What's new

Phòng, chữa Rắn cắn; đối diện Chó sủa

lợn ko sợ rắn cắn là do lợn béo :). nọc rắn sẽ bị mỡ lợn đóng cục hay đại loại như thế => ko vấn đề gì!
 
Một câu chuyện thú vị khác, con lợn tuy hiền hòa như vậy nhưng nó lại không sợ một con vật rất dữ. Đó là con rắn. Một con lợn ỉn (lợn con) thấy con rắn vào chuồng lợn, nó đủng đỉnh đến gần con rắn và cắn chết con rắn rồi ăn.

Giải thích hiện tượng này, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết nguồn gốc con lợn ngày nay từ con lợn rừng thuần dưỡng. Do đặc điểm của chúng là sống trong rừng, phải đi xới đất kiếm ăn nên hệ miễn dịch của chúng có thể miễn dịch với nọc độc của rắn.

(st)
http://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2007/02/665413/
tuy nhiên chuyện cầm đuôi lợn để doạ rắn thì em chưa thấy :D
 
Bản năng của các lòai vật, con người chỉ nhận biết chứ cũng không rõ hết được.

Lợn miễn dịch với nọc rắn, và do đó về bản năng lợn không sợ rắn. Không biết trong bản năng con rắn có "biết" rằng lợn không sợ nọc của nó không, và do đó có sợ lợn không?

Tương tự là con bò cạp, có thể đốt trâu đến chạy điên l oạn, nhưng con gà thì lại xử lý bò cạp ngon ơ.
 
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, ngay cả khi xác định bị rắn lành cắn thì bệnh nhân cũng phải được dõi như bị rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu.

Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần cho nạn nhân nằm yên; đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc; rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Người nhà nên dùng gạc mát phủ lên vết rắn cắn để giảm đau, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên băng chặt trên bề mặt vết thương vì có thể gây hoại tử; không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra vì rất dễ gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.

Người nhà cũng cần xác định hoặc miêu tả cụ thể hình dáng loại rắn đã cắn để bệnh viện có thể truyền loại huyết thanh kháng độc phù hợp.

Nguồn: Vnexpress
 
Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên băng chặt trên bề mặt vết thương vì có thể gây hoại tử; không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra vì rất dễ gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
Nguồn: Vnexpress

Cái đoạn này thế thì lạ nhỉ vì các thông tin tớ đọc được lại ngược lại, cần rạch vết thương ra khoảng 1-2cm rồi nặn bớt máu ra, rửa bằng nước xà phòng

Bác nào giải thích xem cái nào đúng nhi?
 
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.

Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.

:)
 
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.

Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.

:)
Bác cho em hỏi là đang đi trên rừng bị rắn bợp thì đi lui lại 3 bước theo hướng nào hở bác? :T
 
Thì lui, tức không rẽ ngang ngửa gì cả cứ đứng im mà lui. Nhưng tớ chưa có thực hành đâu nhá, bạn phải tự cân nhắc. :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,100
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top