What's new

[Tổng hợp] ROME - Thành đô vĩnh hằng

"Thành đô vĩnh hằng" (Eternal City) là tên mà người ta dành riêng gọi thành Rome. Cũng không có gì là quá, khi thành phố hùng vĩ này đã là Kinh đô của La Mã trong suốt 500 năm Cộng hòa, 400 năm Đế quốc, và là Kinh đô của Giáo hội lớn nhất trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Đã từng đến thăm Rome, cũng chỉ trong ba ngày, quá ngắn cho một thành phố nổi tiếng đến thế, nhưng cũng muốn viết chút gì cho Rome, dù biết rằng viết về Rome thì cả chục cuốn sách cũng không đủ, và tìm trên mạng về Rome thì cũng vô thiên lủng.
 
Last edited:
Bác viết đều đúng cả. Nhưng em cũng không biết là em viết sai ở chỗ nào so với bác :D.

Đây em tìm được cái link này tiêu biểu kiến trúc Rô măng. Nó không ghi tên nhưng em đồ là nhà thờ Santa Maria Maggiore ở Roma http://www.kunstwissen.de/fach/f-kuns/a_mit/08.htm

Bác viết tiếp đi nhé, em không phá bác nữa :)

Tớ đâu có nói bạn sai cái gì đâu??? Tớ chỉ nói rõ hơn những điều tớ biết và để phân biệt với kiến trúc Gothic, Baroque (đang định viết sau).

Theo link của bạn thì đó chỉ là một hình tượng trưng cho kiến trúc Roman nói chung thôi, đó không phải là nhà thờ Santa Maria Maggiore. Nhà thờ S. Maria Maggio tôi sẽ viết sau, nhưng đại khái nhà thờ đó không có hai tháp hai bên như thế.
 
Bác Chitto giận rồi :D Cái nhà thờ Santa Maria Maggiore em nhận sai. Bác viết tiếp đi. Nếu có cái gì em biết em sẽ bổ sung thêm.

Nhân topic về Roma viết về các kiến trúc cũng tiện, vì ở Roma có hầu hết các thời kỳ kiến trúc chính ở châu Âu.
 
Kiến trúc Gothic ra đời muộn hơn, khoảng thế kỉ 11 - 12.

Đặc trưng của Gothic là không dùng tường chịu lực như Romanesque, mà dùng cột chịu lực, và các cột này có các cột đỡ đổ ra bên ngoài. Do đó kiến trúc Gothic nhìn bên ngoài rất nhiều cột, chân, vòm.
Do lực đổ ra ngoài, nên kiến trúc Gothic có trần rất cao, và kiến trúc sư cố làm càng cao càng tốt !!. Đặc trưng nữa là nhìn từ bên trong thì vòm Gothic nhọn lên trên, chứ không tròn, nên mái dốc.

Do không dùng tường chịu lực nên kiến trúc Gothic có thể mở nhiều cửa sổ lớn (gắn kính màu) rất đẹp. Hơn nữa những cột bên ngoài, vòm ngoài... tạo ra những khoảng trống, lồi lõm, là không gian cho nghệ sĩ tha hồ đặt các điêu khắc trang trí. Có thể nói Gothic là phong cách kiến trúc có nhiều trang trí nhất bên ngoài.

Nhà thờ Gothic có hình chữ thập không đúng tỉ lệ như chữ thập Latin, có thể vài cánh ngang, chỗ giao nhau có tháp nhọn, nhưng tháp được đặt ở đầu cánh dài nhiều hơn, và cũng ngày càng cao hơn.

Tại Rome chỉ có 1 nhà thờ theo phong cách này mà thôi. Do đó tớ tạm lấy công trình tiêu biểu nhất cho kiến trúc Gothic là nhà thờ Notre Dame ở Paris làm ví dụ. Ở Italia có nhà thờ Milan theo Gothic, bên ngoài có đến hơn 3000 bức tượng trang trí.

 
Last edited:
Bác chitto tiếp đi, em xin ngưng, lúc nào xong bác ký tên cái lúc đấy anh em nhảy vào nén đá cho nó có trình tư.
Làm tiếp đi bác, đọc mấy cái khác bác viết hấp dẫn vãi tè
 
Ở Rome, kiến trúc Roman là nhiều nhất, sau đó là kiến trúc Phục hưng và Baroque. Kiến trúc Phục hưng tìm lại những kiểu dáng cổ đại, với những hàng cột, mái vòm thanh thoát, ...

