What's new

“Thái Lan có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?”

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?

....



“Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?” - thằng bạn cắt khố đâm hông một câu ngang xương. Tức cành hông, tăng-xông lên gần tới đỉnh!



“Tui thấy tour dài nhất đi bên đó có 7 ngày, ông làm gì cứ rị mọ tới tới lui lui như đi trốn nợ vậy cà?” – nó bồi thêm. Cái thằng cà chớn! Nói thiệt là nhỏ lớn giờ số lần tui xài tiếng Đan Mạch chỉ đếm trên đầu mấy ngón chưn, vậy mà bây giờ muốn qua bển sống để nói cho thả giàn!



“Nói với ku như nước đổ đầu vịt Thanh Đa à! Mày cất cao cổ cò cổ vạc, vác chiếu qua nhà tao để tao kể cho mà nghe. Trợn mắt cái gì, chuyện Thailand còn hay hơn Nghìn đêm lẻ một, vậy mày phải vác chiếu đi là phải rồi còn ừ à gì nữa”.



Mạnh miệng nói xong, tôi cũng phải 3 chân 4 giò lên mạng tìm tòi thông tin hỗ trợ. Lạc vô xứ nhà lá này thấy thiệt là hứng chí, nhưng xem đi xem lại thấy thông tin sao mà ít hều vậy cà. Thông tin chỉ đâu đó Bangkok, Pataya, xa lắm là Chiangmai, Phuket, thỉnh thoảng có thêm mấy miệt khác mà thông tin sao trống huơ trống hoắc. Mấy ông cất công viết cuốn Lonely Planet Thailand dày cộp, gấp 3 lần cuốn Vietnam, mấy anh hai ở TAT chổng mông viết brochure du lịch cho hầu hết các tỉnh thành Thailand… vào mục này xem chắc ngửa cổ than trời, đấm ngực bùm bụp… buồn tình dữ lắm á. Thailand mà chỉ vậy làm gì hàng năm cả 20 triệu du khách đổ xô (trừ 2010 bạo động giảm xuống còn 14T, gần gấp 3 Vietnam!). Thôi, nhân tiện trả lời bạn hiền, tui chen vô đây thêm ít ít, có gì mấy ảnh đọc được cho tiền tip mình kiếm gì đó mần chơi, hén!




Tài hèn sức mọn, không tham vọng gõ một topic “lộng lẫy” ( - như khói trời, của cô Tư miệt đất mũi; như “Cá khoai lộng lẫy” – của tờ Sài Gòn Tiếp Thị; như “Côn trùng lộng lẫy” – của Tuổi trẻ Cuối tuần; … mà có thể mai mốt ai đó đi Tibet, India… cám cảnh dân tình nhọc nhằn đóng phân bò thành bánh làm chất đốt mà chơi luôn cái tựa “Cứt khô lộng lẫy” chắc cũng được hoan nghênh… - lại cái tật lan man rồi), cái thằng motdoidirong tui chỉ dám chen vào đây tám chút lúc hưỡn. Mà dù gì, nó cũng là “Thông tin du lịch Thailand”, phải không ku. Rảnh rỗi, không vác chiếu qua nhà tao được mày vào đây đọc cho nó tăng pageview của anh hai mày. Có hưỡn hơn nữa rủ mấy em tuổi teen mối ruột đăng ký vài chục cái nick vào đây bấm nút Thanks lia lịa, cho anh hai mày qua một đêm bỗng đổi đời như mấy em Vietnam đưa đồ - à quên, Vietnam ai-đồ thì càng tốt. Nghen ku!

* *
*​




Thailand, những ngày đầu năm thật khác!



Những triền đồi, những bãi bồi ven sông lau trắng miên man trong nắng mới. Đám lau sậy ngày thường còi cọc xấu xí xác xơ tơi tả vì gió vì mưa, vì đám gia súc ngược ngạo dẫm nát giờ kiêu hãnh phô phang rừng cờ lau trắng trong thanh khiết. Đám gió hung hăng dữ tợn ngày nào giờ lả lơi ve vuốt ôm ấp đẩy đưa… làm sông chiều không dậy sóng xanh chỉ xô bờ những con sóng bạc đầu, bạc đầu, miên man….




