What's new

[Chia sẻ] Thar - SA MẠC XANH

Ấn Độ trong mắt mình là một đất nước huyền bí, được biết đến từ hồi học phổ thông qua các trang sử thi Ramayana có chàng Rama và nàng Xita, có những câu chuyện cổ tích ở xứ sở một nghìn lẻ một đêm như Alibaba và bốn mươi tên cướp, người lái buôn thành Bagda ...
Nhưng chưa từng nghĩ sẽ đi Ấn không phải vì nguy hiểm cướp giết, phụ nữ ra đường là bị cưỡng hiếp …, những điều này vô cùng hiếm xảy ra vì một năm lượng du khách đổ vào Ấn độ đến 70 triệu lượt người, trong khi đó Việt Nam thì bao nhiêu? Chỉ 80 nghìn lượt, vì sao du khách quốc tế chọn Ấn thay vì Việt Nam?? Mà sự nguy hiểm đó thì chỉ xảy ra ở các vùng nông thôn hẻo lánh thôi, các vùng núi hẻo lánh ở ta còn nguy hiểm gấp nhiều lần đấy thôi. Hằng ngày báo chí nói đầy rẫy các vụ tiêu cực thôi, vì sao? Vì tin bài tốt ít được chú ý hơn là tin xấu, thế nên báo chí chỉ chăm chăm vào các tin xấu, giật gân để câu kéo lượng người đọc. Hằng ngày, các cậu bé bán báo cần tờ báo rao có vụ cướp, vụ hiếp, vụ giết nào ở đây là người ta mới chú ý để mua ngay tờ báo, còn tin tốt hả? có rao khản cổ cũng chẳng ai chú ý. Báo mạng cũng thế, toàn câu view những tin tức giật gân, lố lăng để tăng lượng người đọc. Vì sao? Chẳng phải vì chúng ta muốn thế?
Riết rồi người ta luôn định hình thế giới này toàn cái xấu, chỉ cần nơi đó xảy ra 1 vụ gì đó là trong đầu người ta lại suy diễn nơi đó nguy hiểm ghê, không nên đến đó nữa. Nhưng lại ngoại trừ nước Mỹ ra, số người chết vì bắn nhau, khủng bố cao nhất thế giới nhưng người ta vẫn đổ xô đến thiên đường mà trong đầu không hình dung đến sự nguy hiểm? vì sao, có lẽ vì nó xảy như cơm bữa nên người ta thấy bình thường, còn 1 nơi nào đó thanh bình tự dưng xảy ra 1 vụ khủng bố nên người ta mới biết đến thông qua giật tít của báo chí nên hình thành trong đầu người đọc nơi đó nguy hiểm chăng?
Lý do không nghĩ sẽ đi chính là nghe dân tình đi trước than nóng nắng và bẩn lắm, nghe bẩn và nóng là hãi rồi, lúc đó trong đầu chỉ dự tình đi thăm 1 nước trong xứ sở 1001 đêm là Iran, nhưng check vé máy bay tết thì đắt quá mà mùa tết thì lại không đẹp, nên cô bạn đồng hành hỗng chịu, thế nên oki, bẩn thì bẩn, bất chấp luôn để xem bẩn cỡ nào, lý do can đảm lên đường là kiểm tra thời tiết thấy bảo tháng 02 là mùa đẹp nhất trong năm, khí hậu mát mẻ nên : oke, let’s go. Cứ tưởng mát mẻ thế nào, qua đó mới té ngửa mát mẻ theo họ cũng hơn 30 độ, trời nắng vỡ mặt, mùa không mát chắc ở khách sạn mở máy lạnh hết cỡ quá vì nghe nói mùa khác nhiệt độ lên đến gần 50 độ. Ôi choáng.
