What's new

[Tổng hợp] ROME - Thành đô vĩnh hằng

"Thành đô vĩnh hằng" (Eternal City) là tên mà người ta dành riêng gọi thành Rome. Cũng không có gì là quá, khi thành phố hùng vĩ này đã là Kinh đô của La Mã trong suốt 500 năm Cộng hòa, 400 năm Đế quốc, và là Kinh đô của Giáo hội lớn nhất trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Đã từng đến thăm Rome, cũng chỉ trong ba ngày, quá ngắn cho một thành phố nổi tiếng đến thế, nhưng cũng muốn viết chút gì cho Rome, dù biết rằng viết về Rome thì cả chục cuốn sách cũng không đủ, và tìm trên mạng về Rome thì cũng vô thiên lủng.
 
Last edited:
Ngồi mất công làm cái bản đồ địa danh dưới đây. Có thể nó không giúp gì cho người tìm hiểu Rome, nhưng có giá trị nhắc nhớ cho chính mình. Đó là những nơi đã đến và những nơi muốn đến nhưng chưa đến được.



Những điểm màu lơ là của thời La Mã
Những điểm màu xanh lá là một số nhà thờ nổi tiếng
Những điểm màu vàng là các quảng trường
Những điểm màu cam là các công trình

Nhà ga chính Termini ở bên phải, tòa thánh Vatican ở bên trái, khu Forum La Mã ở bên dưới, ở giữa là dòng sông Tiber.
 
Bác chitto cho em hóng hớt một câu.

Em mới đi Rome về, cảm giác là thất vọng, hay em ở đây ít quá, chỉ 2 ngày 2 đêm, một đêm ngủ ngoài sân bay không tính.

Dẫu biết rằng Rome - Eternal City - Lifetime is not enough. Nhưng thật sự vẫn thất vọng với những gì Rome trình diễn, ngoài những công trình đổ nát đã có tuổi vài nghìn năm.

Lý do em muốn tới Rome là do lịch sử của nó, một đế chế kéo dài nhất lịch sử nhân loại, sự ảnh hưởng của Rome lên phần còn lại của thế giới và là nơi nên cộng hoà đầu tiền (thể chế chính trị tiến bộ nhất cho đến giờ) trên thế giới.

Nhưng những gì Rome thể hiện không toát lên được điều này (theo cái em cảm nhận) từ đường phố, kiến trúc, văn hoá, con người.

Em ở một thành phố mà hiện giờ người dân da màu nhiều hơn dân bản địa Paris. Thế nhưng muốn tìm một hàng bánh, một quán cafe, một nhà hàng, một con phố, hiệu sách mang đậm chất Paris lúc nào cũng có thể thấy. Ở đây chính là sự giữ gìn và phát triển.

Em tới Collosseum, côn trình được đánh giá là vĩ đại, thật to, nhưng không còn vẻ hoành tráng, mà đầy những hàng rào, khu vực vào thăm quan cũng cực kỳ hạn chế. Qua Forum des Rome cũng thế, các chỗ khác cũng có cảm giác tương tự.

Rome là cái nôi của văn hoá/văn minh Phục Hưng, nhưng đáng buồn thay, không thấy điều gì thể hiện đậm chất phục hưng, không có sự mềm mại. Một số công trình to, hoành tráng, nhưng trông nó khá thô.

Nhưng bù lại thì capuchino của Rome cực ngon, em chưa thấy chỗ nào làm một ly capuchino ngon đến như thế. Nó khiến em se quay lại Rome nếu có thể, nhưng là để uống ly capuchino đậm chất Ý, không chỗ nào có.

Em có vài dòng loãng topic của bác, nếu cần thì em sẽ xoá.

Bạn ơi, kiến trúc tiêu biểu của Roma là cổ đại La Mã và trung cổ, chứ không phải là Phục Hưng. Phục Hưng khởi nguồn ở Florence. Kiến trúc mềm mại thì lại là Baroque với những thành phố tiêu biểu như Paris, Dresden chứ không phải là kiến trúc Phục Hưng . Phục Hưng tường phẳng, không có điêu khắc ở bên ngoài, thêm mái vòm hình củ hành là ảnh hưởng của kiến trúc Đông La Mã.

