What's new

[Chia sẻ] Thương lắm những bản mèo !

THƯƠNG LẮM NHỮNG BẢN MÈO !
(Bài viết nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho Phượt thủ. Trích dẫn hoặc đưa lên báo cần Oẳng)

Tôi trở lại Hà Giang vào một ngày đầu đông. Không như những lần trước, chuyến đi chỉ là vài điểm thu mẫu, nghiên cứu. Lần này là một hành trình dài, trải nghiệm, để tìm hiểu một phần bản sắc văn hóa và những khó khăn của người dân tộc. Nơi những ngọn núi cao ngất, những con đường đèo ngoằn ngoèo như bất tận và những bản làng người mông sống trên những sườn núi cao quanh năm sương mù bao phủ. Những ngôi nhà vách đất, mái lá của Ông, Cha họ đã sống từ nhiều thế hệ cùng đất, trời, cây cỏ và muông thú. Họ lắng nghe tiếng ban mai gọi bầy cùng nắng của loài Ác là Pica pica, hương thơm ngọt ngào của loài hoa Bạc hà Elsholtzia communis, hay vẻ đẹp rực hồng của loài hoa Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum. Nhưng đâu đó trong nét đẹp mê hồn của vùng núi rừng tây bắc còn chất chứa bao nỗi nhọc nhằn, nghèo đói của bản làng vùng cao, những mảnh đời đầy cơ cực của con trẻ và cả sự thấp hèn của những đóa hoa rừng mang tên PAO, MỈ … Suốt đời họ chỉ biết quanh quẩn cùng nương ngô, ruộng lúa, những bó củi nặng chĩu trên tấm lưng còng và bữa ăn một mình, lặng lẽ nơi xó bếp.

hg1.jpg


hg.jpg


Sau hơn 2 tiếng ngồi trên máy bay và 8 tiếng nằm trên chiếc xe giường nằm, mệt mỏi vì những ổ gà, ổ voi và những khúc cua gấp. Hà Giang đón chào chúng tôi bằng những tia nắng ban mai như dát vàng trải dài trên đỉnh núi đá vôi trơ trọi. Việc đầu tiên là thưởng thức món bánh cuốn hột gà khá đặc trưng văn hóa ẩm thực nơi đây. Tiếp đến chúng tôi thê xe máy chuẩn bị cho một hành trình dài, rong ruổi. Dịch vụ thuê xe máy nhà Bảy, một dịch vụ cho thuê xe khá nổi tiếng, uy tín ở Hà Giang. Ông chủ xe còn khá trẻ, rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi về cung đường, các dịch vụ sửa xe máy khi có sự cố. Dĩ nhiên anh ấy không quên chỉ cho chúng tôi những thắng cảnh đẹp nhất của Hà Giang và cách tiếp cận với những người dân tộc ít người khi vào thăm Bản.

hg2.jpg


hg3.jpg


Hà Giang đẹp, một vẻ đẹp hoang dại của những dãy núi cao ngất, nương ngô vào vụ chin vàng, những bộ đồ sắc màu của thiếu nữ vùng cao ngày lễ hội. Đập vào mắt chúng tôi là những bản làng người Mông nằm treo leo trên lưng chừng núi, những ngôi nhà được lớp bằng ngói cô hay hiện đại hơn là mái tôn Fibo Ciment thấp thoáng sau những đám rừng trồng, rừng phục hồi sau nương rẫy. Mùa này những đám ruộng đã thu hoạch chỉ còn trơ trọi những gốc rạ, những mảng xanh của đám cỏ ngập nước đã thay thế cho màu xanh của lúa trên các thửa ruộng bậc thang. Nương ngô cũng trơ trọi màu vàng của thân cây khô sau một mùa bội thu, no nấm. Năm nay người dân tộc thiểu số ở Hà Giang được mùa, người dân phấn khởi, khói bếp lan tỏa trên từng nóc nhà, hòa quyện vào mùi ngai ngái của rơm, rạ, mùi phân gia súc quanh nhà. Bất chợt tôi lãng đãng nhớ về một thời trẩu tre.

hg4.jpg


hg5.jpg


hg6.jpg


(Còn tiếp)
 
