Gớm, bác Isly cứ phải xưng hô nhũn nhặn quá.
Giờ mới có người về cái tiêu đề mà tớ viết, tớ nghĩ lẽ ra có người phải nói sớm hơn chứ.
Thực ra khi chọn cái cụm
Thành đô vĩnh hằng tớ cũng nghĩ rồi, chứ không phải là bừa bãi.
Thứ nhất, là cái cụm "Eternal City" trong các tài liệu tiếng Việt người ta đã dịch là "
Thành phố Vĩnh hằng" từ lâu rồi. Các sách cũ, tài liệu cũ trước đây thường dùng cụm này để nói về Roma, và trong các sách chính thức nếu có đề cập thì đều dùng cụm từ này. Gần đây hơn thì nhiều người gọi là Thành phố Vĩnh cửu.
Vĩnh: mãi mãi, Cửu: lâu dài (na ná nhau). Vĩnh cửu là lâu dài mãi mãi, cái gì tồn tại mãi thì đều là vĩnh cửu. Nhưng như thế thì chưa thể hiện hết ý nghĩa của Roma.
Vĩnh hằng khác vĩnh cửu ở chỗ: Vĩnh hằng = Vĩnh cửu + thường hằng, nghĩa là không chỉ lâu dài mãi mãi mà còn không thay đổi, vẫn như xưa, bất biến. Dành cho người đã khuất từ Vĩnh hằng là vì lẽ đó (mãi mãi không đổi trong lòng người đang sống - vì đã mất rồi, chứ nếu còn sống thì đã phải thay đổi
). Do quen dùng với người đã khuất nên có thể người ta không để ý nghĩa gốc của nó.
Do đó các cụ gọi Roma là Thành phố Vĩnh hằng là vì nó không những Bất diệt, Vĩnh cửu, mà còn muốn nói đến sự giữ nguyên, sự gìn giữ bất biến của nó hơn bất kì thành phố nào khác trên thế giới. Nhiều thành phố khác cũng có tuổi thọ ngang với Roma, nhưng không còn giữ được gì của diện mạo ban đầu, thì không thể là Vĩnh hằng được.
Còn tớ cố tình đổi Thành phố sang Thành đô, là vì đối với hơn 1 tỉ người Công giáo, thì Roma là Kinh đô, Thủ đô của Công giáo, nên họ còn gọi là Kinh đô Vĩnh cửu, Kinh đô Vĩnh hằng, Đô thành Vĩnh hằng.
Tớ ghép lại là Thành Đô vì lẽ đó.
Hơn nữa, như vậy tạo thành một cách gọi hơi khác mọi người một chút, chẳng phải cũng là cái riêng sao?