Lại quá trình kiểm tra vé, bay mấy điểm khác mùa này đắt lòi, thấy chỉ có bay đến Jaipur là rẻ nhất, mà nơi này lại đi qua Taj Mahal gần xìu , thế là chọn điểm đến đầu tiên là Jaipur. Qua đó mới hiểu là vì sao vé đến Jaipur đang rẻ, đó là vì một công trình nổi tiếng là Amper Port mới quảng bá một cách rầm rộ để thu hút bớt du khách thay vì đến Taj Mahal . Hiện tại lượng du khách đến Taj Mahal bị hạn chế tối đa 40 nghìn lượt mỗi ngày để hạn chế sự hao mòn và hư hỏng cho lăng mộ cẩm thạch trắng, và gây áp lực lên nền móng của lăng mộ. Do đó việc ưu đãi để đến Pháo Đài Amper chú ý cho du khách chuyển hướng qua đây để giảm tải cho Taj Mahal là điều cần thiết.
Sau 2 chặng bay mất 7 tiếng cộng thêm quá cảnh KL 3 tiếng thì cũng đặt chân được đến sân bay Jaipur, điều đầu tiên choáng ngợp là nhân viên quản lý sân bay toàn tầng lớp Ấn trắng có lẽ theo đạo Balamon vì một vài người đội nón biểu tượng của giai cấp họ ( tầng lớp Ấn trắng theo đạo Balamon là tầng lớp cao quý, giàu có nên các thương gia giàu có và cấp bậc quản lý đa số là Ấn Trắng), vì phụ nữ Ấn đa số không ra ngoài xã hội làm việc nên thấy toàn nam giới là nhiều, anh nào anh đó cao, đẹp ngời ngời, cỡ Brad Pitt thua xa lơ xa lắc. Thái độ thì vô cùng lịch thiệp và nhã nhặn, đang khó chịu với sự lạnh lùng có phần chảnh choẹ của hải quan Mã thì gặp các các soái ca ở đây sao mà khác xa một trời một vực. Phát tờ khai nhập cảnh xong hướng dẫn tận tình cách điền, và hỏi quý cô cần giúp gì không với vụ cười luôn nở trên môi. Mình điền nhầm hàng nên chạy lại xin một anh hải quan khác tờ khai thì ảnh lôi ra cây viết bảo quý cô để tôi làm cho, và hỏi han rồi ghi xoẹt xoẹt xong còn chắp tay cảm ơn mình nữa. Úi giời, lịch thiệp quá mức cần thiết.
Bước qua cổng check in là một slogan to tướng của sân bay “Bookmark your time for the grand celebration of literature in Kerala. The God’s own country”. Ấn Độ là xứ có rất nhiều tôn giáo, tôn giáo làm chủ mọi hoạt động của người dân bản xứ, người Ấn tự hào về nền văn hoá tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, cho nên làm gì họ cũng dựa vào tôn giáo là việc làm đầu tiên.
Bước ra khỏi sân bay sạch sẽ là quang cảnh đường phố đối nghịch, bụi, bẩn mùi nước cống quyện mùi phân bò sực lên tận óc. Đi đâu khẩu trang cũng bịt mấy lớp nên bị dân chúng dòm hoài, có người hỏi thẳng sao tụi mày cứ đeo mặt nạ thế, lúc bỏ ra nhìn xinh xắn thế mà tại sao lại bịt kín mặt. Ái dà, hông lẽ nói thẳng nên chỉ lịch sự là trời nắng quá, tao phải bảo vệ da. Trời thì nắng chang chang, mùi phân thì sực nức thế mà cả nam lẫn nữ bản địa không có khái niệm che nắng là gì, cứ đầu trần chân mang dép đi phăng phăng ngoài đường, có lẽ họ sinh ra là hít hơi phân bò nên không cảm thấy thối là gì, các nhà nghèo họ còn mang phân bò về đắp xung quanh nhà, trên mái nhà để giữ nhiệt nữa, nhìn xa cứ tưởng trang trí bằng bánh mè đen.