P1040248.jpg

Những triền lau bạt ngàn Sukhothai



Miền nhiệt đới đã qua ngày qua những ngày hè. Lũ sen hồng sen bạch đã tàn đã úa, đã nhường lại sông nước ao hồ cho đám súng hừng hực sức sống rừng rực đỏ vươn cao. Cái nắng vàng rực những ngày đông chói chang Thailand, đám súng càng rực rỡ phô trương hơn… vì chúng biết giờ là thời khắc huy hoàng của chúng.



P1040092.jpg

Súng trong Sukhothai Historical Park



Nhưng chúng đã lầm! Mùa này chỉ có lũ sen là thảo hiền nhường nhịn thôi. Coi nè, bọn hướng dương hoàng tộc con cháu thần mặt trời chúng tao chẳng thèm liếc lấy một cái với bọn súng hèn mọn chúng mày đâu. Thẹn thùng, lũ súng khép nép ôm nụ khi nắng lên, chỉ có hướng dương kiêu hãnh nhìn thẳng vào mặt trời cháy bỏng, chẳng thèm cần lấy một mảnh Rayban, dù là kính dzỏm mua ở Trương Định, cho nó gọi là!



P1011634.jpg

Những cánh đồng hướng dương Lopburi


“Nè khoan phát biểu nghen mậy! Biết thế nào mấy cũng càm ràm “Mấy cái bông đồ yêu đó tui dzìa miền Tây thiếu giống gì”, tao đưa ra cái hình này là quê mình hết có à nghen!”.



P1040286.jpg

Hoàng hôn Sukhothai chiều nắng đẹp (lộng lẫy!).​




…..


Còn ít nhất 99 chương hồi nữa!
 
108 – Rực rỡ Chiang Rai

108 – Rực rỡ Chiang Rai



Trong khuôn viên Chùa Đen, ngoài các tác phẩm nghệ thuật của chủ nhân, ông còn sưu tầm nhiều đồ vật quý hiếm. Và có lẽ ông có sự thích thú đặc biệt với loài trăn nên những ai muốn tìm xem kích thước ‘thật’ to đến mức nào của loài anaconda lừng danh có thể sẽ ngỡ ngàng khi đến đây.


IMG_5697-1-Copy.jpg

Anaconda trong Chùa Đen.


Đặc biệt, trong bộ sưu tập của ông tôi còn thấy những pho tượng gỗ mà ngày trước tôi có thấy ở Tây Nguyên. Giờ những tượng gỗ - còn hay gọi là tượng nhà mồ này ít được thấy ở Tây Nguyên nhưng tôi lại gặp chúng rất nhiều ở Ratanakiri, Cambodia, miền đất đấu lưng với Gia Lai và đặc biệt là trong những bản làng heo hút giữa rừng rậm Borneo bên xứ đảo Nam Dương xa lơ xa lắc. Nên như gặp lại người quen, dù ngậm ngùi nhớ lại quê nhà giờ sao càng vắng đi nhiều thứ - không chỉ những pho tượng nhà mồ.


IMG_5701-1.jpg

Pho tượng nhà mồ gợi cả một trời nhớ.


Nhưng có lẽ ‘nguyên liệu’ được sử dụng nhiều nhất của ông – không tính đến gỗ, là những chiếc sừng trâu. Từ những chiếc sừng trâu to cộ đen bóng ông đã tạo nên những bộ bàn ghế, móc áo,… khá lạ và bắt mắt. Và từ một thứ nguyên liệu khá rẻ tiền này ông đã làm nên những tác phẩm – mà tôi đoán – là giá không hề rẻ này.


IMG_5705-1.jpg



IMG_5698-1.jpg

Những tác phẩm lạ lẫm từ sừng trâu quen thuộc.


Và dĩ nhiên, như nhiều người Thái mộ đạo khác, nhất là với vị nghệ nhân tài hoa đã từng sang đến Nepal, Ấn Độ để tu tập, thiền định này thì trong bộ sưu tập / những tác phẩm của ông không thể thiếu những pho tượng từ gỗ đến đá đến ngọc… Có lẽ vì vậy mà bảo tàng của ông được gọi là Chùa Đen dù nơi đây chẳng có vị sư nào gõ mõ tụng kinh.


IMG_5694-1.jpg



IMG_5664-2.jpg

Những pho tượng Phật nhiều dáng vẻ thanh thoát ở Chùa Đen.


