What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Những chuyến xe của người Tibet giữa bình nguyên

14390831552_c4a53b3624_c.jpg


Dòng Yarlung shangpo trong chiều buồn

14205753317_5ac3d12bc3_c.jpg
 
Yumbulagang

Sáng sớm, chúng tôi rời Tsetang đi Yumbulagang, công trình được coi là cổ nhất của Tibet.

Truyền thuyết (được coi như lịch sử) kể rằng sau thời kỳ văn hóa Zhangzhung ở phía Tây, vị vua đầu tiên thiết lập vương quốc của người Tạng là ở phía Đông, chính tại thung lũng sông Yarlung Shangpo này. Và vị vua Nyatri Tsenpo ấy từ 200 năm TCN đã dựng lên cung điện của mình trên đỉnh một ngọn đồi trông ra toàn bộ thung lũng. Tòa nhà đó sau được gọi là Yumbulagang. Yumbu nghĩa là con hươu cái hay Hươu mẹ, Lagang là nơi thiêng liêng. Cái tên này xuất hiện rất muộn, nhưng là tên chính thức cho đến giờ.

Các triều vua Tibet đặt đô ở dưới chân đồi này, về sau chuyển sang Tsetang, nhưng nơi đây vẫn luôn là cung điện của vua. Cho đến thời Songtsen Gampo (thế kỷ 7) thời đầu nơi đây vẫn là cung điện mùa hè của vua và Văn Thành công chúa, sau đó vua rời đô về Lhasa thì nơi này mới trở thành đền thờ. Có lẽ từ đó mới có cái tên Yumbulagang. Dalai Lama Vĩ đại thứ 5 đã chuyển nơi này thành một tu viện.

Ngọn đồi Hươu mẹ trong nắng sớm

14412368963_176a447db2_c.jpg
 
Yumbulagang

Gọi là cung điện, nhưng nơi đây giống một pháo đài, với tường dày và cao. Bên trên chia ra 2 tầng, khá chật hẹp. Ngày nay nơi đây là điện thờ Phật, nên sau khi leo những bậc thang dốc khúc khuỷu, cánh cổng mở vào một gian sảnh có vẽ các Thiên vương giữ cửa như các ngôi chùa khác. Bên trong là điện thờ Phật, có tranh tường vẽ các vị vua Tibet. Phía trong có gian nhỏ dành riêng cho Dalai Lama ngủ khi về đây hành lễ. Tầng trên cũng là điện thờ, đèn nến nghi ngút.

Tòa tháp cao phía sau pháo đài là đài quan sát có thể nhìn ra bao quát khắp cả thung lũng. Rõ ràng nơi này vốn có chức năng phòng thủ hơn là nơi ở.

Có tài liệu viết đây là nơi ít bị hủy hoại nhất sau Cách mạng Văn hóa, hầu như tòa nhà được giữ nguyên vẹn vì Hồng Vệ Binh mải mê tàn phá Tsetang ở cách đó không xa nên bỏ qua nơi này. Nhưng cũng có chỗ nói nơi này cũng bị phá hủy rất nhiều, sau năm 1983 mới xây dựng lại.

Cánh đồng bên dưới Yumbulagang theo truyền thuyết là nơi đầu tiên người Tibet định cư canh tác, trồng cấy. Trước đó người Tibet du cư chỉ chăn thả gia súc trên những đồng cỏ tự nhiên, đến thời vị vua đầu tiên thì họ mới định cư và trồng trọt. Nơi đây như là địa điểm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử và văn minh Tibet, từ chăn thả sang trồng trọt, từ du cư sang định cư, từ văn hóa bộ tộc sang nhà nước có vua và các thiết chế rõ ràng.

Thung lũng và đường huyết mạch chạy dưới chân pháo đài.

14388854761_8654c330a6_c.jpg


14390813702_b2cdc02e49_c.jpg
 
Last edited:
Yumbulagang

Phía sau Yumbulagang, triền đồi vươn cao hơn nữa. Và đỉnh đồi dầy đặc các lá cờ nguyện, tầng tầng lớp lớp phủ kín.

Chúng tôi mua cờ của những người Tibet bán dưới chân núi, đặc biệt là một bà cụ người Tạng rất vui, tuy không giao tiếp được bằng ngôn ngữ nhưng dường như cụ hiểu hết những điều chúng tôi chúc cụ. À mà thực ra có một câu mà ở đâu chúng tôi cũng có thể dùng được: "chan-xi-tê-lê" !

Treo lungta trong những cơn gió phần phật, cùng nguyện cầu cho một Tibet bình yên, một Tibet của người Tibet, cầu cho nền văn hóa này đừng biến chất, mai một giữa trùng trùng văn hóa thực dân đang xâm lấn.

14388834561_c2fd86c2c7_c.jpg


Toàn cảnh Yumbulagang nhìn từ đỉnh đồi.

14388831861_1ef2d7612e_c.jpg
 
Yumbulagang

Yumbulagang, đền thiêng trên đồi Hươu mẹ. Địa danh này là lời nhắc nhở người Tạng về cội nguồn của mình, một nơi như quê cha đất tổ, nơi các vị vua thuở xa xưa dựng nước.

Yumbulagang, như thế với người Tạng cũng giống như đất Phong Châu của người Việt, nơi vị vua đầu tiên trong truyền thuyết - Hùng Vương - dựng nước và giữ nước.

Từ đời vua đầu tiên Nyatri Tsenpo 200 năm TCN hơn 800 năm truyền được 27 đời. Đến vị vua thứ 28 là Songtsen Gampo mới dời đô về Lhasa, và thay đổi tôn giáo chính thống. Cung điện xưa tuy nhỏ nhưng thực sự thiêng liêng trong mỗi tâm hồn người Tạng.

