What's new

[Chia sẻ] Sài gòn ẩm thực lang thang ký

Mỗi lần vào sài gòn mình thích nhất món lẩu cá kèo thôi, mòn này ở hà nội ko thấy có. Cá còn tươi rói nhày nhót trong cái vợt họ bỏ vào nồi lẩu phải đậy chặt vung ko thì nhảy ra ngoài mất, tươi ngon lắm.
Ăn với món này là các loại rau, mình ấn tượng nhất là loại rau gì đó ko biết tên, khi ăn đắng lắm nhưng ăn mãi rồi thấy nghiền luôn vị đắng của nó, trông loại rau này giống như rau ngổ của hà nội ấy, nhưng ko phải rau ngổ, mình ko biết tên.
Thèm quá - lẩu cá kèo, hà nội ko có đâu, ở siêu thị trước đây cũng có bán nhưng đã ướp đá rồi, sau này cũng ko thấy có. Mà có thì cũng ko kiếm được rau đắng như trong sài gòn.
Các món khác ở hà nội có rồi nên mình ko thấy độc đáo và vị nấu ngọt thế nào ấy mình ăn ko thấy ngon như ở hà nội đâu.

Bác nào ở Hà Nội thì ra đối diện Cung thể thao Quần ngựa thưởng thức nhé, quán Bà Sáu. Ăn cũng ngon và đủ các loại rau như trong SG.
Xin lỗi bác chủ topic vì đã làm loãng topic nhé (BB)
 
CANH BÚN​


Hồi xưa , tôi hay lê lết ở những quán này
- Canh bún nghĩa địa ( quận gò vấp ) : Nằm trong khu mộ cổ trên đường Trần Bình Trọng . Ngay lối vào của cafe Tưởng Niệm hồi xưa . Là địa chỉ quen thuộc của dân trung học Võ Thị Sáu , Hoàng Hoa Thám , Phan Đăng Lưu ... Ăn vừa ngon , vừa rẻ vừa có cảm giác hồi hộp khi ngồi xì xụp trên một đống gò mả ... Giá khoảng 6000 - 8000/ tô

Nơi này bây giờ không còn nằm ở khu mộ cổ nữa mà dời lên (cùn hướng, băng thẳng qua đường), nằm cạnh 1 ngôi chùa tên là Kỳ Quang (ko nhớ rõ nhưng kiếm cũng ko khó đâu). Khu này là nhà mình mà thật sự cũng ko thường xuyên ăn. Ở đây khá nhiều người biết đến.(BB)
 
Mình cũng vô Sài Goòng 2 lần rồi mà chưa dc ăn 1 món nào cả, thiệt thòi quá.
Tại mấy lần đó còn nhỏ đi với bố mẹ.
 
Nơi này bây giờ không còn nằm ở khu mộ cổ nữa mà dời lên (cùn hướng, băng thẳng qua đường), nằm cạnh 1 ngôi chùa tên là Kỳ Quang (ko nhớ rõ nhưng kiếm cũng ko khó đâu). Khu này là nhà mình mà thật sự cũng ko thường xuyên ăn. Ở đây khá nhiều người biết đến.(BB)

Nó vẫn còn bán bác ạ, bác cứ đến vào tầm 16h- 18h là có thôi. Cổ mộ vẫn còn, còn quán cafe Hoài Niệm đã đổi tên từ lâu rồi, tớ không nhớ rõ tên của nó khi nó thay đổi chủ, hình như là " Tri Âm" thì phải.

Chùa Kỳ Quang là ngôi chùa của người Khơme, nằm ngay góc ngã 4 TRần Bình Trọng - Nguyễn Thượng Hiền. Kế bên chùa là 1 ngôi nhà nhỏ, sáng sáng họ hay bán Phở nhưng ăn dở tệ, kế bên bán Hủ tiếu ăn cũng được nhưng hơi dơ. Chiều tầm 17h đối diện Chùa Kỳ Quang hay bán bún măng vịt, thỉnh thoảng lại đổi sang món bánh Khọt.
 
Có ai biết chỗ nào bán cơm lam ở SG hông?
E ăn cơm lam 1 lần ở Sapa là khoái món này liền
Cơm nóng dẻo, ăn với muối mè hoặc thịt nướng là tuyệt cú mèo
Bây giờ về lại SG rồi chẳng biết kiếm món này ở đâu
 
Canh bún em bết một chỗ rất ngon, đó là cái quán trong hẻm gần chợ Bàn Cờ. Đi Võ Văn Tần gần tới Nguyễn Thượng Hiền rẽ vào cái hẻm bên phải í ạ!
 