Chùa Đen thật thú vị, nhưng có lẽ tôi ‘dừng’ ở đây cũng khá lâu. Dù sao tôi cũng sẽ ‘quay lại’ điểm đến thú vị này nên chắc giờ tạm chia tay vậy. Chia tay Chùa Đen để lang thang tiếp đến một miền đất khá thú vị khác của Chiang Rai.


IMG_5704-1.jpg

Tạm chia tay nhé, Chùa Đen…


IMG_5751-1.jpg

..để đến những miền xinh khác.



Lên đường thôi.
 
109 – Rực rỡ Chiang Rai.

@gasman, tặng thêm bạn một tấm hình về Chùa Đen nữa trước khi bỏ đi há.

IMG_5822-1.jpg

Chùa Đen rực rỡ trong một chiều nắng đẹp.​

...................................


109 – Rực rỡ Chiang Rai


Chiang Rai, miền thượng du xa xôi miền bắc Thái tuy mang tiếng miền ngược, miền rừng rú ‘mông muội’,… nhưng lại ôm ấp đến hai miền đất được gọi là Tiểu Thụy Sỹ giữa lòng Châu Á. Doi Tung và Doi Mae Salong. Nhiều năm trước, tôi đã đến Doi Tung trong khi nỗi ấm ức vì ‘lỡ duyên’ với Doi Mae Salong vẫn còn tuơi mới canh cánh.


IMG_5758-1.jpg

Mùa xuân, mưa bụi rơi trên đám mạng nhện, giống như tuyết trắng giăng mắc trên những cây tùng bách xanh rì, lá trạng nguyên đỏ thắm,… ví von Doi Mae Salong như một Tiểu Thụy Sỹ có là quá đáng không ta…


Số là những ngày đó, lang thang ở Thaton, một làng quê ven sông tuyệt đẹp. Không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì ý nghĩa của nó đối với những người đã lỡ yêu mến dòng Cửu Long Giang. Từ Thaton ra đi, tôi đã lỡ chuyến đi đến Mae Salong. Thaton nằm ngay trên triền sông Mae Nam Mekhong, nơi cũng có những con đò chuyến phà lạch tạch về miền xuôi, như một ngày nao bạn đang lang thang trên dòng sông Tiền, sông Hậu nồng nàn nơi đất Việt. Tôi sẽ kể bạn nghe những ngày tuyệt vời Thaton của tôi khi nào qua đến miền Chiang Mai xinh đẹp.


Thaton thuộc về Chiang Mai nhưng lại gần với Chiang Rai hơn, nhất là dòng Mae NAM Mekhong ngang qua Thaton chỉ đi thêm hơn 3 giờ nữa là bạn đã xuôi đến Chiang Rai. Ngày đó, tàu xe còn ít, leo lên chiếc song-thẻo lọc cà lọc cạch, khi được hỏi ‘bai nại’ tôi trả lời là ‘bai mae salong’. Thế nhưng mải gật gà gật gù trên con đường rừng núi quanh co tuyệt đẹp, giật mình tỉnh giấc lúc xe ngừng lại, tiếng người đón chào í a í ới xôn xao, tôi ngỡ ngàng khi thấy cổng chào biên giới sừng sững phía xa – tôi đã đến Mae Sai thay vì Mae Salong. Thôi thì Mae nào nào cũng được Mae Sai cũng được, vì Mae Sai cũng là một đích đến đã dự tính, nhưng vẫn tiếc nuối làm sao khi Mae Salong đã xa ngái thôi rồi.


IMG_5726-1.jpg

Chào mừng đến với Doi Mae Salong xinh tươi nhé.


Nên lần này tôi nhất quyết sẽ đến Doi Mae Salong.


Vì sao ư. Có phải vì những cánh đồng hoa anh túc miên man một thời trên vùng đất này mà giờ nếu liều mạng vẫn có thể xem được chăng. Vì những bản làng đồi núi trên cao quanh năm sương phủ mờ mịt như một Tiểu Thụy Sỹ xinh đẹp chăng. Vì những vườn hoa, công viên hoa nở rực rỡ mỗi mùa một thứ quanh năm đua sắc chăng…. Có lẽ đều đúng, nhưng trong đó còn có một lý do. Doi Mae Salong còn có một bản làng người Hoa mà ‘nghe nói’ còn giữ được nét Hoa hơn những bản làng phố thị ở cố quốc. Điều thú vị là bản làng này không phải do thói quen du canh du cư rồi trôi dạt đến đây từ thuở xa xưa như người Mông, người Dao,… cư trú trên nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Bản làng này do những người lính của sư đoàn 93, binh lính của Tưởng Giới Thạch, của Quốc dân đảng từ Vân Nam sang tỵ nạn từ những ngày mùa thu năm 49.


