What's new

[Chia sẻ] Thar - SA MẠC XANH

Ấn Độ trong mắt mình là một đất nước huyền bí, được biết đến từ hồi học phổ thông qua các trang sử thi Ramayana có chàng Rama và nàng Xita, có những câu chuyện cổ tích ở xứ sở một nghìn lẻ một đêm như Alibaba và bốn mươi tên cướp, người lái buôn thành Bagda ...
Nhưng chưa từng nghĩ sẽ đi Ấn không phải vì nguy hiểm cướp giết, phụ nữ ra đường là bị cưỡng hiếp …, những điều này vô cùng hiếm xảy ra vì một năm lượng du khách đổ vào Ấn độ đến 70 triệu lượt người, trong khi đó Việt Nam thì bao nhiêu? Chỉ 80 nghìn lượt, vì sao du khách quốc tế chọn Ấn thay vì Việt Nam?? Mà sự nguy hiểm đó thì chỉ xảy ra ở các vùng nông thôn hẻo lánh thôi, các vùng núi hẻo lánh ở ta còn nguy hiểm gấp nhiều lần đấy thôi. Hằng ngày báo chí nói đầy rẫy các vụ tiêu cực thôi, vì sao? Vì tin bài tốt ít được chú ý hơn là tin xấu, thế nên báo chí chỉ chăm chăm vào các tin xấu, giật gân để câu kéo lượng người đọc. Hằng ngày, các cậu bé bán báo cần tờ báo rao có vụ cướp, vụ hiếp, vụ giết nào ở đây là người ta mới chú ý để mua ngay tờ báo, còn tin tốt hả? có rao khản cổ cũng chẳng ai chú ý. Báo mạng cũng thế, toàn câu view những tin tức giật gân, lố lăng để tăng lượng người đọc. Vì sao? Chẳng phải vì chúng ta muốn thế?
Riết rồi người ta luôn định hình thế giới này toàn cái xấu, chỉ cần nơi đó xảy ra 1 vụ gì đó là trong đầu người ta lại suy diễn nơi đó nguy hiểm ghê, không nên đến đó nữa. Nhưng lại ngoại trừ nước Mỹ ra, số người chết vì bắn nhau, khủng bố cao nhất thế giới nhưng người ta vẫn đổ xô đến thiên đường mà trong đầu không hình dung đến sự nguy hiểm? vì sao, có lẽ vì nó xảy như cơm bữa nên người ta thấy bình thường, còn 1 nơi nào đó thanh bình tự dưng xảy ra 1 vụ khủng bố nên người ta mới biết đến thông qua giật tít của báo chí nên hình thành trong đầu người đọc nơi đó nguy hiểm chăng?
Lý do không nghĩ sẽ đi chính là nghe dân tình đi trước than nóng nắng và bẩn lắm, nghe bẩn và nóng là hãi rồi, lúc đó trong đầu chỉ dự tình đi thăm 1 nước trong xứ sở 1001 đêm là Iran, nhưng check vé máy bay tết thì đắt quá mà mùa tết thì lại không đẹp, nên cô bạn đồng hành hỗng chịu, thế nên oki, bẩn thì bẩn, bất chấp luôn để xem bẩn cỡ nào, lý do can đảm lên đường là kiểm tra thời tiết thấy bảo tháng 02 là mùa đẹp nhất trong năm, khí hậu mát mẻ nên : oke, let’s go. Cứ tưởng mát mẻ thế nào, qua đó mới té ngửa mát mẻ theo họ cũng hơn 30 độ, trời nắng vỡ mặt, mùa không mát chắc ở khách sạn mở máy lạnh hết cỡ quá vì nghe nói mùa khác nhiệt độ lên đến gần 50 độ. Ôi choáng.