Hôm nọ ăn, thấy con sau chín nhừ trong đĩa rau => nhẹ nhàng, bình tĩnh, tự tin => gắp con sâu ra, ăn tiếp :~

Thế mới đúng là Rau Sạch bạn à.
Theo quy trình trồng rau ở miền quê nào đó, để rau được ngon, không bị sâu ăn thì nên phun thuốc dưỡng cây, thuốc trừ cỏ thật nhiều vào, trước ngày thu hoạch khoảng 3-5 ngày thì phun thuốc trừ sâu thêm lần cuối và thu hoạch. Khi đem bán thì chạy ra hàng hoa dâm bụp làm hàng rào trước hiên nhà mà bắt sâu xanh rồi rắc vào rau. Thế là trở thành rau sạch =))

Chứ còn rau mà xấu xí, lốm đốm thì các bà nội trợ lại chê, ứ thèm mua. Nhưng thật sự đó mới là rau sạch :D
 
HỦ TÍU CÁ

Tôi không thích người Hà Nội và nói rộng ra là người Bắc . Mặc dù tôi luôn được học và cố gắng dặn với lòng mình rằng việc phân chia vùng miền là hệ quả của chính sách " chia để trị " của Pháp , là xấu xa cần phải tránh nhưng thực tế cuộc sống , những va chạm , những " cú chơi " đau điếng khiến tôi nghiệm ra một điều : cần phải tránh xa những người Bắc vì tôi không đủ bản lãnh để sống và làm việc với họ .

Nhưng khi có ai đó , đặc biệt là học trò hỏi tôi rằng " quê thầy ở đâu ? " , tôi bao giờ cũng hãnh diện khoe rằng " Thầy gốc Hà Nội " thay vì nói là Đà Lạt . Và mỗi khi hãnh diện nói ra điều đó tôi nhớ ông nội tôi da diết .

Ông nội tôi là dân tư sản , nhà ở phố hàng Than , di cư vào Đà Lạt năm 1954 . Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào , khó khăn đến thế nào , ông luôn toát ra một phong cách lịch lãm , sang trọng khiến cho người ta ngưỡng mộ . Mỗi khi ông cháu tôi bước vào Brodard ăn sáng , khi nhìn tôi ngó nghiêng xung quanh với cặp mắt lạ lẫm , ông hay xoa đầu tôi và nói " giấy rách phải giữ lấy lề cháu ạ !

Vào thập niên 80 , trong lúc Sài Gòn cơm độn ăn từng bữa , mỗi chủ nhật khi tôi sang chơi với ông , ông luôn gọi chiêc cyclo quen để hai ông cháu dạo phố Sài Gòn và sau khi chán chê , điểm dừng chân luôn là quán hủ tíu cá Nam Lợi ở chợ Cũ , Tôn Thất Đạm .

Quán bán hủ tíu , mì cá , gà và bò kho . Nhưng đặc sắc nhất là món hủ tíu cá . Cá lóc tươi , thật tươi được thái mỏng nhìn lóng lánh màu trắng hồng được xếp vào trong bát và dội nước lèo vào cho chín . Quán dọn ra trên bàn một tô hủ tíu không và người phục vụ sẽ mang chén cá tươi trụng nước lèo đến tận bàn và trút vào tô hủ tíu cho bạn . Nước lèo ngọt và tôi đoan chắc cái ngọt ấy chắc chắn không bao giờ xuất phát từ bột ngọt . Một cách ngọt nhẹ nhàng nhưng quyến rũ đủ sức làm cho kí ức vị giác của bạn nhớ thật lâu .

hutiuca.jpg


Tô hủ tíu nhỏ nhắn và mỗi lần thấy tôi nhồm nhoàm ăn , ông nội tôi đều lấy đũa khẽ nhẹ vào đầu tôi để khi tôi ngẩng đầu lên nhìn , ông đều lắc đầu . " Giấy rách phải giữ lấy lề cháu ạ .. ! " . Tôi nhìn ông gắp từng sợi hủ tíu , từng miếng cá một cách chậm rãi mà trong lòng rất ngưỡng mộ vì tôi không thể nào nghĩ ra rằng có những lúc người ta không dùng chữ " ăn " mà dùng chữ " thưởng thức ...."

Đã nhiều năm trôi qua , ông tôi đã hóa ra người thiên cổ nhưng sáng chủ nhật nào đẹp trời ,mỗi lần nhớ ông , tôi đều chạy ra Nam Lợi , ngồi trong một góc của cái quán cũ kỹ , kiên nhẫn ngồi đợi , kiên nhẫn gắp từng sợi hủ tíu trăng trắng ....

" ... Giấy rách phải giữ lấy lề cháu ạ ... "

Hủ tíu cá Nam Lợi - 43 Tôn Thất Đạm - giá : 30 -40.000/ tô
 
Mèo xin giới thiệu với các bạn món Hủ tiếu sa tế của người Hoa ở góc đường Cao Văn Lầu - Phạm Văn Chí P.1 Q.6. Giang hồ thường cho là hủ tiếu sa tế ở Triệu Quang Phục là ngon nhất nhưng theo Mèo, hủ tiếu ở góc đường Cao Văn Lầu - Phạm Văn Chí P.1 Q.6 mới là hảo hạng. Ở góc đường đó có xe hủ tiêu của một gia đình người Hoa gồm ông bố và 2 cậu con trai hiền lành. To hủ tiếu rất bé, nước dùng nâu đặc sánh béo ngậy. Chẹp chẹp, hôm nào phải bò vào làm một tô thôi...

Ở quận 6 còn có món Hủ tiếu hồ trên đường Lê Quan Sung (đoạn gần Phạm Đình Hổ) cũng độc đáo lắm. Đoạn Lê Quang Sung từ Phạm Đình Hổ ra Minh Phụng có nhiều quán ăn ngon, trong đó có một quán bún mắm khá ngon.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,131
Bài viết
1,173,898
Members
191,953
Latest member
i9betcpro
Back
Top