Từ Jaipur chúng tôi đi đến Jaisalmer để đi sa mạc Thar

Trong trí tưởng tượng của tôi, sa mạc là một biển cát vàng óng ánh, hằng ngày nhìn thấy hình ảnh người Trung Đông cưỡi lạc đà trên biển cát rực lửa mà mắt tôi lại lim dim đến một ngày được đặt dấu chân đi tìm hạnh phúc như Chàng Statigo đi tìm kho báu tại sa mạc vàng kia, một ngày nào đó theo dấu chân Nhà Giả Kim đi tìm hạnh phúc của đời mình.
Trước khi đến Thar, tôi có liên hệ một guide nhờ book 1 tour 2 ngày tại Thar, cậu chàng cũng nhắn nhở là Sa Mạc Thar có rất nhiều là đồi cát với cây gai nhọn ( xương rồng). Nhưng lúc đó cứ mường tượng đến cụm xương rồng to đùng trên đồi cát vàng.
Khi đến Thar, mọi tưởng tượng đều khác hẳn, cát không vàng óng ánh, trải dài trên mặt cát vàng trầm là mảng xanh của nhiều cụm cây sa mạc, có chim có công, có thú, có khu đất rộng lớn người Ấn cải tạo thành từng khu vườn cây xanh mướt. Những cột quạt gió cao to sừng sững, có nhiều ngôi làng người dân chăn cừu, dê và lạc đà. Nói chung là có sự sống đa dạng trên sa mạc.

Sa mạc trong trí tưởng tượng ( hình sahara trên mạng )
sahara1-Fotolia by daisy pham, trên Flickr

Sa mạc Thar thực tế tôi đi qua:
DSC02272 by daisy pham, trên Flickr

DSC02304 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Đến Agra nếu còn thời gian thì nên tham quan Pháo đài Đỏ Agra, ở New Delhi cũng có pháo đài đỏ song sinh với pháo đài đỏ Agra, cả 2 pháo đài đều được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ với bức từng bao quanh có chiều dài 2,5 km, có kích thước y nhau, 2 bản song sinh mà
Riêng Pháo đài Agra được xây dựng một cách chắc chắn và vững chãi bên cạnh con sông Yamuna, còn Pháo đài đỏ Dehli thì không cạnh sông
Hiện nay, pháo đài nằm về phía tây bắc của khu vườn Shah Jahan, khu vườn bao quanh ngôi đền Taj Mahal. Chính điều này đã tạo ra một thể thống nhất giữa các công trình kiến trúc ở đây. Agra được bao bọc bởi những bức tường được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ. Bao quanh pháo đài là một con hào khá lớn. Điều này làm cho Pháo đài dường như chắc chắn một cách tuyệt đối mà không một sức mạnh nào bên ngoài có thể đánh bại vào.
Được vua Akbar ra lệnh khởi công xây dựng vào năm 1558, pháo đài Agra huy động tới 1,5 triệu nhân công làm việc miệt mài trong tám năm. Vật liệu xây dựng pháo đài là gạch và đá sa thạch đỏ được vận chuyển từ vùng Rajasthan về. Trong đó gạch được sử dụng để xây dựng phần lõi còn đá sa thạch phủ bên ngoài.. Pháo đài được xây hình bán nguyệt dựa theo dòng chảy của sông, bao quanh bởi hệ thống tường thành cao chót vót và tháp canh dày đặc. Tuy nhiên, khác hẳn với vẻ kiên cố khép kín ở bên ngoài, không gian bên trong pháo đài rất thanh nhã và khoáng đạt. Kiến trúc Mughal của hoàng thành là sự kết hợp hài hòa phong cách Hồi giáo và Ấn Độ, đơn giản, uy nghi nhưng không kém phần tráng lệ và tinh xảo. Nổi bật nhất là những trang trí nội thất bên trong các cung điện. Thật khó để tin rằng những đường nét chạm khắc vô cùng tinh tế và mềm mại này lại được tạo ra từ những khối sa thạch thô kệch xù xì.
So với thiết kế ban đầu của vua Akbar, pháo đài Agra hiện nay đã được tu sửa nhiều lần bởi những người kế nhiệm ông, mà đóng góp lớn nhất thuộc về vua Shah Jahan với những cung điện bằng đá cẩm thạch cẩn các loại đá quý nhiều màu. Mặc dù vậy, pháo đài Agra vẫn giữ được vẻ rực rỡ qua nhiều thế kỷ. Trong đó, cung thiết triều Diwan I Am có thể được coi là đỉnh cao của kiến trúc Mughal. Dù bị thời gian làm hư hại khá nhiều, nơi đây vẫn toát lên vẻ tráng lệ với những hàng cột cao vút nâng đỡ các vòm trần duyên dáng nở xòe như những đóa hoa cẩm thạch trắng.

