What's new

[Chia sẻ] Trung Đông - Israel - Jerusalem - Palestine

Tôi không biết nên bắt đầu topic này như thế nào nữa.

Không giống những chuyến đi và những topic trước, hình như có gì đó khiến tôi chậm lại, phải chậm lại, từ từ với tất cả những gì sẽ chia sẻ. Khi lập topic "Vùng nóng Trung Đông" bằng điện thoại tại nơi đó, tôi cũng chưa thể viết nhiều. Và khi topic bị mất đi, cũng là một điều níu kéo.

Lập topic về cả chuyến đi có lẽ cũng hơi quá dài, mà tôi thì thích nhìn sâu về từng miền đất nhỏ hơn là cả một khoảng mênh mông. Cũng vì thế, có lẽ topic này sẽ bắt đầu và chủ yếu viết về Jerusalem, nơi tôi đã từng mong ước đến, và đã đến, trong một chuyến hành trình đầy trắc trở nhưng cũng thật sâu, rất sâu.

Có lẽ tôi viết sẽ rất chậm, mong mọi người thông cảm...
 
Re: Trung Đông - Israel - Jerusalem - Palestine (trang 18)

Bethlehem nằm trong đất Palestine, hiển nhiên khi đến thăm nơi này phải vào đất Palestine, vượt qua ranh giới Israel - Palestine.

Đến được nơi này rồi, mới cảm nhận thêm về miền đất nước mắt này.

Người Palestine là dân tộc định cư ở đất này từ rất xa xưa, trước khi cả người Do Thái du cư đến. Thế nhưng trong suốt hàng nghìn năm lịch sử của mình, người Palestine chỉ nằm dưới sự cai trị của các nhà nước khác nhau trên đất ấy, mà chưa bao giờ thiết lập được nhà nước của mình. Từ Summer, Babylon, Judea, Ba Tư, Hồi giáo, Ottoman,... Họ theo Hồi giáo từ khi tôn giáo này tràn lên đây.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lại nằm dưới sự quản lý của Jordan theo Hồi giáo. Khi đó người Palestine cũng không phản ứng rõ rệt. Nhưng khi chiến tranh Trung Đông nổ ra, người Do Thái tràn sang vùng đất Hồi giáo, thì người Palestine đã thấy rõ sức mạnh của người chủng tộc khác, tôn giáo khác đang bao phủ lên mình. Họ chống lại, họ muốn có một nhà nước của riêng người Palestine, họ đòi độc lập.

Tiếc thay, việc đòi độc lập khi đó đã không dễ dàng. Người Do Thái tràn sang các vùng đất, đẩy người Palestine về phía Đông, thiết lập một ranh giới, một ranh giới mà sau đó chúng tôi mới thấy nó hiện hữu thế nào.

Người Palestine không có được nhà nước chính thức, các cửa ngõ biên giới bị đóng lại, không có đồng tiền riêng.

Họ vẫn đang đấu tranh và chờ đợi.

Chúng tôi đã theo xe bus từ Jerusalem vào Palestine thật dễ dàng, đến mức không nhận ra. Nhưng từ Palestine quay lại Jerusalem lại không dễ dàng đến thế...
 
Bethlehem University

Nơi chúng tôi vào thăm là Đại học Bethlehem, đại học đầu tiên của đất Palestine, vào một cách tình cờ vì khi xe bus đỗ xuống, tất cả các thanh niên trên xe đều đi về phía ấy, và chúng tôi đi theo, rồi mới biết họ là sinh viên đi học.

Ở cổng có bảo vệ, khi chúng tôi nói là người Việt Nam muốn vào thăm, thì được mời vào một cách nhiệt tình. Những người Palestine chúng tôi gặp hình như ai cũng biết Việt Nam và háo hức với VN ! Vẫn một lý do: "Vietnam fights America".

Có điều Đại học này là do Kitô giáo lập nên, dù sinh viên có thể là Hồi giáo, Do Thái giáo, nhưng ngày ngày vẫn phải đi dưới Thập giá và hình ảnh các Thánh Kitô giáo đứng cao vòi vọi bên trên.

66444427.jpg


66444434.jpg
 
Bethlehem University

Đại học nằm trên một đồi cao, với những mảnh vườn nhỏ, từ đó nhìn ra những triền đồi thoai thoải.

66444436.jpg


Phía bên kia là những khu định cư Palestine đang được xây dựng.

Xa hơn về phía Bắc là các khu định cư Do Thái ở Đông Jerusalem, nơi xảy ra những tranh chấp và là nguyên do bất đồng suốt mấy thập kỉ nay, vẫn tiếp tục là thùng thuốc súng chờ bùng nổ.

60563888.jpg
 
Street

Khu phố này ở Palestine cũng xây toàn bằng đá, có lẽ cũng đã lâu năm rồi, con đường cũng lát bằng đá đã nhẵn bóng.

Đây gần một khu chợ, và cũng na ná ở nhà ta, người Palestine mở cửa bán hàng hóa, ồn ào trò chuyện. Có điều việc bán hàng hầu như do đàn ông đảm nhiệm, phụ nữ đi mua là chính. Khu này gần trường ĐH nên có cả sinh viên ra mua.

