What's new

Thảo luận xung quanh topic "Xách balô lên và Đi - 2"

Status
Not open for further replies.
Mình đây trực chiến trên WTT và Voz coi các thým các mẹ bàn luận mấy ngày nay rồi nhưng ít lên tiếng. Nói thật nhé, không chỉ các em tuổi Chip trở xuống bị ảnh hưởng mà con em gái mình 25 tuổi rồi vẫn còn tưởng Chip nói thật. Mình mới ngồi tẩn cho nó 1 trận vì visa dễ xin như ăn vạ được đấy à, đi theo kiểu bạ đâu nhờ đấy thì có khác gì ăn mày quốc tế, nhục nhã cho 2 chữ VN với người ngoài để đâu cho hết. Tẩn cả tiếng chị ấy mới có vẻ là hết bị cơn bốc đồng ám ảnh ( nói thêm là con em mình cũng chỉ có mình trong nhà nói nó chịu ngồi nghe thôi, mình mà không nói thì chắc ba mẹ mình một ngày nào đó té xỉu khi biết nó đã dông sang Malay hay đâu đó để lò dò xin visa đi xa hơn với vài trăm đô trong túi như bạn Chip).
Hậu quả của cơn bốc đồng thì lớn lắm. Mà tuổi trẻ thì đã đủ kinh nghiệm để đề phòng bao nhiêu ...
Xin đừng nghĩ ai muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết.
Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì chẳng phải sự thật.
Mình không anti em Chip, chỉ là mong giới trẻ đừng bị ảo ảnh mà làm liều.
 
Vấn đề là cuốn sách không chỉ gợi lên cái thắc mắc là Huyền Chip có đi đủ 25 nước hay không, mà còn là cô ấy có thực sự kiếm tiền theo cách cô ấy nói hay không, có đi nhờ một dạng tài trợ nào hay không, hay cô ấy có kiếm tiền thật, nhưng chả đáng gì, vì trong thẻ cô ấy có cả mớ tiền sẵn rồi.

Ngoài ra, mình thấy cách Huyền trả lời bác Vũ Khoan là rất xấc. Một người có lòng tự trọng thì không lấy chuyện ăn vạ Visa (dù là thật hay là chém), hay nhập cảnh trái phép vào nước khác để coi như một thành tích. Có đi là có mạo hiểm, nhưng không đồng nghĩa với việc làm trái pháp luật, ăn vạ và luôn luôn cầu cạnh sự giúp đỡ mỗi khi gặp rắc rối. Ok, lòng tốt lúc nào cũng cần, và gặp lòng tốt thì tốt, nhưng sống có trách nhiệm với bản thân trước hết phải xác định được rằng mình phải dựa vào mình đã.
 
Chào các anh chị,
Vẫn như năm ngoái em đã nói: ko biết bạn HC đi bao nhiêu nước, học được văn hóa gì nhưng em chỉ nhớ năm ngoái hẹn 16h ra HỘI CHỢ GIẢNG VÕ kí tặng sách mà em đợi ko thấy đến.
https://www.phuot.vn/threads/25194-...-thế-giới-trong-1000-ngày?p=710434#post710434 <--- Link kiểm chứng đây.
Em đi về, quyển sách Tập 1 em đi mua từ tối hôm trước ở quán cafe gì gần Hoàng Cầu em mang theo để được kí tặng giờ em cũng chưa mở ra xem quá chương 2.
Nhìn chung sau hôm đấy em thất vọng và em cũng chả tin từ đó rồi...
Kính các anh chị,
Bimbip
 
lượm được tờ giấy gói xôi có viết plan của bạn chip chuẩn bị đi du lịch này:D
http://web.archive.org/web/20120707...m/2010/06/my-plan-to-travel-around-the-world/

http://web.archive.org/web/20100717...10/07/updates-about-my-travel-plan-its-crazy/

ý tưởng ban đầu của bộ sách:
First, I want to about the book I’m writing. It will be named “Du lich bui A –> Z” ("Viet backpackers A –> Z” in English) or something like that, I haven’t decided yet. It can be considered as the Lonely Planet for Vietnamese. Lonely Planet is the leading travel publication for backpacker. They have 1 book for almost every country. However, their information is for Westerners and not really relevant for Vietnamese in term of cultural differences, diplomatic relationships, visa process, transportation and many things more. When I was working on the itinerary, I was really struggling to find information through few websites and friends. I don’t want that information to be wasted when I finish the trip. I want to put all what I collect on the way together with information from friends into a book, to make a “Lonely Planet” for Vietnamese to backpack to all countries (well, not all, but many :p)

ý tưởng rất hay nhưng có lẽ nhà xuất bản và đơn vị tài trợ cho bạn ấy đã biên tập lại nên kết quả là một đống bấy nhầy những điều vô lý (c), chắc do ko phản ảnh đúng hiện thực xã hội =))
 