IMG_5742-1.jpg

Những con đường với lồng đèn đỏ treo cao dẫn đến…


IMG_5764-1.jpg

... đường vào ngôi làng của cựu chiến binh sư đoàn 93 Quốc Dân Đảng…


Nên sao không tò mò, sao không muốn đi. Mà đường đi đến Mae Salong cũng không chỉ có vậy thôi.
 
110 – Rực rỡ Chiang Rai

110 – Rực rỡ Chiang Rai


Theo những gì được tái hiện qua lịch sử, văn học cách mạng chính thống, hình ảnh những người lính Quốc Dân Đảng vào những năm 45 khá tệ. Những hình ảnh đó tôi gặp trong những Một mùa hè vắng tiếng chim, Đường về Trùng Khánh,… thì khác. Hình ảnh đó cũng khác hơn nữa trong những tiểu thuyết diễm tình của Quỳnh Dao,… Nhưng đối với tôi những điều đó không thật sự có ý nghĩa lắm với buổi sáng lang thang tìm đến ngôi làng tỵ nạn của những người lính ‘chế độ cũ’ của nhà nước Trung Cộng. Đối với tôi, những ngôi làng tỵ nạn, của những người vì bất kỳ lý do gì phải bỏ quê cha đất tổ quê hương ruột rà tha phương cầu thực,… luôn gợi lên trong tôi những nỗi niềm thật khó tả. Sẽ không đi sâu vào vấn đề tế nhị này trên một diễn đàn du lịch nhưng những ngày lang bạt miền thượng du nước Thái, nơi có khá nhiều những bản làng tỵ nạn, những khu tập trung của người Miến Điện, của cả những người Lào của một thuở còn nhiều bất an,… đến từ bên kia biên giới,… tôi thường có những cảm giác rất khó tả…


Và trên con đường đi đến Doi Mae Salong từ Chùa Đen, Chiang Rai, không ai có thể bỏ qua tấm bảng hướng dẫn chỉ vào Long Neck Karen Village. Tôi cũng vậy.


P4010066-1.jpg

Một phụ nữ Palong [Tai To] trong khu tỵ nạn tập trung ở Mae Hongson.


Tôi đã ghé thăm các ngôi làng tỵ nạn của người Karen Cổ Dài [vì còn nhiều nhóm người Karean khác] ở gần Chiang Mai, ở Mae Hongson, rồi ngay cả căn nhà có thuê mấy người Cổ Dài đến ‘làm cảnh’, bán hàng trên hồ Inle ở ngay quê hương xứ sở của họ. Nhưng tất cả đều là ‘làng thương mại’, mà trong đó ít thương mại nhất không phải ở trên đất Miến mà là ở Mae Hongson. Có lẽ vì miền đất này xa quá, ít du khách nên cho dù có bán vé cho khách vào làng thì ngôi làng này hầu như vẫn giữ nguyên nếp sống bình thường. Nên lần này, tôi hy vọng ghé thăm ngôi làng Karen ở Chiang Rai này, xem thử mình có may mắn gặp một ngôi làng Cổ Dài ‘bình thường’ hay không.


P4010095-1.jpg

Cô gái Karen Cổ Dài này xinh ghê há.


Thực ra, ngôi làng có những người Cổ Dài Karen tỵ nạn gần thành phố Chiang Rai này là nơi sinh sống của một cộng đồng nhiều dân tộc người Miến Điện ty nạn sang đây. Ngoài người Karen, ở Union Hill Tribe Village này còn có người Palong [người Tai To], người Akha [người Hà Nhì], người Dao, người Lahu.