Lại quá trình kiểm tra vé, bay mấy điểm khác mùa này đắt lòi, thấy chỉ có bay đến Jaipur là rẻ nhất, mà nơi này lại đi qua Taj Mahal gần xìu , thế là chọn điểm đến đầu tiên là Jaipur. Qua đó mới hiểu là vì sao vé đến Jaipur đang rẻ, đó là vì một công trình nổi tiếng là Amper Port mới quảng bá một cách rầm rộ để thu hút bớt du khách thay vì đến Taj Mahal . Hiện tại lượng du khách đến Taj Mahal bị hạn chế tối đa 40 nghìn lượt mỗi ngày để hạn chế sự hao mòn và hư hỏng cho lăng mộ cẩm thạch trắng, và gây áp lực lên nền móng của lăng mộ. Do đó việc ưu đãi để đến Pháo Đài Amper chú ý cho du khách chuyển hướng qua đây để giảm tải cho Taj Mahal là điều cần thiết.
Sau 2 chặng bay mất 7 tiếng cộng thêm quá cảnh KL 3 tiếng thì cũng đặt chân được đến sân bay Jaipur, điều đầu tiên choáng ngợp là nhân viên quản lý sân bay toàn tầng lớp Ấn trắng có lẽ theo đạo Balamon vì một vài người đội nón biểu tượng của giai cấp họ ( tầng lớp Ấn trắng theo đạo Balamon là tầng lớp cao quý, giàu có nên các thương gia giàu có và cấp bậc quản lý đa số là Ấn Trắng), vì phụ nữ Ấn đa số không ra ngoài xã hội làm việc nên thấy toàn nam giới là nhiều, anh nào anh đó cao, đẹp ngời ngời, cỡ Brad Pitt thua xa lơ xa lắc. Thái độ thì vô cùng lịch thiệp và nhã nhặn, đang khó chịu với sự lạnh lùng có phần chảnh choẹ của hải quan Mã thì gặp các các soái ca ở đây sao mà khác xa một trời một vực. Phát tờ khai nhập cảnh xong hướng dẫn tận tình cách điền, và hỏi quý cô cần giúp gì không với vụ cười luôn nở trên môi. Mình điền nhầm hàng nên chạy lại xin một anh hải quan khác tờ khai thì ảnh lôi ra cây viết bảo quý cô để tôi làm cho, và hỏi han rồi ghi xoẹt xoẹt xong còn chắp tay cảm ơn mình nữa. Úi giời, lịch thiệp quá mức cần thiết.
Bước qua cổng check in là một slogan to tướng của sân bay “Bookmark your time for the grand celebration of literature in Kerala. The God’s own country”. Ấn Độ là xứ có rất nhiều tôn giáo, tôn giáo làm chủ mọi hoạt động của người dân bản xứ, người Ấn tự hào về nền văn hoá tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, cho nên làm gì họ cũng dựa vào tôn giáo là việc làm đầu tiên.
Bước ra khỏi sân bay sạch sẽ là quang cảnh đường phố đối nghịch, bụi, bẩn mùi nước cống quyện mùi phân bò sực lên tận óc. Đi đâu khẩu trang cũng bịt mấy lớp nên bị dân chúng dòm hoài, có người hỏi thẳng sao tụi mày cứ đeo mặt nạ thế, lúc bỏ ra nhìn xinh xắn thế mà tại sao lại bịt kín mặt. Ái dà, hông lẽ nói thẳng nên chỉ lịch sự là trời nắng quá, tao phải bảo vệ da. Trời thì nắng chang chang, mùi phân thì sực nức thế mà cả nam lẫn nữ bản địa không có khái niệm che nắng là gì, cứ đầu trần chân mang dép đi phăng phăng ngoài đường, có lẽ họ sinh ra là hít hơi phân bò nên không cảm thấy thối là gì, các nhà nghèo họ còn mang phân bò về đắp xung quanh nhà, trên mái nhà để giữ nhiệt nữa, nhìn xa cứ tưởng trang trí bằng bánh mè đen.

