What's new

Tham khảo: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy

Rất bổ ích chủ thớt và mọi người ah.
Hi vọng tất cả những xế đều đọc được Topic này.
Anh em bàn luận luôn xế mà buồn ngủ phải như thế nào?
Có cách nào không buồn ngủ không?
Hehe
 
Luật qui định vượt trái là vượt trái trong làn đường dành cho loại phương tiện mình đang sử dụng hoặc với các đường không có dải phân cách mềm, không có vạch kẻ phân làn đường.

Chứ phải đâu lúc nào muốn vượt thì cứ bên trái mà vượt? Ví dụ với đường có kẻ vạch phân làn mà bác vượt trái lấn qua làn đường dành riêng cho oto thì rõ ràng là bác sai luật rồi còn gì?

Ý của các bác nói CHỈ VƯỢT TRÁI tức là dành cho đường ngoài đô thị, đường chỉ có 2 làn ( 1 xuôi 1 ngược ), vì sao lại thế ư, vì đã gọi là PHƯỢT và VƯỢT thì chỉ có ở đường đó mà thôi. Khi đã vào đường phân làn rõ ràng ( ở thành phố lớn ) thì làm gì còn đất, tốc độ và xe to để mà phải lưu ý mấy điều đó ( khi ở thành phố thì cứ đúng làn mà đi thôi )
 
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.


Chủ top viết rất rõ mà "Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy." Trường hợp bạn nói là có làn đường phân định làn đường cho xe máy, xe đạp vạnh sơn liền màu trắng rộng 20cm ( cái này chỉ có ở đường lớn thôi ) Còn đường nhỏ thì chỉ có vạch sơn đứt đoạn màu trắng tỉ lệ 1:3 rộng 10cm ở giữa đường thôi ( phân định 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau), khi đấy bạn muốn vượt bất kì xe nào cũng phải vượt bên trái, có hoặc không phải lấn đường nhưng thường là phải lấn đường vì đường nhỏ.
 
Last edited:
Đầu tiên xin cám ơn các bác đã chia sẻ kinh nghiệm đi đường cho mọi người! Bản thân em cũng có tham gia vài chuyến (ngắn thì dăm ba trăm cây số, dài cũng hơn 1000 cây) tuy chưa thể nói là có kinh nghiệm nhưng những quy tắc mà các bác viết ra bọn em cũng nắm khá chắc và tuân thủ, tuy nhiên có 1 vấn đề nho nhỏ mà em xin mọi người và các bác có kinh nghiệm giúp cho. Trong mỗi cuộc Phượt thì nhiều ôm không chịu ôm nhưng lại hay ngủ :D, lắm lúc giật mình khiến xế cũng hốt cả hền :( . Xin các bác ngâm cứu và có thể cho anh em 1 số giải pháp cho vấn đề này. Có 1 thành viên trong nhóm em đưa ra đề xuất sử dụng thắt lưng quân dụng (loại thắt lưng dã chiến, rộng bản rất dày và dài) để cột chặt xế với ôm. Nhưng xét ra thì như thế vừa nguy hiểm vừa khiến cho ôm có tâm lý không thoải mái. Vậy còn có cách nào khắc phục mà vẹn cả đôi đường được không? Mong tin các bác!
 
Trước khi đi xe máy đi những nơi xa,đi chơi,đi du lịch nói như vậy cũng là nói giảm nói tránh cái từ PHƯỢT.Các bạn còn trẻ,hăng máu còn cao,nhưng đã có tuổi thì sẽ suy nghĩ sẽ khác đấy.Lúc trẻ thì máu me đi càng nhiều càng tốt,còn đã có tuổi,có gia đình rồi thì đi ngắn,đi ô tô cho nó lành(Chính những người trong box du lịch nói đấy nhé)

Thứ nhất đi xe máy : không phải ai cũng là lái cứng,có thể chạy xe liên tục cả ngày.Ôm cũng không phải lúc nào cũng thức để ngắm đường,để nói chuyện khi đường đi quá dài.Chạy quá dài,quá nhiều còn làm cả 2 dễ buồn ngủ

Thứ 2 là cung đường : Nhiều bạn lên cung đường để lấy thành tích,cóp nhặt cũng đường của những ông xế khủng rồi đăng lại cho những tay mơ tham gia cùng là điều không nên.Người khỏe thì không sao,người yếu thì nhiều trăng sao lắm.Nếu đi 2 ngày 2 đêm thì cũng chỉ nên đi những cung dưới 600km,3 ngày 2 đêm thì cung khoảng 800 hoặc 4 ngày thì cung khoảng 1000km là phù hợp với sức khỏe và có thời gian để đi chơi.Tiếp theo là tính toán cung đường như thế nào cho phù hợp.Đường trường thì 300km không là vấn đề gì nhưng nếu đi những nơi đèo núi quanh co nguy hiểm thì đừng đếm của trong lỗ.Tính thời gian đi đường trường hết bao nhiêu thời gian là tính đường đèo núi bấy nhiêu thời gian.Tiếp theo là phải xem bản đồ để biết chính xác mình phải qua những chỗ nào từ việc kết hợp từ bản đồ giao thông đường bộ với vietbando.com để biết được những địa điểm nơi đến để không phải đi đường vòng

