What's new

[Chia sẻ] Thar - SA MẠC XANH

Ấn Độ trong mắt mình là một đất nước huyền bí, được biết đến từ hồi học phổ thông qua các trang sử thi Ramayana có chàng Rama và nàng Xita, có những câu chuyện cổ tích ở xứ sở một nghìn lẻ một đêm như Alibaba và bốn mươi tên cướp, người lái buôn thành Bagda ...
Nhưng chưa từng nghĩ sẽ đi Ấn không phải vì nguy hiểm cướp giết, phụ nữ ra đường là bị cưỡng hiếp …, những điều này vô cùng hiếm xảy ra vì một năm lượng du khách đổ vào Ấn độ đến 70 triệu lượt người, trong khi đó Việt Nam thì bao nhiêu? Chỉ 80 nghìn lượt, vì sao du khách quốc tế chọn Ấn thay vì Việt Nam?? Mà sự nguy hiểm đó thì chỉ xảy ra ở các vùng nông thôn hẻo lánh thôi, các vùng núi hẻo lánh ở ta còn nguy hiểm gấp nhiều lần đấy thôi. Hằng ngày báo chí nói đầy rẫy các vụ tiêu cực thôi, vì sao? Vì tin bài tốt ít được chú ý hơn là tin xấu, thế nên báo chí chỉ chăm chăm vào các tin xấu, giật gân để câu kéo lượng người đọc. Hằng ngày, các cậu bé bán báo cần tờ báo rao có vụ cướp, vụ hiếp, vụ giết nào ở đây là người ta mới chú ý để mua ngay tờ báo, còn tin tốt hả? có rao khản cổ cũng chẳng ai chú ý. Báo mạng cũng thế, toàn câu view những tin tức giật gân, lố lăng để tăng lượng người đọc. Vì sao? Chẳng phải vì chúng ta muốn thế?
Riết rồi người ta luôn định hình thế giới này toàn cái xấu, chỉ cần nơi đó xảy ra 1 vụ gì đó là trong đầu người ta lại suy diễn nơi đó nguy hiểm ghê, không nên đến đó nữa. Nhưng lại ngoại trừ nước Mỹ ra, số người chết vì bắn nhau, khủng bố cao nhất thế giới nhưng người ta vẫn đổ xô đến thiên đường mà trong đầu không hình dung đến sự nguy hiểm? vì sao, có lẽ vì nó xảy như cơm bữa nên người ta thấy bình thường, còn 1 nơi nào đó thanh bình tự dưng xảy ra 1 vụ khủng bố nên người ta mới biết đến thông qua giật tít của báo chí nên hình thành trong đầu người đọc nơi đó nguy hiểm chăng?
Lý do không nghĩ sẽ đi chính là nghe dân tình đi trước than nóng nắng và bẩn lắm, nghe bẩn và nóng là hãi rồi, lúc đó trong đầu chỉ dự tình đi thăm 1 nước trong xứ sở 1001 đêm là Iran, nhưng check vé máy bay tết thì đắt quá mà mùa tết thì lại không đẹp, nên cô bạn đồng hành hỗng chịu, thế nên oki, bẩn thì bẩn, bất chấp luôn để xem bẩn cỡ nào, lý do can đảm lên đường là kiểm tra thời tiết thấy bảo tháng 02 là mùa đẹp nhất trong năm, khí hậu mát mẻ nên : oke, let’s go. Cứ tưởng mát mẻ thế nào, qua đó mới té ngửa mát mẻ theo họ cũng hơn 30 độ, trời nắng vỡ mặt, mùa không mát chắc ở khách sạn mở máy lạnh hết cỡ quá vì nghe nói mùa khác nhiệt độ lên đến gần 50 độ. Ôi choáng.
Lại quá trình kiểm tra vé, bay mấy điểm khác mùa này đắt lòi, thấy chỉ có bay đến Jaipur là rẻ nhất, mà nơi này lại đi qua Taj Mahal gần xìu , thế là chọn điểm đến đầu tiên là Jaipur. Qua đó mới hiểu là vì sao vé đến Jaipur đang rẻ, đó là vì một công trình nổi tiếng là Amper Port mới quảng bá một cách rầm rộ để thu hút bớt du khách thay vì đến Taj Mahal . Hiện tại lượng du khách đến Taj Mahal bị hạn chế tối đa 40 nghìn lượt mỗi ngày để hạn chế sự hao mòn và hư hỏng cho lăng mộ cẩm thạch trắng, và gây áp lực lên nền móng của lăng mộ. Do đó việc ưu đãi để đến Pháo Đài Amper chú ý cho du khách chuyển hướng qua đây để giảm tải cho Taj Mahal là điều cần thiết.
Sau 2 chặng bay mất 7 tiếng cộng thêm quá cảnh KL 3 tiếng thì cũng đặt chân được đến sân bay Jaipur, điều đầu tiên choáng ngợp là nhân viên quản lý sân bay toàn tầng lớp Ấn trắng có lẽ theo đạo Balamon vì một vài người đội nón biểu tượng của giai cấp họ ( tầng lớp Ấn trắng theo đạo Balamon là tầng lớp cao quý, giàu có nên các thương gia giàu có và cấp bậc quản lý đa số là Ấn Trắng), vì phụ nữ Ấn đa số không ra ngoài xã hội làm việc nên thấy toàn nam giới là nhiều, anh nào anh đó cao, đẹp ngời ngời, cỡ Brad Pitt thua xa lơ xa lắc. Thái độ thì vô cùng lịch thiệp và nhã nhặn, đang khó chịu với sự lạnh lùng có phần chảnh choẹ của hải quan Mã thì gặp các các soái ca ở đây sao mà khác xa một trời một vực. Phát tờ khai nhập cảnh xong hướng dẫn tận tình cách điền, và hỏi quý cô cần giúp gì không với vụ cười luôn nở trên môi. Mình điền nhầm hàng nên chạy lại xin một anh hải quan khác tờ khai thì ảnh lôi ra cây viết bảo quý cô để tôi làm cho, và hỏi han rồi ghi xoẹt xoẹt xong còn chắp tay cảm ơn mình nữa. Úi giời, lịch thiệp quá mức cần thiết.
Bước qua cổng check in là một slogan to tướng của sân bay “Bookmark your time for the grand celebration of literature in Kerala. The God’s own country”. Ấn Độ là xứ có rất nhiều tôn giáo, tôn giáo làm chủ mọi hoạt động của người dân bản xứ, người Ấn tự hào về nền văn hoá tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, cho nên làm gì họ cũng dựa vào tôn giáo là việc làm đầu tiên.
Bước ra khỏi sân bay sạch sẽ là quang cảnh đường phố đối nghịch, bụi, bẩn mùi nước cống quyện mùi phân bò sực lên tận óc. Đi đâu khẩu trang cũng bịt mấy lớp nên bị dân chúng dòm hoài, có người hỏi thẳng sao tụi mày cứ đeo mặt nạ thế, lúc bỏ ra nhìn xinh xắn thế mà tại sao lại bịt kín mặt. Ái dà, hông lẽ nói thẳng nên chỉ lịch sự là trời nắng quá, tao phải bảo vệ da. Trời thì nắng chang chang, mùi phân thì sực nức thế mà cả nam lẫn nữ bản địa không có khái niệm che nắng là gì, cứ đầu trần chân mang dép đi phăng phăng ngoài đường, có lẽ họ sinh ra là hít hơi phân bò nên không cảm thấy thối là gì, các nhà nghèo họ còn mang phân bò về đắp xung quanh nhà, trên mái nhà để giữ nhiệt nữa, nhìn xa cứ tưởng trang trí bằng bánh mè đen.

