What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Ngai Ganden

Kế bên phòng học là phòng tiếp kiến các tu sĩ của Dalai Lama. Giữa phòng là một ngai ngồi phủ đầy vải trắng đang chờ đợi chủ nhân trở về. Bên trên là bức tượng Quán Thế Âm bồ tát nghìn mắt nghìn tay, mà người Tạng tin rằng Dalai Lama là hóa thân từ ngài. Những bức tranh tường có tuổi hơn 500 năm nhưng màu sắc vẫn tươi mới.

Căn phòng này cũng thật nhỏ nếu so với những căn phòng tại Potala, vì nó được dựng từ rất xưa, khi chủ nhân của nó vẫn còn chưa phải là người lãnh đạo cao nhất. Nhưng nó thật thiêng liêng vì gắn liền với những con người phi thường.

11131210913_3ddf2dd5b0_z.jpg


Bước ra phía sau những gian phòng nhỏ này, chúng tôi hít thở bầu không khí thoáng đãng bên ngoài, nhìn sang trùng điệp các tòa nhà của tu viện.

11131098064_477ea10c19_c.jpg
 
Re: Trí tuệ lớn từ căn phòng nhỏ

Bức ảnh này chụp trong gian phòng học của các Dalai Lama. Phòng nhỏ và thấp, với bàn ghế có phần đơn sơ giản dị. Tôi tưởng tượng cảnh mỗi sáng mỗi chiều, hai vị đại sư già sẽ giảng dạy những triết lý thâm sâu của Phật cho một chú bé mà sau khi bước ra khỏi căn phòng này, các vị đại sư sẽ cúi chào chú và tôn vinh chú là bậc lãnh đạo tối cao của cái cõi tuyết cao nhất thế giới này. Dù bên ngoài cao trọng bao nhiêu, thì trong căn phòng này chú vẫn chỉ là một người học trò. Dù trong tiền kiếp chú đã tích lũy bao nhiêu kinh sách thì ở đây chú vẫn phải nhắc lại để mở lại những điều đang tiềm tàng trong A-lại-da thức.

Có thể nói căn phòng này là nơi đánh thức dậy những gì tiềm ẩn trong mỗi vị Dalai Lama, vì các vị chỉ là là tái sinh của muôn vàn kiếp trước. Nhưng nếu như không có sự đánh thức ấy thì đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ.

Tôi không biết Dalai Lama 14 đang lưu vong tại Ấn Độ kia sẽ nhớ gì về quê hương, nhưng chắc chắn lá sẽ có nhớ căn phòng nhỏ này, nơi mà trí tuệ dần được khai mở và đánh thức.

11131029145_cdbcfed35c_z.jpg

Cảm giác khi vào căn phòng này thực sự rất đặc biệt. Nó nhỏ hơn suy nghĩ của những người đã từng nghe về nó: Phòng học Phật Pháp của các Dalai Lama trước khi đăng quang. Căn phòng có khung cửa nhỏ để ánh sáng đủ chiếu nhưng không gắt. Và đặc biệt nhất, căn phòng này có lẽ là căn phòng duy nhất chỉ có kinh sách, không có bệ thờ to lớn trang nghiêm. Đạo Phật có lẽ rất khác với các tôn giáo khác ở sự khiêm nhường và đơn giản.

Lúc chúng tôi đến căn phòng này, gần như không có ai ở đó (điều tuyệt vời nhất của chuyến đi trái mùa này). Chúng tôi cùng nhau vào căn phòng đó và nán lại khá lâu. Không nén được lòng tham, tôi cũng giơ máy lên bấm vài kiểu ảnh (NT), XIN LỖI CÁC CAMERA CHI CHÍT CỦA CÁC BẠN CHÍ NỒ!
 
Góp vui với anh Chitto vài tấm ảnh

1402364_10201058486851172_69711135_o.jpg

Khung cảnh nhìn từ đường lên Tu viên Drepung.