Vào lúc cuối đời, Shah Jahan bị con trai là Aurangzeb tống giam vào tù bên trong pháo đài đỏ nhưng là một hình phạt có lẽ không khắc nghiệt lắm vì pháo đài này rất xa hoa. Người ta đồn rằng Shah Jahan qua đời ở Muasamman Burj, một ngôi tháp với các ban-công bằng cẩm thạch với tầm nhìn tuyệt vời ra Taj Mahal mà ông đã xây cho người vợ yêu quý. Hiện nay di hài ông nằm cạnh vợ tại Taj Mahal.
DSC02990 by daisy pham, trên Flickr
DSC02981 by daisy pham, trên Flickr
Một góc sân của pháo đài rộng lớn
DSC03028 by daisy pham, trên Flickr

Nhìn từ pháo đài về Taj Mahal, hổng biết có phải ông vua đứng chỗ này nhìn về mộ vợ rồi nghủm tỏi phải ko?
IMG_2467 by daisy pham, trên Flickr

Bên trong toàn cẩm thạch trắng, Taj Mahal cũng thế, không biết cẩm thạch ở đâu ra mà nhiều thế nhỉ, tìm mãi không thấy mảnh vụn nào rơi vãi để lụm về làm vòng.
DSC03051 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Ngày nào em cũng hóng bài của chị.

Hihi, cám ơn em, nhờ em chị có động lực viết tiếp. Nếu có thời gian thì nên đi Ấn em ạ, tuy hơi bẩn nhưng về văn hoá và cảnh đẹp thì phong phú, chị tính cuối năm chị đi tiếp Kasmir or Sikkim. Đi ấn không nguy hiểm như người ta nghĩ đâu em, chị có sửa lại phần mở đầu của topic rồi đó, và sẽ viết tiếp về chuyến đi 1 mình của mấy người nước ngoài chị gặp ở Ấn, thân gái mà dám đi 1 mình 2 tháng ở Ấn luôn , họ đến cả các vùng quê nữa mà có gì sảy ra đâu. Họ cũng nói là không như báo chí hay viết về cướp hiếp ở Ấn mà ngược lại đi đâu họ cũng được dân Ấn giúp đỡ nhiệt tình.
 
Hihi, cám ơn em, nhờ em chị có động lực viết tiếp. Nếu có thời gian thì nên đi Ấn em ạ, tuy hơi bẩn nhưng về văn hoá và cảnh đẹp thì phong phú, chị tính cuối năm chị đi tiếp Kasmir or Sikkim. Đi ấn không nguy hiểm như người ta nghĩ đâu em, chị có sửa lại phần mở đầu của topic rồi đó, và sẽ viết tiếp về chuyến đi 1 mình của mấy người nước ngoài chị gặp ở Ấn, thân gái mà dám đi 1 mình 2 tháng ở Ấn luôn , họ đến cả các vùng quê nữa mà có gì sảy ra đâu. Họ cũng nói là không như báo chí hay viết về cướp hiếp ở Ấn mà ngược lại đi đâu họ cũng được dân Ấn giúp đỡ nhiệt tình.

Ấn Độ là đất nước mà em luôn mong ước được đặt chân đến. Một đất nước đầy màu sắc và cái nôi văn minh của nhân loại nhưng không biết đến bao giờ ước mơ của em thành hiện thực. Đọc bài của chị em vô cùng hào hứng, như được theo chị đến vùng đất mà em mơ ước.
 
