What's new

[Chia sẻ] Thar - SA MẠC XANH

Ấn Độ trong mắt mình là một đất nước huyền bí, được biết đến từ hồi học phổ thông qua các trang sử thi Ramayana có chàng Rama và nàng Xita, có những câu chuyện cổ tích ở xứ sở một nghìn lẻ một đêm như Alibaba và bốn mươi tên cướp, người lái buôn thành Bagda ...
Nhưng chưa từng nghĩ sẽ đi Ấn không phải vì nguy hiểm cướp giết, phụ nữ ra đường là bị cưỡng hiếp …, những điều này vô cùng hiếm xảy ra vì một năm lượng du khách đổ vào Ấn độ đến 70 triệu lượt người, trong khi đó Việt Nam thì bao nhiêu? Chỉ 80 nghìn lượt, vì sao du khách quốc tế chọn Ấn thay vì Việt Nam?? Mà sự nguy hiểm đó thì chỉ xảy ra ở các vùng nông thôn hẻo lánh thôi, các vùng núi hẻo lánh ở ta còn nguy hiểm gấp nhiều lần đấy thôi. Hằng ngày báo chí nói đầy rẫy các vụ tiêu cực thôi, vì sao? Vì tin bài tốt ít được chú ý hơn là tin xấu, thế nên báo chí chỉ chăm chăm vào các tin xấu, giật gân để câu kéo lượng người đọc. Hằng ngày, các cậu bé bán báo cần tờ báo rao có vụ cướp, vụ hiếp, vụ giết nào ở đây là người ta mới chú ý để mua ngay tờ báo, còn tin tốt hả? có rao khản cổ cũng chẳng ai chú ý. Báo mạng cũng thế, toàn câu view những tin tức giật gân, lố lăng để tăng lượng người đọc. Vì sao? Chẳng phải vì chúng ta muốn thế?
Riết rồi người ta luôn định hình thế giới này toàn cái xấu, chỉ cần nơi đó xảy ra 1 vụ gì đó là trong đầu người ta lại suy diễn nơi đó nguy hiểm ghê, không nên đến đó nữa. Nhưng lại ngoại trừ nước Mỹ ra, số người chết vì bắn nhau, khủng bố cao nhất thế giới nhưng người ta vẫn đổ xô đến thiên đường mà trong đầu không hình dung đến sự nguy hiểm? vì sao, có lẽ vì nó xảy như cơm bữa nên người ta thấy bình thường, còn 1 nơi nào đó thanh bình tự dưng xảy ra 1 vụ khủng bố nên người ta mới biết đến thông qua giật tít của báo chí nên hình thành trong đầu người đọc nơi đó nguy hiểm chăng?
Lý do không nghĩ sẽ đi chính là nghe dân tình đi trước than nóng nắng và bẩn lắm, nghe bẩn và nóng là hãi rồi, lúc đó trong đầu chỉ dự tình đi thăm 1 nước trong xứ sở 1001 đêm là Iran, nhưng check vé máy bay tết thì đắt quá mà mùa tết thì lại không đẹp, nên cô bạn đồng hành hỗng chịu, thế nên oki, bẩn thì bẩn, bất chấp luôn để xem bẩn cỡ nào, lý do can đảm lên đường là kiểm tra thời tiết thấy bảo tháng 02 là mùa đẹp nhất trong năm, khí hậu mát mẻ nên : oke, let’s go. Cứ tưởng mát mẻ thế nào, qua đó mới té ngửa mát mẻ theo họ cũng hơn 30 độ, trời nắng vỡ mặt, mùa không mát chắc ở khách sạn mở máy lạnh hết cỡ quá vì nghe nói mùa khác nhiệt độ lên đến gần 50 độ. Ôi choáng.
Lại quá trình kiểm tra vé, bay mấy điểm khác mùa này đắt lòi, thấy chỉ có bay đến Jaipur là rẻ nhất, mà nơi này lại đi qua Taj Mahal gần xìu , thế là chọn điểm đến đầu tiên là Jaipur. Qua đó mới hiểu là vì sao vé đến Jaipur đang rẻ, đó là vì một công trình nổi tiếng là Amper Port mới quảng bá một cách rầm rộ để thu hút bớt du khách thay vì đến Taj Mahal . Hiện tại lượng du khách đến Taj Mahal bị hạn chế tối đa 40 nghìn lượt mỗi ngày để hạn chế sự hao mòn và hư hỏng cho lăng mộ cẩm thạch trắng, và gây áp lực lên nền móng của lăng mộ. Do đó việc ưu đãi để đến Pháo Đài Amper chú ý cho du khách chuyển hướng qua đây để giảm tải cho Taj Mahal là điều cần thiết.
Sau 2 chặng bay mất 7 tiếng cộng thêm quá cảnh KL 3 tiếng thì cũng đặt chân được đến sân bay Jaipur, điều đầu tiên choáng ngợp là nhân viên quản lý sân bay toàn tầng lớp Ấn trắng có lẽ theo đạo Balamon vì một vài người đội nón biểu tượng của giai cấp họ ( tầng lớp Ấn trắng theo đạo Balamon là tầng lớp cao quý, giàu có nên các thương gia giàu có và cấp bậc quản lý đa số là Ấn Trắng), vì phụ nữ Ấn đa số không ra ngoài xã hội làm việc nên thấy toàn nam giới là nhiều, anh nào anh đó cao, đẹp ngời ngời, cỡ Brad Pitt thua xa lơ xa lắc. Thái độ thì vô cùng lịch thiệp và nhã nhặn, đang khó chịu với sự lạnh lùng có phần chảnh choẹ của hải quan Mã thì gặp các các soái ca ở đây sao mà khác xa một trời một vực. Phát tờ khai nhập cảnh xong hướng dẫn tận tình cách điền, và hỏi quý cô cần giúp gì không với vụ cười luôn nở trên môi. Mình điền nhầm hàng nên chạy lại xin một anh hải quan khác tờ khai thì ảnh lôi ra cây viết bảo quý cô để tôi làm cho, và hỏi han rồi ghi xoẹt xoẹt xong còn chắp tay cảm ơn mình nữa. Úi giời, lịch thiệp quá mức cần thiết.
Bước qua cổng check in là một slogan to tướng của sân bay “Bookmark your time for the grand celebration of literature in Kerala. The God’s own country”. Ấn Độ là xứ có rất nhiều tôn giáo, tôn giáo làm chủ mọi hoạt động của người dân bản xứ, người Ấn tự hào về nền văn hoá tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, cho nên làm gì họ cũng dựa vào tôn giáo là việc làm đầu tiên.
Bước ra khỏi sân bay sạch sẽ là quang cảnh đường phố đối nghịch, bụi, bẩn mùi nước cống quyện mùi phân bò sực lên tận óc. Đi đâu khẩu trang cũng bịt mấy lớp nên bị dân chúng dòm hoài, có người hỏi thẳng sao tụi mày cứ đeo mặt nạ thế, lúc bỏ ra nhìn xinh xắn thế mà tại sao lại bịt kín mặt. Ái dà, hông lẽ nói thẳng nên chỉ lịch sự là trời nắng quá, tao phải bảo vệ da. Trời thì nắng chang chang, mùi phân thì sực nức thế mà cả nam lẫn nữ bản địa không có khái niệm che nắng là gì, cứ đầu trần chân mang dép đi phăng phăng ngoài đường, có lẽ họ sinh ra là hít hơi phân bò nên không cảm thấy thối là gì, các nhà nghèo họ còn mang phân bò về đắp xung quanh nhà, trên mái nhà để giữ nhiệt nữa, nhìn xa cứ tưởng trang trí bằng bánh mè đen.

