What's new

Rực rỡ những ngày thu Ladakh

Tôi biết đến Ladakh từ những ngày đầu tiên đến với Phượt, khi bắt gặp “mùa thu qua khung cửa số” trong topic của Backpacker và thung lũng Nubra tuyệt đẹp mà Yilka đã mô tả. Thật sự cảm ơn hai bạn vì đã tạo cảm hứng để chúng tôi có thể lên đường. Đã hai tháng trôi qua từ ngày chúng tôi rời Ladakh, nhưng những ký ức về những ngày lang thang ở Ladakh vẫn còn đâu đó trong mỗi chúng tôi. Mọi thứ cứ như mới ngày hôm qua. Chưa bao giờ tôi “tương tư” một vùng đất nào lâu đến vậy, nó khiến tôi gỡ bỏ căn bệnh lười cố hữu , chịu khó lọ mọ ngồi gõ vi tính, sắp xếp từng con chữ và hình ảnh để chia sẻ với mọi người.

Tôi không thể quên mỗi sáng sớm thức giấc với tiếng cầu kinh vang lên trong Leh, nó nhắc tôi mình vẫn còn ở đây, ở “thiên đường” như mọi người đã từng hay gọi.

Không thể quên vẻ đẹp của thung lung Nubra những ngày thu



Những ngôi nhà nhỏ mái chất đầy rơm rạ

ddd9680e-28b9-4a20-ac55-ae0d080c32aa_zps5b81efc3.jpg
[/URL]

Và cảnh chiều buông trên thung lũng



Không thể quên những mảng màu đa sắc trên đường đến Pangong Tso



Và hồ xanh với những cánh chim tung cánh



Yên bình sao khi bắt gặp Đàn Yak thong thả gặp cỏ trên đường về



Cùng thu đã trãi dài khắp lối đi tu viện Hemis

 
Last edited:
Những bụi cây tít tắp ở đằng kia giờ hiện ngay trước mắt tôi, chúng cứ vô tư mọc giữa nơi hoang dã này. Nhìn như đám cỏ hoang cháy nắng đâu đó ở ta nhưng màu sắc có lẽ khác hơn.





 
Khi nhìn thấy khung cảnh này thì tôi biết đã sắp tới quán ăn rồi. Những chậu hoa bên cửa sổ chẳng nổi bằng bác địa phương ngoài ngõ. Từ chỗ này đến làng Hunder- nơi chúng tôi sẽ nghỉ tối nay cũng không bao xa.





ở đâu có bản làng, ở đó có đàn gia súc.



Bác tài dừng xe ở đây, tôi lơ đễnh bấm 2 bức hình này cho có lệ, không buồn căn chỉnh góc chụp. Chú la lười biếng đang nghỉ ngơi giữa trưa nắng và hai anh chị người địa phương trước các cửa hàng heo hút khách. Đông về tuyết phủ ở đây chắc buồn lắm.



 
Bác tài đậu xe rồi dẫn chúng tôi vào một quán quen, có lẽ bác hay ghé nơi này. Hai chàng thanh niên vui vẻ gởi thực đơn cho chúng tôi, thực ra không biết gọi món gì ngoài cơm chiên và mì ở nơi này. Sẽ khó tìm thấy hương vị thân quen ở những hàng quán nơi xa xôi của xứ Ấn này. Món tôi hay gọi là cơm chiên, ăn đến nỗi những ngày cuối cùng nghe mùi dầu mỡ là tôi bắt đầu ngấy rồi. Cũng may là có món khác thay thế. Nhưng thôi, về ẩm thực có lẽ tôi sẽ kể ở đoạn sau.

Lần này chúng tôi nhất quyết mời bác tài dùng bữa trưa, ngày hôm qua khi vào quán ăn bác đã “lỉnh” đi đâu mất, cả nhóm dáo dác nhìn quanh mà không thấy đâu cả. Thấy cả bọn “cương quyết” quá, bác đành nhận lời mời.

Rời quán xe lăn bánh đến làng Hunder, bỏ lại một chút “ồn ào đô thị” hiếm hoi ở đây.