Tôi vẫn nhớ một bà cụ tóc bạc trắng run rẩy phải có hai người đỡ hai bên, nhưng vẫn cố leo từng bậc một để lên đến đỉnh, cụ cười rất tươi và gặp chúng tôi cũng chào "chan-xi-tê-lê". Không biết trong tâm khảm người Tạng, nơi này có vị trí thiêng liêng đến mức nào (vì những nơi như Jokhang, Potala và một số tu viện khác cũng quan trọng lắm rồi).

Thực ra nơi này cách Lhasa theo đường chim bay không quá xa, nhưng đi đường bộ cũng đến 200km, vì phải đi vòng dọc sông rồi theo các thung lũng núi. Ở giữa hai kinh đô là một dãy núi cao ngất chắn lối.
 
Đền Tradruk

Khu vực thung lũng sông Yarlung Shangpo là đất cội nguồn của các vương triều Tibet, nên kể cả sau này khi đã dời đô về Lhasa thì đây vẫn là vùng đất thiêng liêng.

Chúng tôi quay ngược lại dòng sông, và đến thăm đền Tradruk, một trong những ngôi đền thiêng liêng nhất Tibet. Truyền thuyết nói rằng đền Tradruk dựng cùng thời với đền Jokhang, thậm chí còn trước đền Jokhang. Như vậy đây có thể là ngôi đền thờ Phật giáo đầu tiên hoặc thứ hai ở Tibet. Sau khi lập các tu viện thì đây là một trong ba tu viện của hoàng gia Tibet.

Trước kia đây là một hồ nước, nơi có một con rồng 5 đầu canh giữ. Vua Songtsam Gampo đã dùng thần thông gọi một con chim thần đến giết con rồng rồi lấp hồ làm đền thờ Phật. Tên đền cũng có nghĩa là Chim thần đánh thắng rồng (Tra = chim thần; druk = rồng). Huyền thoại này cũng na ná việc dựng đền Jokhang, là đánh thắng con quỷ rồi mới lấp hồ làm đền.

Trong bức tranh lớn vẽ Quỷ vương Simon bị trấn giữ bởi các ngôi đền, thì đền Tradruk trấn giữ vai trái của con quỷ, đền Jokhang giữ vị trí tim của con quỷ.

14540744755_91676acb2e_c.jpg
 
Bảo vật của Tradruk

Ngôi đền được coi là rất thiêng liêng, một phần vì nó có cất một báu vật quý giá: Bức thangka ngọc trai.

Truyền thuyết kể rằng bức thangka này do chính tay Văn Thành công chúa thêu bằng ngọc trai, hình Bạch Đala (cũng chính nữ thần hóa thân thành công chúa). Bức thangka có sức mạnh kì diệu trấn át được tất cả các thế lực đen tối. Trước kia mật thất cất bức thangka chỉ mở cửa một lần một năm để làm lễ, ngày nay mọi người đều được vào xem, ở ngay trên tầng hai của tòa điện chính.

Bức thangkia rộng 1,2m, dài 2m, đính 29 nghìn viên ngọc trai, cùng vô số ngọc và đá quý, vàng bạc khác nữa.

Ngoài ra trong gian phòng đó cũng có một bức thangka khác mà Tenzin nói cũng do Văn Thành công chúa thêu, hình Phật Thích ca. Tuy nhiên bức thangka này các tài liệu lại không nói đến nhiều bằng bức thangka ngọc trai.

Chỗ này không được chụp ảnh nên mượn ảnh trên mạng.

Bức thangka ngọc trai:

14354077549_9e4a5c3206_z.jpg


Bức thangka thêu chỉ mà Tenzin nói cũng do Văn Thành công chúa thêu.

14540691685_beaf40740b_o.jpg
 
Ôi, cảm ơn Chitto quá, cảm xúc duy trì được cả năm thì chắc chắn rằng bạn phải yêu Tây Tạng lắm lắm.
Chủ đề Tây Tạng đúng là không bao giờ cũ trong lòng dân Phượt, bạn nhỉ!
 
Tradruk

Là một trong hai ngôi đền Phật giáo cổ nhất Tibet, trong nhiều triều đại ngôi đền được trùng tu, xây dựng và mở rộng, mái đã từng được dát vàng. Xung quanh đền đã trở thành một tu viện.

Tuy nhiên, cũng như tất cả các tu viện khác ở Tibet, Tradruk cũng bị tàn phá nặng nề trong thời Cách mạng Văn hóa 1967- 1976. Hai tấm thangka cổ được các tu sĩ liều chết gìn giữ nên may mắn thoát nạn, nhưng các pho tượng cổ nghìn năm thì hầu như đều bị hủy hoại. Đến năm 1988 mới được tu sửa xây dựng lại, chi phí vô cùng lớn.

Công cuộc trùng tu các tu viện ở Tibet không thể không nhắc đến Panchen Lama thứ 10, mà ngày nay ảnh của ngài được treo ở khắp các tu viện. Chính quyền TQ cấm tuyệt đối ảnh của Dalai Lama 14 nhưng cho phép treo ảnh Panchen Lama - một người trung thành với Dalai Lama. Câu chuyện này khá dài....

Trong tu viện Tradruk. Có thể thấy hai bức ảnh, bên trái là Dalai Lama 13 và bên phải là Panchen Lama 10.

14539246194_e90b02979a_c.jpg


Gian thờ ở tầng trên, nơi bày hai bảo vật là hai bức thangka.

14540743755_6b71b5f117_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top