Từ Jaipur chúng tôi đi đến Jaisalmer để đi sa mạc Thar

Trong trí tưởng tượng của tôi, sa mạc là một biển cát vàng óng ánh, hằng ngày nhìn thấy hình ảnh người Trung Đông cưỡi lạc đà trên biển cát rực lửa mà mắt tôi lại lim dim đến một ngày được đặt dấu chân đi tìm hạnh phúc như Chàng Statigo đi tìm kho báu tại sa mạc vàng kia, một ngày nào đó theo dấu chân Nhà Giả Kim đi tìm hạnh phúc của đời mình.
Trước khi đến Thar, tôi có liên hệ một guide nhờ book 1 tour 2 ngày tại Thar, cậu chàng cũng nhắn nhở là Sa Mạc Thar có rất nhiều là đồi cát với cây gai nhọn ( xương rồng). Nhưng lúc đó cứ mường tượng đến cụm xương rồng to đùng trên đồi cát vàng.
Khi đến Thar, mọi tưởng tượng đều khác hẳn, cát không vàng óng ánh, trải dài trên mặt cát vàng trầm là mảng xanh của nhiều cụm cây sa mạc, có chim có công, có thú, có khu đất rộng lớn người Ấn cải tạo thành từng khu vườn cây xanh mướt. Những cột quạt gió cao to sừng sững, có nhiều ngôi làng người dân chăn cừu, dê và lạc đà. Nói chung là có sự sống đa dạng trên sa mạc.

