Đêm trên biên giới. Thông tin về đường 14C trên địa phận tỉnh Gia Lai và nối sang Đăk Lăk khá mờ mịt. Biên phòng đồn 719 cho biết, chưa có cầu bắc qua con sông Ia lốp vốn là địa giới giữa hai tỉnh, phải hẹn tàu thuyền trong mỗi lần đi tuần tra. Hỏi dân địa phương tại Chư Ty thì hầu hết đều lắc đầu không biết và nói phải đi Đăk lăk theo ngả Hàm Rồng qua quốc lộ 14B. Bản đồ lại được lật lên lật xuống, bàn tính rất nhiều.
Chư Ty là thị trấn của huyện Đức Cơ, khá sầm uất và đông đúc. Nhà trên mặt phố chính hầu hết đều dùng làm cửa hàng buôn bán. Loại cửa hàng nhiều nhất ở đây là Hớt tóc thanh nữ, cứ ba cái nhà lại có một cái hớt tóc. Nói thật chứ em nghĩ có khi dân ở đây trọc đầu cả, mà thực tế thì chả ai trọc đầu, ko hiểu làm sao mà sống được nhỉ?(NO)
Bao quanh thị trấn là những đồi cao su bát ngát. Chư Ty cách cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai Việt nam) Oyadao (Ratanakiri Campuchia) 25km đường tráng nhựa uốn lượn trên bình nguyên mênh mông. Cửa khẩu này mới khai trương ngày 15/12/2007 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong tương lai, khi cặp cửa khẩu chính thức đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.
Sau khi tới thăm và chụp ảnh kỷ niệm tại Lệ Thanh, chúng em quay xe trở lại thôn Mooc Đen xã Ia Dom, nơi mà theo bản đồ giao thông đường bộ có lối rẽ vào quốc lộ 14C. Trong lúc hỏi đường, tình cờ một người lái xe ôm quê ở Nghệ An chú ý tới đám đông đứng lố nhố ven quốc lộ 19. Anh khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, tất cả các sông suối trên đường 14C đều đã được bắc cầu và tả đường cho chúng tôi về Easup. Kêu chạy xe ôm tới Easup lấy 250K/1 lượt khách. Gặp phải bọn dở hơi nên nó chỉ hỏi đường mà ko thuê dẫn đường, anh ta đành dắt bọn em đến lối rẽ vào đường mòn Hồ chí minh.
Hành trình 14C tưởng đã đi tong, thêm một lần nữa, chính thức được mở ra.
)
Cái gì mà đã muốn làm, thì ráng phải làm cho bằng được, đôi khi ngang bướng nó cũng có cái lý của nó, nhưng mờ nó cũng có cái giá của nó hehe