Từ Jaipur chúng tôi đi đến Jaisalmer để đi sa mạc Thar

Trong trí tưởng tượng của tôi, sa mạc là một biển cát vàng óng ánh, hằng ngày nhìn thấy hình ảnh người Trung Đông cưỡi lạc đà trên biển cát rực lửa mà mắt tôi lại lim dim đến một ngày được đặt dấu chân đi tìm hạnh phúc như Chàng Statigo đi tìm kho báu tại sa mạc vàng kia, một ngày nào đó theo dấu chân Nhà Giả Kim đi tìm hạnh phúc của đời mình.
Trước khi đến Thar, tôi có liên hệ một guide nhờ book 1 tour 2 ngày tại Thar, cậu chàng cũng nhắn nhở là Sa Mạc Thar có rất nhiều là đồi cát với cây gai nhọn ( xương rồng). Nhưng lúc đó cứ mường tượng đến cụm xương rồng to đùng trên đồi cát vàng.
Khi đến Thar, mọi tưởng tượng đều khác hẳn, cát không vàng óng ánh, trải dài trên mặt cát vàng trầm là mảng xanh của nhiều cụm cây sa mạc, có chim có công, có thú, có khu đất rộng lớn người Ấn cải tạo thành từng khu vườn cây xanh mướt. Những cột quạt gió cao to sừng sững, có nhiều ngôi làng người dân chăn cừu, dê và lạc đà. Nói chung là có sự sống đa dạng trên sa mạc.

