What's new

[Tổng hợp] ROME - Thành đô vĩnh hằng

"Thành đô vĩnh hằng" (Eternal City) là tên mà người ta dành riêng gọi thành Rome. Cũng không có gì là quá, khi thành phố hùng vĩ này đã là Kinh đô của La Mã trong suốt 500 năm Cộng hòa, 400 năm Đế quốc, và là Kinh đô của Giáo hội lớn nhất trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Đã từng đến thăm Rome, cũng chỉ trong ba ngày, quá ngắn cho một thành phố nổi tiếng đến thế, nhưng cũng muốn viết chút gì cho Rome, dù biết rằng viết về Rome thì cả chục cuốn sách cũng không đủ, và tìm trên mạng về Rome thì cũng vô thiên lủng.
 
Last edited:
Cám ơn bác Chitto. Muốn chen ngang thêm một chút, có nhiều cách gọi nhà thờ San Pietro như Tòa thánh, Thánh đường hay như bác gọi là Đại giáo đường (nhà thờ Đức Bà ở TP HCM hình như được gọi là Vương cung Thánh đường). Vậy những cách gọi thế này có khác gì nhau không?

Tớ có viết bên topic Quảng Trị, copy lại sang đây. Tòa Thánh (Holy See) là để chỉ toàn bộ Cấu trúc thượng tầng của Công giáo, gồm hệ thống chức sắc, luật lệ,...Tòa Thánh như vậy không phải đơn thuần là "Tòa nhà" mà là cả một hệ thống, thể chế, gồm Giáo triều Roma, các hội đồng của Vatican, và được dùng với nghĩa này nhiều hơn là nghĩa quần thể công trình Vatican.

Còn về quần thể công trình Vatican, gồm các Nhà thờ, nhà nguyện, kho tàng, các tòa nhà hành chính... gọi chung là La Mã Hoàng cung hay Thành phố Vatican.

Về thứ bậc của Nhà thờ Công giáo, có thể có các bậc sau:
- Đại (vương cung) Thánh đường
- Vương cung thánh đường
- Nhà thờ Chính tòa
- Nhà thờ xứ
- Nhà thờ họ đạo

Đại Thánh đường, hay Đại Vương cung Thánh đường - Major Basilica, trên Thế giới chỉ có 4 tòa, tức là bốn tòa Giáo trưởng Thánh đường ở Rome (mà tớ đã viết ở đây)

Vương cung Thánh đường, hay Tiểu vương cung thánh đường - Minor Basilica là cấp thứ hai, do Giáo hoàng phong, ở Việt Nam chỉ có 2. Một ở La Vang đã đổ nát, thứ hai là Nhà thờ Đức bà ở Sài Gòn (được phong năm 1962)

Nhà thờ Chính tòa (Cathedral) là nhà thờ chính của một giáo phận (gồm nhiều giáo hạt, giáo khu, giáo xứ), do Tổng giám mục phong. Việt Nam có 26 nhà thờ Chính tòa ứng với 26 giáo phận. Chữ Cathedral nguyên nghĩa là cái ghế ngồi của Giám mục. Nhà thờ Chính tòa bao giờ cũng phải có cái ghế đó để trước bàn thờ.

Bản thân Đại Thánh đường và Vương cung Thánh đường cũng có thể là nhà thờ Chính Tòa, ngược lại chưa chắc. Đại thánh đường St. Lateran là nhà thờ Chính tòa của Roma, nhưng 3 Đại thánh đường còn lại thì không; Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn là nhà thờ Chính tòa của Sài Gòn, còn Vương cung Thánh đường La Vang thì không phải Chính tòa vì đã đổ nát.

Nhà thờ xứ là nhà thờ cấp dưới của nhà thờ Chính tòa. Một nhà thờ xứ dù xây mới hay lâu rồi bao giờ cũng phải thuộc địa hạt của một nhà thờ Chính tòa.

Nhà thờ họ đạo... là các nhà thờ nhỏ, nhà nguyện do các xứ, các họ đạo tự xây dựng, không có linh mục. Chỉ mời linh mục về làm lễ.