1397350_10201058494371360_536592050_o.jpg

Ảnh "sưu tầm" của anh Chitto làm tôi nhớ đến những ngọn đèn bằng bơ ở mọi tu viện. Ở Việt Nam hay nói đến "giọt dầu" với ý là góp thêm dầu đốt trên bệ thờ. Ở Tây Tạng thì nên gọi là Giọt Bơ. Người Tạng vào tu viện thế nào cũng mang bơ vào để góp lên những ngọn đèn cực lớn để khắp mọi nơi. Họ có thể mang ở dạng bơ đóng thành gói bán trước cửa đền, hoặc là bơ đã xắt thành bột để trong túi, lấy ra bằng chiếc thìa để đổ bơ đông cứng vào một bên của đèn bơ. Hoặc là dùng phích để chứa bơ đã nóng chảy. Lần đầu nhìn thấy cả dãy người Tạng xếp hàng với phích cầm trên tay, tôi cứ nghĩ đi đâu họ cũng phải uống trà.

Các vị thầy tu sẽ chịu trách nhiệm làm sạch đèn bơ. Họ có xẻng xúc bơ, gắp để dựng bấc đốt, thậm chí họ đào hố để bơ chảy sẽ tản vào đó, không làm ngập lụt bấc đốt. Có vẻ đó là một công việc thú vị, nên lúc nào vào đền tôi cũng thấy có chú tiểu chăm chăm ra gạt đèn bơ. Có đèn bơ thì cực nhỏ, nhưng có những đèn bơ phải có đường kích đến cả mét, với 20 bấc đèn cháy liên tục ngày đêm.

Bơ để góp vào đèn phải rất sạch. Có một lần, tôi thấy vị thầy tu đang hì hục gạt bơ để làm sạch đèn. Vô tình mạnh tay nên mấy cục bơ bật cả ra ngoài. Theo thói quen tôi vội nhặt lấy, và thú thật là, có ý định để lại chỗ nó vừa rơi ra. Vị thầy tu ngăn tôi lại lập tức. Bơ đã rớt xuống là bẩn rồi, không thể cho vào đèn được nữa.

1463879_10201058489611241_1104574756_n.jpg
 
Em vừa vặn đến Drepung vào đúng dịp lễ Shoton, mà bạn hướng dẫn người Tạng dịch là Lễ hội sữa chua (?!)

Mới tờ mờ sáng, đã phải dậy theo đoàn người lên núi, đổ về hướng Drepung:

IMG_0475_zpsc1f84074.jpg


Không biết họ đốt loại cỏ thơm gì nữa

IMG_0480_zps0365ee85.jpg


Bắt đầu nhập hàng ngũ từ lúc sáng sớm

IMG_0488_zps6057e659.jpg


Dần dần cũng lên được đến gần bức Thanglka

IMG_0506_zps774a4b37.jpg


Gần hơn chút nữa:

IMG_0508_zps394d792c.jpg


Người đông quá, chịu không đến gần được. Những tín đồ Phật giáo từ khắp nơi đổ về đây, chỉ để làm một việc là cầu nguyện rồi ném chiếc khăn trắng (Hada) vào trên bức Thanglka. Người ở xa quá thì họ "thông minh" quấn Hada vào một hòn đá rồi quăng vào. Có không ít người bị đá quăng trúng

IMG_0512_zps13e3a92a.jpg


Bên hông bức Thanglka, các tu sĩ vừa thổi kèn vừa thay nhau uống trà

IMG_0513_zps15eb0370.jpg


Lần ấy, đoàn em có 19 bạn từ các nước khác nhau. Sau khi vào lễ hội thì lạc nhau hết. Các bạn Khoai Tây đặc biệt hứng thú (vì có khi họ ít được chen chúc như vậy chăng?). Còn em chỉ đi buổi sáng ở Drepung, đến 2h chiều về ngồi quán vì mệt quá, các bạn trong đoàn tiếp tục đi Sera và về nói chen chúc không kém Drepung.

