Một vài kinh nghiệm đi Cửu Trại Câu (Jiu Zhai Gou):
1. Thời gian: Theo người dân CTC nói thì tuần lễ đẹp nhất ở CTC là vào 15/10 (+/- 1 tuần). Chú ý đặc biệt là không nên đi CTC vào thời gian từ 1-10/10 vì trùng thời gian với lễ quốc khánh của TQ, đông khỏi nói. Ngoài ra nếu mình được chọn lịch trình thì mình sẽ căn làm sao để vào CTC lúc giữa tuần. Khi đó bạn sẽ
hạn chế được tình trạng một mình chống lại cả tỷ dân tàu.
) Thông tin cập nhật (thời tiết, lá, ...) về CTC nên tham khảo ở:
http://www.weibo.com/jiuzhaigou Tiếc cái là trang này chỉ có tiếng tàu.
2. Hostel: Giá niêm yết thì rất đắt. Bạn nên căn lịch trình rồi book trước là tốt nhất, trong trường hợp không book trước được thì chịu khó chạy vào sát cổng CTC rồi đi tìm các hosel xung quanh Youth Hostel. Ngoài ra nếu bạn có một lái xe người TQ tốt thì nhờ thuê hostel sẽ có giá rẻ hơn giá bạn tự đi mặc cả. Đợt vừa rồi bọn mình tự book là 270-300 tệ/ phòng 3 người.
Ngoài ra, bạn nên trải nghiệm ngủ ở làng Tạng (tên là Shuzhang Village) bên trong CTC. Điều cần làm là bạn phải vào trong làng Tạng trước 5h chiều (nếu không sẽ bị dồn ra khỏi CTC), hỏi dân bán hàng ở đó người ta sẽ chỉ chỗ cho bạn. Giá cả dễ chịu hơn nhiều so với giá thuê hostel ngoài CTC, ngoài ra bạn còn tiết kiệm được tiền vé vào cửa cho ngày hôm sau. Đồ ăn rất dễ ăn, phòng, giường nệm rất sạch sẽ và dễ chịu. Điều đáng phàn nàn duy nhất là sáng hôm sau bạn đi ra ngoài làng nếu không may mắn sẽ bị bảo vệ bắt. Khi ấy bạn xì ra 90 tệ/ người thì sẽ nhận được 1 vé phạt và ... đi tiếp vô tư. Mẹo ở đây là bạn hãy đợi đến 8h-8h30 hãy ra ngoài và đi đường cổng chính của làng chứ nếu đi đường bên cạnh và chờ xe buýt ở đầu đường đấy thì đúng là lạy ông tôi ở bụi này.
)
3. Vé: Vào dịp cuối tháng 10/2012 thì CTC mở cửa lúc 7h sáng thay vì 6h như thông tin trên mạng. Có thể nguyên nhân là do 7h trời mới sáng. Cũng như ở Hoàng Long hay Tứ Cô Nương, ở đây thẻ SV quốc tế được giảm giá 100 tệ. Bạn chỉ phải mất 200 tệ/người/ngày bao gồm vé người + vé xe buýt. Trước khi đi có người mách tôi không cần mua vé xe buýt (tiết kiệm được 90 tệ/người) nhưng vì không biết tiếng nên khi tôi đòi trả lại vé xe buýt thì người bán vé không chịu.
Có thể nói lý do là tao chụp ảnh nên thích đi bộ chứ không đi xe. Nói thêm là vào bên trong CTC bạn đi xe buýt thoải mái, xe chạy liên tục bạn chỉ cần ra đúng bên rồi nhảy lên xe đi vô tư không ai kiểm tra vé cả. Bạn cần hỏi gì thì cứ hỏi em hướng dẫn viên trên xe buýt, thường là em này nói tiếng Anh được. Ngoài ra nếu bạn đi CTC sau 15/11 thì giá vé sẽ chỉ còn 80 ... 100 tệ cho hai ngày. Giá hostel cũng giảm mạnh tương tự.