Last edited:
Mọi người tiến nhanh về phía cột mốc biên giới nhưng Thương , một cô gái Nam bộ chưa một lần được leo núi đá đã làm điệu bằng đôi guốc cao. Chỉ bước được khoảng 1,5km đôi chân của Thương đã không còn điều khiển được. Pao nghĩ đến đôi giày Thương để ở nhà và muốn quay lại lấy giúp. Chưa kịp dứt lời Pao chạy một mạch về nhà và chạy lên khi chúng tôi chỉ mới bước được khoảng 100m đường dốc đứng. Hơi thở hổn hển, những giọt mồ hôi lăn dài trên đôi má nhợt nhạt của Pao, nhưng từ trong đôi mắt sâu thẳm của Pao vẫn toát lên niềm vui, hạnh phúc rạng ngời.

hg90.jpg


hg91.jpg


hg92.jpg


hg93.jpg


hg94.jpg


hg95.jpg


Chia tay gia đình Páo và Pao và hẹn ngày gặp lại, vì chúng tôi còn cả một chặng đường dài đến thị trấn Đồng Văn. Ánh mắt Pao trở nên buồn hẳn, nàng cứ muốn mời chúng tôi ở lại qua đêm cùng gia đình. Tôi hiểu Pao rất muốn chúng tôi ở lại vì chắc chắn tối nay trong bữa ăn, lần đầu tiên trong đời nàng sẽ được ngồi ăn cùng Chồng và chúng tôi. Nàng sẽ được phép uống rượu ngô và tự do bảy tỏ tình cảm cùng với những người phụ nữ đến từ nhiều vùng xa lạ và trên hết Nàng muốn được tôn trọng như những người khách nữ bởi Páo, chồng nàng. Bất chợt tôi cảm thấy mình thật hèn khi không thể đem lại một chút hạnh phúc nhỏ nhoi cho Pao. Một cô Pao của đời thường chân chất, thật thà, đáng thương. Nơi “con dốc” nàng tiễn chúng tôi, những người khách lạ ra về, ánh mắt nàng nhìn vào dãy núi đá tối dần khi những tia nắng mặt trời khuất dần sau dãy núi. Đó là con dốc đứng nơi ngõ hẹp nhà Pao, con dốc mà suốt đời nàng phải bước qua đó để lo cho gia đình chồng như thân phận MỘT CON TRÂU TỐT. Con dốc cuộc đời của Pao…

hg96.jpg


hg97.jpg


Sau hơn 3 tiếng chạy xe trong những cơn gió lạnh cao nguyên và màn đêm sương mù dày đặc. Chúng tôi đến thị trấn Đồng Văn khi trên đường phố chỉ còn lác đác vài bóng người. Nhiệt độ hôm nay tư 3 đến 6 độ, tôi cảm giác mình đang bị ngâm trong thùng nước đá, tay chân thì gần như mất cảm giác. Giờ này các khách sạn đã muốn đóng cửa và rất khó để tìm được một căn phòng tốt. Chỉ còn khách sạn Đồng Văn mới xây ngay đầu phố còn 2 phòng trên tận tầng 5 và không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác.

Chui vào trong phòng, không dám tắm, cuộn tất cả những chiếc chăn bông dày cộp, thu mình như con sâu làm tổ để tìm hơi ấm. Mặc cho cái bụng bắt đầu biểu tình, nhưng nghĩ đến việc rời khỏi chiếc chăn ấm là cả một nỗ lực đối với chúng tôi, những người sống ở nơi mà “không có mùa đông”. Cuối cùng cả nhóm quyết định thà chịu đói còn hơn chịu lạnh.

hg98.jpg
 
Last edited:
Khi tôi thức dậy thì mặt trời đã chiếu những tia nắng chan hòa trên khắp các ngọn núi và những ngôi nhà thị trấn Đồng Văn. Hy vọng hôm nay sẽ là một ngày đẹp trời, khi nhiệt kế khách sạn chỉ nhiệt độ tăng dần. Buổi sáng ở thị trấn Đồng Văn thật đẹp, những cánh đồng lùa tuy không còn đương thì con gái nhưng những mảng màu bất xứng cũng đủ để cho ta phải cầm máy. Xa xa những dãy núi cao ngất, trùng điệp, mờ ảo trong làn sương ban mai. Tất cả đều lặng lẽ trong bình yên trong một khung cảnh non nước hữu tình …đến độ bầy chim Ác là Pica pica gọi bầy hót vang cả một góc rừng phố. Cuộc sống ở đây không phồn hoa đô hội như các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn. Nhưng với tôi đây là một thị trấn trong lành và đáng sống với những nét văn hóa đa sắc màu và những con người hiền lành, chân chất của vùng cao.

