What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Nhà thờ Đấng cứu thế trên nền máu


Rời nhà thờ Kazan, tôi đi bộ sang nhà thờ Đấng cứu thế trên nền máu cách đó khoảng 1km. Trong khi tất cả các nhà thờ ở Saint Petersburg xây theo lối kiến trúc Tân cổ điển hoặc Baroque thì nhà thờ này lại xây theo lối kiến trúc trung cổ của nước Nga nên nhìn nó giống nhà thờ thánh Basil ở Mockva.

Đấng cứu thế là thờ Chúa Jesus rồi, nhưng tại sao lại gọi là trên nền máu?

Ngày 13/3/1881 Sa hoàng Alexander đệ nhị đi dọc bờ kè trên kênh Griboedov. Bị thành viên trong tổ chức Dân Ý ném bom vào xe, nhưng xe ngựa của Sa hoàng không sao ( chăc có công nghệ chống đạn) chỉ chết người xà ích bên ngoài. Ngồi im trong xe thì chẳng sao, nhưng ông này lại có độ hóng cao. Nhảy ra khỏi xe xem xét tình hình và đòi băng bó cho người bị thương. Thế là một tên khác liền ném quả bom thứ 2 vào chân Sa hoàng. Quả bom phát nổ thế là Sa hoàng tèo.
Sa hoàng Alexander đệ tam – con trai của Alexander đệ nhị lên nối ngôi, cho xây tại nơi cha mình bị ám sát một nhà thờ đó chính là Nhà thờ Đấng cứu thế trên nền máu.

Alexander đệ tam quy định Không rửa tội, không cưới xin trong nhà thờ này để cho nó linh thiêng. Thế nhưng sau cách mạng tháng 10 nó bị cướp phá. Trong cuộc vây hãm Leningrad của quân Đức trong WW2 nhà thờ còn là nơi chứa xác chết chưa kịp chôn. Sau WW2 nhà thờ còn thành kho chứa rau củ quả đến nỗi người ta còn gọi mỉa mai nó là “ Đấng cứu thế trên khoai tây”



Bên bờ kênh Griboedov






Mặt ngoài nhà thờ



 
Bước vào bên trong nhà thờ làm tôi ngỡ ngàng với các tác phẩm nghệ thuật. Họ dùng ánh sáng tự nhiên chiếu sáng nhà thờ, và những chi tiết trên các bức tranh tường được dát vàng. Khi ánh sáng chiếu vào nó tạo thành hiệu ứng lấp lánh thật tuyệt vời






 
Cám ơn bạn TungNguyen đã làm tôi nhớ đến các chuyến thăm St Petersburg với cung đường đi các nhà thờ nổi tiếng. Cần nói thêm rằng bây giờ chúng ta được tham quan các nhà thờ chính với sự phục dựng khá hoàn hảo là do sự phục sinh tôn giáo tín ngưỡng ở Nga sau 1991. Thời Soviet các nhà thờ này hoặc là chưa kịp khôi phục sau chiến tranh, boặc bị bỏ hoang phế, hoặc chỉ sử dụng 1 phần như bảo tàng, và không có nhà thờ nào hoạt động nghi lễ chiêm bái và cầu nguyện. Về tên gọi nhà thờ Chúa cứu thế có nhiều tên, chắc chắn có liên quan đến cái chết của Sa hoàng AlexanII nên mới gọi là Nhà thờ Chúa cứu thế ở nơi máu đổ.

Ảnh bạn chụp rất đẹp nhưng tôi xin phép bổ sung ảnh chụp bên trong nhà thờ chúa cứu thế chiếc cổng ban thờ nhỏ được làm chắc bằng vàng và chạm khắc ngọc rất cầu kỳ và tinh xảo, thật là một kiệt tác nghệ thuật. Bản thân nhà thờ này được xếp hạng 1 trong 12 nhà thờ đẹp và nổi tiếng thế giới. Cái độc đáo của nó ở các nét điêu khắc và trạm chỗ tinh vi hoàn mỹ cả bên ngoài và bên trong.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top