What's new

[Chia sẻ] Thương lắm những bản mèo !

THƯƠNG LẮM NHỮNG BẢN MÈO !
(Bài viết nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho Phượt thủ. Trích dẫn hoặc đưa lên báo cần Oẳng)

Tôi trở lại Hà Giang vào một ngày đầu đông. Không như những lần trước, chuyến đi chỉ là vài điểm thu mẫu, nghiên cứu. Lần này là một hành trình dài, trải nghiệm, để tìm hiểu một phần bản sắc văn hóa và những khó khăn của người dân tộc. Nơi những ngọn núi cao ngất, những con đường đèo ngoằn ngoèo như bất tận và những bản làng người mông sống trên những sườn núi cao quanh năm sương mù bao phủ. Những ngôi nhà vách đất, mái lá của Ông, Cha họ đã sống từ nhiều thế hệ cùng đất, trời, cây cỏ và muông thú. Họ lắng nghe tiếng ban mai gọi bầy cùng nắng của loài Ác là Pica pica, hương thơm ngọt ngào của loài hoa Bạc hà Elsholtzia communis, hay vẻ đẹp rực hồng của loài hoa Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum. Nhưng đâu đó trong nét đẹp mê hồn của vùng núi rừng tây bắc còn chất chứa bao nỗi nhọc nhằn, nghèo đói của bản làng vùng cao, những mảnh đời đầy cơ cực của con trẻ và cả sự thấp hèn của những đóa hoa rừng mang tên PAO, MỈ … Suốt đời họ chỉ biết quanh quẩn cùng nương ngô, ruộng lúa, những bó củi nặng chĩu trên tấm lưng còng và bữa ăn một mình, lặng lẽ nơi xó bếp.

hg1.jpg


hg.jpg


Sau hơn 2 tiếng ngồi trên máy bay và 8 tiếng nằm trên chiếc xe giường nằm, mệt mỏi vì những ổ gà, ổ voi và những khúc cua gấp. Hà Giang đón chào chúng tôi bằng những tia nắng ban mai như dát vàng trải dài trên đỉnh núi đá vôi trơ trọi. Việc đầu tiên là thưởng thức món bánh cuốn hột gà khá đặc trưng văn hóa ẩm thực nơi đây. Tiếp đến chúng tôi thê xe máy chuẩn bị cho một hành trình dài, rong ruổi. Dịch vụ thuê xe máy nhà Bảy, một dịch vụ cho thuê xe khá nổi tiếng, uy tín ở Hà Giang. Ông chủ xe còn khá trẻ, rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi về cung đường, các dịch vụ sửa xe máy khi có sự cố. Dĩ nhiên anh ấy không quên chỉ cho chúng tôi những thắng cảnh đẹp nhất của Hà Giang và cách tiếp cận với những người dân tộc ít người khi vào thăm Bản.

hg2.jpg


hg3.jpg


Hà Giang đẹp, một vẻ đẹp hoang dại của những dãy núi cao ngất, nương ngô vào vụ chin vàng, những bộ đồ sắc màu của thiếu nữ vùng cao ngày lễ hội. Đập vào mắt chúng tôi là những bản làng người Mông nằm treo leo trên lưng chừng núi, những ngôi nhà được lớp bằng ngói cô hay hiện đại hơn là mái tôn Fibo Ciment thấp thoáng sau những đám rừng trồng, rừng phục hồi sau nương rẫy. Mùa này những đám ruộng đã thu hoạch chỉ còn trơ trọi những gốc rạ, những mảng xanh của đám cỏ ngập nước đã thay thế cho màu xanh của lúa trên các thửa ruộng bậc thang. Nương ngô cũng trơ trọi màu vàng của thân cây khô sau một mùa bội thu, no nấm. Năm nay người dân tộc thiểu số ở Hà Giang được mùa, người dân phấn khởi, khói bếp lan tỏa trên từng nóc nhà, hòa quyện vào mùi ngai ngái của rơm, rạ, mùi phân gia súc quanh nhà. Bất chợt tôi lãng đãng nhớ về một thời trẩu tre.

hg4.jpg


hg5.jpg


hg6.jpg


(Còn tiếp)
 
Last edited:
(Bài viết nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho Phượt thủ. Trích dẫn hoặc đưa lên báo cần Oẳng)