Kiến trúc mềm mại Baroque tiêu biểu ở Rom gồm : thánh đường St.Peter ở Vatican, vườn Vatican. Quảng trường Popolo, Navona, Venezia (quảng trường này nghiêng về kiến trúc Cổ điển, là dòng sau của Baroque), các khuôn viên và đài phun nước, đặc biệt là phía bên trong các nhà thờ với những tranh tường cỡ lớn, tượng điêu khắc và các cột trụ mạ vàng.

Khi chuyển từ kiến trúc trung cổ thiếu ánh sáng (thường là Gotic ) sang Baroque trọng ánh sáng, người ta đã phá huỷ đi rất nhiều các tấm kính màu sặc sỡ cỡ lớn, để lấy ánh sáng vào trong.

Nói thật mình thấy Rom bẩn y như Paris, cũng nhộn nhạo như vậy, thấy giống Hà Nội kinh lên được . Nhưng có lẽ Rom là thiên đường của các con chiên. Thành phố nhiều nhà thờ nhất trên thế giới. Đi bộ cứ 20m lại có một nhà thờ . Mà bên trong thì đẹp kinh khủng. Không thích St. Peter lắm,vì có cảm giác nó ứ đầy sự trù phú, nhưng hầu hết các nhà thờ thánh Maria đều đẹp , phải nói là quá đẹp . Một ở gần ga Termini, một ở gần quảng trường Venezia, một ở quảng trường Popolo.

Căn bản Rom là thành phố để xem chứ không phải là thành phố để nghỉ ngơi. Thế nên cảm giác hơi hụt cũng là dễ hiểu.

Roma ngoài các công trình hoành tráng thì bẩn kinh bác Chitto a. Nhà cửa cũng lộn xộn nữa. Buồn cười nhất
quả các bạn chăng dây phơi quần đùi ngòai cửa sổ. Nhà cửa thì xây rõ xấu, xít vào nhau chi chít, y như ở VN. Ra ngoại thành vào mấy khu Vila thấy tòan xây đến 90% diện tích đất, sân thượng vòng quanh nối lên tầng thượng. Xấu kinh hoàng luôn. Roma ở miền Nam Ý, ngoại ô xác xơ nghèo khổ, ăng ten treo đầy trên tầng thượng như VN mình hồi bao cấp.

Chưa kể phố xá bốc mùi, nhà cửa xuống cấp.Trước khi đi em cũng đã chuẩn bị tinh thần miền Nam Ý nghèo hơn miền Bắc nhưng không ngờ nó lại chênh lệch thế, nhất là so với Đức nhợn quê em. Xời, có đứa cứ bảo Đông với Tây Đức chênh lệch chứ đường đông Đức to vãi, nhà cửa mới xây đẹp cực kỳ luôn, nhà cổ ngòai nhà bỏ hoang ra thì cái nào trông ra cái đấy. Roma kiểu không được chăm sóc thế nào đó. Cửa gỗ loang lổ như mấy cái phố cổ Hà Nội. Đường thì ô tô đỗ ngổn ngang, xe máy ô tô còi bấm bim bim, y như Hà Nội .

Nội bên trong các khu di tích thì không thể chê một câu nào được. Chỉ có thể nói hai từ : Hoành tráng. Các khu Forum cổ đại, các pháo đài cũ, nhà thờ. Số di tích gấp khoảng 200 lần các thành phố thường thường bậc trung ở châu Âu và cũng phải gấp 10 lần những thành phố nổi tiếng khác. Nó chật cứng lịch sử và di tích.

Ghét mỗi cái là ứ có tiếng Anh chỉ dẫn gì. Nhất là trong khu Platine. May còn có quyển sách hướng dẫn còi không thì chẳng biết tìm hiểu ở đâu.
 
Cảm ơn bác Choè cho em biết thêm về kiến thức thú vị.
Em đến Paris lần đầu là mùa hè năm 2003, và ghét nó kinh khủng, ồn ào, dơ bẩn, nhộn nhạo và không có tí tẹo nào của sự hào nhoáng, hoa lệ.

Năm 2006 em mới quay lại Paris,cũng chỉ vì công việc, không khoái tí tẹo nào, nhưng sau 1,5 năm ở Paris, cảm thấy hiểu nó nhiều hơn, nó có chiều sâu như mọi người vẫn đồn thổi. Và quan trọng hơn nó chứng minh được cái văn hoá nó mang trong mình. Không phải ở tháp Eiffen, không phải ở Le Louvre, không phải các công trình đồ sộ, nổi tiếng (thật sự rất ít khi nào em ghé qua) mà là những con phố, những góc đường mà trước giờ em mãi lo ngắm các công trình to không để ý.