hg99.jpg


hg100.jpg


hg101.jpg


Cả nhóm rất háo hức đi thăm nhà Vương, nhà Pao và cột cờ Lũng Cú. Những bộ váy áo đẹp nhất hôm qua mua ở nhà Pao đều được mang ra mặc. Nhân viên khách sạn thì mắt tròn, mắt dẹt với một dạng người Mông mới trắng trèo, mũi cao, mắt xanh, ngôn ngữ khác lạ, đang xúng xính, rực rỡ trong bộ đồ truyền thống người Mông như đi dự lễ hội.

Bước vào quán ăn sáng ở phố Đồng Văn, nhiều ánh mắt tròn, mắt dẹt, tò mò nhìn vào những cô gái Mông fake. Vài người phụ nữ Mông thật thì tỏ rá rất thích thú khi bất chợt họ thấy bộ đồ truyền thống của họ được tôn vinh. Số còn lại Kinh thật thì ngúy dài, nguýt ngắn. Chẳng hiểu họ nghĩ gì, nhưng mặc kệ họ, miễn sao các bạn Mông Tây, Mông Kinh cảm thấy hạnh phúc khi được biến mình thành cô gái Mông xinh đẹp, rực rỡ trong bộ đồ truyền thống như một đặc ân và đây có lẽ là lần đầu tiên trong đời sau suốt bao năm ăn học để kiếm tiền, để có cơ hội du lịch trải nghiệm và để hòa mình vào một phần bản sắc văn hóa dân tộc của người Mông vùng cao chân chất, hiền hòa và dễ mến.

Với cá nhân tôi, những bộ đồ truyền thống của phụ nữ Mông đẹp đến độ khó có ca từ nào trong tiếng Việt để diễn tả hết. Nhưng nó còn đẹp hơn khi chính những người bạn đồng hành của tôi cảm thấy thích thú yêu quí và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc Mông và khi họ được hóa thân vào một người con gái Mông chính hiệu trong một khoảnh khắc ngắn, nhưng nó đủ để bạn phải ngước nhìn và dõi theo từng bước chân.

Những tấm hình khi đến thăm nhà Vương hay nhà Pao (trong phim của đạo diễn Ngô Quang Hải) đã thể hiện tất cả những cảm xúc thật cảm xúc rất dỗi đời thường của các thiếu nữ Mông Tây hay Mông Kinh trong loạt ảnh này

Đến thăm nhà Vương

hg102.jpg


hg103.jpg


hg104.jpg


hg105.jpg


hg106.jpg


hg107.jpg


hg108.jpg
 
Last edited:
Bỏ lâu quá không chịu viết tiếp vì thiếu nhiều tư liệu hinh ảnh và tuần trước chúng tôi mới quay lại Hà Giang để viết tiếp câu chuyện về Mỉ một con trâu tốt trong gia đình người Mông về Thẩu một cô gái Dao (Mán) có một cuộc sống tốt, công việc ổn định và một người chồng biết thương yêu.
Mời mọi người tiếp tục hành trình với chúng tôi !
 