Sa mạc trong trí tưởng tượng ( hình sahara trên mạng )
sahara1-Fotolia by daisy pham, trên Flickr

Sa mạc Thar thực tế tôi đi qua:
DSC02272 by daisy pham, trên Flickr

DSC02304 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Trở lại Thành phố Jaisalmer, Jaisalmer là thành phố cuối cùng của bang Rajasthan nằm trên sa mạc Thar rộng lớn ở phía Tây Bắc Ấn Độ. Thành phố này còn nổi tiếng với tên gọi “Golden City”. Và đúng như tên gọi, khi đặt chân xuống ga tàu ở Jaisalmer, một màu vàng của đá sa thạch phủ khắp thành phố, từ những di sản, công trình kiến trúc của lịch sử đến những ngôi nhà của người dân.
Ở Jaisalmer, pháo đài Golden Fort kỳ vĩ gây ấn tượng mạnh mẽ nằm ở trung tâm thành phố, nổi bật với màu vàng cát sa mạc. Pháo đài này được xây dựng từ năm 1156 dưới thời cai trị của vua Jaisal Rawal và đến nay vẫn được coi là một trong những pháo đài lớn nhất thế giới.

Ở những thời điểm khác nhau trong ngày, dù vẫn với màu vàng chủ đạo, nhưng màu sắc của Golden Fort cũng thay đổi theo ánh nắng mặt trời chiếu vào: có khi là màu vàng rực rỡ của ánh bình minh; khi vàng nâu xám xịt mỗi lúc mây đen kéo về, rồi đến màu vàng mật trong ánh hoàng hôn...
Khác với những di sản ở Ấn và nhiều nơi trên thế giới, chỉ để khách du lịch chiêm ngưỡng, Golden Fort là một di sản “sống”, nơi sinh sống và kinh doanh của những cư dân thành phố. Bên trong pháo đài có các cửa hàng nhỏ bày bán những đồ thủ công mỹ nghệ, gấm vóc, thảm thêu tuyệt đẹp, hay các món đồ lưu niệm xinh xắn. Du khách vừa có thể dạo bước len lỏi trong pháo đài, vừa có thể chọn một quán cà phê có tầm nhìn đẹp để ngắm toàn thành phố nhờ vị trí đắc địa của Golden Fort.
IMG_1221 by daisy pham, trên Flickr

DSC01968 by daisy pham, trên Flickr
DSC01966 by daisy pham, trên Flickr
DSC01984 by daisy pham, trên Flickr
DSC02089 by daisy pham, trên Flickr
DSC02173 by daisy pham, trên Flickr
DSC01980 by daisy pham, trên Flickr
DSC02179 by daisy pham, trên Flickr
 
Một ngõ tại pháo đài, rất nhiều các mệnh phụ ngồi đăm chiêu
DSC02177 by daisy pham, trên Flickr
Không quên diễn vài phô ảnh với người địa phương
DSC02097 by daisy pham, trên Flickr
IMG_4971 by daisy pham, trên Flickr
Một vị thần Ganesha trong mắt
IMG_5259 by daisy pham, trên Flickr


DSC02125 by daisy pham, trên Flickr

DSC02531 by daisy pham, trên Flickr
Thành phố Jaisalmer
DSC02496 by daisy pham, trên Flickr
DSC02556 by daisy pham, trên Flickr
 