Clemont bị hấp dẫn tột độ với một loại mật ong cứng như đá và đóng thành từng khối lớn, vàng rực, thơm lừng. Phía ngoài có phú rêu khô, và sáp của tổ ong mật. Tôi cũng bị bất ngờ vì trong đời làm nghiên cứu tôi chưa bao giờ gặp loại mật ong kỳ lạ, thơm đến thế. Tôi nêm thử một cảm giác ngọt nhẹ, không gặt như mật ong dạng lỏng. Khối mật ong được cấu tạo bới những lỗ khí khổng dạng đường phổi ở vùng Quảng Ngãi.

hg36.jpg


hg37.jpg


Một lúc săm soi và được người bán hang giới thiệu là Mật ong đá, một đặc sản quí hiếm ở Hà Giang có giá bàn 200k/kg. Không lưỡng lự Clemont mua 1/2kg, nhưng giác quan nghiên cứu của tôi thì vẫn nghi ngờ sự thật về loại mật ong này và vì giá bán chỉ bằng ½ mật ong dạng lỏng. Tôi quyết định mua nửa kg 100.000vnđ và tin rằng nếu giả thì đây là bài học mua bán rẻ nhất cuộc đời mà tôi phải trả giá để tìm ra sự thật. Trong tự nhiên xét về cấu trúc tổ ong thì không thể có kiểu cấu trúc tổ ong và mật ong đá giống như hinh này. Nếu mật ong đá có thật nó là những hạt nhỏ được đựng trong các ống mật ong hình trụ lục lăng hai phía và trên thành mặt phẳng của tổ ong được xếp đều bởi cấu trúc tổ ong mật. Dĩ nhiên dù có bốc hơi đông cứng thành đá thì cũng vẫn không tạo khối đồng nhất, màu vàng ươm và có các lỗ khí khổng. Mật ong được kết tinh trong quá trình phản ứng hóa học nhiệt giữa Phấn hoa và Amoniac. Chính vì vậy gần như có chưa đến 1% lượng nước chứa trong mật ong và việc bốc hơi, đông cứng, hóa đá tạo thành khối rắn chắc là không thể.
(Khi về đến khách sạn ở Yên Minh tôi có đủ thời gian và dữ liệu để khẳng định linh cảm của mình là đúng. Đây là loài mật ong giả được Made in China nhập về Việt Nam lừa bán cho khách du lịch và có nhiều người, trong đó có nhiều bạn bè của tôi đã từng mua đến hang chục kg làm quà. Tôi phải thừa nhận độ làm giả tinh xảo, cực kỳ tinh xảo của bọn Khựa bẩn bựa và thằng Thổ đã mổ thằng Kinh)

hg38.jpg


Bản chất của mật ong đá được làm như sau: Nguyên liệu bột đá, bột ngô (mèn mén, ngũ cốc), keo, đường, hương liệu mật ong, rêu rừng và các thành phần khác… Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu những nguyên liệu kia khi ăn (uống) vào cơ thể, các hợp chất thô không được tan (mật ong đá ngâm nước sẽ tan ở dang thô, nhưng các hợp chất hóa học không tan các bạn nhé) thì cơ thể có lợi hay có hại.? Sau khi bột ngô, bột đá, đường, hương liệu,… được cho vào thùng, khuấy đều. Dung dịch này được đổ vào 1 khuân (thùng) đã cố định những mảng rêu rừng trên thành, nhỏ dung dịch keo. Chỉ cần khoảng 15 phút là hỗn hợp dung dịch bắt đầu kết tủa, khối rắn này dùng dao băm nhỏ thành các mảng có khối lượng 0.5kg, 1kg,… để trở thành mật ong đá bán trên thị trường.
 
(

hg38.jpg


Bản chất của mật ong đá được làm như sau: Nguyên liệu bột đá, bột ngô (mèn mén, ngũ cốc), keo, đường, hương liệu mật ong, rêu rừng và các thành phần khác… Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu những nguyên liệu kia khi ăn (uống) vào cơ thể, các hợp chất thô không được tan (mật ong đá ngâm nước sẽ tan ở dang thô, nhưng các hợp chất hóa học không tan các bạn nhé) thì cơ thể có lợi hay có hại.? Sau khi bột ngô, bột đá, đường, hương liệu,… được cho vào thùng, khuấy đều. Dung dịch này được đổ vào 1 khuân (thùng) đã cố định những mảng rêu rừng trên thành, nhỏ dung dịch keo. Chỉ cần khoảng 15 phút là hỗn hợp dung dịch bắt đầu kết tủa, khối rắn này dùng dao băm nhỏ thành các mảng có khối lượng 0.5kg, 1kg,… để trở thành mật ong đá bán trên thị trường.


