What's new

Rực rỡ những ngày thu Ladakh

Tôi biết đến Ladakh từ những ngày đầu tiên đến với Phượt, khi bắt gặp “mùa thu qua khung cửa số” trong topic của Backpacker và thung lũng Nubra tuyệt đẹp mà Yilka đã mô tả. Thật sự cảm ơn hai bạn vì đã tạo cảm hứng để chúng tôi có thể lên đường. Đã hai tháng trôi qua từ ngày chúng tôi rời Ladakh, nhưng những ký ức về những ngày lang thang ở Ladakh vẫn còn đâu đó trong mỗi chúng tôi. Mọi thứ cứ như mới ngày hôm qua. Chưa bao giờ tôi “tương tư” một vùng đất nào lâu đến vậy, nó khiến tôi gỡ bỏ căn bệnh lười cố hữu , chịu khó lọ mọ ngồi gõ vi tính, sắp xếp từng con chữ và hình ảnh để chia sẻ với mọi người.

Tôi không thể quên mỗi sáng sớm thức giấc với tiếng cầu kinh vang lên trong Leh, nó nhắc tôi mình vẫn còn ở đây, ở “thiên đường” như mọi người đã từng hay gọi.

Không thể quên vẻ đẹp của thung lung Nubra những ngày thu



Những ngôi nhà nhỏ mái chất đầy rơm rạ

ddd9680e-28b9-4a20-ac55-ae0d080c32aa_zps5b81efc3.jpg
[/URL]

Và cảnh chiều buông trên thung lũng



Không thể quên những mảng màu đa sắc trên đường đến Pangong Tso



Và hồ xanh với những cánh chim tung cánh



Yên bình sao khi bắt gặp Đàn Yak thong thả gặp cỏ trên đường về



Cùng thu đã trãi dài khắp lối đi tu viện Hemis

 
Last edited:
Âm thanh duy nhất khuấy động làng quê yên tĩnh này là tiếng trẻ con nô đùa. Cả gia đình đang làm việc bên những đống rơm khô. Tôi rẽ ngang xem họ làm việc, tám chuyện với một cô gái trong gia đình. Cô gái vừa trở về Hunder thăm gia đình khi đi học xa, cô cứ tưởng tôi là người Nhật. Khi hỏi cô có gặp người Việt Nam trước đó không, cô bảo chưa.



Trời hơi chói nắng, tôi chào cả gia đình và tiếp tục đi thẳng, chẳng gặp du khách nào trừ 1 anh chàng người Nhật tôi gặp trên đường đi.

Đường làng.



Những ngôi nhà “nấp” sau gốc cây to.

 
Đi một lúc rồi cũng quay lại guesthouse, lúc này mọi người cũng đã lục tục sau 1-2 tiếng ngả lưng. Còn tôi từ chiều giờ cũng đã tranh thủ xạc pin cho cái máy ảnh vì cũng sắp hết pin rồi. Tôi không dám đợi đến tối vì ở đây có thể cúp điện bất kỳ lúc nào. Máy ảnh và túi đựng passport là hai vật không thể rời khỏi người trong chuyến đi này.

Không đợi đến 5 giờ, mọi người khởi hành sớm để ra đụn cát để cưỡi lạc đà. Dù sao đây cũng là quyết định đúng đắn. Sắc thu đã bao trùm lên Hunder trên những con đường.





Sắc vàng, xanh, đỏ chen nhau trong không khí lành lạnh của buổi chiều trên làng quê Ấn.





 
Thật sự tôi cũng hơi phân vân khi lựa chọn thời điểm đi Kashmir, vì theo lịch trình ban đầu định tận dụng lễ 2.9 để có thể đi luôn Tajmahal. Tuy vậy, thời điểm này có lẽ còn hơi sớm để nhìn thấy “mùa thu” khoe sắc. Tôi chọn tuần cuối tháng 9 như một sự lựa chọn an toàn vì có lẽ tuần đầu, tuần thứ 2 tháng 10 là thời gian mùa thu ở đây lung linh nhất, lúc đó những sắc màu đã “chín muồi”, cỏ cây đã mặc chiếc áo đẹp nhất trước khi bước sang những ngày đông băng giá. Tuy nhiên, tôi sợ con đèo Khardung la sẽ đóng dày băng tuyết, biết đâu chẳng đến được Nubra. Nhưng dù sao, với tôi những ngày thu ở Ladakh là những ngày đẹp nhất.