Xe máy : Luôn phải bảo dưỡng trước khi đi những cung xa.Nếu đi đèo núi cao tuyệt đối không được đi xe ga.Xe hơi kém hoặc côn kém cũng nên thay trước khi đi.Nếu cố đi với xe yếu hoặc bộ côn có vấn đề thì khi về tiền sửa nguyên toàn bộ bộ côn cũng mất hơn 2 củ trở lên.Khi đi theo đoàn cấm đi so le đi song song.Tôi nói đi nói lại rất nhiều lần là đừng có đem lý thuyết ở nước ngoài ra áp dụng ở VN(xem những bài trước của tôi).Cấm vượt xe ô tô khi ô tô đang lấy đà lên dốc,cấm đi sau đít xe tải,xe khách hoặc bất kỳ xe gì to và chiếm hết tầm nhìn.Cấm vượt khi các xe khác đang ôm cua,chú ý xi nhan ô tô và tín hiệu tay của lái xe,cấm vượt và cấm vượt phải trên đèo.Khoảng cách tối thiểu khi đi vận tốc tối đa 60km/h là 50 mét.Tốc độ đi trong nội thị,khu đông dân cư là 40km/h và ngoài khu đông dân cư là 60km/h

Lần sau nhớ ra gì lại viết tiếp.Nhưng đừng có nói tôi chém gió mà nhầm.Tôi lái xe khách thế nên luôn nhìn thấy những gì dễ xảy ra nguy hiểm đối với xung quanh ntn.Còn chừng nào ai vẫn con nghi ngờ tôi chém gió thì nên tự lái ô tô là sẽ biết tôi nói đúng hay sai
 
Last edited:
Đọc xong hết 11 trang thấy vỡ ra nhiều điều. Cảm ơn tất cả các bác nha. Với kinh nghiệm mỗi ngày đi khoảng 100 km trên quốc lộ 1 em có chút ý mọn chia sẻ với anh em:
1. Xe khách:
Chánh voi chẳng xấu mặt nào các bác nhé. Các tình huống bất ngờ có thể sảy ra bất cứ lúc nào. VD như: bị tạt đầu, hôn đít hay dính vật thể lạ bay ra từ trong xe như túi nôn, vỏ lon, vỏ hoa quả, hay nước bọt… có thể phi xuống đầu anh em mình bất cứ lúc nào. Mình gặp rồi nhé.
2. Xúc vật:
Chó, lợn, bò, dê… có thể phi thẳng vào ta bất cứ lúc nào các bác chú ý nhé. Mình cũng suýt die vì 1 chú cẩu cảm tử rồi ạ
3. Xe chở hàng:
So với xe khách thì điềm đạm và tôn trọng luật hơn. Nhưng coi chừng hàng hoá của các bác này có thể phi thẳng vào người ta nhé. Em đã bị nguyên 1 quả dưa hấu lăn thẳng về xe mình may mà phanh kịp không thì bây giờ ăn dưa trên lóc tủ rồi ạ
4. Xe máy:
Vâng ạ, đừng nghĩ đi sát lề đường là đã an toàn nha. 1 chú xe máy đi ngược chiều xuất hiện trước mắt ta bất cứ lúc nào ạ. Em cũng va chạm vài lần rồi. Đồng chí đó còn chửi em mù à mới tức chứ.
5. Một điều nữa là đi xa các bác nhớ mang theo nước nha. Để uống và để rửa mặt khi mình cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ. Cái này đơn giản mà quan trọng lắm nhé.
6. Các ôm cũng chú ý nha. Thi thoảng phải chuyện trò cùng xế. Để làm gì ạ, gió hiu hiu mây nhè nhẹ, nắng vàng, đồng xanh… rất dễ khiến cho xế rơi vào trạng thái lim dim vô thức. Nhiệm vụ của ôm là phải giúp xế tỉnh táo ngay nha. Cứ hỏi bất cứ thứ gì miễn là kéo xế trở về với thực tại nhé.
Em có một số ý kiến trải nghiệm qua thực tế khi rong ruổi trên đường cao tốc. Chúc cả nha ta chân cứng đá mềm nha.
AN TOÀN LÀ BẠN-SĨ DIỆN LÀ THÙ
 
Bác nói chuẩn. E vừa đi miền Bắc - HCM về cho thấy, đoạn từ Hà Tĩnh - TP HCM (QL1A), xe máy luôn chạy làn trong cùng bên phải (hình như là làn dừng đỗ khẩn cấp), hiếm khi xe máy chạy ra nogài,ô tô gần như không bao giờ đi vào trong đó, ngay cả khi tắc đường ở Quảng Bình, thì lái o to cũng ko lấn vào trong (như miền Bắc). Vượt phải cực đơn giản, nhưng đường không lớn, vượt trái lại là cả vấn đề..
 
Không biết trong topic này đã có ai nói về vấn đề giữ môi trường của anh em chúng ta chưa. Nhưng có lẽ chủ topic cũng nên đề cập thêm vấn đề này vào nhé! Vì những địa điểm anh em mình tới đều thấy xuất hiện những loại rác do dân phượt chúng ta để lại và mình rất không vui khi thấy những thứ này, nào là túi nilong, chai nước...Mong cả nhà chú ý việc giữ gìn vệ sinh cho những địa điểm mà chúng ta đã tới.
 
thông tin hay quá,mình đã đi nhiều tỉnh tây bắc rổi,nhưng mà toàn phượt 1 mình bằng xe máy thôi,mong rằng có 1 dịp được đi phượt theo đoàn 0949880688 đang làm Cục Bản Đồ Bộ TMT đang công tác ỏ yên bái,bạn nào tổ chức đi tây bắc nhớ alo mình nha
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,360
Bài viết
1,175,379
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top