What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Hết rồi Tây Tạng, dự định đi xuyên Tạng bằng moto đã tan thành mây khói rồi...Biển Đông đang dậy sóng, đi sang lẹm quẹm chết như chơi....híc híc
 
Hết rồi Tây Tạng, dự định đi xuyên Tạng bằng moto đã tan thành mây khói rồi...Biển Đông đang dậy sóng, đi sang lẹm quẹm chết như chơi....híc híc

Kể cả biển Đông không dậy sóng thì người không phải Trung Quốc đi xuyên Tạng bằng moto cũng là điều không thể. Đi bằng ôtô mà còn phải xin 7 cái giấy phép mới vừa chạm được đến Chamdo, trung bình cứ 100km lại có một chốt kiểm soát, trước khi vào địa phận khu nào phải xin phép ngủ đêm từ trước, mua xăng phải xuất trình giấy tờ xe, bằng lái xe,..., thì bạn đi Tạng bằng moto kiểu gì?

Trừ khi bạn là người Trung Quốc.
 
Làng Tashigang

Chúng tôi ghé lại làng Tashigang, làng nhỏ bên đường mà trong lịch trình đã muốn ngủ lại nhưng không được. Làng này cũng có nhà trọ để nghỉ, nhưng không cho khách nước ngoài ở lại.

Thung lũng giờ trơ trụi cây cối, nhưng chắc mùa xuân cũng sẽ xanh mát. Trong những bức ảnh mùa xuân, quanh vùng này cỏ hoa rực rỡ. Chỉ có điều ba tháng mùa xuân - mùa đẹp nhất nơi đây - thì người nước ngoài không được cấp phép vào nơi này.

14205782887_24ab3e5416_c.jpg


14205786577_9cc1ac5526_c.jpg


14412398543_f5251c8b06_c.jpg
 
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đến tu viện Lamaling, tu viện được coi là quan trọng bậc nhất của phái Nyingmapa. Tuy nhiên nơi đến thăm chỉ là tu viện dựng lại, bởi tu viện cổ đã bị cháy năm 1930, được dựng lại rồi lại bị phá bởi người Hán.

Truyền thuyết nói rằng Liên Hoa Sinh đại sư đã đến đây để đánh các pháp sư đạo Bon và đã chiến thắng. Đại sư để lại hai vết chân, một ở trong ngôi làng cách tu viện không xa, và một trên một tảng đá nay được thờ chính giữa điện thờ. Chính Liên Hoa Sinh đã xây dựng tu viện này để truyền đạo, và được các vua Tây Tạng tôn sùng.

Chính điện chỉ là một tòa nhà nhỏ hình bát giác, bên trong có một gian thờ nhỏ hơn xây kín. Giữa hai lớp tường là những người Tạng ngày đêm quỳ lạy vào các bức tượng bày quanh tường. Gian thờ chính giữa có tượng Liên Hoa Sinh và các hóa thân của ngài, cùng tảng đá có in vết chân nhưng để sâu phía trong, và cũng không cho chụp ảnh. Trong số những hình tướng của Liên Hoa Sinh, có hình tướng rất đáng sợ. Lại có cả hình mặt quỷ vương hung dữ, được cho là do ngài hàng phục được và theo hầu.

Một tu sĩ trầm ngâm trong gian thờ, lẩm nhẩm đọc kinh nhưng mắt nhìn rất nhanh, chúng tôi cũng không ai dám chụp ảnh trong này cả.

Lại múc một ít nước trong bát nước trước tượng thờ, bỏ vào cái lọ mang theo...

14369118286_9f108fb81f_c.jpg
 
Ngôi mộ truyền thuyết

Chúng tôi còn vào một tu viện nữa, mà trong LP có viết rằng nơi đây có một ngôi mộ đặc biệt, là mộ người con trai của Văn Thành công chúa.

Tương truyền rằng Văn Thành công chúa khi bị gả đến Thổ Phồn (Tây Tạng) đã rất buồn rầu. Chặng đường từ kinh đô Trường An đến Lhasa kéo dài hơn một năm. Trên đường công chúa đã sinh hạ một người con trai, nhưng đứa trẻ đã không sống được. Đứa trẻ đó con của ai, không ai biết, không ai nói. Vì sao đứa trẻ chết, cũng không ai biết và không ai nói nốt. Nhưng nó được chôn ở chân một quả núi, nằm giữa chặng đường dài dằng dặc, mà về sau đã dựng lên một tu viện.