Đến Rome cũng thế, em chỉ dạo qua các công trình nổi tiếng để đi cho biết và lang thang phần lớn trên các con phố, lặn vào cuộc sống của người dân để cố tìm một cái gì đấy để ghi lại, vì em là dân chụp ảnh đời thường nên cần những cái này. Nhưng thật sự khó tìm, vì đa phần là dân du lịch, dân bán hàng nhái, hàng lậu gặp được tất cả các nơi trên đường, ngay cả những con phố sang trọng nhất, hàng hoá lưu niệm.... nó chung là rất nhốn nháo.
Lăn vào những cuộc sống hàng ngày nhưng không tìm thấy góc nào của Rome, cố đi theo Lonely Planet cũng toàn thấy không phải Rome. Thật sự thất vọng, mà rất có thể do thời gian quá ít.

Toà thánh Vatican thì rất to, rất hoành tráng, nhưng nó lạnh lẽo và xa lạ với phần còn lại của cuộc sống con người, ít ra là em cảm thấy thế. Một sự xa hoa có đáng dành cho một thánh đường???

Nhưng em không thích kiểu khai thác di tích của Rome, rất kiểu củ chuối An nam mít. Thật đáng buồn cho một thành phố mang trên mình cái tên Thanh phố vĩnh hằng - Thành phố có sự ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Hay Rome không vác nổi quá khứ của nó???

Nhưng thật sự cafe capuchino rất ngon, ngon kinh khủng đấy, nên đến để uống và thưởng thức không khí cafe không nơi nào có, ngay cả Paris.
 
Em nghe nói thành phố cổ Rome được xếp vị trí thứ 2 sau New York trong Topten những thành phố thời thượng nhất trên thế giới năm 2007 do The Global Language Monitor - GLM tổ chức . Đứng trên cả Paris London hay Milan. Ngoài giá trị lịch sử, văn hoá chắc chắn nó có nhiều thứ giá trị "thời thượng" khác mà với thời gian ngắn ngủi ta không thể biết hết được.
Bác Chitto viết tiếp đi
(beer)
 
Em nghe nói thành phố cổ Rome được xếp vị trí thứ 2 sau New York trong Topten những thành phố thời thượng nhất trên thế giới năm 2007 do The Global Language Monitor - GLM tổ chức . Đứng trên cả Paris London hay Milan. Ngoài giá trị lịch sử, văn hoá chắc chắn nó có nhiều thứ giá trị "thời thượng" khác mà với thời gian ngắn ngủi ta không thể biết hết được.
Bác Chitto viết tiếp đi
(beer)

Vâng, cái này cũng chưa kịp nói đến. Là vì Rome mà những người du lịch ít ngày đến thăm chỉ là Roma, chứ chưa phải Rome đầy đủ. Tức là du lịch chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực thành Roma cổ, còn Rome thì gồm khu Roma ở trung tâm nhưng còn phát triển rộng ra khắp các phía. Khu Roma chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích của Rome thôi.

Do đó những người du lịch ngắn hầu như không biết được về sự "thời thượng", không biết đến một Rome hiện đại, thủ đô của cường quốc đứng thứ 7 trên thế giới.

Những sàn diễn thời trang, các công ty, tập đoàn,câu lạc bộ bóng đá,...không nằm trong Roma, mà nằm ở khu vực khác của Rome.

Và cũng vì Roma chủ yếu là khu Di tích, Du lịch, Tôn giáo,..., nên mới đông dân nhập cư, bán hàng dạo, hàng lậu, ăn cắp, chen chúc, và dễ khiến người ta hiểu nhầm rằng Rome chỉ có vậy.