Last edited:
New Delhi, điểm này không phải mục đích để tham quan, vì New Dehli không còn thuần ấn mà đã bị Anh hoá nên chúng tôi chỉ là điểm để bay về thôi, nhưng lỡ đến thì cũng phải tham quan - thà đi lầm còn hơn bỏ xót. Thật ra New Delhi đi mới thấy có rất nhiều công trình vỹ đại, đền đài đều miễn phí tham quan nên người dân Ấn đông như trảy hội, xếp hàng cả hơn nửa tiếng dưới nắng mới nhíc vô được đến cái cổng, nhưng là chĩ được chụp hình phía ngoài còn đến cổng là phải gởi toàn bộ túi, máy ảnh , điện thoại .. nên hết hứng thú luôn, Nếu các bạn có đi thì nên cẩn thận vì lỡ may tiền bạc không cánh mà bay, để lại ở khách sạn thì cũng không được an toàn đâu nhé, nên tốt nhất nên có túi trong áo quần, ít nhất là nhét được tiền và hộ chiếu theo người.
Các vùng khác thì phụ nữ vẫn thuần Ấn, tất cả đều mặc saree đủ sắc màu, đến Delhi thì rất ít thấy, đa số họ mặc đồ tây cho năng động, vì phụ nữ ở Delhi đi làm công việc xã hội chứ không như các vùng khác, đa số họ ở nhà chăm sóc gia đình.
Tuy là thủ đô nhưng đường phố nhếch nhác bụi bẩn, giao thông thì loạn xạ, và hãi nhất là mùi amoniac, họ tiểu đường còn khinh khiếp hơn Việt Nam, lúc đi ngang con hẻm để đến Connaught Place một trung tâm thương mại đẳng cấp nhất của Delhi mà cái mùi nước đậm đặc sộc vào mũi , nắng nóng nên cái mùi sực lên óc, khiếp đảm. Có lẽ vì dân vô gia cư nhiều nên họ làm bậy khắp mọi nơi.
Vừa mới vào cửa ngõ thành phố, bằng thính giác là mình đã cảm nhận ngay đã đến Delhi rồi, cái mùi cống rãnh, sông ngòi cạn nó còn bay cao và xa hơn cái mùi của Kênh Thị Nghè ngày xưa. Đường phố thì nhìn cứ tưởng lạc vào Luân Đôn, nhưng không phải sương mù mà là 1 lớp sương bụi, buổi chiều mà thấy đường phố cứ mờ mờ ảm đạm xám xịt.
Thế nhưng Delhi lại rất nhiều cây xanh, cây xanh , cây cổ thụ ở khắp mọi nơi, người ta bảo vệ cây rất kỹ lưỡng chớ không lấy lý do này kia hạ nguyên con đường cây xanh ở Q1 như mình, cái cây mọc lên người ta còn xây mái nhà cong theo hình cái cây để không chặt bỏ cây. Bọn khỉ thì tung tăng từ cây này qua cây kia, chạy xuống đường lục giỏ rác kiếm ăn mà không sợ vào nồi.
DSC03229 by daisy pham, trên Flickr

Những con đường đầy cây xanh, chỗ nào có cây xanh thì chỗ đó sạch mát, còn những con đường khác xe cộ lúc nhúc chen chúc thì bụi bẩn nóng nực, dân xin ăn chặn cả xe lại để xin xỏ
DSC03213 by daisy pham, trên Flickr
 
Sáng sớm tranh thủ đi President ( Rastpati ) House. Mục đích là đi xem Biểu diễn truyền thống của Anh

