What's new

Sài Gòn - Độc hành xe máy từ Nghệ An tháng 2/2011.

Chào cả nhà, đầu năm rảnh rỗi mình có làm cung Nam tiến dài ngày xin pot lên để anh em cùng chia sẻ cho vui nghe! Thực ra chuyến đi cũng có chuẩn bị từ lâu nhưng ăm rằm tháng giêng xong tớ phi sang Lào 4 ngày xong về ngứa chân quá zọt luôn trướic dự định mấy nghày lận.Lịch trìng của tớ như sau:

Ngày 1 : Xuất phát từ nhà mình ở Yên Thành , vào Thanh Chương rồi theo đường HCM vào Phong Nha, tối ngủ Phng Nha.

Ngày 2 : Chơi Phong Nha.

Ngày 3 : Phong Nha theo Tây TS vào Khe Sanh.

Ngày 4: Khe Sanh theo con đường rừng đi ALưới xuống Huế theo QL49.

Ngày 5 : Chơi Huế.

Ngày 6 : Huế vượt Hải Vân qua Đà Nẵng.

Ngày 7 : Bà Nà - Hội An.

Ngày 8 : Hội An - Mỹ Sơn - Vượt sông Thu Bồn qua Ái Nghĩa.

Ngày 9 : Ái Nghĩa lên đường HCM vào Plei Kần.

Ngày 10 : Plei Kần - 14C - Sa Thầy - Kon Tum - Ba Tơ.

Ngày 11 : Ba Tơ - Quy Nhơn . Chui vô hang của Bác Sĩ Đặng Thuỳ Trâm nhưng vô hổng nổi nên quay ra. Ngày này bị bể sô mấy lần do lên rừng ở Vĩnh Thạnh bị tắc nên dông tuốt xuống biển đi ven biển vào Quy Nhơn qua đầm Thị Nại chứ quyết không đi QL1A.

Ngày 12 :Quy Nhơn - Phú Phong - Tuy Hoà.Đoạn này cũng bể sô do tắc đường núi.

Ngày 13 : Tuy Hoà - QL25 - Pleiku - Tuốt thẳng vào gần 14C đoạn Sê San.

Ngày 14 : YAKRAI theo đường lô cao su qua Chư Ty rồi cứ đường đất đỏ qua Easuop đến Buôn Ma Thuột.

Ngày 15 : BMT - khu bảo tồn Easô - Vạn Giã (lại xuống biển).

Ngày 16 ;Vạn Giã - QL26 qua đèo Phượng Hoàng lên BMT.

Ngày 17 BMT lễ hội cà phê.

Ngày 18 : BMT - SG . Cung này có một đoạn đi vào con đường 14c gần cửa khẩu Bù Đrăng ở Kon Tum xong ra Kiến Đức về Đồng Xoài - ĐT741 vvề SG.

Lịch trình sơ bộ là vậy, chuyến đi được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn trên Phượt như bác Thiên Sơn ở Quảng Nam hay bạn Nhanvan_hoang giúp chỗ ngủ ở BMT..và nhiều bạn nưã.....

Rất mong cả nhà vào ủng hộ để tớ có tinh thần viết tiếp nghe. Thân!!!!!


Untitled-1.jpg
 
Last edited:
Đổ đèo Đá Đẽo xuôi về hướng Nam nhác thấy một tấm biển chữ xanh bên phải đường ghi "Di tích lịch sử". Băn khoăn không biết đây là di tích lịch sử gì. Đường HCM qua đoạn này bỗng thênh thang, rộng gấp ba, gấp bốn lần toàn tuyến.

Đi thêm chừng ba kilômét nữa lại gặp một bia đá tầm tầm mới xây dựng, chữ nhũ vàng lóa nắng. Bia ghi "Sân bay dã chiến Khe Gát. Nơi đây, từ năm 1969 đến 1972, lực lượng không quân đã sử dụng máy bay phản lực chiến đấu để yểm trợ cho đường HCM. Riêng ngày 19/4/1972 (16 giờ 5 phút), phi đội MIG-17 của Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) và Lê Xuân Dị bắn cháy hai tàu khu trục thuộc Hạm đội 7 của Mỹ".

http://www.nguoiquangbinh.net/forum/diendan/showthread.php?t=23361

P1290179-1.jpg


P1290178.jpg


P1290181-1.jpg


Từ đây đi Hoà Lạc 528km và lại ngã 3 Khe Gát chỉ 1km.