Một góc vườn nhà của người dân địa phương, không kịp nhìn thấy cô gái đang làm gì bên những luống hoa. Nếu không có những hàng bạch dương thẫm màu, trông cảnh này chẳng khác nào một vùng quê đâu đó ở quê mình. Những gia đình khá hơn thường xây tường rào bằng đá xung quanh vườn nhà, còn nếu không họ thường xếp đá làm hàng rào và bao phủ là các nhánh cây. Mùa này chúng đã xác xơ.



 
Nếu như dự định cưỡi lạc đà vào buổi chiều ở Hunder, bạn nên đi sớm hơn. Vì chắc chắn một điều là ra đây không chỉ là để xem lạc đà. Cả nhóm tới đây chắc là đã hơn 4g30, trên đường đi mặt trời vẫn còn chiếu nắng, cứ tưởng như là vẫn còn sớm lắm. Khi đến nơi tôi hơi thất vọng, có lẽ dãy núi cao đã che hết những tia nắng cuối ngày, chỉ thấy một chút ánh nắng ở đằng xa.

attachment.php


attachment.php



Nơi đây còn có dòng suối trong vắt, mọi người cũng ngồi lại đùa nghịch, chụp hình. Mấy bác tài còn tranh thủ rửa xe. Nếu có thời gian nhiều hơn, chắc sẽ ngồi ở đây lâu hơn, thong thả ngắm nhìn thiên nhiên về chiều cũng thú vị thay vì phải vội vã chạy lên đám lạc đà. Tôi loanh quoanh tranh thủ chụp hình, tận dụng ánh sáng trước khi trời sụp tối. Bác tài thì đã chạy lên chỗ lạc đà, chắc đang nói chuyện với đám thanh niên.

Bắt gặp đàn dê nhiều màu sắc, chúng đang gặm cỏ, gặm cả lá cây, nói chung là tất cả những gì ăn được. Chỗ này đi đứng phải cẩn thận kẻo giẫm phải phân dê.

attachment.php


attachment.php


Anh bạn trong nhóm cũng không bỏ qua đám này, chụp vài bức hình bé dê tham ăn.

attachment.php



attachment.php

(Ảnh: Quang Đông)
 
Một góc vườn nhà của người dân địa phương, không kịp nhìn thấy cô gái đang làm gì bên những luống hoa. Nếu không có những hàng bạch dương thẫm màu, trông cảnh này chẳng khác nào một vùng quê đâu đó ở quê mình. Những gia đình khá hơn thường xây tường rào bằng đá xung quanh vườn nhà, còn nếu không họ thường xếp đá làm hàng rào và bao phủ là các nhánh cây. Mùa này chúng đã xác xơ.

Mình không chắc những cây này có gọi là bạch dương không, nhưng chắc chắn chúng có thể được gọi là cây dương (poplar). Loài cây này là phong cảnh đặc trưng của vùng Trung Á. Đi từ Âu sang Á mình bắt đầu nhìn thấy chúng ở Thổ Nhĩ Kỳ, và còn thấy đến tận Tân Cương. Xem ảnh thì xuống đến miền bắc Ấn Độ, Pakistan vẫn còn nhiều cây này, ở miền trung Ấn Độ thì mình không thấy nữa. Không biết phía bắc chúng còn kéo đến đâu. Cây bạch dương của nước Nga thì hình như là một giống khác (Russian birch).

Mình thích phong cảnh vùng Trung Á, nên cũng thích loài cây này. Những con đường và những dòng sông nhỏ có hàng cây dương hai bên, rất thơ mộng.
 
Cảm ơn bạn Galazie đã chia sẻ nhé. Đúng là rất dễ nhầm lẫn giữa poplar và birch. Mình nghĩ có thể nó là cây dương như bạn nói vì vùng này loại cây này có vẻ phổ biến hơn.
 