66444446.jpg


66444444.jpg
 
Market

Chúng tôi ra chợ để ngắm nhìn cuộc sống bình thường của người dân Palestine. Những quả cam và hồng rất ngon. Và khi tôi hỏi giá, thì bất ngờ vì giá nơi đây chỉ bằng một phần tư so với ở Israel! Quả có xấu hơn một chút nhưng ngon không kém, và giá thì thật rẻ. Có lẽ cuộc sống hai bên biên giới sẽ còn rất nhiều điều khác nhau nữa mà mình không đủ cảm nhận hết được. Mua lấy vài cân cam và hồng, cũng không xách được và không để lâu, nhưng hiểu hơn một chút sự khác biệt giữa hai vùng đất.

Thực ra lúc này, chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ về ranh giới giữa hai vùng đất Israel và Palestine, và vẫn thắc mắc là mình đi lại dễ dàng thế, sao hoa quả giá rẻ bên này không chuyển sang bên kia? Nhưng chỉ một giờ sau là sẽ hiểu ngay thôi.


Mua quả ở chợ Bethlehem

66444459.jpg

Bán hoa quả trên phố

66444463.jpg
 
Vietnamese

Tôi vào một cửa hàng bán đồ lưu niệm. Có nhiều thứ đồ bằng gỗ Olive khá đẹp.

Chọn vài món. Người bán hàng hỏi xem từ đâu tới, tất nhiên vẫn trả lời là Việt Nam. Khi hỏi giá, theo thói quen như ở Jerusalem, tôi trả giá còn 1/2. Người bán hàng lắc đầu. Khi tôi đi ra cửa thì ông ta gọi lại và bảo : "Tao bán cho mày vì mày là người VN, nếu mày là người Mỹ hay Âu thì tao phải nói giá gấp đôi nữa cơ, mà không giảm đâu". Chẳng biết là thật đến mức nào.

66444454.jpg
 
The Wall

Khi chúng tôi quay lại bến cũ để trở về Jerusalem, thì ngạc nhiên thay là không có xe, và người xung quanh nói là xe bus đó không chạy từ đó. Hỏi người dân thì họ nói phải đến "checking point" cơ, mới về được.

Gọi taxi, anh chàng lái taxi liền dụ đi ra thăm "the Wall", cũng không rõ lắm về cái này, nghĩ chắc là một bức tường cổ nào đó, nên bảo thôi, ra checking point luôn. Anh ta bảo: thực ra thì checking point cũng ở the Wall rồi, nhưng chỉ nhìn được một ít. Muốn nhìn được nhiều thì phải đi thêm một giờ.

Taxi chạy một lúc, cuối cùng, trước mắt chúng tôi hiện ra một bức tường, bức tường mà trước đây chưa hề nghe đến.

66444470.jpg
 
The Wall

Thì ra đây là bức tường ngăn cách giữa vùng lãnh thổ Palestine (mà Israel xác định) và đất Israel, bức tường mà người Palestine cảm thấy đau đớn bởi nhiều người trong số họ không công nhận. Với họ, vùng đất bao quanh cả Jerusalem cũng phải là đất Palestine, chứ không phải chỉ bên này bức tường.

Bên cạnh bức tường là một lối đi hẹp đầy song sắt, chia làm đôi. Đó là lối để vào lại đất Israel. Vậy đó, chúng tôi đã hiểu chính sách chia cách này. Nếu bạn muốn rời khỏi Israel ư, rất dễ, rất thuận tiện, rất nhanh chóng, đến nỗi bạn không nhận ra rằng mình đã vượt ranh giới lúc nào. Thế nhưng từ Palestine quay lại ư, không đơn giản. Bạn sẽ phải trải qua một cuộc kiểm soát nghiêm ngặt, lạnh lùng, bởi bạn không được chào đón.

66444475.jpg
 
Re: Trung Đông - Israel - Jerusalem - Đất Palestine (trang 18)

Hay ! Gần như không còn gì về Jerusalem lạ lẫm trên bản tin thời sự nữa . Cảm ơn Thớt chủ ca ca cho mọi người thêm cảm nhận và hiểu biết về Thánh Địa . Một ngày gần đây hy vọng sẽ chuẩn bị đựơc phượt trên miền đất Thánh này .
 
The Wall

Dòng chữ Five Fingers in the Same hand ấn tượng mãi với chúng tôi, cả đến sau này.

Chúng tôi đi dọc bức tường, về phía bên trái, nơi có một trụ tháp cao như tòa nhà ba tầng. Nghe đánh cạch một cái, cái lỗ vuông be bé ở tầng một mở ra, rồi nhanh chóng đóng lại. Chỉ kịp thấy một ánh mắt dò xét nhìn qua lớp kính dày.

Người trong cái tháp đó, người của phía bên kia bức tường, theo dõi, dò xét mọi hành động của bên này.

Gần ngay cái tháp, một cây olive mọc lẻ loi. Loài cây mà xưa kia người Hy Lạp lấy để tượng trưng cho hòa bình, thống nhất của các thành bang, và vẫn được dùng là biểu tượng hòa bình đến nay, mọc ở đây thật lạc lõng.

Mây trên trời che kín màu xanh.

Và chúng tôi làm một việc - nói ra chả nhã gì cả, nhưng lúc ấy bỗng có hứng - là tè vào bức tường kia mỗi người một bãi.

66444516.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,139
Bài viết
1,173,929
Members
191,964
Latest member
360Marco
Back
Top