What's new

[Tổng hợp] ROME - Thành đô vĩnh hằng

"Thành đô vĩnh hằng" (Eternal City) là tên mà người ta dành riêng gọi thành Rome. Cũng không có gì là quá, khi thành phố hùng vĩ này đã là Kinh đô của La Mã trong suốt 500 năm Cộng hòa, 400 năm Đế quốc, và là Kinh đô của Giáo hội lớn nhất trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Đã từng đến thăm Rome, cũng chỉ trong ba ngày, quá ngắn cho một thành phố nổi tiếng đến thế, nhưng cũng muốn viết chút gì cho Rome, dù biết rằng viết về Rome thì cả chục cuốn sách cũng không đủ, và tìm trên mạng về Rome thì cũng vô thiên lủng.
 
Last edited:
Pantheon

Cách không xa quảng trường Navona là một công trình thời La Mã nổi tiếng: Đền Pantheon.

Đền này được xây từ thời La Mã, đầu Công nguyên, thờ các vị thần La Mã. Các vị thần La Mã có gốc từ các vị thần Hy Lạp, như Jupiter vốn gốc là Zeus; Venus gốc là Aphrodite; Mars gốc là Ares; Mercury gốc là Hermex...

Công trình bằng đá này rất nổi tiếng vì kiến trúc của nó, kiến trúc đứng vững hai nghìn năm với một mái vòm vĩ đại, trong suốt một nghìn năm trăm năm không có mái vòm nào vượt qua được, đến tận khi nhà thờ St.Peter được xây xong.

Ngày xưa, trên bề mặt hình tam giác là phù điêu tạc về các vị thần La Mã, và xung quanh các góc cũng có các vị thần đứng. Dòng chữ lớn phía trước đền ghi vị hoàng đế La Mã đã dựng ngôi đền này.

Phía trước lại có một cây cột Obelisk lấy từ Ai Cập. Du khách cứ gọi là kìn kìn.


picture.php
 
Trông xa thì cũng không có gì ấn tượng lắm, thậm chí ngôi đền trông cô độc và trơ trụi giữa những ngôi nhà xung quanh. Nhìn cứ giống giống cái lò gạch thật to vậy.

Nhưng đến gần mới thấy độ lớn của nó. Mấy cây cột bên ngoài mà đã thế này rồi


picture.php
 
Đã trót nói thì nói luôn Chitto à. Giáo hội, mà đứng đầu là Đức Giáo Hoàng, cũng chỉ là tập hợp những người theo đạo Chúa thôi. Theo tớ thì cũng khó nói họ đại diện cho Chúa được. Giáo hội của các tôn giáo khác cũng thế. Cũng tranh giành quyền lực, gây ảnh hưởng, ép buộc theo đạo,....muôn đời vẫn thế. Nhưng chi tiết về việc ném bom VN là mình mới biết đấy. Ghê quá. VN là một trong những nước không có quốc giáo, và mình mong mãi vẫn vậy. Ai muốn theo tôn giáo nào thì tùy. Chung quy thì cũng về Cát bụi thôi.
Thôi Chitto post tiếp đi, để mọi người còn thưởng thức.:)
 
Hì, lâu lâu có người tham gia, nên tớ lại có hứng quay lại viết về mấy cái này.

Bạn (và nhiều người, trong đó có tớ) có thể không chấp nhận Giáo hoàng là đại diện cho Chúa. Tuy nhiên người Công giáo và chính Giáo hoàng có thể không nghĩ vậy.

Một trong những danh xưng của Giáo hoàng La Mã là : "Vicar of Christ" - Đại diện của Chúa Kitô, hoặc "Vicar of God" - Đại diện của Thiên Chúa.

Vào thời Kitô giáo được công nhận ở La Mã, có 5 Giáo trưởng của 5 giáo hội, và mỗi vị đều tự cho mình là truyền thừa từ một Thánh tông đồ, do đó tự xưng là Đại diện của Thánh đó, chẳng hạn Giáo trưởng Constantinope là Đại diện của Thánh James, Giáo trưởng Alexandria là Đại diện của Thánh Mark, còn Giáo trưởng Roma là Đại diện của Thánh Peter: Vicar of St.Peter.

Nhưng sau đó, để muốn thể hiện uy quyền bề trên của mình (dù các giáo hội khác không công nhận), thế kỉ 5, Giáo trưởng Roma - khi đó thực sự thì chưa nên gọi là Giáo hoàng - đã đổi danh xưng "Đại diện của thánh Peter" thành "Đại diện của chúa Kitô", tức là nâng cấp mình lên hẳn một bậc trên các giáo trưởng khác, đại diện thẳng từ Chúa chứ không còn từ các Thánh nữa.

Giáo hội Công giáo La Mã đã giữ danh xưng này từ đó đến nay, và các Giáo hoàng hiện nay luôn tự nhận mình là Đại diện của Chúa. Dù vậy, thì các giáo hội khác Công giáo không bao giờ công nhận điều này.