Vụ này bác đúng. Chính 1 đồng chí thổ bán hàng tại công nhà Vương đã xác nhận với em về nguồn gốc và công thức của mật ong này.

Buồn cho một số phóng viên thiếu kinh nghiệm và kiến thức đã đưa ra những tin bài khiến người dân dễ bị dính quả lừa.
 
Nghe thấy từ "Đồng Chí" tưởng sắp có chiến tranh hay đánh nhau rồi. Mình sợ từ này lắm nên lần sau đừng dùng trong bài nhà mình nhé vì tụt hết cả hứng để tiếp tục viết bài đấy

Thanks
 
Vượt qua những con đường quanh co, uốn lượn, đồi thông trong cái lạnh và con đường mờ, tối. Do lần đầu chạy xe trên con đường lạ, mọi người không dám tăng ga, chúng tôi đến Yên Minh khi thị trấn đã lên đèn, các quan ăn đã bắt đầu đóng cửa, khách sạn cũng không còn muốn nhận khách vì quá đông. Hơn nữa khách sạn ở đây không thích khách nước ngoài lắm vì bất đồng ngôn ngữ cũng như họ không muốn rắc rối khai báo thủ tục với chính quyền.
Thuyết phục một hồi chị chủ khách sạn mới đồng ý cho thuê phòng và ngoài việc trở thành guider bất đắc dĩ tôi kiêm luôn phiên dịch với các thể loại nói tiếng Anh từ nhiều quốc gia. Muốn nằm ngủ một giấc thẳng cẳng, nhưng thỉnh thoảng lại bị chủ khách sạn dựng dậy để giúp họ. Chị chủ khách sạn thấy mình nhiệt tình nên giảm hẳn 50% tiền phòng.
Chúng tôi thức dậy khá sớm, nhưng hôm nay thời tiết có mưa phùn vào sáng sớm nên nhiệt độ xuống thấp khiến cho những kẻ sống ở nơi mà không có mùa Đông run lên bần bật. Phía trước còn cả một hành trình dài và còn nhiều điều hấp dẫn khiến cho chúng tôi hào hứng trở lại để tiếp tục hành trình đến Đồng Văn.

hg39.jpg


hg40.jpg


hg41.jpg


Đường lên cao nguyên đá thật đẹp, những dãy núi cao hùng vĩ trải đầy nắng vàng, trơ trụi toàn đá và đá. Thỉnh thoảng một vài đám rừng da beo còn sót lại lưng chừng đồi, còn lại hầu hết các đỉnh núi hoàn toàn biến mất. Trong 20 năm qua gần 20% rừng tự nhiên ở Việt Nam bị cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất. Người dân phá rừng làm nương rẫy thì ít các chính sách phá rừng mở rộng tầm nhìn cho bà con dân tộc thì nhiều. Hàng triệu m3 gỗ nặng nề được kéo về xuôi, nhưng hạt muối nhỏ bé thì khó có thể trở ngược. Hà Giang cũng không phải là một tỉnh ngoại lệ, chỉ cần nhìn các dãy núi và các mảng rừng còn sót lại chúng ta thừa nhận với nhau rằng Về Cơ Bản … Chúng ta Hoàn thành việc Phá rừng.

hg42.jpg


hg43.jpg


hg43a.jpg



hg52.jpg
 
Last edited:
Mùa này những bông hoa Bạc hà Elsholtzia communis đua nhau khoe sắc trên khắp cao nguyên đá. Tinh dầu Bạc là là một loại tinh dầu rất thơm dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Hoa Bạc hà không chỉ có hương thơm dịu ngọt, làm đẹp cho đời, cho người, cho cao nguyên đá Đồng Văn mỗi khi gió đông về mà hoa Bạc hà còn giúp cho những đàn ong chăm chỉ kiếm mật ngọt cho đời. mật ong bạc hà thơm mui vị rất đặc trưng, vị ngọn thanh, không gắt rất tốt để chữa các căn bệnh hô hấp khi Đông về.