Và, trước khi ghé thăm ngôi làng Union này, tôi có một bí mật nho nhỏ chia sẻ với các bạn – làm người Cổ Dài thì khó thật, nhưng làm người Cổ-Chỉ-Hơi-Dài-Dài thôi thì không khó lắm đâu. Vì tôi đã làm được mà. He he he… :T


P4010200-2.jpg

Nó đó, cổ cũng hơi dài dài rồi đó.
Chắc đeo vòng cũng được hơn chục năm rồi nên cổ mới dài ra được chừng đó, cũng cỡ cỡ mấy ẻm ở trên chứ thua gì nhiêu đâu…

 
111 – Rực rỡ Chiang Rai

111 – Rực rỡ Chiang Rai



Như thường gặp, những gì mong chờ, tính toán kỹ đều không được như ý. Chuyến ghé ngang ngôi làng của người Karen Cổ dài ở Chiang Rai lần này cũng vậy. Vì ngôi làng này đã bị những người làm kinh doanh Thái làm nó ‘thương mại hóa’ quá mức – dù những người dân trong làng không phải vậy.



Một góc những gian quầy tạm bợ bán hàng lưu niệm ở Làng Karen Cổ dài Chiang Rai.


Vé vào làng 300baht # 10$, đắt bằng tiền one-day-tour mua ở Chiang Mai,…, cũng như quá đắt so với những điểm tham quan đẹp, miễn phí như Chùa Đen, Chùa Trắng,…. Tôi đến khá sớm, không có nhiều khách du lịch nên bị nhận dạng, yêu cầu mua vé ngay. Trên quan điểm không muốn bỏ tiền mua vé để đi xem con người, đồng loại của mình, anh chị em của mình,… như mua vé vào sở thú (đây là cách nhìn nhận tự nâng cao quan điểm :T thay vì nói là không muốn tốn tiền mua vé/muốn trốn vé/… :Dam), cũng như chẳng lạ gì vì đã ghé thăm mấy làng Karen rồi, nên tôi bỏ đi, sau khi cự cãi um sùm sao ‘tụi mày bán vé đi xem người…’.



Nường Akha này vì xinh đẹp quá nên dù còn rất trẻ đã có con bế con bồng – và chỉ cho chụp hình từ phía sau!


Ra khỏi cổng làng, tôi chợt nhận thấy có một con đường chạy sâu tiếp vào chân núi, cũng có thể là mặt sau của làng, tôi chạy xe vào hướng đó. Quả đúng vậy, con đường đó đi vào mặt sau của ngôi làng, và cũng có thể đi vào làng được. Nhưng, như đã nói, tôi đến sớm, chưa có khách, cũng như bị nhận diện vì đã cự cãi với đám thanh niên, nên dù tôi đã bỏ xe khá xa đi bộ vào làng,… khi đến gần các quầy của những người phụ nữ cổ dài thì bị nhận diện, yêu cầu đi ra. Tôi lại cự cãi tiếp (đại loại ‘mầy đưa tao xem cái giấy phép nào của nhà nước Thailand cấm người vào làng, bla bla…), nên cuối cùng tôi vẫn được ở trong làng. Nhưng không được ‘bén mảng’ đến khu của người cổ dài, còn với khu nhà của những người Dao, Lahu, Akha,… thì vẫn OK. Đó là lý do tôi biết thêm ngôi làng này có nhiều người dân tộc, dù tôi thực sự không được vào trong. Những cô gái Akha khá xinh đẹp. Nếu về xuôi, về Sài Gòn chắc nhiều người chạy theo sút dép. Có điều, tuy nhiệt tình với khách nhưng khác với các cô gái Karen đã quen với việc chụp hình thì họ không chịu. Nên tôi rất tiếc không thể chia sẻ những gương mặt rạng ngời của các cô gái dễ mến đó.


Chia tay những cô gái Akha xinh đẹp, Dao huyền bí, Lahu bẽn lẽn,… tôi tót lên xe hướng về Mae Salong. Trên đường tôi còn tạt ngang ghé dọc mấy nơi nữa nhưng tiếc thay hôm đó trời nhiều mây nên những cảnh đẹp như dãy núi được ví von cô gái đang xõa tóc hay overview Chiang Rai nhìn từ đồi cao đều mờ mịt dưới sương khói lãng đãng. Rất nhiều cảm hứng cho kẻ độc hành lang thang cô đơn trên cao nguyên ngày sương bảng lảng gió mờ mịt mưa lạnh lùng,... này, nhưng lại rất phản cảm trong những tấm hình tay ngang, máy cùi bắp...:LL









Những ngôi chùa không mang dáng dấp Thái giữa nương đồi xanh Mae Salong.
(Người ta nói chùa mang dáng dấp Taiwan nhưng tôi chưa đi đến đó nên chưa biết).