Thêm vào đó, Giáo triều La Mã còn đặt thêm thuyết "Giáo hoàng vô ngộ", tức là Giáo hoàng không bao giờ sai lầm - "Papal infallibility"

Thế nhưng lại cũng có những Giả Giáo hoàng, Phản Giáo hoàng (anti-pope) nữa.

 
thế kỉ 5, Giáo trưởng Roma - khi đó thực sự thì chưa nên gọi là Giáo hoàng

Tại sao tôi lại nói Giáo trưởng Roma khi đó chưa nên gọi là Giáo hoàng, dù rằng tất cả các tài liệu đều gọi từ thánh Peter trở đi là Giáo hoàng cả.

Danh xưng Pope - mà ta dịch là Giáo hoàng - vốn chỉ có nghĩa là "Cha" gọi một cách tôn kính. Và Giáo trưởng Alexandria dùng danh xưng Pope này trước cả giáo trưởng Roma đến cả trăm năm, nhưng không dịch Pope of Alexandria là Giáo hoàng Alexandria.

Thời mà 5 Giáo trưởng - patriarch - chia nhau chăm sóc La Mã về mặt tôn giáo, thì chính quyền thuộc về hoàng đế La Mã, các Giáo trưởng không có quyền thế tục, không có quan lại, hệ thống hành chính của mình. Khi La Mã phân chia, thể chế đó vẫn tiếp tục, và các Giáo trưởng dù có xưng danh là Pope, thì cũng vẫn chỉ có giáo quyền mà thôi.

Sự kiện quan trọng là sau năm 800, Charlemange đại đế đã tặng riêng cho Giáo trưởng Roma một phần đất rộng lớn để tự cai trị. Và chỉ từ đó, Giáo trưởng Roma đã có thêm một quyền lực nữa: quyền lực thế tục của người làm Vua bên cạnh quyền lực tôn giáo vốn đã có từ xưa. Và Giáo hội của Roma thêm một chức năng nữa, là một triều đình với các quan lại, quân đội, hành chính, gọi là Giáo triều Roma.

Và thế là Pope của Roma đã là Giáo trưởng + Hoàng đế = Giáo hoàng.
Toà thánh = Thượng tầng Giáo hội + Giáo triều

Do đó, với tớ, thì chỉ từ khi thực sự sở hữu vùng đất riêng, không phải chia xẻ chính quyền với bất cứ vị vua nào, Pope của Roma mới thành Giáo hoàng.

Còn Pope của Alexandria, Patriarch của Constantinople cho đến giờ vẫn chỉ là Giáo trưởng, Thượng phụ, mà không thể trở thành Giáo hoàng được, bởi các vị chỉ có giáo quyền mà không có quyền lực thế tục, không được làm Vua.
 
Tôi chỉ được ở Roma có 3 ngày nhưng tôi thấy nhà nghiên cứu Chitto đặt cái tên topic này là Rome-Thành đô vĩnh hằng quả là chí lý và chính xác(c).
Tôi không hiểu sao lại có những bạn có ý kiến là thất vọng về cái sự bẩn, xấu và phơi quần áo chẳng khác gì Việt Nam nhà mình? Đúng là có những cái đó, bởi vì Roma là nơi có sự giao thoa văn hóa giữa châu Âu và châu Phi, mặc dù tỉ lệ chắc là 9-1. Tại sao lại không nhìn vào những công trình vĩ đại được xây dựng cách đây trên 2000 năm mà đến bây giờ họ vẫn còn bảo tồn được để chúng ta đến chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm lịch sử?
Kiến trúc ở Roma đúng là nhìn không thể đẹp đẽ và hài hòa như ở Paris, nhưng sự thô mộc đó chính là nét riêng không thể trộn lẫn của Roma. Tôi thấy yêu vô cùng sự cổ kính được gìn giữ đến bây giờ, yêu vô cùng những con đường lát đá, yêu cả những hàng quán lấn ra vỉa hè và cả những cửa hàng hoa quả lưu động trên phố mà chủ nhân chắc là những người Thổ, người Ấn. Tôi thán phục chính sách bảo tồn vẻ cổ kính cho Roma, tất cả những cửa hàng cửa hiệu bên trong rất sạch sẽ hiện đại nhưng không hề phá hỏng bộ mặt cảnh quan chung. Tất cả những cái đó đã tạo nên một Roma độc nhất vô nhị, một Roma quyến rũ vô cùng. Đến giờ tôi vẫn ước có ngày được trở lại nơi đây. Cảm ơn Chitto đã lập topic này và đã có những bài viết công phu và khoa học về Rome. Và tôi hy vọng Rome sẽ thực sự là vĩnh hằng để là điểm đến của tất cả những ai đem lòng yêu thành phố cổ kính-thành phố đi vào lịch sử này.
 
Triple tiara

Để thể hiện cả thần quyền và thế quyền tối cao của mình trên tất cả các giáo hội, các quốc gia, Giáo hoàng Roma đội một chiếc Miện có kiểu dáng đặc biệt.