hg44.jpg


hg45.jpg


hg46.jpg


hg47.jpg


Nhiều trại nuôi ong của người dân được dựng lên trên các sườn đồi thoai thoải. Nuôi ong lấy mất là một nghề nhẹ nhàng, nhưng không kém nhọc nhắn. Chúng tôi ghé thăm một trại nuôi ong để tìm hiểu công việc của họ. Giá một lít mật ong bán ngay tại trại nuôi chỉ 300.000đ. Sabina va Clemont không bỏ lỡ cơ hội này để tự thưởng cho mình một chén mật nhỏ miễn phí của chủ trại ong và mua cho mình mỗi người 1 lít để làm quà tặng cho người thân nơi quê nhà. Lần đầu tiên được nếm thứ mật ong Bạc hà đặc sản của vùng cao tôi như cảm nhận được uống cả tinh túy của đất, trời và cây cỏ Hà Giang thấm vào thanh quản.

hg48.jpg


hg49.jpg


hg50.jpg


Càng lên cao thời tiết càng trở nên lạnh hơn, mặc dù trời đã hửng nắng, chiếc áo lạnh của chúng tôi không đủ ấm mà phải mặc thêm vài lớp. Hai bàn tay lạnh cóng gần như không muốn vặn tay ga, mặc dù đôi găng tay giả da dày cộp đã được chùm kín. Phản ứng với thời tiết lạnh dưới 10 độ c khuôn mặt tôi bắt đầu cảm giác nóng bừng, nhưng sờ vào thì lạnh ngắt. Phong cảnh cao nguyên Đá ngày càng đẹp và hấp dẫn khiến chiếc máy ảnh của tôi hoạt động hết công xuất để thỏa chí phiêu bồng.

hg51.jpg


hg53.jpg
 
Tôi không còn bất cứ ca từ nào để diễn tả cảnh đẹp, sự hùng vĩ của một non nước Việt dấu yêu. Hãy để những tấm hình chân thật này thay lời muốn nói. Mặc dù ngay cả những tấm hình này cũng chỉ thỏa mãn được một phần rất nhỏ về Cao nguyên đá Đồng Văn.

hg54.jpg


hg55.jpg


hg56.jpg


hg57.jpg


hg58.jpg


hg59.jpg


hg60.jpg


hg61.jpg


hg62.jpg


hg63.jpg
 
Kế hoạch đi Hà Giang của chúng tôi lúc đầu chỉ là 3 ngày và sau đó 4 ngày còn lại chúng tôi sẽ đi cung đường dài đến Sapa. Nhưng để trải nghiệm và có thể viết một bài sâu về chuyến đi chắc chắn phải mất nhiều tuần. Cuối cùng chúng tôi quyết định dành hẳn 1 tuần cho chuyến đi vì với thì 3 ngày thực sự là chỉ có thể chạy xe và chạy xe. Tôi cũng nói rõ kế hoạch này với Clemont và Sabin và cả hai bạn trẻ ấy nhiệt tình ủng hộ.
Vượt qua nhà của Pao và nhà Vương chúng tôi không dừng lại. Tôi muốn một trải nghiệm khác hẳn cảm giác gặp PAO và VƯƠNG được thấy trên phim của đạo diễn Ngô Quang Hải. Chúng tôi muôn gặp họ ở một góc khác, góc thật những công việc đang diễn ra hằng ngày, con người thật họ đang sống, ngôi bếp thật hàng ngay họ đã gắn bó cả đời vào đó từ ăn, ngủ, đến nấu ăn cho chồng, con. Chúng tôi muốn được đụng vào góc khuất mà phim ảnh không diễn tả được. Để cảm nhận cuộc sống đời thường chân chất của con người vùng cao, đặc biệt là những người phụ nữ chân yếu tay mềm