Trở lại Jaipur là thủ phủ chính của bang Rajasthan, một gia đình hoàng gia đã từng cai trị bang vào năm 1727, gia đình hoàng gia thành lập thành phố này và đặt tên là Old City hay tên gọi khác là Pink City – Thành phố Màu Hồng - vì toàn bộ nhà cửa, lâu đài và các công trình đều sơn màu đất nâu hồng và vẽ hoa văn trang trí rất đẹp. Màu này rất quan trọng đối với di sản thành phố mà còn theo quy luật của thành phố phải sơn một màu hồng này duy nhất? tại sao là màu hồng, lý do vì trước đây hoàng gia Maharaja muốn gây ấn tượng với Hoàng tử Albert trong chuyến công du Ấn độ năm 1876. Đây là cơ hội lý tưởng để củng cố mối quan hệ với tầng lớp quý tộc Anh, Ngài Maharaja là một trong những người giàu có và quyền lực nhất Ấn Độ nên ông phải tìm cách gây ấn tượng với hoàng tử để lấy lòng Hoàng tử Anh. Ông cho sơn phủ tất cả thành phố bằng màu hồng đất vì màu này đại diện cho lòng hiếu khách và trang trọng đối với khách quý. Sơn hồng này được sản xuất từ hợp chất oxit canxi và cực kỳ bền trong điều kiện khô cằn của Jaipur.
Những du khách sẽ thắc mắc tại sao Jaipur vẫn duy trì được màu hồng đặc biệt sau chuyến viếng thăm của Hoàng tử Albert cách đây 130 năm. Câu trả lời nằm ở người vợ yêu quý nhất của ngài Maharaja Sawai Ram Singh, rất thích kế hoạch sơn màu hồng đất này nên Hoàng hậu đã thuyết phục Maharaja ban bố một đạo luật là các tòa nhà không được sơn bất kỳ màu nào ngoài màu hồng đặc trưng này. Luật này thông qua năm 1877 vẫn còn có hiệu lực ngày hôm nay và giúp biến đổi thành phố bị ô nhiễm và bẩn thỉu thành phố hồng.
DSC01936 by daisy pham, trên Flickr
DSC01787 by daisy pham, trên Flickr

Đến đây mới thấy, vì họ ăn chay nên bò, heo, chó hoang đông đúc vô cùng, chỉ cần vẫy tay là cả 1 bầy chó chạy theo quyến luyến, sáng sáng thấy người dân mang 1 khay thức ăn ra cho chúng ăn. Lũ bò cũng rất khôn, thấy người nào mang khay bánh ra rải là chúng tự động lũ lượt kéo lại, lũ chó và heo cũng thong thả đi đến ăn. Thời đi học, cô giáo áp đặt là bò phải ăn cỏ, nếu nói ở đây thì hoàn toàn sai lầm, nguyên thành phố khô cằn này không lấy đâu ra 1 cọng cỏ thì tụi nó ăn gì? Sáng tối thấy toàn ăn bánh bột gạo, ăn rùi ị đầy phố, mùi thối bao trùm toàn bộ thành phố. Cuộc sống nói chung của người Ấn rất thong dong, không hối hả, họ ngồi đầy trên phố , đi lại ung dung chậm chạm, mấy bộ phim Ấn chiếu trên tivi cứ tưởng họ quay chậm, nhưng qua đây thấy giống y phim, đi từ nhà ra cửa khoảng cách 5m đi hết 15 phút cảnh phim. Thực tế ngoài đời có nhanh hơn tí, cỡ mất 10 phút,
Các con vật cũng ung dung chậm rãi đi lại, lũ chó hoặc bò còn nằm chình ình giữa lối đi mà không lo bị thịt. Chim chóc thì từng bầy bay loạn xạ, lâu lâu thấy 1 bà mang khay thức ăn rắc cho chim ăn. Cho đến cả cá, vịt hay chim gì đó trong hồ gần khách sạn, sáng sớm thấy họ mang khay bánh bột gạo ra rải xuống hồ, vừa rải vừa cầu nguyện gì đó mà nghe hổng hiểu. Lũ lượt hết người này đến người khác mang khay bánh ra phố cho chim, bò, chó, lợn, cá mú ăn.
DSC01772 by daisy pham, trên Flickr
DSC01797 by daisy pham, trên Flickr
 
Điều nghịch lý tại Ấn: Thức ăn thiếu cho người ăn xin nhưng rất nhiều thức ăn cúng cho thần linh. Các thần cứ tung tăng dung dẻ ngoài phố, trên trời mà không lo vào bụng con người.
Chim chóc, cá mú đầy nhóc cứ dung dăng bay lượn mà không lo sợ bị vào bụng con người. Hầu như các nước mình đi qua, cho dù ăn chay hay không ăn chay , nước giàu cũng như nước nghèo, các con vật hoang trên phố rất thân thiện, tuyệt nhiên họ không có ý nghĩa, “ ừ các con vật cây cỏ không thuộc của ai, vô tư đi, bắt mang về chén cho thoả cái mồm. Thậm chí chó mèo nhốt kỹ trong nhà còn bị nhào vô bắt. ……….. cái gì là của chung thì họ ra sức chăm lo, cái này thuộc về giáo dục hay ý thức?