Sau thời dùng cột đổ ra ngoài để chịu lực, kiến trúc Phục hưng dựng những vòm tròn dựa trên những cột đứng thẳng. Bề mặt được cột chia thành những phần đối xứng, với những mảng vừa đủ duyên dáng. Cách lấy ánh sáng của Phục hưng cũng là đột phá với những luồng sáng từ cửa sổ trên cao, cửa sổ giữa mái và mái vòm lớn...

Đặc trưng rõ nhất của Phục hưng là những mái vòm tròn lớn ở giữa công trình. Những mái vòm (Dome) này thường dựng trên một hàng cột cao trên mái, đồng thời có nhiều cửa lấy ánh sáng độc đáo.

Nếu như trang trí của Phục Hưng mang nhiều tính hình học, đối xứng, chia mảng nhỏ, trang trí giới hạn trong những hình khối, thì Baroque phóng khoáng tự do hơn nhiều, nhiều khi trở thành cầu kì xa hoa quá mức. Baroque nặng về phô trương hơn, những cột, vòm, trang trí trên cửa sổ với nhiều họa tiết...

Với kiến trúc Nhà thờ, Phục hưng và Baroque theo Chữ thập Hy Lạp, mở rộng các cánh của Chữ thập ra rất nhiều, khiến cho các cánh trông như ngắn lại, đôi khi toàn khối gần như chữ nhật. Điều này cũng khiến các kiến trúc sư dễ tạo những hình khối thống nhất hơn.

Nói chung không phải dân kiến trúc nên tớ chỉ hiểu thế nào thì trình bày thế ấy.



Ảnh sưu tầm: Công trình tiêu biểu của Rome: Nhà thờ và quảng trường St.Peter. Nhà thờ là kiến trúc Phục hưng, quảng trường là kiến trúc Baroque. Về công trình này sẽ viết ở sau, đây chỉ là minh họa
 
Last edited:
Kiến trúc Phục hưng, Baroque, và Cổ điển về sau rất tinh tế, lại không chỉ dừng lại ở kiến trúc một tòa nhà, mà mở rộng ra là kiến trúc cả khối nhà, vườn, quảng trường, phong cảnh, đường phố... Do đó nếu thành phố ở châu Âu nào được quy hoạch, xây dựng mới hoặc dựng lại từ thời Phục hưng trở đi đều có một vẻ đẹp tuyệt vời, thống nhất, hài hòa, khiến người ta như được ở trong một cung điện cực kì rộng lớn mênh mông. Điều đó thể hiện rất rõ ở Paris, hoặc St Peterbourgh của Nga.

Ngược lại, Rome trải qua lịch sử quá dài, các lớp kiến trúc đè lên nhau, phải nhường chỗ cho nhau, nên không có được một Đại cảnh tổng thể như vậy. Những kiến trúc sư Phục hưng chỉ có thể sáng tạo tại từng công trình riêng lẻ, rộng nhất cũng chỉ là ở Vatican - vốn là khu vực bên ngoài Roma cổ đại - chứ không thể cải tạo toàn bộ. Hơn nữa, những công trình kiến trúc Roman cổ, có bên ngoài ít trang trí lại chủ yếu là Nhà thờ, loại chỉ có thể cải tạo chứ không thể đập đi xây lại. Mà do kiến trúc Roman lấy tường chịu lực, nên cũng không thể cải tạo bằng cách trổ cửa, trang trí được.

Rốt cục, Rome mang sự trộn lẫn của nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, xét về Tồng thể là không thống nhất. Do đó những ai quen với một thành phố như Paris sẽ thấy Rome thật lộn xộn, nhà cửa lô nhô nhấp nhổm, thò thụt, bên ngoài xấu, thô, quá nhiều phế tích đổ nát.

Đó có thể là cảm nhận của mỗi người.
Tôi sẽ viết về những gì tôi biết, nơi tôi quan tâm, thích thú, kể cả đã đến cũng như chưa đến. Trong bài sẽ dùng cả ảnh tự chụp (không đẹp vì hồi ấy chưa biết chụp), cả ảnh sưu tầm cả từ trước và sau khi đến Rome ...
 
Last edited:
Rốt cục, Rome mang sự trộn lẫn của nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, xét về Tồng thể là không thống nhất. Do đó những ai quen với một thành phố như Paris sẽ thấy Rome thật lộn xộn, nhà cửa lô nhô nhấp nhổm, thò thụt, bên ngoài xấu, thô, quá nhiều phế tích đổ nát.

Thật sự thì em không quan tâm lắm đến kién trúc, vì em không hiểu nhiều. Ở đây chắc em đi Notre Dame hay Louvre chắc được tầm chục lần, nhưng lần này là do bạn bè sang chơi bắt dẫn đi, với em nó có giá trị về mặt hoành tráng. Cái ấn tượng với em là cuộc sống của người Paris. Cái xô bồ em muốn nói là cuộc sống ở Rome, ở Venice nó cũng xô bồ, nhưng vào bên trong các khu nhà ở, tách rời hẳn khu du lịch, thấy cuộc sống của họ nơi này khác hẳn, có một cái gì đó riêng và gây ấn tượng.