Last edited:
Xin lỗi các bạn, cho mình lạc đề 1 chút: Dượng mình đi Camp vừa về hôm qua, nói là nếu không về trước 9h sáng hôm qua thì chắc phải ở bên đó thêm 2 tháng nữa rồi (chắc có chém 1 tí nhưng đúng là tình hình rất loạn lạc) và ít nhất trong 1 đêm cũng có 4-5 người chết chứ không có chuyện 1 người như báo đăng tin. Có sự liên tưởng nào giữa bài báo đó với các tác phẩm của HC không nhỉ? ;)
Mình cũng như đa số, cần biết chính xác đây là Nhật ký hay Truyện hư cấu để chọn lọc cái nào nên tin (có thể vận dụng cho chính mình sau này), cái nào chỉ đọc cho trí tưởng tượng bay xa, mà vẫn chưa biết được.:(
 
Mình sẽ chờ đến ngày này :D.....những ai thắc mắc về Visa của em ấy là thiếu hiểu biết nhé ^^...

Ban đầu khi đọc những thông tin như vậy tôi thấy rất bức xúc. Nhưng sau khi có quá nhiều ý kiến dạng: "xin visa phải chứng minh tài chính", "visa du lịch chỉ được 30 ngày", "không thể kiếm được lương cao như thế vì ông ABC nào đó chỉ được từng này"… tôi thấy mình không cần phải bực bội.

Những phản hồi đó thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết về chính sách visa của các nước, chỉ thích vơ đũa cả nắm. Rất nhiều người trong số họ nghĩ bản thân không làm được thì người khác cũng không ai làm được. Bây giờ, tôi chấp nhận nó là mặt trái của việc được nhiều người biết tới. Họ có thể ghét bạn, thậm chí “chửi” bạn và trên mạng là ảo, không ai biết ai nên điều này càng dễ dàng hơn.

Tôi sẽ trả lời khúc mắc của độc giả cũng như đưa ra minh chứng cho những điều mà tôi đã viết, đã nói vào cuộc họp báo ngày ra mắt “Xách ba lô lên và đi” tập 2 ngày 19/9 tới.
 
Re: Xách ba lô lên và Đi 2 - Đừng chết ở châu Phi

Đòi hỏi kiểu hạch sách này thì làm đơn lên phường, xong rồi mang tới đơn vị chịu tránh nhiệm xuất bản mà xếp hàng đợi kết quả trả lời bợn nhé! Bị ép mua sách nên phải đòi quyền lợi hả bợn???? Phán câu hay dễ sợ luôn thấy gứm. Bó tay:LL

uh !.

Chuyện có gì đâu mà ầm ĩ. Ai cũng có óc. Nếu cảm thấy đó là chuyện không thể thì là không thể, không nhắm mắt làm bừa theo là được. Còn nếu đã ngu tới mức, vì một người viết dăm ba chữ đã liều mình như chẳng có, để làm theo mà không tìm hiểu kĩ càng thì thôi...ngu thì chết chứ tội tình gì....Ai chứ tôi, đọc xong một cuốn sách, một bài viết thấy có cảm hứng là một lẽ, ngoài ra xem xét có khả thỉ hay không, cách thức, thứ tự như thế nào thì tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và kiểm tra đôi ba lần từ nhiều nguồn khác nhau...Chứ có điên mà tin theo một người, một nguồn. Vậy thôi.

Cái này thì mình nghĩ một khi bạn càng lớn, càng có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai, không thể và có thể. Nhưng nếu bạn còn trẻ, kinh nghiệm đi đứng chưa nhiều thì mọi chuyện lại khác. Và qua một người được báo chí tung hô, được nhiều người tin tưởng và phát hành sách có lời giới thiệu của những người nổi tiếng, thì đương nhiên theo hiệu ứng đám đông là bạn sẽ tin vào điều đó/ người đó (cái này mình chỉ nói những người trẻ thôi ha, còn có exp như bạn mình cũng không bàn), cái đó cũng được xem là nhiều nguồn. Và điều này sẽ gây khó khăn cho gia đình khi các e nhỏ dọa bỏ nhà đi vì đã có người làm được (cũng như có một bộ phận cuồng khi các ca sĩ Kpop đến và đòi đi xem cho bằng được)

Đơn giản là ví dụ ở bản thân mình, trước mình chưa đọc sách của cô bé này, nhưng thấy báo chí ca ngời, hình ảnh minh họa, và đều từ những nguồn đáng tin nên mình tin cô bé có thể làm được điều đó. Tới lúc này thì chưa có gì để chứng minh là cô bé đã không làm, nhưng những câu hỏi và lý lẽ mọi người đưa ra cũng khiến mình nhận ra được nhiều điều và mình thắc mắc. Ở đây mình chưa đi nhiều, nên những chuyện ở đất nước khác mình không biết rõ, và vì thế mình nghĩ là có thể kiếm được tiền nếu bạn thật sự giỏi để trang trải như work and travel. Nhưng thật sự nó không phải thế.
 
Đây là blog của em HC nè


http://web.archive.org/web/20120707...m/2010/06/my-plan-to-travel-around-the-world/

Còn đây là đoạn trả lời của em HC với mấy bạn thắc mắc

@Minh & Nhung Thank you very much!
@Huy My expected budget for the whole trip is $25000 of which $5000 or more will be allocated for visa stuffs (visa to a country can cost up to $200 if I apply overseas or need to apply through a travel agency), $5000 for transportation and $15000 for food & accommodation, entrance fees during 2 years.