daisy pham, trên Flickr
Nhưng xui là ngày mình đi thì phủ tổng tống lại đóng cửa, thế nên chỉ quanh quẩn trước cổng chụp hình
DSC03231 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Mua mảnh vải saree từ ngày đầu qua nhưng mãi mà không biết mặc, nên đành mang theo để nhờ người dân giúp đỡ.
Đến trước phủ tổng thống lôi ra quấn quấn, một cô cảnh sát đi lại hỏi thì cô ấy không biết cách mặc, cô ấy gọi cô cảnh sát thứ 2 ra, cũng không biết, chắc là 2 cô này con nhà lính dân thủ đô nên Âu hoá không biết mặc đồ truyền thống rồi. May là có cô cảnh sát thứ 3 ra quấn giùm, quấn quấn vài vòng, gấp gấp là ra bộ sari ngon lành.
Trước đến giờ cứ nghĩ là bộ sari chắc phải may vá cầu kỳ lắm, ai ngờ đâu nó chỉ là một mảnh vải sắc màu dài từ 4-12m, mảnh của mình mua chắc cũng 8m, chỉ cần quấn theo kiểu của họ là ra 1 bộ váy thướt tha duyên dáng.
sari by daisy pham, trên Flickr
Sari được phụ nữ Ấn Độ tại tất cả các giai tầng yêu thích. Bất kể là phu nhân thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, hay là phụ nữ nông thôn bận rộn cả ngày đều mặc cùng một loại kiểu dáng Sari giống nhau, chỗ khác biệt chỉ là ở chất liệu. Phụ nữ tầng lớp danh môn quý tộc thường mặc Sari làm bằng vải tơ lụa. Có bộ còn khảm nạm đá quý hoặc pha lê trong suốt ở trước thân áo, tạo nên ánh sáng chói lóa mắt. Thông thường những người này, mỗi người có hơn chục chiếc, hay hơn trăm chiếc Sari có màu sắc và họa tiết khác nhau. Căn cứ vào tâm trạng của bản thân, sở thích hay tùy từng trường hợp mà lựa chọn để mặc. Còn những phụ nữ bình dân phần lớn mặc Sari vải bông hoặc sợi bông, số lượng hoa văn cũng tương đối ít.
Khi mặc Sari, đầu tiên họ phải mặc áo bó sát người, có thể che hai vai và ngực, còn cánh tay và phần eo thì để trần; phần thân dưới họ sẽ phải mặc quần đùi hoặc váy lót, sau đó choàng áo Sari từ vai đến tận mắt cá chân.
Lúc mua sari mình lại quên mua cái áo lên lấy cái áo ba lỗ đen ra mắc, thế là hở cái vai, chắc do đó mà đi đâu mấy người dân cũng chỉ trỏ và cười, mấy cô bé và chàng trai kéo lại chụp selfie chung liên tục. NGười dân Ấn thấy vô cùng thân thiện luôn.
DSC03240 by daisy pham, trên Flickr
Vô tình sao màu sari giống y màu hoa trước phú , ngồi xuống là không biết đâu là hoa, đâu là váy.
IMG_6439 by daisy pham, trên Flickr

IMG_3342 by daisy pham, trên Flickr

Điều mình thấy vô cùng nghịch lý là như này: INDIA IS A PLACE WHERE LENGTH OF THE CLOTHES DECIDE THE CHARACTER OF A GIRL. Do đó họ mặc trùm chân, bạn đã từng nhìn thấy bức ảnh của phụ nữ Ấn Độ để lộ đùi chưa? Nếu ngẫm nghĩ lại, quả thật là không có! Vì theo phong tục truyền thống Ấn Độ, người phụ nữ có thể mặc hở rốn hoặc để vai trần, nhưng phần đùi và phần bắp chân là tuyệt đối không thể để lộ ra. Nhưng lại hở nguyên cái phần bụng lồ lộ, như thế không phải là khêu gợi hở hang, kỳ thật. Ở nhà ta thì có thể mặc quần đùi nhưng hớ tí rốn là các cụ lại gào lên ăn mặc như thế thật hở hang khêu gợi, chỉ có gái làng chơi mới ăn mặc kiểu đó ..bla..bla

Có lẽ do căn cứ theo lý lẽ của người xưa, “Bà la môn” (Brahmin) là phần miệng, “Kshatriya” là hai cánh tay, “Vaishya” là đùi, còn “Sudra” là chân của người nguyên thủy. Điều mà họ gọi là “Vaishya” là Ấn Độ Tứ Đại dòng giống thứ ba; người dân Ấn Độ cho rằng, chân và bàn chân to nhỏ là biểu hiện của sự thấp kém. Còn nếu căn cứ theo luật Manu, những phụ nữ Ấn Độ ở địa vị thấp sẽ phải chịu rất nhiều hạn chế. Từ đó đưa đến một phỏng đoán, và cũng không loại trừ nguyên nhân là: Họ không muốn bộ phận này trên thân thể bị người khác nhìn thấy, tránh làm bại hoại phong tục truyền thống.