4. Xe buýt: Vé xe buýt 90 tệ/người/ngày cho phép bạn đi xe buýt thoải mái tới bất cứ điểm đừng nào trong CTC. Trong trường hợp bạn không có vé xe buýt thì cũng đừng lo vì không ai kiểm tra vé của bạn cả. Đường trong CTC có hình chữ Y, dài hàng chục cây số. Xe buýt chạy liên tục từ cổng cho đến điểm cuối của cả 2 nhánh đường chữ Y. Tuy nhiên do đường hẹp nên điểm dừng của xe đi vào và xe đi ra chênh nhau có khi 5-7km. Như vậy có nghĩa rằng nhiều khi bạn phải đi bộ để tìm bến phù hợp hoặc lười như mình thì nhảy lên xe buýt đi cho đến khi thấy bến cuối cùng (Primeval Forest) rồi lộn lại.
Thường thì tuyến xe chạy nhiều nhất của xe buýt là từ cổng vào rồi đi về nhánh bên phải. Xe chạy vào bến cuối (Primeval Forest) ra trả khách ở giữa chữ Y (tên là Nuorilang) rồi mới đón khách chạy tiếp đi nhánh bên trái.
5. Các điểm cần đến: Nếu không đủ thời gian chỉ muốn đi các điểm chính thì các bạn nên đi các điểm sau (theo thứ tự): Mirror Lake, Primeval Forest, Panda Lake Waterfall, Five-flower Lake, Nuorilang Waterfall (thác quay phim Tây Du Ký), Shuzheng Fall, Long Lake. Bạn có thể đi tất cả các điểm này trong vòng 1 ngày và có cả đống ảnh khiến bạn bè ghen tị.
)
6. Đồ ăn: Nói chung khi đi TQ nếu bạn kén ăn hoặc muốn ăn ngon một chút thì bạn nên mang chanh, muối tiêu, đường; đặc biệt là ruốc và mì ăn liền. Chú ý rằng bạn phải để gói ruốc lẫn vào quần áo để tránh chuyện bị hải quan TQ bắt bỏ lại khi nhập cảnh. Luôn luôn nhớ rằng khi vào bất cứ hàng quán nào phải hỏi giá (và mặc cả) trước khi ăn một thứ gì. Hãy học tập kinh nghiệm của bạn theApril nói với nhân viên quán rằng: "mấy dẩu pha cheo" (không ăn hạt tiêu) vì nó có vị rất khó chịu. Ở trong CTC nếu muốn tranh thủ thời gian hoặc muốn ăn trưa giữa khung cảnh đẹp thì bạn phải mang theo đồ ăn. Còn không thì bạn bắt xe buýt lộn lại điểm giữa của chữ Y (tên là Nuorilang) có trung tâm dịch vụ bán đồ ăn, uống. Đồ dễ ăn nhất và khá ngon có thể mua ở bất cứ đâu là lon cháo ăn liền (bát bảo, đậu đỏ, ngũ cốc, ...) giống hệt như lon bán trong các siêu thị ở VN.
7. Mua hàng: Đồ lưu niệm có bán nhiều ở các làng Tạng (Shuzeng village or Zechawazhai Village). Nhiều nhất là đồ chế tác từ sừng bò Yak như lược, vòng, ... hay áo, mũ gấu trúc. Bạn nên mặc cả từ 1/3 giá so người bán hàng phát giá trở lên. Ví dụ như 1 cái khăn người ta phát giá 80 tệ nhưng mấy bạn nữ đoàn mình mua có 30 tệ. :shrug: Mua hàng ở bên trong CTC thì rẻ hơn các hàng quán bên ngoài CTC.
8. Chụp ảnh: Nói chung bạn phải chuẩn bị tinh thần cạnh tranh với cả đống tay máy từ chuyên nghiệp tới nghiệp dư. Thường là bạn phải mất thời gian khá lâu để có khoảng trống nhưng lại phải nhanh tay nhanh chân chụp ngay lập tức nếu không muốn bị huých hay người chen vào ngay trước ống kính. Trong trường hợp muốn phơi thác hay dòng suối thì còn mất thời gian hơn vì phải đợi sàn gỗ (của đường đi) nơi đặt chân máy bớt rung để chụp. Không những thế nếu bạn phát hiện ra cái gì hay ho để chụp thì khi chụp xong quay lại bạn sẽ thấy cả đống tay máy lăm le nhào vào chỗ mình đứng để bắt chước chụp. =)) Đặc biệt bạn nên mang theo CPL filter để chụp mặt nước hồ trong suốt cực đẹp.