What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Yarlung shangpo

Rời Tradruk, con đường lại chạy dọc sông Yarlung shangpo, lại những cảnh sắc rất khác hiện ra trước mắt. Chuyến đi cho chúng tôi những phong cảnh tuyệt vời, thay đổi hàng ngày, rực rỡ, khô cằn, xanh tươi, tàn tạ dường như đều có đủ.

14540735365_6cc81a7fa9_c.jpg


14539237034_c75816d782_c.jpg
 
Thung lũng Yarlungshangpo

Đường lại vượt qua một con đèo nhỏ, đây là con đèo cuối trong hành trình của tôi. Các bạn về sau còn tiếp tục một số chặng đường về sau.

14354139268_847c22d193_c.jpg


Thung lũng sông khô cằn toàn cát không trồng cấy gì được.

14354144298_3d390afc27_c.jpg
 
Yarlung shangpo

Như mọi con đèo, đỉnh đèo chăng đầy lungta bay phần phật trong gió.

Chúng tôi đi về phía Samye, tu viện đầu tiên của Phật giáo Tibet, gắn liền với tên tuổi Liên Hoa Sinh đại sư.

14354266157_21f6d0269f_c.jpg
 
Con đường dời đô

Sau khi kết thúc chuyến đi, về xem lại trên bản đồ, tôi mới hiểu được hành trình của các vị vua Tibet xa xưa. Tôi đánh dấu lại trên bản đồ dưới này các điểm dừng quan trọng

14576176663_ce4b84597f_c.jpg


Khi kết thúc văn hóa Zhangzung dạng bộ tộc, vị vua đầu tiên trong huyền thoại của Tibet đã đóng đô ở Yumbulagang, một thung lũng sâu phía Nam sông Yarlungshangpo. Những vị vua sau đó thấy địa thế đó quá hẹp nên đã chuyển ra Tsetang, và phát triển ra sát bờ sông Yarlungshangpo. Thế hệ những vị vua này theo đạo Bon, và vì thế vùng đất này cũng là nơi đạo này ăn sâu bám rễ.

Sông Yarlungshangpo chảy từ Tây sang Đông, phình to ra rồi hẹp lại ngay ở cửa ngõ Tsetang. Có thể đoán được rằng nơi đây xưa kia đã có những trận lụt lớn, khi băng tuyết trên núi tan chảy mà cửa núi lại hẹp nên nước sông phá vỡ bờ tạo thành các dòng chảy xiên ngang. Vì thế Tsetang chắc hẳn đã hứng chịu những trận lụt lội trong quá khứ.

Songtsam Gampo - vị vua thứ 28 hùng mạnh đã quyết định thoát khỏi cái thung lũng dễ lụt lội, thoát khỏi cái bóng của các triều đại trước. Ông đi ngược sông Yarlungshangpo, đến ngã ba sông Chusul thì ngược lên theo dòng sông nhỏ từ hướng Bắc. Tại đây ông tìm thấy một thung lũng rộng rãi hơn Tsetang, dòng sông lại hiền hòa hơn. Nơi đó chính là Lhasa, và dòng sông cũng gọi là sông Lhasa.
 
Last edited:
Các ngôi đền

Để thể hiện sự giải thoát khỏi đạo Bon, vua Songtsam Gampo đã cho dựng đền Jokhang ở Lhasa, đồng thời là đền Tradruk ở Tsetang để thờ Phật, thể hiện sự thay đổi của mình. Điều này chắc chắn không làm các thế lực cũ hài lòng nên đã có nhiều tranh chấp. Đền Tradruk gặp phải nhiều chống đối. Huyền thoại vua phải dùng pháp thuật để lấp hồ của con rồng thể hiện việc này.

Sau Songtsam Gampo khoảng 100 năm, Liên Hoa Sinh từ Bắc Ấn vào Tibet. Ông đã đặt tu viện đầu tiên của Phật giáo tại Samye, một thung lũng nhỏ cách Tsetang một đoạn và ở bờ bên kia sông. Trong huyền thoại, ông đã phải đánh nhau rất nhiều với các pháp sư đạo Bon tại đây, cũng như quy phục các quỷ thần vùng núi non này theo Phật giáo. Cũng tại Samye này sau đó mấy chục năm nữa đã có cuộc tranh luận lớn giữa Mật tông từ Liên Hoa Sinh và Thiền tông từ Trung Quốc lên. Cuối cùng Mật tông đã thắng và Thiền tông cũng như các tông Phật giáo khác từ Trung Quốc không thể phát triển lên đây.

Có thể thấy vị trí của Samye nằm cạnh sông lớn là con đường giao thương sang phía Đông và xuống phía Nam, trong khi Lhasa phát triển lên phía Bắc. Lhasa với Jokhang; Samye; Tradruk nằm gần như trên một đường thẳng, tuy cách núi cách sông nhưng đều là các thánh địa thiêng liêng của Phật giáo Tibet.

Những dấu mốc địa danh này khi đối chiếu trên bản đồ đã thể hiện được nhiều điều hơn là các dòng chữ lịch sử viết về nó.
 
Samye

Samye là tu viện đầu tiên ở Tibet, do Liên Hoa Sinh lập. Đại sư đã dùng pháp thuật, thần thông chiến thắng các pháp sư đạo Bon, các quỷ thần và lập tu viện vào năm 775. Trước đây các ngôi đền như Jokhang, Tradruk chỉ là đền thờ, không có tu tập, học tập và truyền bá cho các tu sĩ người Tạng.