Đấy là tớ hiểu thế, có thể không hoàn toàn đúng. Bác nào biết tường tận hơn thì giúp tớ.
 
Last edited:
Trevi fountain

Trong hàng chục đài phun nước ở Rome, đài phun nước Trevi (Fontana di Trevi) nổi tiếng nhất. Đài được làm bằng đá cẩm thạch, ngay ở một mặt của cung điện Poli.

Thời xa xưa, địa điểm này là cuối của một số đường dẫn nước vào thành Rome, và đã có một đài phun nước ở đây từ trước Công nguyên. Theo truyền thuyết thì đầu nguồn nước từ núi đá được những vị tiên - trinh nữ rót xuống, nên trên đài phun có hình tượng của những trinh nữ này.

Đài phun nước nổi tiếng vì vẻ đẹp hoàn hảo trong điêu khắc kết hợp với nước, và còn vì một truyền thống tin rằng khi ai đứng quay lưng lại mà ném một đồng xu, nó rơi xuống nước thì người đó sẽ còn quay lại Rome.

Hàng tuần, người ta đều phải làm một việc là vớt hết xu ở đáy bể nước đi.

Đài phun Trevi lúc nào cũng đông nghịt người. Tìm được một lúc chụp ảnh không hề dễ.

Nước dưới đài phun có màu xanh ngọc rất đẹp, không phải vì nước xanh, mà là vì đáy bể được sơn màu xanh.


 
Đài phun Trevi lúc nào cũng đông người, kể cả buổi tối.

Tớ nhớ cái buổi tối hôm ấy, quay lại Trevi, thì người ta ngồi kín các bậc đá xung quanh. Mình cũng ngồi đó, thấy bên cạnh có một đôi vừa chớm trung niên đang ngồi ngắm đài phun nước, mỗi người một cốc bia.

Bắt chuyện thì biết là hai vợ chồng người Đức, và năm nào vào tháng ấy họ cũng từ Đức sang Rome, chỉ để ngồi uống bia ngắm đài phun nước Trevi, để rồi hôm sau quay về Đức. Có lẽ ở đây họ đã có những kỉ niệm sâu lắm.

Mình thì thấy cũng thích nhưng không đến nỗi thế.

Ảnh chụp tối, máy kém, lại chỉnh hồi mới biết chỉnh, nên trông khiếp khiếp.

 
Navona piazza

Đài phun nước Trevi là nổi tiếng nhất Rome, sau đó có lẽ là đài phun nước ở quảng trường Navona (Navona piazza)

Quảng trường này dài chứ không vuông hay tròn, và có 3 đài phun nước. Nơi đây có nhiều họa sĩ, quán nước... rất nổi tiếng.

Đài phun nước ở chính giữa là tác phẩm của Bernini, gọi là đài phun Bốn dòng sông (Fontana dei Quattro Fiumi), dựng năm 1651. Vào thời điểm đó, người châu Âu cho rằng có 4 châu lục, và đã Bernini lấy bốn dòng sông tại bốn châu làm cảm hứng tạo nên tác phẩm đài phun nước tuyệt đẹp này. Đó là các dòng sông:
- sông Danube của châu Âu
- sông Ganges (sông Hằng) của châu Á
- sông Nil của châu Phi
- sông Plate của châu Mỹ.

Mỗi dòng sông có một vị thần, quay ra một hướng. Và trên đỉnh là cột Obelisk lấy từ Ai Cập dựng thẳng đứng.

Đây là 1 trong 4 công trình tượng trưng cho triết học Platon, coi thế giới từ 4 yếu tố: Đất, Nước, Lửa, Gió; trong đó quảng trường thánh Peter là Gió, quảng trường Navona là Nước.
 
Một góc của đài phun Bốn dòng sông. Vị thần quay ra đây là thần sông Hằng, dòng sông với cây trái của châu Á. Có thể thấy phia sau là cây cọ của sông Nil. Bên trái là thần sông Danube của châu Âu quay lưng lại.


picture.php
 
Đài phun này nằm ngay trước một nhà thờ. Nhà thờ này do kiến trúc sư là đối thủ của Bernini thiết kế và xây dựng.