Mấy cô bé và cậu bé rất thân thiện, nhí nháu hỏi where you from? và thi nhau selfie với mình, cảm giác giống như mình là super star ha ha
IMG_2934 by daisy pham, trên Flickr

Thấy hình không? mấy cô bé dân thường thôi đó mà nét nào ra nét đấy, trong tưởng tượng cứ nghĩ họ đen đen bẩn bẩn, mà cái đen bản là cái xấu nên cứ nghĩ họ xấu, nhưng thực tế thì qua đó mới thấy, cao to và đẹp, nước da ngăm khoẻ khoắn. Mê nhất là đôi mắt 2 mí to và cái mũi dọc dừa thanh tao. Có nhiều cô gái đẹp lắm cơ, mình hết cả hồn, tại sao lại có người đẹp đến dường này. Có điều là phụ nữ cứ trung niên là to béo phục phịch nên mặc sari thì lòi nguyên cái tảng mỡ to đùng. Mình mặc sari trông thật khác biệt với họ. Đi mấy ngôi đền khác gặp mấy phụ nữ trung niên sáp lại nhìn mình và cười duyên dáng, lúc về mới hiểu ra vì da họ đen nên rất cuồng da trắng và dáng thanh thanh. Ngày thường mình tập thể dục như điên nên cũng nhon nhon mà được cái làn da bắc kỳ ( sinh ra ở bắc lớn lên trong nam) nên da vẫn trắng bật hơn so với các cô cái nam kỳ hihhi, do đó mà qua Ấn mình thấy mình càng bật lên, làm mấy phụ nữ ấn thích quá ( suy đoán thế hihhi, lâu lâu suy nghĩ chảnh 1 tí ) . Cơ mà mình lại thích nét đẹp Ấn da ngăm cơ, nếu ai chịu đổi mình đổi liền.
Ngay cả mấy cô gái bán hãng rong cũng rất đẹp và sắc màu sặc sỡ,
DSC03335 by daisy pham, trên Flickr

DSC03372 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
2 by daisy pham, trên Flickr

Nhắc lại nghịch lý tại Ấn: KHÔNG CÓ THỨC ĂN BỐ THÍ CHO NGƯỜI NGHÈO NHƯNG VÔ CÙNG LÃNG PHÍ ĐỒ ĂN CHO CÚNG TẾ
Vâng, hằng ngày họ cúng tế rất nhiều thức ăn và bỏ trước các hồ nước, các nơi cúng tế, thức ăn đem cho bò, chó, lợn , chim chóc rất nhiều nhưng người nghèo, người vô gia cư thì đói ăn vô cùng, điều này thấy rõ nhất tại New Delhi, người ăn xin và vô gia cư sống tại các gầm cầu, các khu ổ chuột. Đi ra đường phố là gặp rất nhiều, họ sáp vào xe ô tô đang nhích từng bước trong mớ giao thông hỗn độn, gõ cửa xe và chìa những bàn tay đen đúa xương xảu để xin từng đồng lẻ , từng miếng ăn bất chấp nguy hiểm. Nhưng họ chỉ xin ăn chớ không cướp giật, chưa ai từng bắt gặp người ăn xin cướp giật trên đường, mình hỏi mấy tên Ấn ở khách sạn, nó bảo cứ yên tâm, không ai cướp đâu nhưng tốt nhất cứ cẩn thận.