Thức ăn cho thần bò, thần cá thần chim thì vô bụng chúng được, nhưng có rất nhiều thức ăn cúng kiếng thần linh không hiện hữu để hôi thối

Lũ bò rất khôn, thấy người ta mang khay bánh ra là tự động đi đến xin ăn, bò và chó túm tụm lại thi nhau ăn bánh, ở đây bò chắc không bao giờ ăn cỏ luôn, cả thành phố khô cằn chả có cọng cỏ nào, thấy tụi nó ăn tinh bột thôi
DSC02540 by daisy pham, trên Flickr
DSC02549 by daisy pham, trên Flickr

Ăn xong ị đái tại chỗ nên đường phố toàn bom mìn, hôi thối khiếp luôn
 
Last edited:
Pháo đài Amber là một di tích lịch sử khác ở vùng Amber thành phố Jaipur. Pháo đài được xây dựng từ năm 1592, bằng đá cẩm thạch trắng và đá sa thạch đỏ. Pháo đài tọa lạc trên một ngọn đồi cao bên cạnh hồ Maotha trong xanh. Pháo đài Amber còn được biết đến với một cái tên khác là pháo đài Amer. Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng pháo đài và những kiến trúc cổ vùng Amber vẫn giữ được vẻ đẹp hùng tráng, lộng lẫy như xưa.

Pháo đài Amber: Nơi nghỉ ngơi của những người cầm quyền dưới đời hoàng đế Akba. Tương truyền, người ta đến đây bằng cách cưỡi những con voi mặt được tô vẽ.

Pháo đài có những bức tranh tường vẽ bằng tay độc đáo, một đại sảnh có những tấm gương lớn và những tòa nhà màu xanh da trời nhạt, màu kem và đỏ đậm.
DSC01841 by daisy pham, trên Flickr
DSC01872 by daisy pham, trên Flickr
DSC01890 by daisy pham, trên Flickr
DSC01894 by daisy pham, trên Flickr
DSC01907 by daisy pham, trên Flickr
những chú voi sặc sỡ , nếu cưỡi voi thì du khách trả 2000 rupee
DSC01867 by daisy pham, trên Flickr

Hoạ tiết trong pháo đài
DSC01911 by daisy pham, trên Flickr
DSC01886 by daisy pham, trên Flickr
DSC01888 by daisy pham, trên Flickr
 
Rời Pink City, chúng tôi đến với Udaipur, cũng là một thành phố ở bang Rajasthan, Ấn Độ được mệnh danh là “Venice phương Đông"
Hồ Pichola, một trong những hồ lớn và lâu đời nhất (dài 4km, ngang 3km, tạo ra vào năm 1362), nằm ngay trung tâm thành phố và bao bọc đền Jag Mandir (xây dựng năm 1624 làm dinh thự của Shah Jahan, người sau này ra lệnh xây dựng đền Taj Mahal để thương nhớ vợ quá cố) và Lake Palace, một khách sạn rộng lớn, nguy nga làm bằng đá hoa cương trắng, xây dựng từ thế kỷ XVIII.
Khí hậu ở đây rất dễ chịu, đường phố sạch đẹp và ít xe cộ, ( sạch so với Ấn thôi nha, ít cứt bò, lâu lâu mới có 1 bãi mìn nên mùi ô ế lúc có lúc không, nhưng lúc đi City Palace bên đường thấy 1 nhà WC công cộng, đi ngang bịt mũi nín thở chạy tám thước vẫn ói vì mùi)
Màu trắng bao phủ khắp thành phố với những ngôi nhà sơn bằng vôi trắng tạo vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết. Cảnh quan tuyệt đẹp của hồ Pichola này được xem là một trong những địa điểm lãng mạn, trữ tình nhất thế giới, rất lý tưởng cho các cặp uyên ương đến hưởng tuần trăng mật. Quanh hồ Pichola có bốn khách sạn sang trọng (Oberoi Udaivilas, Leela Palace Kempinski, Shiv Niwas và Fateh Prakash) và một bảo tàng thành phố. Nối hồ Pichola với hồ Saroop Sagar là một cây cầu cổ và từ hồ này lại có thêm hồ Fateh Saga
DSC02741 by daisy pham, trên Flickr
DSC02689 by daisy pham, trên Flickr
DSC02752 by daisy pham, trên Flickr
DSC02743 by daisy pham, trên Flickr
DSC02721 by daisy pham, trên Flickr
DSC02576 by daisy pham, trên Flickr
DSC02757 by daisy pham, trên Flickr
DSC02644 by daisy pham, trên Flickr
Hai bên hồ họ tắm giặt rửa ráy,
DSC02746 by DSC02824 by daisy pham, trên Flickr41416291@N06/]daisy pham[/url], trên Flickr
 