Từ Jaipur chúng tôi đi đến Jaisalmer để đi sa mạc Thar

Trong trí tưởng tượng của tôi, sa mạc là một biển cát vàng óng ánh, hằng ngày nhìn thấy hình ảnh người Trung Đông cưỡi lạc đà trên biển cát rực lửa mà mắt tôi lại lim dim đến một ngày được đặt dấu chân đi tìm hạnh phúc như Chàng Statigo đi tìm kho báu tại sa mạc vàng kia, một ngày nào đó theo dấu chân Nhà Giả Kim đi tìm hạnh phúc của đời mình.
Trước khi đến Thar, tôi có liên hệ một guide nhờ book 1 tour 2 ngày tại Thar, cậu chàng cũng nhắn nhở là Sa Mạc Thar có rất nhiều là đồi cát với cây gai nhọn ( xương rồng). Nhưng lúc đó cứ mường tượng đến cụm xương rồng to đùng trên đồi cát vàng.
Khi đến Thar, mọi tưởng tượng đều khác hẳn, cát không vàng óng ánh, trải dài trên mặt cát vàng trầm là mảng xanh của nhiều cụm cây sa mạc, có chim có công, có thú, có khu đất rộng lớn người Ấn cải tạo thành từng khu vườn cây xanh mướt. Những cột quạt gió cao to sừng sững, có nhiều ngôi làng người dân chăn cừu, dê và lạc đà. Nói chung là có sự sống đa dạng trên sa mạc.

Sa mạc trong trí tưởng tượng ( hình sahara trên mạng )
sahara1-Fotolia by daisy pham, trên Flickr

Sa mạc Thar thực tế tôi đi qua:
DSC02272 by daisy pham, trên Flickr

DSC02304 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Khi đến đây mới được biết sa mạc Thar rộng thứ 3 thế giới Với diện tích trên 200,000 km2, nó còn gọi là Sa mạc Đại Ấn Độ là một khu vực khô cằn rộng lớn tại phần tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và tạo thành một đường ranh giới tự nhiên chạy dọc đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, Ấn độ chiếm 80% của sa mạc, còn Pakistan sở hữu 20%.
Khi chạy vào sa mạc vào buổi chiều, từ thành phố nhóm mướn 1 guide cho tour sa mạc 1 đêm, tour cố định là 1h bắt đầu di chuyển từ thành phố Jaisalmer nhưng do nhóm book riêng 1 xe jeep và 1 guide nên cứ cà rề vì nắng nóng, chui ra khỏi khách sạn là gần 3h. Đến lòng sa mạc cách đó khoảng 30km mất hơn 1 h, rồi đến lúc háo hức nhất trong chương trình tour là cưỡi lạc đà để tiến sâu vào lòng sa mạc. Đến điểm hẹn là 5h, 5 con lạc đà và 5 người dắt lạc đà ngồi trên đụn cát chờ sẵn. Chương trình tour sẽ cưỡi lạc đà từ đây và đi khoảng hơn 1 tiếng là đến điểm nghỉ chân. Vừa nhảy xuống xe nhìn 5 chú lạc đà và nhìn lên trời, tía ơi 5h chiều mà mặt trời còn chói lọi, cái nóng cái nắng đâm vào da thịt, tưởng tượng ngồi trên con lạc đà hơn 1 tiếng là khô queo. Đến đây bao nhiêu háo hức cưỡi lạc đà đành chìm nghỉm, dở quẻ liền với guide - Tao không cần cưỡi lạc đà nhiều thế đâu, tao chỉ cần cưỡi vài phút để chụp ảnh thôi kkk. Thế là guide đành bảo họ dắt lạc đà đến điểm chờ tiếp theo, tất cả lại lên xe jeep chạy hơn 1 tiếng nữa mới đến điểm hạ chân. Điểm này nghỉ lại đêm, là điểm tập trung của tất cả các tour tại đây. Khi đến nơi mới thấy Tây và Tàu tụi nó đều cưỡi lạc đà trong cái nắng cháy để đến đây, chỉ có bon Việt cộng chúng mình sợ nắng - nó cười khi dễ , đi sa mạc mà sợ nắng? ha ha, mặc kệ , tụi tao lo nắng rồi mặt mày say xẩm, té xỉu trên lưng lạc đà thì có mà gãy cổ à.

