What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Trên tường là những bức tranh tả lần lượt cuộc đời của Chúa Jesus từ lúc Giáng thế cho đến lúc Người Thăng thiên. Cái này tôi thấy rất hay, giống như khi ta vào chùa của các Phật tử theo giáo lý tiểu thừa. Ở đó họ cũng vẽ cuộc đời hoạt động của Đức Phật làm cho người dân rất dễ hiểu. Chứ như chàu Vietnam ( miền bắc) mình. Chẳng thấy vẽ vời gì, kinh kệ cũng chẳng giảng mấy. Đến nỗi một số bà đi chùa đọc kinh thuộc lòng nhưng chẳng hiểu gì vì nó là tiếng Phạn.




Thiên sứ Gabriel báo tin cho Maria biết là cô đã được chọn








 
Catherine II ( Đại đế)


Trong lịch sử thế giới, đàn bà nắm vương quyền đã ít, nhưng đàn bà mà làm cho cục diện thế nước thay đổi từ yếu sang mạnh, từ yếu kém trở lên hùng cường thì ta chỉ có thể kể ra một vài cái tên: Isabella đệ nhất – người xây móng nhà trên biển cho Tây Ban Nha. Elizabeth đệ nhất xây nền tảng cho đế quốc Anh để 200 năm sau đến thời Victoria người Anh đưa móng vuốt của mình đến hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Catherine II – nữ hoàng nước Nga đã thay đổi cục diện vị thế của nước Nga với châu Âu, bắt buộc châu Âu phải công nhận nước Nga là một cường quốc.. Nhà sử học Ba lan đã từng nói: “ Muốn nghiên cứu nước Nga thì phải nghiên cứu Catherine vì hơn phân nửa nước Nga hiện tại là di sản của nữ hoàng này”

Bà này tôi thấy na ná Võ Hậu của Trung Hoa, cũng chuyên chế, tham vọng tột cùng ( không có tham vọng sao lên ngôi được) dâm dục cũng kinh khủng....Cả hai bà đều soán ngôi, Võ Tắc Thiên giết con, Catherine giết chồng là Peter đệ tam ( cháu nội của Peter đại đế). Lên ngôi cả hai đều có cải cách nhất định. Catherine lấy lòng giới quý tộc, ban phát tiền bạc và nông nô cho họ để đổi lấy lòng trung thành. Bà khuyến khích hình thành giới tư sản, hạn chế quyền lực, đất đai của giáo hội. Bà tiếp thu những tư tưởng mới của Voltaire, Diderot, Montesquieu... thường xuyên thư từ viết lách qua lại với họ. Từ đó bà soạn ra hiến pháp mới để thực hiện nền chuyên chế, quân chủ, khai sáng. Cũng giống như Peter đại đế, bà là người duy tân, tiếp cận cái mới. Bà là người đầu tiên của nước Nga đi tiêm phòng vaccin đậu mùa.

Nhưng bà này là người yêu thích chủ nghĩa Sô Vanh. Bà luôn muốn đưa “ dân tộc Nga gánh vác sứ mạng trở thành dân tộc thống trị châu Âu. “ nên bà luôn trấn áp và mở rộng lãnh thổ. Chính vì thế bà tăng cường quân đội nâng số lượng Lục quân từ 33 vạn lên 50 vạn quân. Phát triển hạm đội Baltik. Xây dựng thêm các công xưởng sản xuất vũ khí.

Bà xâm chiếm Ba lan, bắt Ba lan cắt đất cầu hòa. Đem quân xuống phía nam gây chiến với Ottoman. Chiếm Crime khống chế Azov mở toang cánh cửa ra biển đen cho nước Nga.

Sau khi đánh được cả Ottoman, cả châu Âu giật mình không dám coi thường Nga nữa rồi. Danh tiếng của bà nổi như cồn, và bàn làm trọng tài cho các cuộc Phổ - Áo. Gây chiến với Thụy điển, chiếm Phần lan.

Tham vọng của bà là vô cùng. Bà có ý định khùng khùng là xây dựng nước Nga với 6 kinh đô ( St Petersburg, Moscow, Berlin, Vienna, Constantinople, Astrakhan). Và bà tiếc nuối khi không đạt được điều đó. Bà nói “ Nếu tôi có thể sống 200 tuổi tôi sẽ đặt toàn bộ châu Âu dưới sự thống trị của nước Nga” cuộc đời bà trong 19 năm xây 29 tỉnh, 144 thành phố mới, giành được 78 thắng lợi trong các chiến dịch. Qua những con số đó cho thấy bà không hổ danh là một đại đế.

Bà cũng là người yêu nghệ thuật cho thành lập Bảo tàng Hermitage và sưu tầm tranh từ khắp thế giới về trưng bày ở đây. Thế ngày nay chúng ta mới có mà xem chứ.

Cuộc sống tình dục của bà thì cũng thật là kinh khủng. Chính Sa hoàng Nicholas I ( cháu nội bà) đã nhận xét bà là “Nữ hoàng đàng điếm”.

Cuộc đời của bà có hàng chục tình nhân, còn loại tình một đêm đem vào phục vụ nữ hoàng thì không kể. Bà xây dựng một đội ngũ tới 300 người hầu đẹp trai với mục đích hầu cả tình dục cho bà. Tuy thế nhưng bà cũng là người có tình nghĩa với người tình. Bà bắt Ba lan phải đưa Poniatowski ( người tình của bà làm Quốc vương) Ba lan phản đối bà đem ngay 1,5 vạn binh sĩ bao vây Warsaw đe dọa nghiền nát Ba lan nếu không nghe bà.

Cho đến tận lúc chết ( 67 tuổi) bà vẫn có người tình. Bà tèo vào năm 1796 và tự viết lời cho bia mộ của mình với dòng chữ “ Nơi đây, Catherine II yên giấc ngàn thu”



Catherine Đại đế ( Ảnh chụp tại bảo tàng Hermitage )


 
Quảng trường cung điện​


Quảng trường ở các thành phố bao giờ cũng ghi dấu ấn lịch sử. Quảng trường cung điện ở St. Peterburg cũng là nơi ghi dấu ấn của thành phố này cũng như toàn nước Nga.

Đầu tiên là sự vui mừng khi chiến thắng Napoleon. Hoàng đế Alexandre I đã cho dựng một cái cột Obelisk để tưởng nhớ tới chiến thắng này. Cột cao 47,5m, trên đỉnh là hình thiên thần cầm thánh giá, dưới bệ là bà con nhảy nhót vui mừng nên cái cột này biểu tượng cho sự tốt đời đẹp đạo của nhân dân.

Cho đến năm 1905 xảy ra sự kiện “Bloody Sunday” ( ngày chủ nhật đẫm máu) Do quần chúng nhân dân bức xúc biểu tình chống đối Sa hoàng vì đã để thua Nhật ở trận Đối mã. Đụng độ với binh lính xảy ra và nghe đâu có tới mấy trăm người chết. Sự kiện này được những người Bolshevik gọi là cuộc diễn tập của Cách mạng tháng 10. Giống như ta gọi Xô viết Nghệ tĩnh là cuộc diễn tập của Cách mạng tháng 8 vậy

Và cho đến ngày 7/11 ( 25/10 lịch Nga) cuộc cách mạng tháng 10 nổ ra. Những người Bolshevik làm đảo chính từ chính phủ liên hiệp lâm thời và lập nên một chế độ Xã hội chủ nghĩa tươi đẹp ở Nga.

Sau này quảng trường này được gắn với những sự kiện vui hơn như các cuộc biểu diễn của ca sĩ nổi tiếng thế giới ở đây.




 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top