Tôi đề nghị với Sabine và Clemont vào thăm một ngôi nhà người Mông nằm ngay bên sườn núi. Cả 2 bất ngờ đến nỗi cô ta cứ hỏi đi hỏi lại Are you sure ?? kiến tôi phát cáu. Chúng tôi bỏ xe bên vệ đường và vác ba lô leo lên một ngôi nhà gần nhất. Rất may mắn bà chủ nhà cho phép chúng tôi tham quan và bà ấy còn biết nói một ít tiếng Kinh. Sabine rất thích thú xăm soi và ngắm nhìn bộ áo váy được phơi trước hiên nhà, cô ấy dương như muốn mặc thử. Clemont và Thương thì chỉ quan tâm đến ngôi nhà, lũ trẻ. Vì đây là lần đầu tiên được đến thăm một gia đình người Mông, các cô gái đặt ra rất nhiều câu hỏi đến nỗi họ quên béng việc phải chia quà cho mấy đứa nhỏ. Tôi cố gắng hỏi gia chủ bằng miệng, tay, chân và toàn bộ cơ thể để giải thích cho những người bạn đến từ nước Pháp.

hg64.jpg


hg65.jpg


Clemont cứ làm như nhà mình cô ấy xông vào khắp nơi, từ phòng ngủ chật trội, nhà bếp tối tăm đến chuồng dê, chuồng lợn và bầy gà. Chiếc máy ảnh cá nhân của Clemont làm việc không ngừng nghỉ. Tôi phải giải thích cho cô ấy và giảm sự phấn khích của bạn vì có thể có những phong tục mà chúng ta không biết sẽ làm gia chủ phật lòng.

hg66.jpg


hg67.jpg


Cả nhà đều đã lên nương, chỉ còn 3 đứa trẻ và người mẹ già, họ ngồi xung quanh bếp lửa. Họ đang ăn bữa sáng gồm mèn mén và rau cải. Chúng tôi gửi biếu gia chủ ít tiền và được mời uống rượu ngô. Mỗi người một ly, rượu ngô rất ngon bởi vì lâu lắm rồi tôi chưa có dịp thưởng thức lại hương vị của nó.

hg68.jpg


hg69.jpg


Không muốn nàn lại quá lâu, chúng tôi chia tay bà chủ nhà người Mông thân thiện và hiếu khách. Trước khi bước ra khỏi cửa gia chú còn cố mời tôi một ly cuối và hẹn ngày trở lại. Tiếp tục tiến về phía đỉnh đèo, một khu vực có một bãi đá rất đẹp để cho du khách qua đây chụp hình. Dừng lại nghỉ ngơi một chút và cả nhóm thưởng thức món bánh bột tam giác mạch. Rất ngon và dễ ăn 20.000vnd cho một ổ bánh to chỉ một lúc là hai ổ bánh đã vào bụng.
Tôi để ý tới một bạn người Mông mặc một bộ đồ đặc trưng của họ. Tôi tiến tới, chào xã giao và hỏi thăm đường. Rất nhiệt tình chỉ cho tôi chi tiết ngọn ngành các cung đường đẹp. Tôi mời bạn ấy một ly rượu ngô và một xiên thịt lợn và vài quả trứng nướng. Lúc đầu anh ấy khá dè đặt nhưng khi có hơi men vào chúng tôi chém gió rất vui vẻ. Páo là một thanh niên người Mông 34 tuổi, có vợ 2 con. Páo mời tôi về nhà anh ấy cách đây 5km trong một thung lũng rất sâu và sát biên giới để ăn mèn mén, uống rượu ngô, thăm cột mốc biên giới. Chi mới dịch được vài câu Clemont và Sabine đồng ý ngay lập tức. Tôi nói với Páo rằng chúng tôi sẽ mời cả nhà anh bữa trưa ngày hôm nay, trừ rượu và mèn mén.