Vụ treo quần áo thì ngay cả ở Pháp, đi từ các tỉnh phía nam, quanh năm nắng nóng, thì đã thấy rất nhiều rôi.
 
Tớ định sẽ đầu tư cho topic này công phu một chút, viết những gì mình biết về Rome. Tuy vậy tớ tìm hiểu Rome chủ yếu là những cái về học thuật, như công trình, lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo..., chứ thăm Rome cũng đã 4 năm trước, lại chỉ có vài ngày, nên những nhận xét về cuộc sống, ăn uống, phong cách, ..., rất hạn chế, bác nào biết nhiều thì viết cùng tớ. Tớ chỉ có thể viết về các giá trị vật thể thôi, phi vật thể thì chịu rồi.
____________________________________

Rome là Kinh đô của Thiên Chúa giáo nói chung và Công giáo La Mã nói riêng, nên để hiểu Rome hơn, cũng cần biết sơ qua về lịch sử Công giáo La Mã tại Rome.

Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Kitô giáo) được thiết lập với sự rao giảng của Jesus Christ (chúa Giêsu Kitô) tại đất Do Thái, lúc đó đang do La Mã cai trị.

Năm 27: Jesus chịu phép rửa từ Gioan Tẩy giả (St. John the Baptist), và thu nhận đồ đệ. Jesus chọn một người đánh cá làm trưởng đồ đệ, đặt tên cho ông là Peter (với nghĩa gốc là Tảng đá) với câu nói được ghi trong Kinh thánh "Ngươi là Peter, trên tảng đá này ta sẽ xây Giáo hội của ta, và ta trao cho người chìa khóa để vào nước thiên đàng".

Năm 30: Chúa Jesus bị đóng đinh trên Thập giá tại Jerusalem, rồi Phục sinh. 10 ngày sau, Peter và các Tông đồ khác làm phép rửa cho 3000 người, chính thức bắt đầu sự nghiệp rao giảng đạo. Giáo hội Thiên Chúa giáo hình thành.

Năm 33: Hai tông đồ Peter và Paul cùng đến Roma truyền đạo, Peter trở thành Giám mục đầu tiên của Roma.
Thiên Chúa giáo tại Roma lúc đó là tôn giáo phi pháp trong tầng lớp thường dân, hoạt động lén lút tại ngoại ô, hành lễ dưới những căn hầm.

Năm 64: Vụ hỏa hoạn khủng khiếp tại Roma trong 6 ngày thiêu trụi 1/2 thành Roma. Hoàng đế Nero, để xoa dịu sự căm giận của dân chúng, đã đổ lỗi cho tín đồ Thiên Chúa giáo và hành hình họ bằng những cách tàn khốc nhất như cho thú dữ ăn thịt, thiêu sống, đóng đinh, dìm sông...
Peter cũng bị bắt và bị đóng đinh lên cây thập ác giống Jesus, nhưng ông không dám sánh với Chúa bởi việc chết trên thập ác giống Chúa, nên đã xin để quay ngược đầu xuống. Do đó Peter bị đóng đinh và cắm ngược bên bờ sông Tiber ngoài thành Roma đến chết. Xác ông được chôn ngay ở bờ sông. Trước khi chết, ông nói rằng "Chính nơi đây sẽ dựng lên đền thờ của Chúa".

Peter trở thành Thánh Tông đồ của TCG. Nơi mộ ông giờ là Đại Giáo đường St. Peter vĩ đại và tòa thánh Vatican.

Tác phẩm văn học nổi tiếng Quo Vadis viết về thời kì này, đã được dựng thành phim.
Khi người TCG bị Nero tàn sát, các đồ đệ đã khuyên Peter tạm lánh đi. Ông vừa rời Roma đến ngoại ô thì bỗng gặp một người đi ngược lại, mà ông bỗng nhiên nhận ra đó chính là Chúa Jesus. Hoảng hốt, ông hỏi "Domino, Quo Vadis" (Thưa Chúa, người đi đâu?), nhưng Chúa không trả lời mà tiếp tục đi về phía Roma đang tràn ngập máu người TCG.

Peter hiểu rằng ông không thể bỏ các tín đồ, và vội vàng quay lại Roma, rồi bị bắt và bị đóng đinh trong sự thanh thản vì đã theo trọn vẹn con đường của Jesus.