DSC03420 by daisy pham, trên Flickr

DSC03418 by daisy pham, trên Flickr

Đây chính là mặt trái của sự hào nhoáng của thủ đô, bên cạnh những ngôi nhà, những trung tâm thương mại hoành tráng là lại thấy rất nhiều cũng túp túp quây bằng tôn, bằng vải của người vô gia cư, họ nằm trên vỉa hè, dưới gầm cầu, dưới các mái hiên với bộ quần áo rách và bẩn thỉu.
Đường phố có rất nhiều xe hơi, siêu xe nhưng lại có rất nhiều xe tuk tuk, xe xích lô và vô số xe kéo tay, giống xích lô mà thời phong kiến các quý bà hay có các nô dịch kéo tay và chạy bộ, một thành phố phân chia giai cấp rõ rệt. Người giàu thì thuộc top giàu của thế giới và tầng lớp đối nghịch thì dưới tận cùng của xã hội.
Có rất nhiều bà mẹ trẻ bế những đứa trẻ trên tay xin ăn, thấy phía trước có người cho cái bánh, thế là lũ trẻ ở đâu ùa ra ăn chung. Có đứa chạy lại xe mình xin : ten rupee, mình nhìn vô mặt nó, trời ơi một đứa bé gái rất đẹp, lẽ ra với vẻ đẹp thiên thần này con không nên chịu cảnh đói khát như này, nếu con sinh ra trong gia đình khá giả, có lẽ con đã là một nhân vật nổi tiếng với sắc đẹp của con cũng nên. Lục túi được ít đồng lẻ, đưa cho bé và ném lên vỉa hè cho đứa bé khác, nhìn đứa nào cũng đẹp cũng xinh mà sao cuộc đời con nghiệt ngã quá.
 
Last edited:
Một bữa ăn do tụi mình nấu tại hostel và mời trai ấn , trai Tây dùng bữa cùng, thấy 1 cô gái China mới đến thế là mời cô ấy dùng bữa.
Cô ấy và chàng trai Tây mỗi người đều solo đi Ấn 1 mình, tên Tây thì mới đến còn cô gái China thì bảo là 1 mình cô ấy làm 1 vòng quanh đất nước Ấn trong 2 tháng, hôm nay là ngày cuối nên về New Delhi để mai bay về nước. Trong 2 tháng ở đây, đây là bữa ăn ngon nhất vì cô ấy cũng không quen ăn đồ Ấn hihi, chắc do khẩu vị VN giống đồ ăn China nên cô ấy khen rối rít vì 2 tháng rồi mới ăn hương vị quê nhà.
Nghe cô ấy nói mà mình thật bất ngờ, tại sao 1 cô gái ốm o lại dám 1 mình đi khắp Ấn 2 tháng trời, từ vùng quê hẻo lánh đến thành thị. Đem vấn đề an toàn ra hỏi, cô ấy cũng thật thà. Ở nước cô ấy sao giống nước ta, cứ nghe Ấn là vấn đề đầu tiên hiện lên trong đầu : Cướp và Hiếp.
Nhưng sự thật? cô ấy đã đi đến các vùng quê, người dân ở đó cũng rất tốt, giúp đỡ nhiệt tình và mời cô ấy ăn uống nữa, cô ấy chưa gặp điều bất trắc gì trong 2 tháng qua. Chuyện hiếp này có lẽ chỉ sảy ra ở dân bản địa tại các vùng quê nghèo, chứ du khách thì đa số an toàn khi bước vào các vùng hẻo lánh. Bởi vì không ai hơi đâu hãm hiếp bạn, nếu có thì chỉ có những kẻ bệnh hoạn, mà những kẻ bệnh hoạn thì đâu mà chả có, còn cướp thì du lịch Anh Pháp cướp giật nhan nhản. Quan trọng là mày phải biết bảo vệ mình như nào để không tạo cơ hôi cho kẻ xấu ra tay: cô ấy nói thế.
Nhưng đối với mình:
Nói chung, vì vấn đề an toàn là trên hết, mình cũng không dám đi 1 mình như cô ấy, mình cũng khuyên mọi người không nên đi , vì đi ra ngoài đường mình cũng thấy đa số đàn ông Ấn cứ nhìn chằm chằm vào mình và các cô gái khác, họ nhìn do hiếu kỳ chăng? , nên cái cảm giác không an toàn cũng luôn luôn trong đầu. Nếu có đi 1 mình, tốt nhất nên chọn đi các thành phố các bang lớn của Ấn, còn các vùng quê hẻo lánh thì nên tránh xa. Vì tính mạng, bạn chỉ sống có 1 lần, khi sinh ra tính mạng của bạn không thuộc về bạn mà thuộc về cha mẹ, gia đình và bạn bè, xã hội, bạn có trách nhiệm với gia đình và xã hội, vấn đề an toàn về sinh mạng bạn luôn luôn phải đặt lên hàng đầu.

IMG_2545 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,136
Bài viết
1,173,921
Members
191,957
Latest member
vinhlekingdoor
Back
Top