hg70.jpg


hg71.jpg


Ba cô gái mua hẳn 2kg thịt heo ba chỉ của người Mông, nhưng Páo lại muốn đổi 1kg lấy mỡ nguyên khối. Tôi đồng ý ngay vì tôi hiểu người Mông rất thích thịt mỡ để ăn với mèn mén và thịt mỡ tốt cho việc giữ ấm cơ thể. Chạy xe khoảng 20 phút mới đến nhà Páo một căn nhà đẹp nhất trong bản với khoảng 30 nóc nhà. Xung quanh nhà Páo là những ngôi nhà nhó, họ đều là bà con, dòng họ của Páo. Chúng tôi được phép thăm toàn bộ căn nhà với sự hướng dẫn tận tình của bố Páo. Một người đàn ông khá béo tốt và có dòng họ chú bác với Vua người Mông. Căn nhà được xây dựng hơn 40 năm, tường bằng đất dày đến 50cm. Tường đất rất ấm vào mùa đông và rất mát vào mùa hè. Sabine và Clemont cảm thấy rất thích thú khi khám phá và học hỏi được rất nhiều điều thú vị từ căn nhà. Thương tiếp tục làm phiên dịch những với giọng Nam bộ đặc sệt của cô ấy khiến vị gia chủ rất khó để hiểu. Bố Páo rất tự hào về dòng họ cũng như về Páo vì bạn ấy đã hoàn thành khóa học Trung cấp nông nghiệp Hà Giang và hiện là trưởng ban Nông nghiệp của xã. Bố Páo cũng nói rất nhiều về ngôi nhà, những kỷ niệm của ông một thời cầm súng chống quân Trung quốc xâm lược để bảo vệ quê hương, đất nước và những đau thương mất mát của chuộc chiên tranh phi nghĩa này.

hg72.jpg


hg73.jpg
 
Tôi và Páo chạy đi mua thêm 1 con gà ở gần đó. Đến nhà một người Mông bán gà thì đúng vào một đám giỗ. Cả nhà đang ăn và uống rượu, họ bắt phải uống 3 chén rượu ngô mới bán. Uống xong, xách con gà về mà sa sẩm mặt mày vì rượu. Với lòng hiếu khách Páo nhờ em trai cùng làm bữa trưa mà nhất quyết không cần sự trợ giúp của chúng tôi. Clemont và Sabine được dịp thoải mái xem cách người Mông nấu rượu ngô, làm mèn mén, phụ nấu cám lợn, cắt cỏ cho bò ăn và cảm nhận mùi hôi ngai ngái của phân bò, phân heo và cỏ khô hoàn quyện vời căn nhà đầy bồ hóng ẩm thấp. Rất nhiều cầu hỏi của hai cô gái trẻ người pháp được đặt ra như: Tại sao không vệ sinh phòng bệnh, quét dọn nhà cửa, không đặt bếp trong nhà và tại sao lại nuôi heo, trâu bò gần nhà, trong chuồng rất kín vv. Tôi giải thích với các bạn ấy rằng đấy là phong tục tập quán từ muôn đời của người Mông. Họ còn nghèo tài sản lớn nhất của họ là gia súc, mà mùa đông đến lũ già súc rất dễ chết nên phải sống gần nhà để chăm sóc, bảo vệ…Rất may là các bạn gái chưa chưa đi vệ sinh chứ không thì ... chết zấc khi vào nhà vệ sinh hehehe.

hg74.jpg


hg75.jpg


Bữa trưa chuẩn bị được dọn ra gồm mèn mén, gà luộc, bắp cải xào, thịt heo xào và không thiếu bình rượu ngô 5 lít. Sabine thông báo nhà mình có thêm người, một người phụ nữ lớn tuổi, mặc bộ đồ mông truyền thống, đang còng lưng vác bó củi rất nặng. Mẹ của Páo, mới đi nương về, bà ấy không biết nói tiếng Kinh nhưng rất vui vẻ và thân thiên với khách. Chúng tôi bắt đầu dùng bữa trưa cùng rượu, tất cả mọi người đều phải uống rượu trước khi ăn. Hôm nay có 3 người phụ nữ được ngồi chung mâm và được uống rượu chắc chắn là một ngoại lệ của bữa ăn truyền thống người Mông. Mẹ của Páo cũng lấy cho mình một ít rau cải và mèn mén đi về phía bếp. Sabine hỏi tôi tại sao bà ấy không ngồi ăn chung hay bà ấy giận dỗi ???. Páo nói rằng mẹ của anh ngại ngùng vì có khách và không nói được tiếng người kinh và tôi dịch nguyên văn cho Clemont và Sabine. Nhưng có một sự thật đau lòng mà chắc chắn trong những người khách chỉ có mình tôi biết…