Tuy nhiên khi đến tu viện đó và hỏi Tenzin về ngôi mộ truyền thuyết, thì cậu ta nhất định nói là không có chuyện đó, không có ngôi mộ nào cả, Văn Thành cũng không có sinh hạ lần nào cả.

Thực hư sao cũng không biết. Nhưng nếu như có truyền thuyết kia thì chắc là người Tạng cũng không thích nó tí nào. Vị công chúa - hoàng hậu thánh thiện đã mang Phật giáo vào Tạng không lẽ lại là một người thất tiết trước khi gặp vua Tạng?

Chúng tôi không có cách nào hỏi được, cũng tản ra tìm xung quanh tu viện đó nhưng không thấy có dấu hiệu công trình nào cả, đành về với một nỗi thắc mắc trong lòng.
 
Last edited:
Đường tuyết

Cung đường tiếp tục về phía Tây

14205771987_6a95ede726_c.jpg


Vượt qua những con đèo cao

14369115456_7fba52b995_c.jpg


Bên những đỉnh núi tuyết, dưới những đám mây nặng nề đang rơi tuyết phía sau. Chặng đi trời trong veo, chặng này nhiều mây hơn và đã có tuyết rơi.

14205769297_a88f4d71bc_c.jpg
 
Last edited:
Bình nguyên

Nơi này cách không xa hồ thiêng Lamo Lasto, nhưng chúng tôi đã không được đi qua cung đường đó.

Rồi xe rời đường cái, xuyên vào con đường đất xuống phía Nam. Chúng tôi đi vào vùng đất cổ xưa của người Tạng - bình nguyên dài dọc sông Yarlung Shangpo.

Hai bên đường không còn màu cây lá xanh tươi như phía Đông nữa, mà chỉ có một màu cỏ úa. Mùa này cỏ đã khô hết rồi, những đàn bò yak đã di chuyển về nơi đâu, tôi không biết nữa.

14205767757_368774fb92_c.jpg
 
Bình nguyên

Bình nguyên không quá khô cằn như phía Tây của Tây Tạng. Có những dòng suối chảy xuyên qua thung lũng, nhưng mùa này nước cũng đóng băng cả. Đường vẫn hun hút chạy về xa.

14205597048_f905c0ef3c_c.jpg


14205765197_b653a51aa1_c.jpg
 
Cảm ơn những cảm xúc và sự kiên trì viết của anh, tính ra cũng gần 1 năm rồi mà anh vẫn đang hoàn thiện topic cảm xúc gần như mới hôm qua
 
Cảm ơn vì vẫn có bạn theo dõi topic này. Cảm xúc ở vùng đất này thực sự rất sâu. Và cũng phải viết vì sợ đến lúc sẽ nhạt hết không còn nhiệt nữa. Và cũng vì lại sắp có chuyến đi khác, sợ rằng sẽ chiếm hết ngôn ngữ trong đầu.

___________________________________________

Buổi tối chúng tôi ngủ lại Tsetang (Zêtang), thành phố lớn thứ ba ở Tibet. Đây là thành phố cổ, nơi các triều đại vua Tạng trước Tùng Tán Cam Bố đã từng ở, có nhiều tu viện và các công trình văn hóa. Nhưng cũng như những thành phố dễ tiếp cận khác, Hồng Vệ Binh của thập kỷ 1960 đã tàn phá sạch các công trình này.

Ngày nay Tsetang là một thành phố rặt Hán, nhiều nhà cao tầng và các công trình của thế giới hiện đại.

Buổi tối khi đến đó, sau nhiều ngày ăn đồ TQ và đồ Tạng, có bốn đứa kéo nhau đi Lotteria làm bữa khoai chiên với thịt gà rán, lại còn kem nữa, rất là sung sướng. Đành rằng đi các nơi thì cố mà thưởng thức thổ sản, nhưng lâu lâu cũng cần phải quay lại với món quen một tí.

Ngày hôm sau, chúng tôi sẽ đến thăm một công trình được coi là cổ nhất Tibet vẫn còn sót lại, và may mắn thay cũng là công trình hầu như không bị Hồng Vệ Binh hủy hoại.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,124
Members
192,379
Latest member
camhuong007
Back
Top