Rời khỏi dinh thự nhà Vương và nhà của Pao. Chúng tôi tiếp túc hành trình đến Cột cờ Lũng Cú, địa điểm xa nhất ở Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trên đất liền. Những con đường đèo quanh co lưng chừng núi, những bản làng thoắt ẩn, thoắt hiện trong những đám sương mù còn sót lại sau cơn mưa bất chợt. Vì đã gần trưa, đoạn đường còn khá dài nên chúng tôi cố tìm lấy một quán ăn ven đường lót dạ. Nhưng hơn hai chục cây số chúng tôi đi qua, chỉ có núi đá và đám ruộng bậc thang khô nước bỏ hoang và những bản người H’mong treo leo trên lưng chừng núi. Một vài ngôi nhà người Mông nằm sát ven đường cũng chẳng mở hàng, quán bán buôn, phục vụ. Mọi người quyết định dừng lại dùng bữa trưa thật đơn giản gồm thịt hộp và xúc xích dự phòng mang theo. Vừa ăn vừa ngắm nhìn những dãy núi đá vôi hùng vĩ nhưng trơ trọi vì cây rừng đã bị tàn phá đến cạn kiệt. Trai tim tôi như thắt lại khi nhìn những thảm rừng xanh chỉ còn màu xanh của cỏ và nồi mèn mén của người H’mong lại càng ít đi … Sabine cũng lặng lẽ, ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Giang được thiên nhiên ban tặng. Cô ấy khẽ hát một bài ca bằng tiếng Pháp ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ của dãy núi hùng vĩ Alpes. Hình như cô ấy đang nhớ về quê nhà nhàu nhiều ngày xa cách.

hg120.jpg


hg121.jpg


hg122.jpg


hg123.jpg


hg124.jpg


Ven đường đến Cột cờ Lũng Cú, một vài khu rừng trồng cây Sở - Camellia oleifera còn sót lại bắt đầu ra hoa trắng cả sườn đồi. Mùa này những cơn gió đông lạnh từ phương Bắc đang kéo về bất chợt, khiến cho nhiều loài sinh vật đã tím, kiếm cho chúng một nơi ấm áp ngủ đông. Cây trồng ven nhà, ven đường cũng khẳng khiu, trơ trọi nhằn chống chọi lại một mùa lạnh đang kéo về. Chỉ còn duy nhất loài cây Sở - Camellia oleifera chịu đựng được khí hậu lạnh và đơm bông trắng muốt e ấp, khoe sắc trong những đám là xanh và đung đưa theo từng cơn gió. Mùi hoa Sở - Camellia oleifera thơm nhẹ nhàng, thanh khiết trong không gian vắng lặng, bình yên. Xa xa những dãy núi đá vôi thẳng đứng tựa như người lính gác nơi tiền tiêu được bao quanh bởi đám mây hơi nước trắng như màu hoa Sở. Bất chợt đâu đó vang lên những câu thơ của bài thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủng “Chiều biên giới”

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay.

hg125.jpg


hg126.jpg


hg127.jpg


Phải mất đến 15 phút chúng tôi mới leo bộ lên được đỉnh cột cờ Lũng Cú. Cle’mon và Sabina đứng trên đỉnh cao đầy gió hét lên với niềm vui tột bậc. Đây là lần đầu tiên các bạn ấy được đến Việt Nam cũng như Hà Giang. Nên với họ mọi cái đều mới mẻ, lạ lẫm và hấp dẫn khi được trải qua nhiều cảnh đẹp và nhiều cung bậc cảm xúc ở vùng đất mới này. Tôi chọn một góc nhỏ nơi khuất những cơn gió lạnh đang ào ạt thổi về và chọn cho mình những góc máy đẹp nhất, để ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ và thân thương nhất của vùng đất địa đầu tổ quốc. Mặc dù đã đến đây nhiều lần nhưng vẫn chưa có nhiều góc máy đẹp để chia sẻ cùng các bạn, nhất là khi thời tiết hoàn toàn không ủng hộ tôi. Nhưng ít nhất thì cũng phải có vài tấm ảnh đủ để chia sẻ những cảm xúc về vùng đất và con người Hà Giang trong trái tim.

hg128.jpg


hg129.jpg
 
Last edited:
Mỗi chúng tôi một cảm giác, cảm xúc riêng biệt và hình như ai cũng tĩnh lặng, thờ thẫn trước vẻ đẹp của thiên nhiên trước khi nghĩ đến đoạn đường về trời đã tối và còn xa mới đến Đồng Văn. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng có những phút thảnh thơi và lãng đãng để hưởng thụ cuộc sống vốn dĩ rất nhọc nhằn để kiếm sống và xắp xếp thời gian cho một chuyến hành trình dài đầy khó khan, tốn kém. Thôi thì hãy vui, biết hưởng trọn nhiềm vui và quên đi những gian nan còn đang đợi chờ chúng ta ở phía trước.