Thân phận người phụ nữ Mông thật hèn kém và đáng thương ! Hình ảnh người mẹ của Páo ngồi ăn một mình nơi bếp lửa khiến cho tôi nhớ về nhân vật Pao trong bộ phim của Đạo diễn Ngô quang Hải. Trong phim là những sắc màu rực rỡ của mùa hoa cải vàng rực, mùa hoa tam giác mạch tìm hồng, màu hoa ban trắng muốt, những bộ quần áo sặc sỡ, điệu đàng của hoa văn thổ cẩm khoác trên người Pao ... chỉ là ước mơ không có thật của biết bao người phụ nữ Mông. Chỉ là phim ảnh, chỉ là sự huyễn hoặc trong mơ, nó hoàn toàn xa với ngoài đời thực. Hôm nay tôi lại gặp một người phụ nữ Mông ngồi ăn bên bếp lửa một mình trong khi cả đám đàn ông và khách đang ăn uống cười đùa vui vẻ như nhiều lần tôi đã từng gặp. Tôi không muốn giải thích cho những cô gái đi cùng, mà để họ tự tìm hiểu và cảm nhận. Bởi vì hành trình còn dài và còn phải đến nhiều nhà người Mông khác.

Hà Giang lắm đèo, nhiều dốc do cấu trúc địa tầng là núi đá cao, dựng đứng khiến cho người phụ nữ nơi đây ngày ngày phải gồng mình gùi trên vai đồ đạc lên nương và củi về nhà sưởi ấm hay những chuyến hàng hoặc trẻ nhỏ lên nương, xuống chợ và về bản. Không chỉ người lớn, các em nhỏ ngay từ bé đã phải mang nặng trên mình những bó củi vài chục kg hay những bó cỏ, cây ngô, chiếc gùi mà ngay cả bản thân tôi cũng còn cảm thấy quá nặng mỗi khi vượt qua các con dốc dứng, bên dưới lởm chởm đá nhọn tai mèo. Hàng ngày, chị em phụ nữ Mông vượt qua những con dốc đứng để mưu sinh. Người Mông vẫn ví rằng, cưới được vợ khỏe mạnh là như trong nhà vừa tậu con trâu tốt.

hg76.jpg


hg77.jpg


hg78.jpg


Bởi người phụ nữ sẽ là lao động chính trong nhà và gánh nặng mưu sinh gia đình nằm ở trên lưng họ. Cuộc đời người phụ nữ vùng cao gắn liền với “con dốc cuộc đời”. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh. Là phận “liễu yếu đào tơ” nhưng sức lao động chẳng kém gì đấng mày râu. Sinh ra với thiên chức là "người đàn bà" đã là một nỗi khổ: phải hi sinh, phải đau đớn. Song đã là "đàn bà" lại sống trong cảnh thiếu thốn khổ đau, cả đời quay quắt trong cái nghèo cái đói thì càng là nỗi "bi kịch" hơn. Họ đi cùng nhau không nói không rằng, chỉ lầm lũi bước.Trong khi đó những "đấng ông chồng" của họ đang phì phò bên khói thuốc, hả hê chuyện trò bên bàn rượu. Có kẻ chạy xe máy lượn lách ầm ầm như ra vẻ thách thức ra oai. Bữa ăn thì bao nhiêu món ngon đều dành cho chông, con, cuộc đời và bàn ăn của họ nơi xó bếp và gần như không có cơ hội được tiếp khách trên bàn ăn cùng chồng
"Nó thích thì đi làm, không thích thì ngủ hoặc gật gù bên chai rượu. Có hôm nó đánh, nó đập cũng phải nín. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn, từ cái rau con lợn đến đứa con đứa cái đều một tay tao lo cả" – một người phụ nữ Mông hang xóm nhà Páo chia sẻ. Dường như suốt một đời làm vợ, làm dâu, người phụ nữ phải luôn nhẩm trong đầu hai từ “cam chịu” và “chấp nhận”. Sống lầm lũi mỏi mòn bên bếp lửa, ruộng thang. Có khi nào lẩn khuất trong sự chịu đựng là nỗi khát khao được sống cho bản thân dù chỉ một lần.

hg79.jpg


hg80.jpg


hg81.jpg
 
Last edited:
Khâm phục bạn, bài viết vừa mang tính tư liệu vừa mang giọng điệu của bài thơ bất tận về Hà Giang. Hình đẹp, hình như có hai máy ảnh, một của Sony, còn một hiệu gì không biết nhưng sắc nét, mầu sắc trung thực và bố cục thì vững vàng...
Hy vọng sẽ được đọc và chiêm ngưỡng nhiều hơn nữa bài vở của các bạn!
 