P1290189-1.jpg


P1290190-1.jpg
 
Ngã 3 Khe Gát bây giờ là điểm giao cắt giữa Đường HCM Đông và Đường HCM Tây. Từ Bắc vào theo nhánh Tây đi 214km là tới Khe Sanh và theo nhánh Đông đi 140km là tới Cam Lộ.Cam Lộ và Khe Sanh là hai điểm cuối của HCM Đông và HCM Tây.Trên BĐGT 9/2009 ghi HCM Tây dài 343 km là không chính xác. Chuyến đi này mình sẽ đi nhánh Tây nhưng thiết nghĩ cũng chả đi đâu mà vội, mời các bác ta đi 140km nhánh Đông từ ngã 3 Vườn Hồng (TT Cam Lộ) đến Khe Gát đã he.Trên Nhánh Đông cũng rất nhiều DTLS . Phải nói rằng môĩi klm đường HCM xưa thấm đẫm máu bao Anh Hùng Liệt Sĩ, mình nghĩ ta cũng nên tham quan cho đủ cả Đông lẫn Tây.

Một số hình ảnh về ngã 3 Khe Gát.

DSC_6905.jpg


DSC_6906.jpg


P1290152.jpg


Tăng Ký là một địa danh nổi tiếng nốiu Đông - Tấy TS ngày xưa, gần Làng Ho. (tất nhiên là bây giờ vẫn nối).

DSC_6907.jpg
 
Đường Hồ Chí Minh là một con đường giao thông đang được thi công, dài khoảng 3.167 km và cũng là con đường thứ 2 chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc lộ và tỉnh lộ có sẵn được gọi là đoạn/tuyến tráng quốc lộ/tỉnh lộ.(theo internet).

Theo như BĐGT thì Đường HCM chia làm 4 chặng.

Đường HCM từ Hoà Lạc đến Khe Gát.522KM.

Đường HCM Đông từ Khe Gát đến Cam Lộ 141km.

Đường HCM Tây từ Khe Gát đến Khe Sanh 343km(theo mình đoạn này chỉ 220km thôi, theo như cột mốc chứ sách có lẽ in sai)

Đường HCM tiếp từ Khe Sanh đến Ngọc Hồi dài 335km.

Nói chung về con đường HCM mới bây giờ rất lẫn lộn lung tung nhưng sau khi làm xong nó sẽ từ Cao Bằng tới Cà Mau.Mình đã đi từ Hoà Lạc và điểm cuối cách Đất Mũi 500m(tất nhiên nhiều chuyến chứ không phải một).

Nếu đi từ trong ra thì qua cầu ĐăkRông là hết đường HCM mà sẽ là QL9 cắt qua đi từ Đông Hà lên Lao Bảo.

Cầu ĐăkRông ở Quảng Trị.

P1280701.jpg


Đi trong ra qyua cầu rẽ trái đi 13km là lên Khe Sanh và cũng là điểm cuối của HCM Tây tính từ Khe Gát.Rẽ phải đi 38km tới ngã 3 Vườn Hồng ở TT Cam Lộ cũng là điểm cuối của HCM Đông.

P1280710.jpg


Một số mốc ngay cầu Đăkrông.

P1280713.jpg


P1280698.jpg


P1280697.jpg
 
Từ cầu Đăkrông tới TT Cam Lộ dài 38km rất nhiều di tích LS nhưng mình không viết vào đây vì dài dòng lắm.

Ngã 3 Vườn Hồng ở TT Cam Lộ.

P1280776.jpg


Hôm đó mình đi từ Ngọc Hồi ra Vườn Hồng là 457km và trời vừa tối luôn.

P1280787.jpg


KS Blu ngay ngã 3 phòng ốc tốt , giá 150k nhưng có karaoke nó hát ồn lắm.

P1280784.jpg


P1280794.jpg


P1280796.jpg
 
Chuyến đi của mình chủ yếu là chạy trên đường nên không có thời gian ghé nhiều, di tích nào sẵn bên đường thì vào luôn thôi.Vừa ra khỏi Cam Lộ rẽ phải về phía đông đi 8km là di tích nhà thờ Huyền Trân Công Chúa.