24346f2084f8ec25.jpg
[/url]
 
Last edited:
Đúng vậy bạn chitto ạ, tớ nghĩ là cần có thời gian để sống với một thành phố có lịch sử lâu đời của nó, cái tớ viết ra là cảm nhận của 2 ngày cố lang thang mọi ngóc ngách của Rome.
Còn tớ quan niệm thế này, vùng nào còn mang số code postal của Rome thì được gọi là Rome. Vì thật ra, tớ ở Paris, nhiều người nói đến Paris không thể không đi Chateau de Versaille, Charrles, các công viên, các vườn...nhưng nó không còn là Paris mà là vùng phụ cận. Paris cũng không dễ cảm, các thành phố khác cũng thế. Ở Pháp thì thành phố tớ thích nhất lại là Lyon, tớ có thời gian khá dài ở đây.
Và quan niệm của tớ là tớ thích có con người hiện diện, chứ không phải là các công trình có từ hàng nghìn năm, với hàng rào và khu vực thăm quan cực hạn chế và với giá vé vào cửa thì trời ơi, không khác gì kiểu thịt các con vịt béo ở VN.

Còn cuộc sống của giai cấp thượng lưu, tớ cố để mình có ngày sống trong đấy, nhưng giờ... hihihi tớ chịu thôi, kiểu như doanh số bán xe Ferrari, Lamboghini ở Paris vẫn kha khá, nhưng hiếm lắm mới thấy một cái xấu xấu, hay Mercedes S600 thấy nó chắc cũng không nhiều hơn ở SG, giới mang giá trị "thời thượng" hihihi, tớ chịu.
Tớ dừng nhá, cho bạn chitto tiếp tục chia sẻ. Nếu có gì không hay tớ sẽ xoá hay bạn xoá cũng được.
@Lão Són: em ứ biết chụp phong cảnh, thề. Có chụp một ít, và cách chơi mỗi người mõi khác sao lão bắt em chơi giống lão hihihi
 
Bạn ơi, kiến trúc tiêu biểu của Roma là cổ đại La Mã và trung cổ, chứ không phải là Phục Hưng.

Theo tôi hiểu thì kiến trúc ở Rome, cụ thể là các nhà thờ, cung điện, chủ yếu là kiến trúc Rô-măng (Romanesque). Kiến trúc Roman này lấy tường làm nơi chịu lực, do đó tường phải dầy, chắc, ít cửa. Mái vòm của kiến trúc Roman là vòm tròn, đặc biệt ở Rome các nhà thờ kiến trúc Roman hay làm thêm trần giả là trần bằng.

Do đặc điểm lấy tường chịu lực nên bên ngoài tường của nhà thờ Roman không trang trí gì cả, mà nguyên những mảng tường lớn lát đá hoặc gạch. Mái tách thành hai lớp để lấy ánh sáng, nhưng thường cũng rất hạn chế. Các khối của loại này toàn là những hình cơ bản: vuông, tròn, tam giác, lục giác.

Kiến trúc Roman do đó trông vững chãi, thô ráp, bên ngoài trông đơn giản. Nhưng những mảng tường bên trong lại trang trí rất đẹp.

Nhà thờ kiến trúc Roman chủ yếu là loại Chữ Thập Latin, có hình dáng và tỉ lệ giống hệt Thánh giá, cánh dài và mảnh.

Nhà thờ Lateran ở Rome, kiến trúc Roman, chỉ có phần mặt tiền kiến trúc Baroque. Phần chính nhà thờ trông bên ngoài rất đơn điệu.

 
Gớm các bác (có cả em nữa) ở Rome đươc vài ngày, long nhong được 1 tý thời gian ở đấy, người ít thì 2, 3 ngày người nhiều thì 1, 2 tuần làm sao đòi thấm đòi ngấm được những cái "tinh hoa" tích tụ từ hàng ngàn năm của người ta, làm sao đòi hiểu con người, đời thường nơi đấy :LL.

Ít nhất cũng phải nửa năm hay một năm (với nhiều người sống cả đời cũng chả biết) người ta sống ở một nơi nào đấy hòa nhập với dân địa phương lúc đấy hẵng nói đến chuyện tìm hiểu văn hóa nơi mình sống nhá. Chứ đi du lịch vài ngày có tìm hiểu gì đi nữa thì cũng chỉ là dựa trên sách vở mà thôi. Thế nên đừng thấy sách bảo vậy đến không thấy lại kêu :LL

Các bác để bác Chitto viết tiếp nào.
 
Hùng hục bê hòn đá ném các bác ;)

Bác Madator nói đúng đấy. Đi du lịch thì là đi du lịch, các bác đừng buộc vào nó những trọng trách nặng nề như là phải tìm hiểu được hết những văn hóa, phong tục của người ta . Mình ở Việt Nam hàng chục năm còn chưa hiểu hết nước mình, thậm chí là nơi mình sinh ra, nữa là trong thời gian ngắn ngủi hiểu hết một thành phố.