Sa mạc trong trí tưởng tượng ( hình sahara trên mạng )
sahara1-Fotolia by daisy pham, trên Flickr

Sa mạc Thar thực tế tôi đi qua:
DSC02272 by daisy pham, trên Flickr

DSC02304 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Không quên nhắc về lễ cưới của người Ấn, đám cưới đầy sắc màu theo truyền thống Ấn, nghe mr. India kể thì 90% lễ cưới diễn ra vào buối tối, chỉ 10% lễ cưới tổ chức ban ngày. Lúc nhóm gặp 1 đám cưới vào ban ngày thì thấy có vẻ đơn giản, chú rể với cô dâu được cột tay nhau bằng 1 đoạn vải trắng. Họ đi bộ có lẽ nhà gần nhau, mọi người vừa đi vừa múa hát nhảy múa.
Còn đám cưới ban đêm có lẽ nhà giàu nên có vẻ tốn kém. Chắc do nhà gái chi trả toàn bộ cho lễ cưới nên cứ xả láng, vô tư phung phí.
Vào ngày cưới chính thì chú rể cưỡi ngựa trắng, mang theo kiệu đưa theo 1 đám kèn trống rầm rộ, vừa đi vừa múa hát nhảy múa ủm tỏi, đặc biệt là đám rước đi chuyển vô cùng chậm rãi, đi cứ như 1 đoạn phim slow-motion. Suốt đoạn đường bắn pháo hoa đùng đoàng liên tục. Tụi mình ngồi trên nhà hàng ăn uống hơn 1 tiếng nghe tiếng pháo hoa đằng xa bắn liên thanh mà mãi vẫn chưa thấy đến cổng nhà cô dâu. Đợi mòn mỏi, quan khách thấy ăn no nê thì thấy chú rể cưỡi ngựa xuất hiện trước cổng, đến ngay cổng rồi mà vẫn thấy loay hoay múa hát ỏm tỏi và pháo hoa ngập trời trong đêm tối mãi 15 phút chưa bước vào cổng.
Đường phố thì đầy cứt và nước đái của thần bò, mà đám rước dâu đa số là phụ nữ mặc saree dài thòng thế kia, múa may chậm hơn 1 thước phim quay chậm của cô dâu 8 tuổi , có lẽ saree quét sạch cái đống thải của thần bò cũng nên.

Một đám cưới đơn giản ban ngày.
DSC01958 by daisy pham, trên Flickr

DSC01959 by daisy pham, trên Flickr

Không cần biết là lễ cưới của ai, cả đám cứ nhảy vào múa cùng, người dân họ rất thân thiện, chỉ tụi mình nhảy múa và rút điện thoại chụp hình chung,
IMG_4870 by daisy pham, trên Flickr
 
Còn đây là một đám cưới buỗi tối, pháo hoa bắn liên thanh, bắn cách đó khoảng 1km mà hơn 1 tiếng sau mới thấy xuất hiện trước cổng nhà cô dâu.
IMG_1893 by daisy pham, trên Flickr

IMG_1911 by daisy pham, trên Flickr

Họ đãi tiệc dạng buffet, các lò nướng bánh liên tục cho ra lò, quan khách lấy khay múc cari và bánh, tụ tập từng nhóm ăn uống và chờ
đợi chú rể xuất hiện.
1 (2) by daisy pham, trên Flickr

IMG_1916 by daisy pham, trên Flickr

IMG_1921 by daisy pham, trên Flickr

Một bác nhạc công to cao vật vã ở một đám cưới khác mà ngày đầu tụi mình gặp trên đường
IMG_7546 by daisy pham, trên Flickr