Không thấy bóng dáng “người nông dân” trên những thửa ruộng này, và làng quê như một bức tranh.





 
Toàn núi và hoang mạc thế này không biết các bạn dừng chân như nào? Và có khu vực tiếp tế hay nhà dân gì không nhỉ?
 
Hi bạn minhle8x, vẫn có những ngôi làng ở thung lũng này dù dân cư hơi thưa thớt , khách du lịch có thể dừng chân để ăn trưa.
 
Chắc thấy mọi người cũng đã mệt nên bác tài đề nghị mọi người sẽ về guesthouse ở Hunder nghỉ trước, chiều khoảng 5g sẽ đi cưỡi lạc đà, vì nếu đi sớm sẽ nắng lắm. Dĩ nhiên là cả bọn đồng ý rồi. Ngoài Hunder, du khách có thể nghỉ ở Sumur hoặc Diskit. Giá cả không chênh lệch nhau nhiều lắm nhưng Hunder là ngôi làng xứng đáng để mọi người ghé thăm.

Hệ thực vật ở nơi đây thật phong phú và độc đáo, tôi nghĩ có những loài sẽ khó tìm thấy ở đâu ngoài Ladakh.







 
Cách Leh khoảng 160 km, Hunder được xem như là ốc đảo giữa sa mạc lạnh trong thung lung Nubra. Mặc dù nó cũng là một ngôi làng bình dị như các ngôi làng khác trong thung lũng này. Trước khi đến Ladakh, tôi có tìm hiểu thông tin trên trang web Devil on Wheel và anh chàng tư vấn cho tôi cũng dự định sẽ đến Ladakh vào cuối tháng 9 và hẹn cả nhóm đi uống trà Leh Berry. Chẳng liên lạc để đi uống trà ở Leh nhưng tôi được biết Hunder cũng là nơi trồng loại cây này nhiều. Khi đến Ladakh, chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức loại trà này. Buổi sáng trong cái se lạnh của khí hậu nơi đây, ngồi uống trà trên những chiếc ghế bành trong khu vườn của nhà nghỉ ngắm đỉnh núi tuyết băng giá với bình minh ló rạng luôn những khoảnh khắc khó quên. Chúng tôi cũng mua nhiều trà về làm quà và cũng để tự mình uống lại những kỷ niệm khi còn ở Ladakh, nhưng có lẽ dư vị của nó không giống khi xưa. Hay vị trà biến đổi khi ta ở vùng miền khác? Có lẽ khi ta yêu nơi nào đó quá thì mọi thứ phải được sắp xếp đúng với bối cảnh của nó, khi đó mới không cảm thấy “lạc lõng”, lệch pha.

Tôi chẳng biết khi nào sẽ viết xong topic này, thật tình rất khâm phục những bài viết giàu cảm xúc và đầy đủ thông tin của các bạn trong diễn đàn. Thường thì tôi chỉ tranh thủ thời gian nghỉ trưa 30’ của mình để up ảnh và viết bài cho nên nhiều lúc cảm thấy ngôn từ đi đâu hết, khô khan. Đôi lúc tự đọc lại mà còn thấy chán. Tối nay tự dưng uống trà nghĩ về Leh, lại mở máy ra viết, sợ rằng cảm xúc sẽ trôi đi.

Khu vực quanh Hunder khô cằn và hoang vắng, cây cỏ mọc nhiều, nhưng sỏi đá quá nên không thấy canh tác nông nghiệp ở đây. Hình ảnh thì nhiều, tôi có quan điểm “thà chụp nhiều còn hơn bỏ sót” nên cứ ngồi trên xe là bấm tí tách.





Những trụ điện, dây điện giăng ngang đôi khi cũng là vật cản trở, “làm xấu” đi những tấm hình của mình. Tôi hay né đi không chụp nhưng đôi lúc nhìn rất duyên, dù có cái “ngả nghiêng” cuốn theo chiều gió. Cũng gần sắp tới làng Hunder rồi, lúc này chúng tôi chỉ ao ước được ngả lưng, cầu mong đủ sức khỏe để sáng mai trở về Leh trên con đường đèo Khardung la ấy.