Roma, cũng giống như Jerusalem,là thành phố của tàn tích nhiều hơn là hiện thực. Bị phá hủy, được tái dựng rồi lại bị phá huỷ. Những gì còn sót lại nguyên vẹn có lẽ chủ yếu là những công trình sau này. Roma xa hoa thì đi dọc Via Del Corso có thể cũng thấy được một phần, với hàng trăm tên tuổi thời trang mà ở các thành phố khác chỉ có thể đặt được hoặc nhìn thấy trên các catalogue. Dù gì thì cũng phải công nhận, sống ở Roma rất tiện. Phố Tàu, phố Ấn, hàng hiệu đầy đủ, chợ búa cũng thừa mứa. Mỗi cái tội không yên tĩnh mà nhộn nhạo xô bồ thôi :)

Phần tranh luận với bác Chitto em chuyển sang bài trả lời sau, tranh thủ đi hỏi anh gúc cái đã, nhỉ :D
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi hiểu thì kiến trúc ở Rome, cụ thể là các nhà thờ, cung điện, chủ yếu là kiến trúc Rô-măng (Romanesque). Kiến trúc Roman này lấy tường làm nơi chịu lực, do đó tường phải dầy, chắc, ít cửa. Mái vòm của kiến trúc Roman là vòm tròn, đặc biệt ở Rome các nhà thờ kiến trúc Roman hay làm thêm trần giả là trần bằng.

Bác viết đều đúng cả. Nhưng em cũng không biết là em viết sai ở chỗ nào so với bác :D. Em nói rằng kiến trúc Roma là kiến trúc La Mã (Roman) cổ đại (lấy từ từ ancient world - tiếng Đức là Antike) và La mã trung cổ ( La mã cũng là từ chữ Roman, và trung cổ là Middle Ages).

Thời cổ đại kéo dài từ khoảng thế kỷ 7-8 trước công nguyên đến thế kỷ 6-7 công nguyên , ứng với thời kỳ La Mã cộng hòa và La mã triều đại có hoàng đế. Hầu hết các tàn tích sót lại là ở thời này, với Forum Romanum và 4 Forum hoàng đế khác ở liền kề, Coloseo, rạp xiếc, nhà hát (cái này là nền tảng để xây dựng Coloseo thì phải, đọc ở sách nào đó bảo thế) , v...v...

Thời Trung cổ Middle Ages kéo dài từ khoảng thế kỷ 6-7 đến khoảng đầu thế kỷ 15, sau khi đông La mã sụp đổ. Ứng với thời kỳ Roma dưới quyền quản trị của giáo hoàng , dựa vào hoàng đế và các gia đình danh giá khác. Thời này em nghi các bạn mua bán chức tước và đồ sát nhau hơi bị nhiều. Thời gian này đa số là sửa chữa và nâng cấp lại các nhà thờ và các công trình cũ bắt đầu từ thế kỷ thứ 4 thứ 5. Sở dĩ là La Mã Trung cổ vì thời Trung cổ ngoài kiến trúc La Mã còn có kiến trúc Trung cổ của Đức, Pháp, Anh. Kiến trúc La Mã trung cổ các bạn gọi là Rô măng (Romaniques) , từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 12 công nguyện. Trước đó có Tiền Rô măng, sau đó có hậu Rô măng. Rô măng nó như thế nào thì như bác đã nói. Trần bằng, trạm Mosaic . Nhà là các hình khối. Tường đá , đặc biệt có vòm và cửa sổ nhỏ. Bên trong nó hay chia thành các gian nhỏ , hai bên đối xứng. Kiểu chia gian này em thấy ở Gotic và Baroque sau này ít hơn. Nhưng cả em và bác đều không học về kiến trúc, em đoán vậy, em không dám lạm dụng anh gúc nữa, không có bạn nghiên cứu bạn ý nhảy vào, chạy không kịp buộc dép lên cổ.

Đây em tìm được cái link này tiêu biểu kiến trúc Rô măng. Nó không ghi tên nhưng em đồ là nhà thờ Santa Maria Maggiore ở Roma http://www.kunstwissen.de/fach/f-kuns/a_mit/08.htm

Bác viết tiếp đi nhé, em không phá bác nữa :)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top