Khi chú rể xuất hiện, hát hò nhảy múa 15 phút, rồi chú rể xuống ngựa tiến vào cổng nhà cô dâu. Thấy các mệnh phụ người thì vảy nước, vảy hoa, bôi màu lên mặt chú rể. Người khác thì tung khay tiền, không biết tiền thật hay giả mà trẻ em thi nhau lượm chơi, có vài cậu bé chạy đến đưa mình vài tờ và hỏi han ?chị đến từ đâu.
IMG_1953 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Nghe mr. Ấn cao to đen không hôi nói rằng lễ cưới thường kéo dài 5 ngày, và rất nhiều nghi lễ tốn kém, Nhà trai cũng đòi hồi môn cao nữa
Phần lớn chi phí cho đám cưới Ấn là do gia đình cô dâu lo liệu. Cho nên sau đám cưới nhà gái mạt rệp, còn nhà trai không hài lòng về hồi môn thì mang cô dâu ra xử. Thân phận phụ nữ Ấn thật là thảm thương, cho nên chúng ta hãy tự hào vì sinh ra không phải vào nước Ấn.

Theo Cục thống kê tội phạm quốc gia của Ấn, cứ 77 phút lại có một báo cáo về án mạng do của hồi môn. Các nhóm trợ giúp nạn nhân của tệ nạn này cho hay tình trạng ngày càng tồi tệ đi, do chủ nghĩa tiêu thụ đang lên cao ở Ấn.

Thế ra là của hồi môn được cho là cách dễ nhất để moi tiền, thế thì tốt nhất phụ nữ Ấn nên ở không cho khoẻ, tội gì mà phải rước khổ vào thân và rước cái khổ cho gia đình. Thấy cái đám cưới rình rang và thêm 1 đống của hồi môn, thì lấy chồng làm quách gì hỡi các cô gái Ấn.


Theo tìm hiểu sơ bộ thì đám cưới Ấn như này, chi tiết thì mình sẽ hỏi thếm Mr, Ấn cao to đen không hôi để viết tiếp.
Từ khi đính hôn tới trước đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn. Nghi lễ này diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. 7 người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiếc bát đựng đường bằng đá.
Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao nhau vòng hoa và chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ. Gia đình chú rể sẽ đặt vào tay cô dâu một giỏ hoa quả và những món quà khác và cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường ban đầu. Đây là dấu hiệu cho sự đính ước và hứa hẹn một cuộc sống ngọt ngào phía trước.
Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu.

Cũng vào ngày này, người làm lễ sẽ thực hiện nghi thức Nav-Graha Puja ở nhà của cô dâu và chú rể. Thày làm lễ cầu nguyện tới thánh thần của 9 hành tinh, xin họ ban phước lành cho đôi uyên ương. Lễ tiếp theo là lễ Ghari Puja, khi thày làm lễ mời khách bột, dừa, hạt dẻ, gạo và gia vị thể hiện sự thịnh vượng.
Cả 2 bà mẹ sẽ mặc đồ cưới cho con mình và tới nhà của thông gia với một chiếc bình nước đội trên đầu. Họ sẽ dùng dao để chém vào nước để xua đuổi tà khí sau đó sẽ tặng thêm cho thông gia tiền và hoa.

Đến lúc này, cô dâu và chú rể sẽ mặc một bộ đồ cũ. Bộ đồ này sau đó sẽ bị các thành viên trong gia đình xé ra, thể hiện sự kết thúc của cuộc đời cũ, chuyển sang cuộc sống mới.Tiếp đến sẽ là lễ Sangeet, cả gia đình sẽ nhảy múa, hát và ăn uống linh đình, chuẩn bị cho ngày trọng đại hôm sau.

Vào ngày cưới, nghi lễ đầu tiên là lễ Haldi, trong đó cô dâu sẽ được được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà. Nghi lễ Swagatam là lúc những họ hàng giúp cô dâu mặc chiếc sari cưới. Khi chú rể đến, anh ta phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.
Đến lúc này, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa thiêng để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu cũng sẽ phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp. Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy múa, hát ca trong tiếng nhạc vui của ngày trọng đại.