Điều đặc biệt là tượng thần sông Plate đưa tay lên ngang mặt, và khuôn mặt nhăn nhó khổ sở, lại nhìn về phía nhà thờ này. Người ta nói rằng Bernini tạo pho tượng ấy ngụ ý vị thần phải che mặt xấu hổ do nhà thờ kia xây xấu quá !!

Đó là truyền thuyết thú vị khi đến thăm Quảng trường Navona thôi. Thực tế thì nhà thờ xây sau khi Bernini dựng đài phun nước đến mấy năm liền.
 
Hình ảnh thường gặp ở quảng trường Navona là những nghệ sĩ đường phố.

Những nghệ sĩ chơi nhạc - hay gặp; những pho tượng-người : cũng gặp nhiều. Nhưng nghệ sĩ này đặc biệt cuốn hút. Anh không chỉ đi xe đạp, tung hứng những cây đuốc như trong rạp xiếc, mà còn bày trò cho mọi người xung quanh. Những người trợ giúp anh là những người qua lại, giúp anh đốt lửa, đưa đuốc, và kể cả để anh làm trò.

Xem vui lắm. Hehe. Anh này biểu diễn hoàn toàn vì sở thích, không có chỗ nào để bỏ tiền vào đâu nhá.


picture.php
 
Lúc tớ ở Vatican là lúc chiến tranh Iraq nên được diện kiến Đức Giáo Hoàng đọc bài kêu gọi hòa bình. Dĩ nhiên là xa xa chứ không được đứng gần. :) Còn thành Rome thì nhiều cờ nhiều màu, cờ phản chiến. Đọc bài của Chitto hay ghê, nhưng mà mất cả buổi chiều đấy.

Về các tôn giáo xin chia sẽ thêm với Chitto và Peter 1 chút. Cả 3 tôn giáo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo đều cùng là độc thần giáo. Do Thái giáo thì giành Chúa về riêng cho mình nên chẳng cho ai ngoài người Do Thái theo cả. Hồi giáo thì xem Jesus cũng chỉ là một vị tiên tri như Mohamed thôi.
Thiên Chúa giáo có Jesus - Chúa con mang hình hài của loài người nên có hình tượng thờ chứ Hồi giáo thì chỉ có Alla nên không có hình tượng. Họ chỉ hướng về thánh địa Mecca và hốc tường. Bởi vậy mấy khách sạn ở các nước hồi giáo hay có mũi tên chỉ về Mecca. Hồi giáo không dám vẽ hình, tô tượng người, thú vì cho đó là quyền năng của Thiên Chúa. Họ chỉ vẽ hoa, lá hoặc người/thú thì phải rất cách điệu.
Mình cũng đi nhưng mà viết như Chitto thì chịu. Cám ơn bạn nhiều nhé.
 
Lúc tớ ở Vatican là lúc chiến tranh Iraq nên được diện kiến Đức Giáo Hoàng đọc bài kêu gọi hòa bình. Dĩ nhiên là xa xa chứ không được đứng gần. :) Còn thành Rome thì nhiều cờ nhiều màu, cờ phản chiến.

Đúng là gần đây trong chiến tranh Iraq, Tòa Thánh thể hiện quan điểm phản chiến, tất nhiên là rồi không có kết quả gì hết.

Nhưng thực ra người Việt Nam ta cũng không nên quên rằng vào năm 1954, sau khi Việt Minh đánh thắng Pháp ở Điện Biên Phủ, thì cũng chính một Giáo hoàng của Vatican - Giáo hoàng Pius XII - đã ủng hộ Hồng y Spellman đề nghị chính phủ Mỹ ném 1 đến 6 quả bom nguyên tử (loại mạnh gấp 3 quả thả ở Nhật) xuống Việt Nam với lý do là "để kết thúc chiến tranh".

Và cũng không nên quên cái chết của hàng chục triệu người châu Âu trong đêm trường trung cổ vì lý do "dị giáo", năm triệu người phụ nữ bị thiêu sống vì lý do "phù thủy" do Tòa án Tôn giáo kết tội.

Sự cầu nguyện cho hòa bình ngày hôm nay phải chăng là bài học khá muộn rút ra từ quá khứ ?
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top