguyện những gì nhưng tôi thấy nhanh lắm. Cỡ chừng chưa đến 1 phút/ người. Thế mới đến lượt người sau cầu nguyện chứ. Cứ như Vietnam mình cầu khấn xin xỏ bla bla có khi hết cả mười mấy phút đồng hồ. Thế có mà xếp hàng đến ngày mai cũng chưa đến lượt. Mà tôi thấy rất lạ, đa phần các đạo khác đều cầu nguyện cho cuộc sống sau khi chết. Cầu nguyện đặt niền tin vào một ai đó, thì đạo mẫu của chúng ta toàn cầu nguyện cho những người sống. Dẫn đến chuyện bà buôn lậu cầu qua mặt được công an, công an cầu bắt được buôn lậu. Kẻ đánh đề cầu trúng, chủ đề cầu trượt...vậy là cứ loạn cả lên. Trời, Phật cũng chẳng biết đường nào phù hộ vì phù hộ được người nọ là giết người kia. Thế rồi lại sinh ra chuyện sắm lễ, bố khỉ dân tình cứ nghĩ sắm lễ càng to thì Trời, Phật càng phù hộ... chẳng biết đúng không nhưng tôi thấy vợ mấy ông đại gia DCD, PTB, NDK lễ lạt to lắm thế mà các ông ấy vẫn đang trong tù. Thật chẳng hiểu ra sao nữa.



Dòng người im lặng xếp hàng đợi đến lượt cầu nguyện.







Họ đứng trước biểu tượng Đức mẹ cầu nguyện rì rầm chưa đến 1 phút




 
Khu vực thờ phụng chính của Thánh đường. Ở giữa có cửa gọi là cửa Hoàng gia. Chắc chỉ có người trong Hoàng tộc mới được đi vào vì tôi thấy nó luôn đóng. Nhưng bây giờ nước Nga là nước cộng hòa rồi sao không mở cửa này để nhân dân cần lao đi vào nhỉ? Hai bên là những bàn thờ nhỏ hơn để người dân cầu nguyện












 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top