con ngựa của chú rể cũng trang trí màu mè.
IMG_1962 by daisy pham, trên Flickr

chân dung chú rể , hoàng tử bạch mã và con bạch mã của chàng.
1 (1) by daisy pham, trên Flickr
1 (2) by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Đây là một số video do nhóm khách không mời đột nhập vào lễ cưới quay phim chụp hình đủ kiểu, họ còn mời ăn nhưng không dám, chỉ xin chụp vài trăm tấm hình rồi đi ra.
, vì không biết cách đưa video lên cho nên Tit Mù em ơi, bấm vào link để lên trang Flick của chị xem nhé
video-1525536128 by daisy pham, trên Flickr
video-1525536352 by daisy pham, trên Flickr

video-1525536621 by daisy pham, trên Flickr
 
Nghe mr. Ấn cao to đen không hôi nói rằng lễ cưới thường kéo dài 5 ngày, và rất nhiều nghi lễ tốn kém, Nhà trai cũng đòi hồi môn cao nữa
Phần lớn chi phí cho đám cưới Ấn là do gia đình cô dâu lo liệu. Cho nên sau đám cưới nhà gái mạt rệp, còn nhà trai không hài lòng về hồi môn thì mang cô dâu ra xử. Thân phận phụ nữ Ấn thật là thảm thương, cho nên chúng ta hãy tự hào vì sinh ra không phải vào nước Ấn.

Theo Cục thống kê tội phạm quốc gia của Ấn, cứ 77 phút lại có một báo cáo về án mạng do của hồi môn. Các nhóm trợ giúp nạn nhân của tệ nạn này cho hay tình trạng ngày càng tồi tệ đi, do chủ nghĩa tiêu thụ đang lên cao ở Ấn.

Thế ra là của hồi môn được cho là cách dễ nhất để moi tiền, thế thì tốt nhất phụ nữ Ấn nên ở không cho khoẻ, tội gì mà phải rước khổ vào thân và rước cái khổ cho gia đình. Thấy cái đám cưới rình rang và thêm 1 đống của hồi môn, thì lấy chồng làm quách gì hỡi các cô gái Ấn.


Theo tìm hiểu sơ bộ thì đám cưới Ấn như này, chi tiết thì mình sẽ hỏi thếm Mr, Ấn cao to đen không hôi để viết tiếp.
Từ khi đính hôn tới trước đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn. Nghi lễ này diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. 7 người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiếc bát đựng đường bằng đá.
Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao nhau vòng hoa và chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ. Gia đình chú rể sẽ đặt vào tay cô dâu một giỏ hoa quả và những món quà khác và cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường ban đầu. Đây là dấu hiệu cho sự đính ước và hứa hẹn một cuộc sống ngọt ngào phía trước.
Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu.

Cũng vào ngày này, người làm lễ sẽ thực hiện nghi thức Nav-Graha Puja ở nhà của cô dâu và chú rể. Thày làm lễ cầu nguyện tới thánh thần của 9 hành tinh, xin họ ban phước lành cho đôi uyên ương. Lễ tiếp theo là lễ Ghari Puja, khi thày làm lễ mời khách bột, dừa, hạt dẻ, gạo và gia vị thể hiện sự thịnh vượng.
Cả 2 bà mẹ sẽ mặc đồ cưới cho con mình và tới nhà của thông gia với một chiếc bình nước đội trên đầu. Họ sẽ dùng dao để chém vào nước để xua đuổi tà khí sau đó sẽ tặng thêm cho thông gia tiền và hoa.

Đến lúc này, cô dâu và chú rể sẽ mặc một bộ đồ cũ. Bộ đồ này sau đó sẽ bị các thành viên trong gia đình xé ra, thể hiện sự kết thúc của cuộc đời cũ, chuyển sang cuộc sống mới.Tiếp đến sẽ là lễ Sangeet, cả gia đình sẽ nhảy múa, hát và ăn uống linh đình, chuẩn bị cho ngày trọng đại hôm sau.

Vào ngày cưới, nghi lễ đầu tiên là lễ Haldi, trong đó cô dâu sẽ được được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà. Nghi lễ Swagatam là lúc những họ hàng giúp cô dâu mặc chiếc sari cưới. Khi chú rể đến, anh ta phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.
Đến lúc này, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa thiêng để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu cũng sẽ phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp. Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy múa, hát ca trong tiếng nhạc vui của ngày trọng đại.

con ngựa của chú rể cũng trang trí màu mè.
IMG_1962 by daisy pham, trên Flickr

chân dung chú rể , hoàng tử bạch mã và con bạch mã của chàng.
1 (1) by daisy pham, trên Flickr
1 (2) by daisy pham, trên Flickr

Lấy chồng ở Việt Nam đã vất vả thế này, nếu em mà ở Ấn Độ chắc em ở vậy cho nó khỏe chị ah.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top