Tu viện trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, thay đổi nhiều. Thời cách mạng văn hóa, Hồng Vệ binh từng nuôi gia súc trong tu viện, chính điện dùng để nhốt lợn. Tranh tượng và đồ quý báu bị lấy đi, bị đập phá. Cũng may mắn là các tòa nhà quanh tu viện không bị phá hủy. Ngày nay những gì nhìn thầy thì kiến trúc tương đối nguyên vẹn, còn bên trong thì các bức tượng đa phần là hàn lại, chắp lại từ các tượng cũ bị đập phá.

Tu viện được dựng thành hình một Madala khổng lồ, mà đứng trên núi mới nhìn rõ. Bao quanh là bức tường dài với hơn 1000 stupa nhỏ trắng toát.

Vừa bước vào cửa, một bầy bồ câu bay rộn lên, cảm giác bình yên. Mùa này chẳng có khách du lịch nào, chỉ có vài người dân vào lễ trong tu viện.

14539216114_ef49f689f6_c.jpg
 
Samye monastery

Tu viện xưa kia do nhiều tốp thợ mà vua Tibet mời đến, tòa chính điện thì mỗi tốp xây một tầng. Do đó tầng 1 kiểu Tạng, tầng 2 kiểu Nepal, tầng 3 kiểu Hán, tầng 4 kiểu Ấn Độ.

Chính điện thì tầng 1 thờ Phật, tầng 2 thờ Bồ tát và các ĐaLa, tầng 3 là nơi dành riêng cho Dalai Lama, tầng 4 là nơi cất giữ các bảo vật thiêng liêng, gồm những Mạn đà la, và vài sợi tóc của Liên Hoa Sinh, vài di vật của các thánh tăng thuở xưa. Toàn bộ tòa nhà tạo hình như núi Meru, bốn góc là các tháp nhỏ vàng rực lên trong nắng chiều.

14354259317_621a054966_c.jpg
 
Chính điện Samye

Chính điện của tu viện Sayme khá rộng, trang nghiêm rực rỡ. Phía ngoài là nơi ngồi của các tu sĩ, phía trong là nội điện với tượng Phật Thích Ca ngồi giữa, hai bên là 10 vị Bồ tát, Liên Hoa Sinh, Tông Khách Ba. Những ngọn nến bơ bò cháy lung linh suốt ngày đêm.

14354054530_d245f6afc7_c.jpg


Đúng ra trong điện này cũng không cho chụp ảnh, nhưng ngoài chúng tôi không có ai cả, thỉnh thoảng có vài vị sư vào thắp nến, và cũng không tỏ ra quan tâm lắm đến chúng tôi, nên máy ảnh vẫn hoạt động được.

Pho tượng chính giữa cũng được coi là một trong các bức tượng quý, tạc về Phật Thích Ca ở tuổi 38. Những con số tuổi của Phật chỉ là con số tượng trưng, thể hiện sự sùng kính của người Tibet, khi muốn lưu giữ lại các dấu mốc của Đức Phật.
 
Mural

Trong nội điện rực rỡ hoành tráng, đó đều là những gì làm lại sau năm 1988. May mắn thay, Samye còn giữ được một kho tàng mỹ thuật, không phải các bức thangka bằng lụa thêu chỉ vàng bạc, không phải các bức tượng bằng vàng bạc, mà là các bức tranh tường - Mural.

Tầng một của chính điện là một khối nhà vuông tường dày gần 2m, nhưng có thêm một vòng tường cũng dày như thế bao quanh. Giữa hai bức tường là hành lang rộng cũng chỉ khoảng 2m, mà nếu không có đèn thì sẽ tối om kín mít. Từ sàn đến trần của tường hai bên hành lang đó kín các bức bích họa theo phong cách Tibet, mà tuổi đời thì tùy tài liệu, có nơi nói 500, 800, nhưng ít ra cũng 400 năm. Các bức vẽ chìm trong bóng tối nên còn giữ được nguyên màu sắc, và đặc biệt không bị Hồng vệ binh hủy hoại.

Giờ đây trong hành lang có đèn, và với những chiếc đèn pin mang theo, chúng tôi được ngắm những bức tranh tường quý giá nhất của Tibet.

14354084199_47cfcea6ea_z.jpg


14539735272_6b48ff1884_z.jpg
 
Mural

Màu sắc dùng để vẽ tranh của người Tibet là loại màu lấy từ tự nhiên. Đất Tibet khô cằn nhưng có rất nhiều loại khoáng thạch với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng (mà hầu như ai cũng đeo trên tay và quanh cổ). Các họa sĩ xưa kia nghiền mịn các loại đá này, trộn với keo từ động vật để thành chất liệu màu không thể phai. Các mảng tranh có thể bong ra khi tường bị hỏng chứ không phai màu mất nét. Nếu ở nơi khô ráo, màu sắc sẽ vẫn tươi mới sau hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm.

Chúng tôi thơ thẩn trong cái hành lang dài tối tăm câm lặng kì diệu đó rất lâu, rì rầm trò chuyện về những gì đã trải qua trên mảnh đất này, thậm chí giữa các bức tường này trong cả nghìn năm qua.

14539194004_d265feab15.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,083
Members
192,368
Latest member
8kbetmotorcycles
Back
Top