What's new

[Tổng hợp] ROME - Thành đô vĩnh hằng

"Thành đô vĩnh hằng" (Eternal City) là tên mà người ta dành riêng gọi thành Rome. Cũng không có gì là quá, khi thành phố hùng vĩ này đã là Kinh đô của La Mã trong suốt 500 năm Cộng hòa, 400 năm Đế quốc, và là Kinh đô của Giáo hội lớn nhất trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Đã từng đến thăm Rome, cũng chỉ trong ba ngày, quá ngắn cho một thành phố nổi tiếng đến thế, nhưng cũng muốn viết chút gì cho Rome, dù biết rằng viết về Rome thì cả chục cuốn sách cũng không đủ, và tìm trên mạng về Rome thì cũng vô thiên lủng.
 
Last edited:
Cám ơn bác Chitto rất nhiều. Tôi đọc mấy hôm mới xong chủ đề của bác. Các thông tin của bác cung cấp tuy cơ bản, nhưng cũng rất thú vị và có giá trị cho những người mới đến Roma.

Tuy nhiên, cái chi tiết bác so sánh mái vòm nhà thờ San Pietro cao gấp ba lần Cột cờ Hà Nội thì tôi thấy hơi quá!

Khi xây xong, Nhà thờ là Tòa nhà lớn nhất, cao nhất, tốn kém nhất thế giới. Nó dài hơn 200 mét, chỗ rộng nhất 140 mét, cao nhất 120 mét, chứa được 60 nghìn người. Có thể chồng 3 lần Cột cờ Hà Nội lên nhau rồi để nguyên vẹn cả chân đế vào dưới mái vòm nhà thờ này vẫn lọt. Diện tích lòng nhà thờ bằng 4 sân bóng đá.

Bác viết tiếp để cung cấp thêm thông tin cho mọi người về Roma đi. Bác có nhắc đến các nhánh của Thiên chúa giáo như Chính thống, Tin Lành, Anh giáo, Thanh giáo, ... bác có thể cho thêm thông tin chi tiết về các nhánh này được không?

Tôi cũng đợi loạt bài của bác Peter nữa. Cám ơn cả hai bác.
 
Thanh Hải;42354 said:
Tuy nhiên, cái chi tiết bác so sánh mái vòm nhà thờ San Pietro cao gấp ba lần Cột cờ Hà Nội thì tôi thấy hơi quá!

Chính xác đấy bác ạ. Vì cái cột cờ Hà Nội cạnh đáy hình vuông, mỗi chiều 42m, chiều cao kể cả cột cắm cờ mới là 40m. Trong khi đó mái vòm nhà thờ St.Peter hình tròn có đường kính cũng 42m, và chiều cao từ nền lên đỉnh là 120m. Thế chẳng phải để được 3 cái cột cờ HN vào trong hay không?

Cột cờ HN vì đứng cạnh những công trình thấp nên thấy nó cao, còn nhà thờ kia vì nó vốn đã cao rồi nên cảm giác là không đến mức thế.

Thanh Hải;42354 said:
Bác viết tiếp để cung cấp thêm thông tin cho mọi người về Roma đi. Bác có nhắc đến các nhánh của Thiên chúa giáo như Chính thống, Tin Lành, Anh giáo, Thanh giáo, ... bác có thể cho thêm thông tin chi tiết về các nhánh này được không?

Về các nhánh của Cơ Đốc giáo thì cũng nhiều thứ lắm, nhưng ít liên quan đến Roma. Tớ chưa được đến Constantinope, Maxcova, nên có viết về Chính Thống giáo thì cũng chỉ là nói suông không có thực tế. Tin Lành thì chưa đến Đức nên cũng chả thể nói được nhiều. Anh giáo, Thanh giáo thì có biết biết, cũng muốn viết trong topic "Xứ sở sương mù" nhưng cũng không có time.

Tự nhiên có người lôi topic này lên, có khi lại viết thêm vậy.
 
Đúng ra đây là chủ đề về Roma, nhưng vì Roma quá nổi tiếng với các sự tích về đạo Thiên chúa nên tôi cũng muốn biết thêm.

Bác Chitto có thể kể về sự tích của các vị tông đồ của Chúa Jesus được không? Thánh John Tẩy giả là ai? Đức Chúa Cha là như thế nào với Chúa Jesus.
 
hehe, em chào bác Thanh Hải.
Chúc mừng bác vào Việt Du chơi với bà con!

Gớm, em cũng ngầy ngật mấy ngày ở Rome, theo đường chỉ dẫn của nhà Chitto.
Công nhận là Thành đô vĩnh hằng.