P1280802.jpg


Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, dùng để tôn vinh những chiến sĩ đã khuất trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước[1] trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.

Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị.Từ Nghĩa Trang đi Bến Quan chỉ 9km và đi Cam Lộ 19km.Đi Thạch Quảng (đoạn Thanh Hoá giáp Cúc Phương) 550km.

Ngã 3 rẽ phải 400m vào nghĩa trang LS Trường Sơn.

P1280807.jpg


Ngay ngã 3 cũng là di tích của đường Đông TS năm xưa.

P1280814.jpg


Khi mình đến sớm quá nên nghĩa trang vắng lắm và mình cũng không có thời gian tham quan để thắp cho các Liệt Sĩ nén nhang tưởng nhớ, thật là thiếu sót nhưng lòng nhủ thầm sẽ quay lại trong tương lai không xa.

P1280823.jpg


Lối dẫn vào các khu mộ vắng lặng.Vắng cũng đúng thôi chứ 6h sáng đã ai tới .

P1280825.jpg
 
Cầu treo Bến Tắt nằm trên đường Hồ Chí Minh, bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, có chiều dài 150m, rộng 6m, do các kỹ sư Cuba giúp Việt Nam thiết kế, xây dựng vào năm 1973.

Cầu có hai mố bằng bê tông cốt thép, hai khung sắt lớn làm giá đỡ cho 8 sợi dây cáp treo hai bên. Năm 1986, cầu treo Bến Tắt được công nhận di tích quốc gia. Trận lũ ngày 8-10-2005 đã làm di tích cầu treo sập xuống sông Bến Hải.

P1280835.jpg


Lối xuống cầu treo.Hình như vẫn phục dựng chưa xong thì phải vì thấy vẫn còn máy móc thiết bị mà khi mình đứng trên cầu Bến Tắt mới trên đường HCM nhìn xuống sông Bến Hải có thấy cầu treon nào đâu.Hay tại mình quan sát chưa kỹ???

P1280837.jpg


Tới TT Bến Quan của huyện Vĩnh Linh mới đầu giờ sáng , tạt vô ăn sáng ngay ngã 4 TT.

P1280853.jpg


P1280856.jpg


Bến quan là một thị trấn miền núi, còn khá trẻ, tiền thân là Nông trường cao su Quyết Thắng. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, dịch vụ nhỏ lẽ, đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cao su và hồ tiêu.

Nói chung từ Bắc chí Nam khi mở đường HCM công nghiệp hoá thì một loạt TT đã, đang và sẽ mọc lên , thúc đẩy sự phát triển kinh tế miền núi. Điều này thể hiện rõ nhất ở vùng Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ(Thanh Hoá) và Ngọc Hồi (Kon Tum).
 
Qua Bến Quan tí xíu là hết đất Quảng Trị và sang Quảng Bình. Đường HCM đẹp nhất là ở đoạn này, phẳng lỳ và vắng vẻ chạy vô tư

P1280868.jpg


Làng thanh niên lập nghiệp An Mã có diện tích 6.273 ha nằm trên địa phận hai xã Thái Thủy và Kim Thủy thuộc huyện Lệ Thủy. Theo thiết kế, làng được xây dựng đầy đủ mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp kết hợp. Trước mắt sẽ đưa 150 hộ gia đình trẻ lên tham gia lập nghiệp tại làng này. Đây là một trong bốn làng thí điểm mô hình thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh do Trung ương Đoàn tổ chức theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Theo mình được biết thì có các làng sau: A Sờ ở Quảng Nam, An Mã ở Quảng Bình, Sông Rộ ở Nghệ An và một làng nữa giáp ranh giữa Thanh Hoá với Nghệ An trên đường HCM đoạn giáp Nghĩa Đàn.

Lối vào làng Thanh niên lập nghiệp An Mã.

P1280870.jpg


Lối xuống Kiến Giang nổi tiếng trong bài Quảng Bình quê ta ơi.

P1280873.jpg


P1280878.jpg


Tại đây đi 5km là xuống khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh.

P1280880.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,196
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top