Nhừng đàn cừu thong dong đi bộ gặp trên đường vào sa mạc:
DSC02300 by daisy pham, trên Flickr

Khabha Port - Pháo đài Khabha , tạt ngang pháo đài trốn nắng
DSC02295 by daisy pham, trên Flickr

cảnh view từ pháo đài
DSC02269 by daisy pham, trên Flickr
Trong pháo đài trựng mấy cục đá có từ thời nguyên thuỷ gì đấy
DSC02267 by daisy pham, trên Flickr
Phía bên kia pháo đài là rất nhiều quạt gió năng lượng
DSC02260 by daisy pham, trên Flickr
Pháo đài này nghe guide nói là có một ông vua từ thời nào đấy xa xưa vì say mê một cô gái xinh đẹp nên xây cho nàng cái pháo đài này để nghỉ mát, nếu nói là tránh nắng thì hợp lý hơn đấy nhỉ.

Có 2 cung phi thất sủng ngồi ủ ê bên cửa sổ của pháo đài. Cửa sổ theo kiến trúc của đạo Bà LA Môn với những điều khác tinh sảo. Nhìn từ cửa sổ sẽ thấy những con công đầy màu sắc đi lang thang tự do giữa những tàn tích.

IMG_5372 by daisy pham, trên Flickr

Nhìn từ pháo đài sẽ thấy một thành phố nhỏ đổ nát bỏ hoang, nghe nói lúc nhà vua xây pháo đài vào thế kỷ 13 tại đây thì lúc đó chỗ này rất thịnh vượng, với kiến trúc thành phố rất nguy nga làm từ sa thạch vàng óng. nhưng đến năm 1800 thì dân làng không hiểu vì sao lại bỏ chạy để lại đằng sau một thành phố ma như này. Có lẽ họ về pháo đài Jaisalmer sống ở đó quá.
 
Last edited:
Tiếp tục lên đường sau khi vào pháo đài nghỉ ngơi, đi qua một ốc đảo, ốc đảo này có lẽ là nguồn nước chính của sa mạc, tính vục nước rửa tay mà thấy có nhiều phân gần đó nên rụt tay lại, có lẽ thú hoang và người dân đến đây lấy nước, uống no quá nên thải ra 1 tí ở đây.
DSC02227 by daisy pham, trên Flickr
DSC02209 by daisy pham, trên Flickr
DSC02204 by daisy pham, trên Flickr
 
Lên xe rời pháo đài
DSC02252 by daisy pham, trên Flickr
Gặp rất nhiều đàn lạc đà ở đây, không hiểu vì sao họ nuôi lạc đà nhiều thế để làm gì nhỉ? đễ làm du lịch thì đâu cần đến nhiều lạc thế vì vì du khách chọn tour lạc đà không nhiều, để thồ hàng thì cũng không đúng, hổng lẽ để thịt, mà thấy dân Ấn có ăn thịt đâu, hầu hết toàn ăn chay, tinh bột , ăn rất ít thịt gà và cừu, ngoài ra chả thấy thịt cá gì cả. Đi nguyên cái chợ to đùng mà toàn rau cỏ và cari, chỉ có 1 hàng thịt gà nhỏ xíu. Hỏi khách sạn thì nó bảo cho tụi mày tự nấu ăn ( ngày cuối thèm ăn đồ tự nấu) mày có thể nấu moị thứ ở đây trừ thịt, tất cả các loại thịt , à được ăn trứng. Thì đúng, tao đi khắp chợ có mua được miếng thịt nào đâu, mua 1 đống rau và trứng đây này.
DSC02243 by daisy pham, trên Flickr
IMG_5685 by daisy pham, trên Flickr
 