Nhưng em cũng cực kỳ ấn tượng và thấy mình may mắn được tham dự lễ hội Shotun này
 
Last edited:
Xem ra cũng như kiểu lễ hội Chùa Hương nhà mình nhỉ.

Không biết họ đốt loại cỏ thơm gì nữa

Nhưng em cũng cực kỳ ấn tượng và thấy mình may mắn được tham dự lễ hội Shotun này

Theo mình biết thì đó là đốt cành lá thông, trên có rắc một ít hương liệu. Lá thông còn tươi nên rất nhiều khói, cành thông thì cháy nỏ nhưng lá thì cứ lách tách mãi mới cháy. Mình cũng mua một ít cái này về, các bạn bảo bỏ trong tủ áo cũng có mùi thơm Tây Tạng.
 
Đọc đoạn cột đá ném vào bức tranh to kia thì thấy nản nhỉ . Tây Tạng thiêng liêng thế mà vẫn cứ vướng bụi hồng trần thôi ....
 
Luận pháp

Rời cung Ganden, về hướng Đại điện của Tu viện, chúng tôi khá ngạc nhiên vì được xem một buổi luận pháp của tu sĩ ở Drepung. Thường mọi người nói nhiều đến các cuộc luận pháp - đấu pháp (debate) ở tu viện Sera, chứ không phải ở Drepung.

Sau buổi chiều ở Sera, tôi nhận thấy buổi luận pháp ở Drepung có tính chất nghiêm trang hơn rất nhiều. Khoảng trăm tu sĩ trẻ ngồi hai bên lắng nghe, ở giữa là sáu tu sĩ đang thực hành luận pháp, trong đó năm người đứng nghe một tu sĩ lớn tuổi hơn truy vấn. Vẫn những động tác hoa chân múa tay, đánh tay chan chát, nhưng có vẻ nghiêm trang và có tính nghi lễ. Toàn bộ không gian xung quanh tập trung vào buổi luận, xen vào tiếng nói sang sảng của vị tu sĩ ở giữa và tiếng trả lời của năm người, thỉnh thoảng lại rộn lên những tiếng bình luận của những tu sĩ ngồi xung quanh

Hãy để ý nhìn lên trên nóc tòa đại điện: có một tu sĩ đánh cồng giữ nhịp. Lúc đầu rất lâu mới có một tiếng cồng, càng về sau tiếng cồng càng nhanh và buổi luận cũng gấp rút hơn. Và khi những hồi cồng dài vang lên thì buổi luận pháp kết thúc.
(Tenzin bảo: Toàn là philosophy, chả hiểu gì sất)

11099792015_b2bcce8058_c.jpg


11131066216_c0e903394d_c.jpg


11131070386_d1a40b80a4_c.jpg
 
Last edited:
Đại điện Drepung

Tòa đại điện của tu viện Drepung là tòa điện có gian phòng lớn nhất Tibet. Cả tòa nhà có 183 cây cột gỗ cao, và theo trên mạng thì lúc đông nhất có đến 8000 người đã đứng kín trong toàn bộ tòa nhà, gian phòng chính vào dịp lễ có 1500 tu sĩ làm lễ. Hai bên gian chính và phía trước là kho báu của Tibet, với vô vàn tranh thangka, các bức tượng cổ, các stupa bằng đồng, bạc, vàng, hàng nghìn cuốn kinh. Trong chính điện có tháp mộ của Dalai Lama thứ 2, 3, 4 được dát vàng nạm ngọc. Những chỗ này đều cấm chụp ảnh.

