Mình thấy bạn lập luận như vậy cũng không đúng, ở những điểm sau:
- Tại sao có nước nào dán visa lại cần đến 2 trang? Nếu họ không thấy có "tờ" nào trống cả 2 trang, họ sẽ dán vào mặt sau.
- Tại sao bạn lại tính thêm 9 nước (Ấn Độ, Nepal, Aicập...) vào con số 25? 9 nước này đã bao gồm trong 25 nước mà em Chip đã đi rồi.
- Có nhiều nước họ không dán visa vào (chiếm hết 1 trang), mà chỉ đóng 1 con dấu rồi viết tay thêm thông tin thẳng vào hộ chiếu. Có những nước họ lại đóng ghim a-ráp vào. Những visa này nhiều cái có thể nằm trên 1 trang hoặc không tốn trang nào của hộ chiếu.
- Việc dán Visa không theo thứ tự các trang trong hộ chiếu. Visa Argentina (nước cuối cùng em ấy vừa đi) ở trang 33+34, không có nghĩa là những trang từ 35 trở đi đều trống.
Bản thân mình tin vào hành trình 25 nước của Chíp. Vấn đề tài chính, mình không có bình luận. 700usd là con số lúc bắt đầu, Chíp có thể kiếm thêm tiền từ nhiều nguồn khác nhau mà một vài trong số đó cô ấy không đề cập tới trong sách. Đối với mình việc viết thành 1 quyển sách, có thêm mắm dặm muối là điều tất nhiên. Bạn thử kể ra 1 tác phẩm văn học có tiếng (không phải nghiên cứu khoa học) mà chỉ kể 100% sự thật không?
Chào bạn,
Cảm ơn lập luận của bạn. Mình xin trả lời như sau:
- Tại sao có nước nào dán visa lại cần đến 2 trang? Nếu họ không thấy có "tờ" nào trống cả 2 trang, họ sẽ dán vào mặt sau.
A: Visa một số nước như: Myanmar, TQ, Schengen...thì khi nhập cảnh họ sẽ không đóng dấu trực tiếp lên visa mà đóng sang trang bên cạnh trang dán visa. Mình không nắm rõ em Huyền đã đi những đâu nhưng như visa Argentina em post lên thì nó còn thành 2 trang lận. Vậy nên mình tính trung bình 1 trang + 2 trang = 1.5 trang/1 visa. Mình cũng đã trừ hao 6 trang do sai số. Chưa kể em đã từng làm việc ở Malaysia một thời gian nên mình nghĩ ít nhất trên hộ chiếu của em sẽ có thêm một working visa nào đó ở Malai. Và em bay đi bay lại về Malai 1 vài lần khác để bay đi nước khác, và nhập cảnh 2 lần vào Ấn Độ!? Cuối cùng là việc nếu hộ chiếu còn chỗ thì ĐSQ hay dán visa cách ra.
- Tại sao bạn lại tính thêm 9 nước (Ấn Độ, Nepal, Aicập...) vào con số 25? 9 nước này đã bao gồm trong 25 nước mà em Chip đã đi rồi.
A: 25 nước là tổng cộng số các nước em đã đi đến thời điểm này!? Và giả thuyết là em chỉ có 1 hộ chiếu. Nên trên hộ chiếu sẽ phải có dấu xuất nhập cảnh của 25 nước ít nhất 1 lần cho mỗi nước (ra và vào mỗi lần 1 dấu)
=> 25 x 1.5 trang cho visa mỗi nước + 8 trang đầu không đc dùng = khoảng 46 trang trừ hao 6-7 trang => Em ấy dùng đến khoảng trang 40 của quyển hộ chiếu.
Có nhiều nước họ không dán visa vào (chiếm hết 1 trang), mà chỉ đóng 1 con dấu rồi viết tay thêm thông tin thẳng vào hộ chiếu. Có những nước họ lại đóng ghim a-ráp vào. Những visa này nhiều cái có thể nằm trên 1 trang hoặc không tốn trang nào của hộ chiếu.
A: Việc đóng dấu visa: Như mình đã trình bày ở trên, mình lấy số trung bình. Và cũng đã tính cả sai số là 6-7 trang
- Việc dán Visa không theo thứ tự các trang trong hộ chiếu. Visa Argentina (nước cuối cùng em ấy vừa đi) ở trang 33+34, không có nghĩa là những trang từ 35 trở đi đều trống.
A: Bạn nói đúng, không có nghĩa trang 35 đến trang 46 đều trống. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa không phải các trang từ 9 đến 35 đều full.
Trên đây là giả thuyết của mình.
Em ý cũng mới thanh minh trên ngoisao.net là không muốn show hết hộ chiếu vì sợ visa bị làm giả!? Câu trả lời này có vẻ không thích đáng lắm. Chưa kể, nhìn vào hộ chiếu của em thì sẽ thấy dấu xuất nhập cảnh và visa được đóng rất vãn, chỉ 2 nước Ấn Độ và Nepal thôi em ấy đã mất đến 4 trang hộ chiếu rồi:
Chi tiết bài báo:
Huyền Chip không cho xem visa vì sợ... làm giả
Trở lại với vấn đề về tính xác thực giữa việc đi lại giữa Israel và Palestine, mình vẫn mong chờ hồi đáp từ bạn gì ở phía trên nói là đã vượt biên giữa 2 nước này rồi, và mình cũng vào FB của anh Steve Trần (Netwalker) để xem ảnh bước tường chia cắt Israel và Palestine. Là một người đã đi nhiều mình hiểu câu, có những thứ phải đi rồi mới biết. Nhưng để có nhận định hoàn chỉnh thì chúng ta nên bình tĩnh lắng nghe từ nhiều nguồn thông tin chính thống và có giá trị chứ không phải quy chụp, rồi đả kích cá nhân như một số nick rất sa đà ở topic này như khachsanbaothy, 1stLady...vì những ý kiến của các bạn chẳng có tính thuyết phục gì. Nếu các bạn ủng hộ em Chip và tin vào những gì em ấy viết, thì làm ơn các bạn hãy đưa ra suy luận và dẫn chứng cụ thể, ví dụ như bạn liska trên phản biện, tôi còn thấy hợp lý. Còn kiểu nguỵ biện như kiểu đánh tráo chủ đề bằng cách công kích cá nhân thì tôi biết trình độ tranh luận của các bạn đến đâu và tôi cũng không muốn phí thời gian với các bạn!!
Chi tiết từ blog của GS Tuấn:
1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”
Link: http://tuanvannguyen.blogspot.co.uk/2010/05/thoi-nguy-bien-o-nguoi-viet.html