hg130.jpg


hg131.jpg


hg132.jpg


hg133.jpg


Tạm biệt Lũng Cú, chúng tôi về đến Đồng Văn khi thành phố bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ. Đường phố vắng lặng, chỉ còn ánh đèn đường vàng hiu hắt trong màn sương mờ đục quánh. Mọi người mệt lả và cố kiếm một quán ăn để dùng bữa. Chắc giờ này hàng quán cũng đã đóng cửa và không còn phục vụ nữa. Cả đám chạy tới phố cổ chỉ còn duy nhất một quán Lẩu dê còn mở cửa. Khi chúng tôi bước vào, ông chủ quán trẻ tuổi, đẹp trai người H’mong cất lời xin lỗi vì quán đã đóng cửa, không phục vụ. Sau một hồi khai báo là khách du lịch và đang sắp chết đói thì một nồi lẩu dậy mùi được đưa lên. Khuôn mặt nhăn nhó của Clemont, Sabina và Thương bởi mùi vị nước lẩu quá nặng, khiến tôi phải năn nỉ chủ nhà hàng cho thêm thật nhiều gừng tươi, quế, hồi để át mùi.
Mọi người ăn ngấu nghiến như chưa từng được ăn và chẳng cần giữ ý cho đến miếng thịt, cọng rau cuối cùng trên bàn ăn được dọn sạch. Đang ăn uống ngon lành, anh bạn chủ quán người H’mong gọi điện cho vợ chuẩn bị đồ đạc để ngày mai đi chợ Phố Cáo. Không thể bỏ lỡ cơ hội này, tôi mời anh bạn một ly rượu và hỏi thăm rất nhiều về thông tin buổi họp chợ ngày mai. Mọi người đều thích thù đến độ chút nữa đi về mà quên cả trả tiền nổi lẩu.

hg134.jpg


hg135.jpg


hg136.jpg


hg137.jpg
 
Last edited:
Đến Hà Giang mà bạn không được tham gia một phiên chợ vùng cao với đầy sắc màu cuộc sống, sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Tôi xin khẳng định rằng, nếu ai đó chưa đi các chợ phiên ở Hà Giang thì chưa biết gì nhiều về Hà Giang. Chợ phiên là một nét văn hóa đặc trưng của người H’mong và các dân tộc vùng cao sống chung nơi đây. Chợ phiên là một ngày đặc biệt đối với người phụ nữ, đàn ông H’mong, vì một tuần chỉ có một phiên chợ và thường diễn ra từ sớm đến trưa là kết thúc. Họp chợ là nét văn hóa truyền thống từ ngàn xưa của họ và để đến được chợ, rất nhiều người dân phải đi bộ từ rất sớm, vượt qua hàng chục cây số đường rừng. Họ mang theo những sản vật của mình để bán và mua về những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Chợ phiên cũng là nơi cho bà Mẩy, Cô Pao hay nàng Mỉn giao lưu, gặp gỡ, thăm hỏi cuộc sống của nhau. Mua sắm những bộ đồ sắc màu, những chiếc váy hoa hand made, những chiếc vòng bạc, bông tai to, tròn và ăn một tô phở, uống chén rượu giao bôi cùng bạn bè, người thân … Vì các bản làng người H’mong nằm rất xa xôi hẻo lánh, người thân, họ hàng ít có dịp gặp mặt và đây là cơ hội tốt nhất để thăm hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau những vui buồn cuộc sống.

hg138.jpg


hg139.jpg


hg140.jpg


hg141.jpg


Chợ phiên cũng là nơi để những chàng trai, cô gái người H’mong gặp mặt nhau, để hẹn hò, để kết thành một tình yêu đẹp. Hầu hết người H’mong mong mỏi đến phiên chợ để họ được mặc những bộ đồ đẹp nhất, cùng khoe khoang với bạn bè, người yêu xưa, khoe với đời, với người thân cái duyên con gái người H’mong và ít người biết rằng những bộ đồ sắc màu rực rỡ, phủ lên tấm thân nhọc nhằn được kết tinh từ sự tinh hoa, khéo léo trong từng mũi chỉ, đường kim. Được dệt bằng đôi bàn tay chai sần, thô ráp cầm cuốc trên nương, cầm dao phát rẫy. Để có được một bộ đồ ưng ý, con gái H’mong cần phải lao động chăm chỉ, miệt mài trong nhiều tháng ngày cặm cụi. Nhưng điều mà tôi nhìn thấy ở một góc khuất, trong sâu thẳm của các cô gái H’mong đã kết hôn. Văn hóa chợ phiên chính là nơi họ được là chính mình, được ăn, được nói, được cười, được sổ lồng... Sau những ngày cực nhọc, thức khuya, dậy sớm, làm thân con Trâu, con Ngựa tốt ở nhà chồng và bữa ăn vội vàng bên bếp lửa của thân phận một kiếp hồng nhan như hòn đá kê chân cột nhà chồng.