Loại cây hay thấy ở đây, mọc ngả nghiêng



Đàn dê trở về nhà


(Ảnh: Lệ Trang)
Bãi cưỡi lạc đà vắng khách, khoảng vài chục bé lạc đà đang đứng ngồi



Ấn tượng là 2 cặp đôi, các bạn thấy đôi nào nhìn “cute” hơn?, tôi bình bầu cho đôi bên phải:)



Hai bé này tình cảm quá, nhìn hai bé tự nhiên thấy “tủi thân” :(

 
Bất kỳ ai đến Hunder cũng không bỏ qua khoản cưỡi lạc đà(2 bướu).Được biết khi xưa loại lạc đà này được sử dụng như là phương tiện vận chuyển chính khi Ladakh là điểm dừng chân quan trọng trên con đường tơ lụa cổ xưa ở Trung Á. Tại Hunder, tùy thuộc vào du khách, thời gian cưỡi lạc đà có thể chỉ 15’ hoặc lâu hơn, chi phí trả dĩ nhiên là cao hơn nếu bạn đi xa hơn. Ban đầu tôi nghe bác tài nói là chúng tôi phải mua vé, nhưng thỏa thuận trước đó với Shahid là cả nhóm sẽ không phải trả tiền này. Thế là chúng tôi chỉ có 15’ trên lưng lạc đà.

Chuẩn bị xuất phát, cảm giác là vừa buồn cười và vừa phấn khích.



Đường Tam Tạng và 3 yêu nữ cưỡi lạc đà… đi thỉnh kinh:D



Để có mấy bức hình này, cả mấy đứa chúng tôi đều giao hết mấy ảnh cho bác tài. Bác phải chạy theo chúng tôi, lấy từng cái ra chụp vì đứa nào cũng kêu nhờ chụp giùm. Bác chạy theo 1 chốc thì mệt quá, giao lại cả mớ máy ảnh cho từng người. Hỏi bác hình có đẹp không, bác lắc đầu. Lắc đầu ở đây được hiểu như là Yes, là OK. Ban đầu chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên, khi nhờ bác chụp mấy tấm hình tập thể, chụp xong bác luôn lắc đầu. Cảm giác cưỡi lạc đà thế nào nhỉ? Vui và thoải mái nhưng có lẽ cũng tùy cảm nhận của từng người. Tôi có chụp vài tấm ảnh xung quanh khi ngồi trên lưng lạc đà.





 
Chẳng biết chúng tôi có đi đủ 15’ hay không nữa vì chẳng ai canh giờ. Anh chàng dắt lạc đà cứ nhắc thời gian, quá thời gian phải tính tiền thêm nên chỉ đi một quãng ngắn thì quay về bãi. Nhưng trãi nghiệm bấy nhiêu đó cũng đủ vui rồi. Sau khi cưỡi lạc đà xong, mỗi người tản ra một nơi chụp ảnh.

Tôi thì để ý một anh chàng và chiếc xe của ảnh. Cũng giống như bác tài trong nhóm, anh này đang tranh thủ lau xe cho sạch. Viết đến đây bỗng nhớ đến cảm giác áy náy của cả bọn khi mang những đôi giày đầy đất cát lên chiếc xe thiệt sạch sẽ mà bác tài đã tranh thủ lau rửa khi cả bọn còn loanh quoanh ở chốn này.







Khúc gỗ ở góc này nhìn cũng thấy duyên



Một vài bức hình được chụp trước khi trời tối hẳn. Dòng nước trong cảm tưởng như có thể soi thấy mình trong ấy.





 
Last edited:
Những ngày này năm cũ chúng tôi đang ở Ladakh. Tự dưng lại thấy nhớ nơi này, chẳng biết bao giờ sẽ quay trở lại nhưng cũng tự nhủ nếu còn cơ hội sẽ quay lại đây vào mùa xuân, để được ngắm nhìn những màu sắc mới của “thiên đường”. Để có thể nằm ườn ở đâu đó trên mảnh đất này lơ đãng nhìn ngắm thiên nhiên một cách chậm rãi và ung dung , “sẽ thôi không vội vã” như lần đầu mới đến.

Cũng đã đến lúc chúng tôi phải trở về, nắng chỉ còn trên sườn núi….



Từ xa những bóng áo xanh, áo đỏ của bạn tôi nổi bật trên triền cát xám. Còn tôi vẫn còn mãi nơi nơi đây, cố ghi lại những hình ảnh cuối cùng của một ngày sắp tắt.



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,971
Members
192,321
Latest member
phonego
Back
Top