Last edited:
UDAIPUR CITY PALACE được xây dựng vào năm 1559, cung điện vẫn tiếp tục được xây dựng lại trong 4 thế kỷ tiếp theo. Nhờ đó, thiết kế kiến trúc của cung điện là sự hòa trộn của các phong cách Mughal, Rajasthani và cả phong cách Châu Âu. Thực hiện một chuyến tham quan hoặc thuê một thiết bị hướng dẫn bằng âm thanh để tìm hiểu thêm về di sản của triều đại Sisodia, triều đại từng trị vì vương quốc Mewar và là triều đại cổ xưa nhất của Ấn Độ. Udaipur trở thành kinh đô của Mewar vào thế kỷ 16.
Tiến vào phía trong tường thành của cung điện qua cổng Bara Pol (nghĩa là Đại Môn) hoành tráng. Chiêm ngưỡng phong cách trung cổ của tường thành trước khi đến với khoảng sân đầu tiên của cung điện. Phía sau cổng Bara Pol, bạn sẽ nhìn thấy ba cổng vòm gọi là Tripolia đứng kề bên tám mái vòm cẩm thạch gọi là Toranas. Đây là nơi các vị vua thường đo cân nặng bằng vàng.
Quần thể cung điện có 11 tòa nhà, tất cả đều bổ sung cho nhau một cách hài hòa, mặc dù được các nhà trị vì khác nhau xây dựng. Bạn hãy dành chút thời gian để khảo sát kiến trúc mặt tiền xa hoa ở đây, được tô điểm lộng lẫy bằng các mái vòm, mái bằng và đỉnh vòm. Phần mặt tiền lớn nhất cao một cách ấn tượng, đến 100 feet (30 mét).
Mỗi cung điện đều mang trong mình những nét quyến rũ độc đáo. Mạnh dạn bước vào cung Manak Mahal (Cung điện Hồng Ngọc) màu đỏ cam để xem bộ sưu tập các bức tượng bằng sứ và ngỡ ngàng trước nội thất tinh xảo của cung Moti Mahal (Cung điện Ngọc Trai). Đi bộ qua các đại sảnh phản chiếu của cung Sheesh Mahal (Cung điện Gương), rồi ngắm nhìn bức tranh khảm con công rất tinh xảo ở Rang Bhawan. Cung điện này cũng có các đền thờ, thờ thần Krishna.

Sân của cung điện
DSC02924 by daisy pham, trên Flickr
Một góc cung điện nhìn ra thành phố
DSC02896 by daisy pham, trên Flickr
thành phố nhìn từ cửa sổ cung điện
DSC02893 by daisy pham, trên Flickr
View hồ
DSC02891 by daisy pham, trên Flickr
TRang trí bên trong
DSC02929 by daisy pham, trên Flickr
DSC02930 by daisy pham, trên Flickr

DSC02937 by daisy pham, trên Flickr
DSC02934 by daisy pham, trên Flickr
DSC01912 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Must see dĩ nhiên là phải đến Agra để thăm Taj Mahal:
Taj Mahal là một trong bảy kỳ quan của thế giới, và một số sử gia phương Tây còn cho rằng vẻ đẹp của kiến trúc này là thứ mà không công trình nào khác vượt qua được.

Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù, du khách trải nghiệm Taj Mahal như thể bị chìm đắm bởi vẻ đẹp của nơi đây khi nhìn từ bên kia sông Yamuna.
Công trình lịch sử này có thể coi là biểu tượng của tình yêu với câu chuyện bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz.
Năm 1622, Khurram được vua cha tin tưởng tuyệt đối lại trở thành kẻ phản nghịch, âm mưu lật đổ ngai vàng của phụ thân. Cuộc đảo chính nhanh chóng bị dập tắt. Nhưng đến năm 1628, Khurram cũng đoạt được ngai vàng từ vua cha Jahangir. Lên ngôi tại Agra, hoàng đế Shah Jahan tiêu diệt dần những người anh em ruột thịt để thống nhất toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ. Dĩ nhiên Mumtaz Mahal được Jahan sủng ái nhất nhanh chóng lên ngôi hoàng hậu. Nàng không những chăm sóc vua mà còn tư vấn nhiều vấn đề liên quan đến quân sự, kinh tế, chính trị. Triều đại Mogul cũng phát triển thịnh vượng trong thời kỳ này, cho đến một ngày…

Cuối năm 1630, trong lúc thân chinh dẹp những phần tử ly khai, hoàng đế Shah Jahan thuận theo ý vợ cho nàng đi cùng ra trận trong lúc bụng mang dạ chửa đứa con thứ 14. Cô công chúa Gauhara Begum ra đời khỏe mạnh trong khi Hoàng hậu Mumtaz Mahal lại băng hà tại Burhanpur thuộc Deccan (nay là Madhya Pradesh) do sinh khó và kiệt sức vì theo chồng chinh chiến quá lâu. Năm đó là 1631, Mumtaz Mahal chỉ 39 tuổi. Quá đau đớn, chính hoàng đế Shah Jahan phải thốt lên rằng: “Chính tình yêu của ta đã giết chết nàng!”. Ông mất ăn mất ngủ trong nhiều tháng liền, ngồi trầm tư một mình, không màng đến danh lợi. Sử sách Ấn chép rằng chỉ sau một đêm thức trắng vì mất vợ, râu tóc của vua Jahan bạc trắng. Ngày nào ông cũng ra mộ vợ khóc than dù bên mình là hàng ngàn cung tần mỹ nữ.

Đọc đến đây thì thấy 1 thắc mắc không hề nhỏ, hoàng hậu 39 tuổi, đẻ 14 con, sòn sòn là mỗi năm 1 đứa kể từ lúc lấy ông vua ( ở mình chắc là heo sề thì làm sao ông vua vẫn mê đắm nhỉ - vụ này nghiệm ra 1 điều đàn ông Ấn thời đó thích vợ béo, hiện tại phụ nữ Ấn cũng rất béo phục phịch. Ngoài 25 là bắt đầu phì nộn do họ chỉ quan quẩn ở nhà mà không ra ngoài xã hội làm việc, các ông chồng thì ốm nhắt , có lẽ vì luật Ấn cho phép 1 ông 4 bà, nên 1 ông chồng ngày làm việc xã hội kiếm tiền nuôi 4 bà và 1 đống con, đêm phục vụ 4 bà hèn gì mà người cứ như cây tre khô, còn các bà ở nhà chắc lo tẩm bổ nên ú nà ú nần)


Lúc hấp hối, hoàng hậu Mumtaz Mahal trăn trối 3 điều với chồng: Xây cho bà ngôi đền. Hằng năm đến ngôi đền thăm bà vào ngày giỗ. Và cuối cùng thay bà nuôi dạy con cái thật tốt. Để tỏ lòng thương nhớ vợ, hoàng đế Shah Jahan ra lệnh xây một ngôi đền thật hùng vĩ, nguy nga tráng lệ. Một năm sau ngôi đền được khởi công tại cố đô Agra (thời gian xây dựng từ 1632 đến 1643), được ông đặt tên là Taj Mahal. Hoàng đế Shah Jahan huy động 22.000 công nhân, thợ đá tài ba, kỹ sư giỏi nhất xứ Ba Tư, châu u để xây dựng đền. Chính tay ông đã chọn những phiến đá quý, kiểu dáng trong số hàng ngàn bản vẽ. Sau cùng, nhóm kiến trúc sư gồm Abd ul-Karim Ma’mur Khan, Makramat Khan và Ustad Ahmad Lahauri được chọn với thiết kế toàn bộ đền bằng đá cẩm thạch trắng, màu mà Mumtaz Mahal rất thích lúc sinh thời.