Như vậy dự tính chuyến đi cũng khá khá tiền, để kiếm tưng đấy tiền thì cũng mất khá nhiều thời gian, ko chỉ 1 tháng hay 3 tháng tá túc ở nước bạn đâu.
 
Ngày còn nhỏ, tôi hay được bố dẫn đi chơi. Bố tôi hướng dẫn các anh chị sinh hoạt trong một tổ chức giống như Hướng đạo sinh. Trong mỗi chuyến đi như thế, hoặc là quần soạt, ba lô, mũ chóp, một cây gậy đi bộ hơn chục cây số, hay là những màn giăng dây vượt sông.

Bố tôi từng là hướng đạo sinh, và ông huấn luyện đàn em của mình theo cách của người huynh trưởng. “Tất cả những gì của anh sẽ là của em”, ông đã sống như thế, truyền những kỹ năng, và cả những cảm hứng cho lớp đàn em của mình.

Nhưng vẫn có sự ngờ vực. Trong những cuộc thảo luận, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với quyết định của bố. Các em còn nhỏ, đi bộ có nổi không? Vượt sông có nguy hiểm không?

Tất nhiên rằng đây là những việc nguy hiểm. Từ trước đến nay, đi ra khỏi nhà chưa bao giờ là việc dễ dàng. Để có thể đi bộ, năm, mười cây số, các em phải học những cách căn bản nhất như đi có trật tự, hàng lối, cách bước chân, cách buộc dây giày, hay cách sắp xếp ba lô sao cho đủ các vật dụng cần thiết, nhưng vẫn gọn và nhẹ nhàng. Để vượt sông, các anh phải đi trước để dò, và luôn có người đồng hành ở phía dưới dòng nước.

“Một người không dám bước nữa vì sợ gãy chân, nhưng chỉ vì sợ gãy chân mà không bước nữa thì khác gì chân đã gãy”. Bố đào luyện chúng tôi như thế, để sau này, tôi không e sợ bất cứ con đường nào!

Tôi tin rằng có rất nhiều người bố như thế. Thật là khó khăn khi con gái của mình quyết định tạm dừng việc vào đại học, chỉ để đi lang thang qua các nước. Để cảm nhận nhiều hơn về những nền văn hóa khác với mình!

Đứng trên địa cầu, chúng ta sẽ quan tâm đến nước này, nước khác. Nhưng nhìn từ vũ trụ, chỉ có một hành tinh xanh. Chúng ta là một, đừng để những đường biên giới, những nền văn hóa chia cắt mình. Hãy là một công dân toàn cầu!

Và cô gái ấy đã đi, xách ba lô lên và đi, vừa đi vừa viết. Sẽ có nhiều người ngờ vực, em có dám đi hay không, em có thực sự đã đi như thế. Họ sợ rằng nguồn cảm hứng của em sẽ làm con em họ đi ra khỏi cái quỹ đạo mà họ hằng mong muốn. Một trong những bi kịch của các bậc phụ huynh là muốn con em phải sống theo cách của mình, mà quên rằng bản thân những người trẻ cần có một cuộc đời của họ. Họ lo sợ rằng, vì một lý do nào đó, họ không thể truyền hết những kỹ năng của mình cho thế hệ sau, để có thể tự tin nhìn chúng đi vào những con đường lớn. Những suy nghĩ đó, những ngờ vực đó, âu cũng là lẽ đương nhiên!

Họ không tin rằng có một cô gái, một mình, xách ba lô lên và đi!

Em hãy sống cuộc đời của em. Bố mẹ, gia đình, xã hội chỉ cung cấp cho em những nền tảng cần thiết. Em sẽ là người quyết định em sẽ sống như thế nào. Em cũng đừng quan tâm đến họ, dẫu cho thiên hạ chụp cho em một cái mũ quá lớn. Khi một cô bé phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của quá nhiều người.

Điều đó có công bằng không? Tất nhiên là không công bằng. Châu Phi dạy cho em biết chấp nhận. Và tôi tin rằng, xã hội này cũng dạy cho em điều đó.

Một ngày tháng 9, có những cơn gió lạnh.

MB
 
Có điều kiện thế thì đơn giản. Kinh nghiệm của mình, một khi đã đủ điều kiện lấy tiền đè thủ tục thì việc xin Visa chẳng là gì. Trước giờ mình chỉ có 1 lần duy nhất tự tay nộp hồ sơ và tiền cho sứ quán là hồi xin Visa vào Myanmar, còn lại đi Trung quốc, Hàn Quốc, HongKong, Nhật Bản.v.v. tuyền gọi cuốc điện thoại rồi ngồi chờ. Visa quá cảnh thì mình chưa làm bao giờ nhưng chắc cũng sẽ có cùng nguyên lý - cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Nhưng mà như thế thì câu chuyện đã khác lắm nhỉ? :D
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,206
Members
192,398
Latest member
Baooi12
Back
Top