Bữa tiệc cũng gần tàn thì vợ của Páo cũng từ ngoài bản về. Hôm nay cô ấy đi chợ mua một ít vải về để may quần áo cho mình và bán cho chị em trong bản. nàng tên Pao và đây rồi cô Pao rất rỗi đời thường không phải là Pao trong “chuyện của Pao” của đạo diễn Ngô quang Hải đã hiện ngay trước mặt tôi mà không cần phải dày công tìm kiếm.. Chắc là mệt và đói Pao xúc cho mình một tô mèn mén lấy một ít rau cải và đi về phía bếp lửa, nơi hằng ngày cô ấy vẫn ngồi ăn. Tôi để nghị Sabine bưng cho cô ấy một ít thịt lợn xào, cô ấy ngại ngùng và nói lời cảm ơn. Sabine ngồi trò chuyện cùng cô ấy và tôi dứng dậy phiên dịch. Ba của Páo và Páo có vẻ không hài lòng khi tôi đứng lên, không tiếp tục uống rượu, nhưng đó là việc của họ.

Bữa ăn được kết thúc nhanh chóng chúng tôi cùng nhau dọn dẹp, nhưng Pao bỏ chén mèn mén xuống và Nàng nhất định không cho ai phụ dọn với mình. Dọn xong Pao tiếp tục ngồi vào chiếc máy may cũ kỹ may vá. Những người phụ nữ với các thể loại ngôn ngữ bất đồng tự trò chuyện với nhau. Họ giới thiệu cho nhau những bộ đồ truyền thống của người Mông và bàn tán về màu sắc, kiểu cách cũng như cách mặc sao cho phù hợp nhất. Tôi tiến lại và chọn mua 1 bộ cho Thương với rất nhiều đai, vòng, váy áo. Pao ra giá và tôi không bớt một đồng, toàn bộ 8 món đồ có giá 1,2 triệu đồng.

hg82.jpg


hg83.jpg


hg84.jpg


Pao rất vui cô ấy giúp Thương mặc thử và như không thể cưỡng lại Sabine và Clemont mỗi người cũng mua một bộ. Khuôn mặt của Pao rạng ngời, cô ấy cảm thấy như chưa bao giờ được hạnh phúc đến thế bởi số tiền hôm nay cô ấy được nhận. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời Pao được cầm một số tiền lớn như vậy bằng công sức của mình bỏ ra. Pao tíu tít giúp các bạn gái mặc đồ, cuốn khăn, làm đẹp và chuẩn bị lên thăm cột mốc biên giới.

Đoạn đường đến cột mốc biên giới khá xa, Pao đi thoăn thoắt, vừa đi vừa cười nói trong niềm hạnh phúc khó tả. Nàng cầm theo một con dao và cắt những bông Tam giác mạch, hoa cải Mông rực rỡ ngay vườn nhà bỏ vào chiếc gùi cho từng bạn gái. Nàng muốn họ thật rực rỡ trong bộ quần áo truyền thống của người Mông. Để có được bộ trang phục ấy đã biết bao đêm hay trong những ngày đông lạnh lẽo cô đơn, nhọc nhằn, Pao đã ngồi dệt bên khung cửi. Nàng đã biến những sợi gai thô kệch trở thành từng mảnh vải sắc màu và đã gửi gắm yêu thương, tấm lòng vào cả những đường kim, mũi chỉ, để đem lại cho đời, cho người và cho bạn bè đến từ phương xa ngày hôm nay thêm sắc màu, bản sắc văn hóa người Mông với những mong ước thầm kín, tốt đẹp nhất. Lúc này đây chắc Pao cũng đang hãnh diện với chính mình với Chồng, dòng họ nhà Chồng, những gì cô ấy đã làm được. Mặc dù suốt đời nàng chỉ đáng là một HÒN ĐÁ KÊ CHÂN CỘT hèn kém và lầm lũi nơi xó bếp.

hg85.jpg


hg86.jpg


hg87.jpg


hg88.jpg


hg89.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,387
Latest member
osteklenie_ceOa
Back
Top