Mải miết, rồi tôi cũng ghé được Tiểu Thụy Sỹ của Chiang Rai, nơi có ngôi làng Đài Loan nem nép bên sườn đồi, bên những nương trà Oolong xanh ngăn ngắt.
 
Cũng vì bài viết này mình đã đến Mae Sa Long, tuy Chưa biết Thụy Sĩ nhưng sao có nhiều "Thụy Sĩ "ở Asia vậy India cũng nói tao có "TS" nhưng thật ra Darjeeling India đẹp hơn, còn Mae Sa Long cũng đẹp, xếp thứ 2 or 3 vậy! A Họ check passport và xét hành lý rất kỹ với Người Việt nhất là Pai chẳng liên quan j đến border or thuốc men j cả!
 
113 – … Năm năm rồi không gặp…



Rừng xanh núi đỏ hoài cũng chán, mà chuyện về Chiang Rai còn dài lắm, kể hoài chắc càng chán, nên tạm ‘nghỉ giải lao’ chia tay Chiang Rai ít phút, ghé thăm một miền đẹp khác của Thailand há.

------------------------------




113 – … Năm năm rồi không gặp…


Trong những đêm lăn lóc trên các chuyến phà xe đò tàu… hay chập chờn mộng mị bên cạnh những chai nghiêng ly đổ,… tôi thường mở, nghe trong vô thức giọng ca nhẹ tênh ấm áp của Sỹ Phú ‘...Năm năm rồi không gặp, từ khi em lấy chồng, anh dặm trường mê mải, đời chia như nhánh sông…’ ru lòng đã mềm càng mềm như con nước, như con sông…


Ừ, cũng đã năm năm rồi không gặp lại nhỉ. Năm năm dài tôi lang bạt bao miền đất, bao tình người,… đã xiết bao những ‘dặm trường mê mải’,… đời cũng đã tan đã nát đã banh đã chành… như kênh đen như rạch thúi như cống nghẹt chứ còn nói gì đến nhánh sông trong…


Giờ tôi về tìm lại quá khứ, tìm lại những niềm nhớ đã bao lần thoáng về trong những giấc mơ.


Tôi gặp lại em. Thời gian qua, đất trời đã đổi, con người đã thay, tâm tình đã khác,…


Em cũng vậy – đương nhiên. Nhưng em vẫn đẹp. Bên một tôi già cỗi, em càng long lanh lóng lánh lung linh hơn xưa.


Nhưng duyên tình vẫn thế. Dù có những phai phôi – lẽ thường tình, dù có chút ngác ngơ, chút bâng khuâng, chút bỡ ngỡ,.. rồi em vẫn ôm tôi vào lòng, nồng nàn, đằm thắm, thiết tha…


Để những ngày bên em giờ như bên một thẻo thiên đường rơi rụng…


Tôi đang nói về một miền đất đẹp của xứ Thái mà chắc chắn sẽ có dịp chia sẻ. :L


Về đó là tôi đang tìm về. Tôi tìm về tôi, tôi nhớ tôi, nhớ quê xưa nhà cũ những cái Tết ấm áp dù ngày đó còn bao khốn khó nhọc nhằn, nhớ những mùa quê vui xác pháo đỏ đầy đường, cái thứ xác pháo mang màu đỏ vui chứ không phải là là màu hồng phai nhạt tình buồn ‘ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn…’




Tôi nhớ tôi của ngày xưa, của những mùa vui cũ.




Nhưng xưa hay mới, giữa xác pháo vui hay xác pháo buồn vẫn luôn có ‘..một người lặng lẽ nhìn theo thật buồn’!!!




Về miền cũ, em ngỡ ngàng đón tôi bằng một hoàng hôn tím rịm màu nhung nhớ…



Rồi rạng rỡ một chiều xanh long lanh, lung linh…




Rồi nồng nàn một chiều vàng mênh mang, thênh thang…


Nên dù biết, dù rất biết, dù nhiều khi rất muốn, nhưng chẳng bao giờ tôi ca ‘năm năm rồi đi biệt, đường xưa quên lối về…’. Làm sao mà quên được!


Nên, hôm nào mình cùng về miền đẹp này há!
 
114 – Năm năm rồi không gặp – 2.

114 – Năm năm rồi không gặp – 2.