Đi khoảng 45 phút trên sa mạc nắng cháy, đến 1 địa điểm dừng xe thấy 5 chú lạc đà và 5 bác nài đà chờ sẵn, Tour guide ra lệnh xuống xe cưỡi lạc đà. Cha mẹ ơi, lúc ở Việt nam hào hứng bao nhiêu cho vụ cưỡi lạc đà thì đến đây tụt hứng bấy nhiều. Nhìn lên mặt trời đỏ rực , nhìn xung quanh cát bỏng, hơi nắng hầm hập vào mặt, gió thổi mang theo tia lửa khò thẳng vào mặt cứ như đang khò con heo trên bếp lửa. Nhìn đồng hồ lúc này là 5 giờ chiếu. Tía má ởi, 5h chiều mà cứ như 13h trưa việt nam thế này mà bảo cưỡi lên con lạc đà đi hơn 1 tiếng sẽ đến chỗ ngừng chân ăn uống hát hò ngù đêm. Thế là 5 cái mặt Việt gian dở quẻ liền. Tụi tao chỉ cần cưỡi lạc đà 15 phút thôi, không cần cưỡi nhiều thế đâu, mày có cách nào bảo họ chờ hết nắng để tụi tao cưỡi chụp hình là đủ ha ha. Mày năn nỉ họ giùm tao đi guide, tiền bạc tao vẫn trả đầy đủ và bo thêm nên đừng bắt tao cưỡi ha haha. Thế là 5 bác nài đà đắt bộ 5 em lạc đà đi đến điểm hẹn tiếp theo, còn 5 Việt gian lên xe jeep chạy tiếp
DSC02306 by daisy pham, trên Flickr
 
Điểm dừng cuối cùng, lúc này là hơn 6h chiều, 6h mà chụp hình nắng còn long lanh thế này này.
Đến nơi thấy các bác ấn nấu nướng cho bữa tối. Họ nhồi bột, làm rau thoăn thoắt,chiên xào nướng bánh và trò chuyện rôm ran.
Ngồi nghỉ 1 lúc thì thấy mấy đoàn người cưỡi lạc đà đi đến, Tây có, Tàu có riêng ta thì cưỡi xe jeep nên đến nhanh hơn. 1 lúc sau mới thấy 5 em lạc đà của đoàn mình rảnh rang đi không đến. Mấy Tây tàu còn hỏi sao tụi mày không đi lạc đà, thú vị lắm. Thật là đáng tiếc. Hà hà, không tiếc đâu, dưới cái nắng cháy thế này, tao cưỡi 30 phút là xỉu trên lưng lạc đà cao 2m rồi té xuống gãy cổ à, thôi không chơi, xe jeep là thượng sách
DSC02307 by daisy pham, trên Flickr

7h chiều dần buông, lúc này guide lại giục thử cảm giác cưỡi lạc đà, Oh yeah, cũng nhảy lên làm vài vòng. cái cảnh giác cưỡi lạc đà cũng như cưỡi voi, nó bước đi mà mình ngồi trên đầu mình gục lên gục xuống theo bước chân của chúng muốn lộn cả cổ, chả thấy sung sướng gì
DSC02364 by daisy pham, trên Flickr
DSC02332 by daisy pham, trên Flickr
 
Bước lên thân con lạc đà cao lớn này cũng là một vấn đề nan giản, lúc đứng lên nó lại đứng 2 chân sau trước, 2 tay không vịn vào đai thì có mà lộn cổ thật.
DSC02335 by daisy pham, trên Flickr

Lúc này thì ta cưỡi lạc đà, tây thì trèo lên đỉnh đồi ngồi tâm sự và ngắm hoàng hôn,
DSC02368 by daisy pham, trên Flickr

Còn tàu thì đi tìm chỗ chôn kho báu
IMG_8528 by daisy pham, trên Flickr

Mình thì đi đọ cổ dài với lạc đà, đo xem cả người ta có dài bằng cái cổ cuả mi không
DSC02399 by daisy pham, trên Flickr
 
Buổi tối, đốt lửa trại vằnn uống hát hò, trải nghiệm một đêm sống trên sa mạc màn trời chiếu đất, không điện không wifi, chỉ có trời sao dưới là cát mịn, xung quanh là bóng đêm vô tận. lúc này mới thấy mình thật là nhỏ bé, người ta nói người như hạt cát giữa sa mạc thật không sai.
Trong lúc ăn tối thì người đàn ông cầm cái can nhựa làm đạo cụ thay đàn trống, vừa đàn vừa hát, ông ấy hát bằng tiếng Hindi và tiếng Anh để du khác dễ hiểu, lời bài hát hoanh nghênh du khách đến sa mạc này, cưỡi những chú lạc đà bước chân trên cát nóng ...
Thật ra thì Jaisalmer là một thành phố sa mạc nên không có đủ việc làm cho dân địa phương nên du lịch là nguồn sống chính của họ, vì thế họ rất coi trọng du khách vì thế.
28166829_1573276152792168_1706469617968526407_n by daisy pham, trên Flickr