hg142.jpg


hg143.jpg


hg144.jpg


hg145.jpg


hg146.jpg
 
Last edited:
Tôi không cần viết thêm bất cứ từ nào về chợ phiên ở vùng cao Hà Giang nói chung và chợ Phố Cáo nói riêng. Vì ngôn từ của tôi đã cạn kiệt, khi những hình ảnh minh họa được thay lời muốn nói.

hg147.jpg


hg148.jpg


hg149.jpg


hg150.jpg


hg151.jpg


hg152.jpg


hg153.jpg


hg154.jpg


hg155.jpg
 
Last edited:
Bữa sáng ở chợ Phố Cáo là những chiếc bánh nướng làm bằng hạt Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum nóng hổi ăn kèm với thịt lợn đen ba chỉ nướng cháy cạnh. Mọi người vừa ăn vừa cảm nhận vị ngọt của tam giác mạch, vị béo của thịt heo và ngắm nhìn khung cảnh náo nhiệt của phiên chợ với đủ gam sắc màu vùng cao. Bất chợt Thương nhận ra hôm nay Pao cũng đi chợ mua sắm. Cô ấy đi một mình và sau vài câu chào hỏi họ tíu tít như nhưng người thân. Cả bọn cùng nhau mua sắm, ăn uống, vui đùa thoải mái. Hôm nay Pao rất vui, cô ấy cười nói liên tục và giới thiệu với Clemont, Sabina và Thương những mẫu Khăn, Áo, Vòng, Xuyến truyền thống của người H’mong. Trong trang phục phụ nữ H’mong truyền thống Pao nhìn rất khác biệt, rực rỡ, xinh đẹp. Không còn hình ảnh cô Pao buồn tủi, lặng lẽ một mình ngồi ăn bên bếp lửa, hay miệt mài cùng chiếc khung cửi bên cửa sổ như thường ngày. Mọi người sẽ chi trả tất cả những món đồ mà Pao muốn mua như một đặc ân của những người phụ nữ khác nhau về trình độ học vấn, văn hóa vùng miền, quốc tịch …dành cho nhau.

hg155a.jpg


hg156.jpg


Đi vòng quanh chợ Phố Cáo tôi cũng chọn mua cho mình 1 chiếc áo của người H'mong và một chiếc mũ Beret. Tôi cũng muốn hóa thân thành một người đàn ông H’mong đeo kính. Nếm thử một bát thắng cố dậy mùi và uống một chén rượu mời. Tôi cũng mời 4 người đan ông H’mong chung bàn 1 bát thắng cố tú hụ, một chai rượu. Lúc đầu Họ cũng ngại ngần đón nhận miễn cưỡng. Nhưng khi đã ngà ngà, chuyếnh choáng trong hơi men, chúng tôi lại tay bắt mặt mừng, cười nói vui vẻ như những người đã thân, quen từ kiếp nào.

hg157.jpg


hg158.jpg


hg159.jpg


Clemont, Sabina và Thương ra vẻ hết sức bí mật thông báo cho tôi biết là sáng ngày mai sẽ là ngày có buổi chợ phiên Sà Phìn và Pao mời chúng tôi về nhà ngủ để sớm mai đi chợ. Cả nhóm lại kéo nhau về nhà Pao và Páo ăn chơi, nhảy múa. Trước khi rời khu chợ chúng tôi không quên mua rất nhiều đồ ăn, đồ uống về nhà chuẩn bị bữa tối và cùng nhau chụp vài tấm hình trên cánh đồng hoa Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum đang rực rỡ khoe sắc dưới chân đồi.

hg160.jpg


hg161.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,386
Latest member
kimmochi1997
Back
Top