Nhưng, như những đóa hồng, vẻ đẹp được tôn vinh thêm nhờ những chiếc gai nhọn hoắc, những chiếc gai đã làm lũ xương rồng, cà dại, keo gai,… đã xấu càng thêm xí (!?) thì ngược lại chúng lại tôn vinh thêm vẻ kiêu sa khó chạm đến của những nàng hồng, “em” cũng vậy!



Miền xanh thẳm đẹp rờ rỡ - nhưng chỉ duyên, xinh không dường như vẫn chưa đủ!?


Nếu chỉ biển biếc cát vàng rừng xanh cỏ thắm… rồi thì “em” cũng sẽ nhàn nhạt, dễ trôi qua trong vô số những mỹ nhân ngày càng nhiều của thời nay. Nên, năm năm rồi gặp lại, ngoài nét duyên đằm thắm xưa như mặn mà hơn qua thời gian và son phấn, tôi may mắn gặp lại chút duyên lạ của em, những ngày “khói lửa binh đao”.




Những lửa khói mịt mù phố phường náo động ầm ĩ tiếng nổ vang trời, rầm rập bước chân đi, dù mai sớm…



…hay khuya đêm đỏ lửa khói đen xè cay nồng mùi thuốc súng,… tô thêm cho những "xanh ngời", "đỏ thắm", "vàng rực"… nét duyên lạ.


Với những nét quai quái này, “em” giờ càng đẹp lạ lùng hơn trong tôi – làm nỗi nhớ càng day dứt dù chưa chia xa hay chỉ vừa mới rời đi.



Và càng lạ lùng hơn nữa – hình phạt cho người lỗi lầm/phạm pháp/thua trận…?!


Giờ, đêm đêm tôi lại nghe Khánh Hà ngân nga “Một lần nào cho tôi gặp lại em…?” Để rồi bên những lý nghiêng chai đổ, chợt thấy “thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như một chuyện đêm mơ”...


Ừa, mà tôi có đang mơ?



---------------------------------------------

* Những ghi chú bên dưới vài tấm hình trong đoạn viết ngắn này không có tính xác thực – dù những hình ảnh này là thực, của miền đất đẹp đang đề cập đến.
 
115 – Năm năm rồi không gặp – 3.

115 – Năm năm rồi không gặp – 3.


Tôi đang mơ thiệt sao?


Vì khi như tôi đang bước những bước chân lạc lối về ‘miền thần tiên’ về một ngày thơ dại giữa những căn nhà cũ hoang vắng đèn lồng đỏ treo cao lạc loài,… dường như tôi lại đang trợt bước qua một vùng đất dữ khác.



Miền thần tiên làm nhớ những ngày trốn học lang thang xưa.


Vì giữa những con phố nhỏ xinh cổ kính được làm mới diêm dúa hồng hồng – nhưng vẫn còn xinh – dài hun hút mà không biết so với người đẹp chân dài đứng kề bên thì hẻm dài hơn hay chân nàng dài hơn… tôi đang lang thang mê mải, bỗng rơi vào vùng đấ lạ.



Phố màu hồng đẹp hơn hay người đẹp chân dài xinh hơn?


Vì giữa những miền xanh êm, miền xanh của nhiều những màu xanh của cỏ, của dừa, của phi lao, của biển, của trời… tôi đang như trôi bồng bềnh giữa những đám mây màu xanh, bỗng giật đùng đùng sực tỉnh khi bước ngang qua rẻo đất mới..


Những màu xanh của một miền xanh đẹp yên bình.




Và nó đây, giữa những ‘máu đổ lệ rơi…’, giữa gươm đao dáo mác,… giang hồ nổi sóng, đất trời rung chuyển, ‘nợ máu phải trả bằng máu’ chăng? Đất trời xanh mơ đâu rồi, những miền thần tiên đâu rồi, những con phố cổ xinh hun hút dài đâu rồi…



Nhưng – giang hồ giờ đã nổi cơn sóng dữ? Đất trời đảo điên, máu nhuộm thắm đồng…?



Chơi vơi chao đảo giữa những miền lạ, tôi càng yêu thêm miền đất này.


------------------------------------------------------

* Ghi chú bên dưới tấm hình cuối và của 1 đoạn ngắn trong sub-entry này không có tính xác thực – dù máu là thực, hình ảnh này là thực,... của miền đất đẹp đang đề cập đến.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,330
Latest member
sangtenxe
Back
Top