Đây là dĩa thức ăn tại sa mạc. Tụi Tây, Tàu ăn ngon lành, lại còn múc thêm nữa. Mình thì hổng dám đụng đến, cái bánh nướng có vẻ ăn được nhưng nghĩ lại mấy cái bàn tay đen thui nặn bánh hồi chiều thì hết can đảm vẫn không dám, còn món cari thì chịu. qua đây mình nhon hẳn vì thức ăn cari chả dám đụng đũa, chỉ cơm trắng và rau nuốt cho qua ngày. Nhìn cái nước vàng sóng sánh này mọi người đùa đó là món cứt trẻ em (hic hic)
IMG_1649 by daisy pham, trên Flickr
 
Định bụng sẽ dậy sớm lúc 4h để nhờ guide dẫn đến biên giới Pakistan, nhưng gió lạnh căm, ngày thì như lò bát quái vậy mà đêm thì như mùa đông hàn xẻng thiếu tuyết. Thế nên rúc trong nệm cho lành,
Buổi sáng họ bầy 1 mâm bánh cooki, mứt trứng luộc , mấy món này oki, vì đồ công nghiệp, trứng thì còn vỏ, nên can đảm ăn uống.
DSC02462 by daisy pham, trên Flickr

Đến lúc chào tạm biệt lạc đà. Kiss and say goodbye
Mọi người lại cưỡi lạc đà để về rìa sa mạc, xe jeep sẽ hẹn mọi người tại đây để chở về thành phố. Lúc này trời buổi sáng nắng dịu nên đoàn của ta đồng ý cưỡi lạc đà cùng bọn Tây và Tàu đi về. còn mình mình nghĩ đến cảnh gục lên gục xuống trên lưng nó nên đi xe jeep cho lành.
LRG_DSC02494 by daisy pham, trên Flickr

Lúc ngồi lên xe jeep rồi mới thấy bất an, 4 xe jeep toàn nam giới người địa phương chỉ có mỗi mình là nữ du khách duy nhất, ngồi trên xe mà tim đập chân run, mấy vụ cướp híp của dân ấn hiện lên trong đầu, mèm ơi nguy quá. Thế nhưng ngược lại xe chạy qua 1 vài quả đồi thì gặp 1 ngôi lều lụp xụp, xe dừng lại và mọi người vào nghỉ ngơi sau đó 2 xe kia chạy trước, tài xế xe mình thì ngồi trong nắng ngước mặt lên trời, có lẽ đến giờ cầu nguyện. Mình lấy kẹo đưa cho cậu bé chăn cừu, bé cầm và hỏi kẹo làm bằng gì? Có phải đồ chay thì mới ăn được, không bao giờ phá bỏ nguyên tắc tôn giáo cho dù là một cậu bé nghèo.
Thật bất ngờ là chủ nhà pha trà sữa nóng mời mình, người ấn gọi là Milk Chai tea, họ có duy nhất 2 cái ly bằng inox thì mời mình và Ali,còn họ uống trà nóng bằng cái ly được cắt ra từ cái đít chai của chai nước suối. Lòng tốt và sự tử tế đôi khi chỉ đơn giản chỉ là một hành động nhỏ cũng khiến người khác cảm thấy ấm lòng. Mình đã nhận cảm nhận được rất nhiều ở nơi sa mạc nắng cháy, tấm lòng của người chăn lạc đà trong 1 túp lều tồi tàn trống tuếch.

IMG_5666 by daisy pham, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,136
Bài viết
1,173,921
Members
191,957
Latest member
vinhlekingdoor
Back
Top