Khi nào về nhà sẽ góp chuyên với các bác.
 
Thanh Hải;42387 said:
Bác Chitto có thể kể về sự tích của các vị tông đồ của Chúa Jesus được không? Thánh John Tẩy giả là ai? Đức Chúa Cha là như thế nào với Chúa Jesus.

Chúa Cha và Chúa Con (Jesus) và Chúa Thánh Thần tuy ba mà một bác ạ, gọi là Ba Ngôi Thiên Chúa (Trinity).

Cả ba tôn giáo lớn Do Thái - Kitô - Hồi đều tôn thờ chung một Thượng Đế Duy Nhất, với các tên gọi khác nhau. tiếng Do Thái là YWHM rồi Jehovah; tiếng Latin là Deus, tiếng Anh là God, tiếng Pháp là Dieu; người Ả Rập là Allah.

Nhưng chỉ có Kitô giáo (ta quen gọi là Thiên Chúa giáo) mới đặt ra thuyết Ba Ngôi: Cha - Con - Thánh Thần tuy ba nhưng là một. Thuyết này ra đời thế kỉ 3 nhằm để tôn vai trò của Jesus lên, không chỉ là một bậc Thầy, bậc Thánh, mà còn chính là Thiên Chúa. Thuyết Ba Ngôi này rất trừu tượng khó hiểu, nên với nhiều tín đồ TCG, thường chấp nhận mà không hỏi han, còn nếu hỏi han thì được trả lời bằng một câu đơn giản : "Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa".

Như vậy thời Jesus, thì Thiên Chúa vẫn là đấng duy nhất, và Jesus tự nhận mình là Con của Thiên Chúa mà thôi. Nhưng các Giáo lý sau lại nâng Jesus lên ngang với Thiên Chúa. Theo đó thì Chúa Cha - Chúa Con - Chúa Thánh Thần là Ngang nhau, cả ba tuy tách ra khỏi nhau, nhưng lại cũng chỉ là Một - Thiên Chúa. Chữ Cha và Con ở đây không có nghĩa là Cha sinh ra Con theo nghĩa thông thường, vì theo giáo lý thì Chúa Con đã xuất hiện ngay từ khởi thủy cùng với Chúa Cha rồi. Phần bản thể Chúa Con giáng sinh xuống trần để làm một Người, nhưng vẫn có cùng bản thể Thiên Chúa, nên có cả Nhân tính và Thần tính.

Do sự phức tạp của thuyết này chỉ phát sinh từ khi có giáo thuyết, nên những sự kiện gắn với Thiên Chúa trước Jesus (tức là trong kinh Cựu Ước) thì không nói cụ thể là Chúa nào, mà chỉ chung chung là Thiên Chúa thôi. Chỉ từ sau khi Jesus ra đời (tức là trong Tân Ước) thì mới phân biệt Ba Ngôi.

Do đó nếu nói đến: Cột lửa của Chúa, 10 lời răn của Chúa, tai họa từ Chúa,... thì là Thiên Chúa chung, hoặc có thể coi là Chúa Cha.

Còn nói: Vòng gai của Chúa, chén thánh của Chúa, mình Chúa, máu Chúa, khổ nạn của Chúa,... thì là Chúa Con, vì chỉ Chúa Con mới có hình thể xác thịt của con người.
 
John Tẩy Giả - John the Baptish là anh họ Jesus (mẹ của John là chị của bà Maria). Theo Tân Ước, mẹ của John được báo là sẽ sinh ra một vị Thánh, nhưng chỉ là người "đi trước mở đường" cho một đấng vĩ đại hơn - tức là Jesus.

Do đó John đã đi rao giảng niềm tin rằng Đấng Cứu Thế sắp đến, và đã đặt ra nghi thức Tẩy rửa Tội lỗi bằng nước (lễ Baptish). Nhiều người tin rằng John chính là đấng Cứu Thế, nhưng ông phủ nhận và nói rằng mình chỉ là người lót đường. Một ngày khi John đang làm lễ Tẩy rửa ở bờ sông Jordan thì Jesus đi đến. Chính John đã làm lễ Rửa tội cho Jesus rồi sau đó nói rằng : Đây mới là đấng Cứu Thế. Lúc đó các tầng trời mở ra, có tiếng Chúa Cha từ trời vọng xuống nói rằng "Đây là con ta, con rất đẹp lòng ta", một con chim bồ câu là hiển hiện của Chúa Thánh Thần bay xuống đậu vào vai Jesus. Đó là lần duy nhất cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiển vinh.
(Vì thế linh thể Chúa Thánh Thần thường được mô tả qua hình ảnh một con bồ câu bay xuống)

Sau đó John đã bị vua Do Thái là Herod bắt giam rồi giết chết (chặt đầu), trong niềm an ủi rằng đấng Cứu Thế thực sự đã xuất hiện.
 