Nếu các vị vua châu Âu đội vương miện thì Giáo miện này lại có đến ba tầng vương miện trên đó. Ba tầng tượng trưng cho quyền lực bao trùm của Giáo hoàng, được giải thích theo nhiều nghĩa, nhưng chính thức thì ba tầng đó đại diện cho ba vai trò mà Giáo hội Công giáo đặt vào Giáo hoàng: Giáo chủ của các vua, Cai trị thế giới, Đại diện Chúa Kitô. Trong bảo tàng Vatican có trưng bày một số giáo miện của các đời Giáo hoàng trước. Ba đời Giáo hoàng gần đây không dùng giáo miện nữa.

Cùng với giáo miện ba tầng, hai chiếc chìa khóa mở cổng thiên đường bắt chéo nhau trở thành biểu tượng của Tòa thánh Vatican, là Quốc huy của Vatican.

Đồng thời mỗi Giáo hoàng đặt ra logo của mình. Logo đó kết hợp với hình giáo miện ba tầng, chìa khóa thiên đường tạo thành hình biểu tượng cho mỗi vị Giáo hoàng. Và các công trình do Giáo hoàng nào xây dựng thì gắn biểu tượng (giáo huy) của vị đó.

Những giáo huy này xuất hiện khắp Italia, và ở Roma thì mật độ dày đặc. Gần như tất cả mọi công trình được dựng trước 1870 đều có giáo huy, vì khi đó mọi công trình đều nằm dưới quyền của giáo hoàng cả. Chỉ từ sau 1870, khi Nhà nước Italia chính thức thành lập, quyền làm vua của Giáo hoàng chỉ còn trong phạm vi Vatican, thì các hình biểu tượng này mới không được gắn thêm bên ngoài Vatican.


Hình ghép: Giáo miện ba tầng, Quốc huy Vatican, và một giáo huy gắn trên trần nhà thờ St.Peter.

picture.php
 
Mấy hôm trước mới đọc truyện "Thiên thần và Ác quỷ" (Angels and Demons) của Dan Brown, đồng tác giả "Mật mã De Vinci" (Da Vinci Code), bối cảnh hoàn toàn xảy ra tại thành đô Roma, với rất nhiều địa danh nổi tiếng mà tớ đã và định đề cập đến trong topic này.

Cuốn truyện này xây dựng có một số điều hơi buồn cười, do muốn hư cấu cho câu truyện thêm hay.

Một trong những điều tớ thấy buồn cười nhất, đó là chuyện nhân vật chính Langdon phải đi tìm bốn "bàn thờ khoa học" - tương ứng với bốn Nhà thờ, tượng trưng cho bốn yếu tố Đất - Lửa - Nước - Không khí mà Bernini đã dựng lên. Trong câu truyện này, Langdon (và gần như tất cả mọi người khác) đều không biết bốn địa điểm đó ở đâu trong thành Rome rộng lớn. Langdon đã phải vận dụng tất cả các kiến thức cùng những tài liệu cổ xưa, những câu thơ bí hiểm, những biểu tượng định hướng kì dị, cùng với một trí tuệ đỉnh cao ... mới có thể xác định được các địa điểm đó, và luôn đi sau sát thủ một bước, luôn tìm đến địa điểm muộn màng.

Trên thực tế, cũng như tớ đã viết trong các bài trước, khách du lịch đến Rome mà tìm hiểu đều có thể biết bốn vị trí mà Bernini xây dựng để tượng trưng Đất - Lửa - Nước - Không khí là bốn Quảng trường.

Quảng trường St. Peter tượng trưng Không khí
Quảng trường Navona tượng trưng Nước
Quảng trường Popolo tượng trưng Đất
Quảng trường Barberini tượng trưng Lửa

Điều này tớ biết từ lâu lắm rồi, nhưng đọc truyện của Dan Brown thì cứ như đó là một bí mật lớn, một điều vô cùng huyền bí khó tìm vậy.

Ngoài ra còn một số những điều vô lý nữa. Nhưng thôi, truyện là truyện...
 
Pantheon

Tiếp tục với điện Pantheon, tòa điện cổ đại có mái vòm lớn nhất thế giới từ đầu Công nguyên cho đến khi nhà thờ St.Peter chiếm vị trí đó 1500 năm sau.

Điện Pantheon là điện "Bách thần" để thờ các vị thần của Đa thần giáo La Mã, từ Jupiter, Juno, Mars, Venus... đến thế kỉ 7 thì chuyển thành nhà thờ Thiên Chúa giáo. Các tượng thần La Mã bị dỡ bỏ để thay vào đó là tượng Đức Mẹ và các thánh cho đến ngày nay.

Mái vòm điện Pantheon thực sự làm tớ thấy choáng ngợp bởi nó quá lớn, và có một lỗ lớn ở chính giữa đỉnh. Cái lỗ ấy đường kính đến 8m, nghĩa là bỏ lọt cả một cái xe 24 chỗ vào trong đó cũng còn thừa.

Tớ đến đó vào lúc trời đang nắng bỗng có một cơn mưa bóng mây. Một cảm giác không bao giờ quên: một cột nắng xiên tạo thành một vòng tròn lớn trên nền nhà, và những giọt mưa bay bay tạo thành những giọt sáng lấp lánh. Đứng giữa một gian điện rộng lớn mà lại như giữa trời.


Mượn tạm ảnh trên mạng.


picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top