 
Tình cờ trong lần tìm kiếm thông tin về Kashmir tôi đã thấy qua hình ảnh những con đường với bầy gia súc, chủ yếu là cừu và dê ở Nubra. Lần này, không hiểu sao chúng tôi không gặp đàn gia súc nào chắn ngang đường đi, tuy nhiên khung cảnh thì gần giống như đã thấy qua ảnh. Từ trên cao, nó như thế này:


(Ảnh từ internet)

Hình tôi chụp từ cửa kính xe, chỉ thấy một bên thôi, hoang vu và vắng lặng. Nhìn tương tự như bức ảnh trên.





Khi nhìn những đụn cát nhấp nhô và vài ngôi nhà rải rác, tôi đoán là Hunder ở đằng kia rồi. Chiều ý chúng tôi, bác tài dừng xe lại, từ chỗ này có thể quan sát những đụn cát bên dưới – nơi những chú lạc đà tụ lại một điểm để đón khách. Tuy nhiên, nhìn mãi không thấy nổi 1 con lạc đà 2 bướu nào vì khoảng cách khá xa.

 
Từ xa những hàng bạch dương cao vút với những ngôi nhà san sát nhau. Nhìn mấy ngôi nhà này khó có thể nghĩ đó là nhà của những cư dân sinh sống ở nơi hẻo lánh này. Mà cũng phải, đây chỉ là những ngôi nhà đầu tiên chúng tôi thấy ở rìa làng, không biết khu này dành cho quân đội hay ai nữa.





Bức ảnh đầu làng, men theo con đường này sẽ có nhiều nhà nghỉ cho du khách. Mùa này khách đã vắng, chúng tôi không gặp nhiều ở Hunder. Đôi khi vậy cũng hay, vì có thể cảm nhận được cuộc sống của những người dân ở đây trọn vẹn và thưởng thức sự tĩnh lặng – cái mà chúng tôi cần khi bứt khỏi sự ồn ào của nơi mình đang sống.

 
Chúng tôi nghỉ tại Dragon guesthouse. Phía trước nhà nghỉ là khu vườn rộng, trồng đủ các loại rau và hoa, đủ màu sắc. Hoa thì đã nở sắp tàn, rau chắc cũng sắp thu hoạch nhưng nhìn rất thích. Mấy bức hình “minh họa” này chúng tôi chụp vào sáng sớm hôm sau.




(Ảnh: Quang Đông)

Cậu bé con của chủ nhà, trông cậu rất bẽn lẽn khi được chụp hình. Trẻ con ở đây má đỏ hây hây, trông như các bé ở miền núi phía Bắc nước ta.


(Ảnh: Lệ Trang)

Chúng tôi vào nhận phòng, thời tiết ở làng khá lạnh, lạnh hơn lúc ở Leh nên hơi lo cho bác tài vì hình như bác sẽ ngủ ở lều bên ngoài. Vội vã bảo với bác là bác có thể share phòng với anh bạn đồng hành. Bác lúc nào cũng cười nhưng biết là từ chối. Theo lời bác, cả nhóm sẽ nghỉ đến 5g là sẽ ra bãi cát, cưỡi lạc đà. Hai cô bé ở lại phòng nghỉ còn tôi xách máy ảnh đi dạo quanh làng. Tôi hơi tiếc vì biết rằng mình sẽ nghỉ 01 đêm ở đây thôi, sáng mai đã trở về Leh rồi, phải tranh thủ thời gian để khám phá nơi đây.

Bước ra khỏi cổng thì gặp một chị người địa phương đang dắt bò, tôi xin phép Chị chụp 1 tấm, Chị đồng ý mà hơi mắc cỡ, ngượng ngùng, làm tôi cũng run tay, chụp cho lẹ 1 tấm cuối cùng thành ra thế này, tội nghiệp trong ảnh con bò bị mất 1 nửa.



Khu vườn nào cũng có 1 cổng rào đơn giản phía trước. Bạch dương vẫn vút cao. Một vài hình ảnh ban đầu về ngôi làng.





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,968
Members
192,320
Latest member
HillaryMurphy
Back
Top