Nơi Peter gặp Chúa, về sau được dựng một nhà thờ mang tên Domino Quo Vadis.




Tranh vẽ cảnh đóng đinh Peter (Crucifixion of Peter), không nhớ tác giả
 
Last edited:
Năm 70, Ngôi đền thứ hai ở Jerusalem sụp đổ, năm 100, Tông đồ cuối cùng là John cũng chết.

Sau khi bị tàn sát, TCG với giáo lý của mình vẫn phát triển từ Roma ra toàn La Mã, lan rộng khắp trong tầng lớp bình dân, các Hoàng đế La Mã ra sức tàn sát nhưng càng giết nhiều thì lại càng nhiều người theo. La Mã đã coi TCG nguy hiểm hơn bệnh dịch.

Năm 313: Hoàng đế Constantine I, trước một trận đánh, bỗng nhìn thấy trên trời dấu hiệu Thập giá và dòng chữ "vì dấu hiệu này mà thắng", ông thắng trận đó và ra lệnh công nhận Thiên Chúa giáo là Tôn giáo chính thức, cho phép phát triển. Cuối đời ông cải đạo Thiên Chúa và tuyên bố TCG là Quốc giáo. Các hoàng đế La Mã về sau đều theo TCG.

Ngay sau đó, Nhà thờ TCG đầu tiên - St. John Lateran được xây dựng, là tòa Giám mục của Roma, là Tổ đường của mọi nhà thờ Công giáo sau này.

Năm 325: Công đồng TCG đầu tiên ở Nicaeas, xác nhận các niềm tin tôn giáo, xây dựng các hội thánh, mà Roma là một trong số đó.

Năm 330: Constantine rời đô về Constantinople, gọi đó là Roma Mới. Roma tạm thời mất vị trí thủ đô.

Năm 395: La Mã chia đôi về địa lý: Đông La Mã nói tiếng Hy Lạp, thủ đô ở Constantinople, Tây La Mã nói tiếng Latin, thủ đô ở Roma.

Khi đó TCG có 5 Giáo hội (Church): Roma, Constantinople, Alexandria, Antiorch, Jerusalem, với 5 vị Giáo Trưởng (Patriarch) 4 ở Đông, chỉ có Roma ở Tây La Mã. Giáo trưởng Roma và Constantinople tranh giành nhau vị trí lãnh đạo.

Tại Roma, do đó có 5 Tòa Thánh đường Giáo trưởng (Patriarch Basilica), đại diện cho 5 Giáo hội TCG.

24346a94c18900cf.jpg
 
Last edited:
Năm 404: Một tu sĩ TCG đã nhảy vào giữa hai võ sĩ giác đấu can ngăn họ, và bị đâm chết. Hoàng đế Honorius ra lệnh từ đó chấm dứt trò dã man này.

Năm 452: Rợ Goth do Attila Hun lãnh đạo tấn công Roma. Người La Mã sợ kẻ này đến nỗi gọi ông ta là "Kẻ trừng phạt từ Chúa". Giáo hoàng Leo I đàm phán và Attila tha cho Roma. Nhưng sau đó rợ Vandals chiếm Roma và cướp hết các báu vật của Roma.

Năm 476: Rợ German tấn công, Tây La Mã sụp đổ. Giáo hội Constaninople trở thành kinh đô TCG, giáo hội Roma trở thành bậc dưới.

Sau đó người Đông La Mã (Byzance) đuổi German, Roma thuộc Byzance, như là một thành phố phụ thuộc. Các giáo hoàng Roma phải được Thượng phụ Constantinople công nhận thì mới hợp pháp. Hoàng đế La Mã phương Đông cai trị trên cả giáo hoàng.

Năm 800: Vua người Frank là Charlemagne đánh chiếm toàn bộ tây Âu, tiến vào Roma. Giáo hoàng vội phong ông là Đại đế La Mã để ông bảo vệ mình. Đế quốc của Charlemangne sau này bị chia cắt, và Roma thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh (Holy Roman Empire).
Để hợp thức hóa vùng đất rộng lớn mà mình chiếm giữ, trong đó có cả Roma, các giáo hoàng đưa ra một văn bản của Charlemagne ghi rằng ông đã trao tặng giáo hoàng vùng đất ấy. Nhưng văn bản đó thực chất là giả mạo.
Lãnh địa Giáo hoàng lúc thì độc lập, lúc thì phụ thuộc Đế quốc La mã thần thánh.



Giáo hoàng phong Charlemagne làm Đại đế, tranh Raphael, Bảo tàng Vatican
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,768
Bài viết
1,137,739
Members
192,665
Latest member
tylekeonhacaiinfo2025
Back
Top