Còn có một thứ tôi rất thích, đó là những đài hoa rất đẹp được làm bằng bơ với màu sắc rực rỡ. Những đài hoa này được làm vào khi trời bắt đầu lạnh nên được giữ trong suốt mùa đông, và đến mùa ấm thì nó sẽ tan chảy, thể hiện sự vô thường của vạn pháp. Cái này cũng giống những mandala bằng cát sẽ được xóa bỏ đi sau khi kết thúc nhiệm vụ làm lễ.

Lúc này các vị sư sau buổi luận pháp đã vào ngồi trong điện, và rất nhiều vị khác từ nơi khác cũng đang lục tục kéo đến làm lễ. Một vị sư lớn tuổi đứng giữa điện đọc lớn những bản kinh văn, những người khác mở kinh đọc. Sau khi mấy đứa đi vòng hết các khám thờ trầm trồ thán phục các pho tượng tuyệt đẹp, quay ra thì đến giờ cúng trà, một số vị sư trẻ đi rót trà sữa vào bát của các vị khác, và họ vừa đọc kinh vừa uống trà.

Tenzin nói rằng hôm nay có một gia tộc ở Lhasa làm lễ cúng dường lên tu viện, và chúng tôi thấy những người trong gia tộc đó quỳ xuống giữa các hàng bục ngồi, dâng lên các vị sư mỗi người một gói nhỏ, trong tiếng đọc kinh lầm rầm lầm rầm. Không gian tràn trong ánh nắng rực rỡ xuyên qua cửa sổ ở mái nhà chiếu rọi một khoảng ở giữa, những dáng người di chuyển chậm chạp trong thanh âm trầm đục, vừa tĩnh lại vừa động.
 
Last edited:
Đại điện Drepung

Ảnh sưu tầm trên mạng: Các tu sĩ trong đại điện Drepung

11173426763_a9da139a48_z.jpg


Bàn thờ rất được tôn kính: Phật Thích Ca ngồi với thế Chuyển pháp luân, bên trái là một stupa thờ, bên phải là tượng Quán Thế Âm nghìn tay, ngồi ngay dưới đó là tượng Dalai Lama thứ 3 đội mũ vàng.

11173232645_dc4b623f1b_c.jpg



Khác với truyền thống Phật giáo ở các nơi khác, tượng Phật ở Tibet hay được đội mũ miện trang trí rất nhiều châu ngọc. Phía trên là chim thần Garuda dang cánh bảo vệ.

Nếu so sánh với tượng thờ tu viện Nyingmapa thì tượng thờ Gelugpa phong phú và tập trung vào các vị Phật hơn. Nói thêm là nếu ở các nước Phật giáo khác, tượng Phật bao giờ cũng phải là cao nhất, chỉ các vị Phật mới được ngồi ngang với nhau; thì ở Tibet dễ thấy trên các điện thờ tượng Phật ngồi ngang với tượng các vị Đại sư, thậm chí nhiều nơi tượng Dalai Lama còn to và xếp trên tượng Phật. Đối với Tibet, tất cả các bậc hóa thân đều là đại diện của Phật, nên không khác gì nhau.
 
Theo mình biết thì đó là đốt cành lá thông, trên có rắc một ít hương liệu. Lá thông còn tươi nên rất nhiều khói, cành thông thì cháy nỏ nhưng lá thì cứ lách tách mãi mới cháy. Mình cũng mua một ít cái này về, các bạn bảo bỏ trong tủ áo cũng có mùi thơm Tây Tạng.

Qua một vài tu viện mà mình đã từng đi thì tu viện Ganden bán loại hương liệu này nhiều nhất, từ cành lá tới bột. Có khoảng 4 loại tất cả nếu mình không nhầm, tất nhiên thành phần chính vẫn là từ cành lá thông. Ganden là tu viện đầu tiên đi thăm, lại thấy bán đầy ngay cổng nên chủ quan không mua, đến lúc gần về tìm mua thì lại không tìm được loại thích hợp. :(
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,688
Bài viết
1,135,306
Members
192,413
Latest member
ledungtsth
Back
Top