Tuy nhiên, như một định mệnh của luật nhân quả, hoàng đế Shah Jahan cũng bị các con “dòm ngó” ngai vàng. Aurangzeb là con thứ sáu của Jahan và Mumtaz Mahal xung đột với cha do mâu thuẫn ngày càng trầm trọng vì biết cha ưu ái anh trai trưởng hơn. Bi kịch xảy ra khi Jahan bắt đầu ngã bệnh năm 1658, các con trai tranh đoạt ngôi vua. Cuối cùng Aurangzeb chiến thắng sau khi giết tất cả anh em trai và nhốt vua cha Shah Jahan vào pháo đài Agra. Gần tám năm sau, Jahan qua đời (31.1.1666).

Suốt thời gian bị giam cầm, Shah Jahan không hề oán trách, chỉ cầu xin con mở cửa sổ phòng giam hướng về đền Taj Mahal để có thể ngày đêm ngắm người vợ quá cố. Yêu cầu được Aurangzeb chấp nhận. Thế là bao nhiêu mùa mưa nắng qua đi, Jahan vẫn lặng lẽ ngồi đó, mắt nhìn về ngôi đền Taj Mahal, nhớ lại quãng đời đã qua trong đau đớn tủi nhục. Vì quyền lực ông đã sát hại anh em mình, rồi giờ đây chính con trai lặp lại điều đó. Ông suy sụp dần và mất. Thi thể Jahan được chôn trong đền Taj Mahal, ngay cạnh người vợ ông yêu thương.
Năm tháng trôi qua, hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal lặng lẽ nằm đó trước bao đổi thay của thế giới. Nhưng giá trị tình yêu vĩnh cửu của hai người để lại cho thế hệ sau vẫn mãi trường tồn.
44ea5f2b-072b-4c11-af14-ab276a017e64 by daisy pham, trên Flickr
1a42e147-d3ba-42d6-9fc1-6b983547e786 by daisy pham, trên Flickr

Không quên mang quốc phục ra khoe với kỳ quan
IMG_3273 by daisy pham, trên Flickr
DSC03196 by daisy pham, trên Flickr
IMG_6385 by daisy pham, trên Flickr
 
Điều mà mình mong mỏi khi đến Agra là muốn đến Sheroes Hangout. Một quán nước do các phụ nữ là nạn nhân của những vụ tạt axit kinh hoàng. Quán tại địa chỉ :Sheroes' Hangout Opp The Gateway Hotel (Taj View) Fatehabad Road, Agra từ Taj Mahal đi qua đó cũng gần.
Bạn hãy đến và cảm nhận là mình rất là may mắn hơn so với họ vì mình không phải sống dưới xã hội khinh thường phụ nữ như vậy, họ những người chồng, người cha, người yếu của họ mà thật là man rợ, họ nỡ nào cướp đi cái hình hài hoàn hảo mà cha mẹ đã ban cho.
Đến quán bạn có thể gọi thức uống hay thức ăn nhẹ và trả cho món bạn gọi tuỳ ý bạn, và hãy ủng hộ mua 1 phần quà lưu niệm, đa số do những nạn nhân làm ra. Các cô gái này trích từ phần mà bạn trả để góp vào quỹ để ủng hộ những nạn nhân khác. Khẩu hiện của quán Stop Acid Attack. Vâng phụ nữ sinh ra là làm đẹp cho đời, ngưng đối xử bất công với họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Nhìn những nụ cười thiên thần trên những gương mặt méo mó bạn sẽ cảm thấy động lực sống toả sáng và lan truyền cho tất cả chúng ta:
Đây là trang FB của quán:
https://www.facebook.com/pg/SheroesHangout/about/?ref=page_internal
Trên trang web có giới thiệu về quán đây:
https://news.zing.vn/ky-uc-kinh-hoa...o&utm_medium=zalomsg&utm_campaign=zingdesktop

Phía ngoài quán
IMG_2576 by daisy pham, trên Flickr

Chụp ảnh lưu niệm với mọi người
IMG_6179 by daisy pham, trên Flickr
IMG_2541 by daisy pham, trên Flickr

IMG_2549 by daisy pham, trên Flickr
Tặng cô bé 1 cái vòng tay: Cô bé đẹp như thiên thần là con gái của cô gái mặc saree đen này, cô ấy bị chồng của mình tạt acid
IMG_2563 by daisy pham, trên Flickr
Mua ủng hộ 1 món quà lưu niệm
IMG_2542 by daisy pham, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,680
Bài viết
1,171,068
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top