Dưới đây là về mặt Lịch sử (các bác có niềm tin TCG có thể không đồng ý)

Về mặt Lịch sử, có thể nhận thấy rằng chính John là người đã khởi xướng sự cải cách cho Do Thái giáo khi đó đang suy đồi, và Jesus là người kế thừa. John làm lễ tẩy rửa tội lỗi cho mọi người bằng nước và sự sám hối chứ không phải bằng lễ nghi tiền bạc như các thầy tế Do Thái thời đó yêu cầu, nên rất phù hợp với tầng lớp bình dân, nghèo khổ, và tạo lập được một cộng đồng sơ khai theo mình. Nhưng điều này đã xâm phạm mạnh mẽ quyền lợi của giới tư tế, và họ gây áp lực với Herod bắt John bỏ ngục và giết đi. Cộng đồng của John tạo dựng chắc rất yếu ớt và lỏng lẻo, thiếu những giáo lý cần thiết.

Khi đó, với vai trò là người kế nhiệm, kế thừa, Jesus đã dẫn dắt cộng đồng sơ khai mà anh họ mình để lại, hoàn thiện, phát triển, nâng cao và đặt thêm nhiều giáo lý khác, để hình thành một cộng đồng rộng lớn hơn. Những giáo lý về Đức tin và Tình yêu là Jesus đặt ra đã gắn kết những người trong cộng đồng đó lại với nhau.

Và đến lượt mình, chính Jesus cũng bị giết trên Thập giá.

Sau khi Jesus bị hành hình, để tránh bị truy sát, các đồ đệ của Jesus tản ra khắp các vùng xung quanh, xa nhất là đến Roma, Ai Cập,..., tạo thành những cộng đoàn sơ khai, tiếp tục sự nghiệp của Jesus để lại.

Như vậy, John là người Khởi xướng, và Jesus là người Hoàn thiện cho một Tôn giáo mới có gốc tích Do Thái giáo xa xưa. Có thể những hình thức ban đầu của John còn sơ khai quá, và vai trò của Jesus lớn quá, nên người TCG tôn sùng Jesus gấp bội so với John. Cũng có thể vì người kế tục giáo lý toàn bộ là đồ đệ của Jesus, đồ đệ của John gần như không còn nên John mờ nhạt hơn rất nhiều. Kết cục là Jesus được tôn là Thiên Chúa tức Chúa Con, còn John chỉ là một bậc Thánh mở đường - Thánh John Tẩy Giả.
.
 
Last edited:
Nếu bác nào đi vào Đại giáo đường St. Peter sẽ thấy bức tranh này ngay ở sát cửa bên trái, cửa của cái chết - Door of the Death.

Tranh mô tả cảnh St.John the Baptist rửa tội cho Jesus bằng nước sông Jordan. Bên trên là con chim bồ câu - Chúa Thánh Thần, và ánh sáng từ các tầng trời tượng trưng cho Chúa Cha.

 
Với người TCG, vì Tổ tiên của loài người là Adam và Eva đã cãi lại lời Chúa mà ăn quả Cấm - quả cây Tri Thức mà bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng, từ đó họ đã mang tội với Chúa đời đời. Tất cả dòng giống từ họ sinh ra mãi mãi mang tội với Chúa. Tội đó gọi là Tội Tổ tông truyền, hay Nguyên tội. Lễ rửa tội là để rửa sạch tội Tổ tông đó, về sau phải làm ngay khi đứa trẻ mới sinh ra.

Trong loài người, chỉ có một không nhiễm tội đó, là bà Maria, vì vậy bà được gọi là Đức Mẹ Trinh tuyền Thánh vẹn, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội. Vì không nhiễm Nguyên tội, nên bà sinh ra Jesus là Thiên Chúa mà vẫn đồng trinh.
 
Cám ơn bác Chitto. Muốn chen ngang thêm một chút, có nhiều cách gọi nhà thờ San Pietro như Tòa thánh, Thánh đường hay như bác gọi là Đại giáo đường (nhà thờ Đức Bà ở TP HCM hình như được gọi là Vương cung Thánh đường). Vậy những cách gọi thế này có khác gì nhau không?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,317
Bài viết
1,175,130
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top