What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
@ PeterPan: đúng là mình cũng thích Thành Đô 1 cách kỳ lạ :D sau lần đến đầu tiên mình đã khoái ngay, thành phố rộng lớn nhưng rất khoáng đạt, khí hậu trong trẻo mát mẻ, vị trí thuận lợi cho sinh hoạt học tập du lịch vv ... nhờ đc thiên nhiên hậu đãi nên Thành Đô mới trở thành nhà cho gấu trúc đc :D Mình đã định bụng bất kỳ đi du lịch ở đâu trong TQ cũng sẽ chọn TD làm điểm trung chuyển :) Sắp tới tin chắc PeterPan sẽ còn ghé thành phố này nhiều :)

@ Nheva: ngày ở Thành Đô là free for all nên mọi activity do khách tự chọn tự làm, mình cũng ngâm cứu Thành Đô qua internet và các bài post trên Phượt cùng LonelyPlanet nên allocate time để kịp dạo chơi ở đây. Việc đăng báo thì mình sẵn sàng (tuy chưa thử bao giờ) nhưng chắc phải xong loạt bài nhật trình thì mới kịp ngồi tổng hợp và viết lại dưới dạng cô đọng hơn, có gì sẽ liên lạc với Nheva qua PM cho thuận tiện.

@ Tien2010: đây là lần đầu mình vào Tibet, và là lần 2 ghé qua Thành Đô; trước khi đi mình cũng tham khảo rất nhiều nguồn thông tin, cũng đắn đo cân nhắc nhiều lộ trình làm sao để đi được những điểm chính trong thời gian hữu hạn. Ở bài ngày 2 mình sẽ trình bày vài hiểu biết mình có về các cung đường Tây Tạng, chắc sẽ còn nhiều chỗ chưa đúng, bạn đọc tham khảo và comment giúp mình thêm. Nick YM của mình là ngoquangminh83, mong có dịp sớm chat chit trao đổi ^^
 
Bài viết và những bức ảnh của bạn để lại trong mình một cảm giác thật yên bình về Thành Đô. Hi vọng một ngày không xa mình sẽ có dịp đặt chân lên vùng đất này.
 
Ngày 2: đi Nyingchi

Trước khi tiếp tục bài viết ngày 2 trong hành trình về phía Tây, xin cùng bạn đọc điểm qua những nét chính về vị trí địa lý, địa hình và thổ nhưỡng vùng đất Tây Tạng, từ đó liên hệ các phương thức di chuyển thông dụng mà du khách khắp nơi trên thế giới sử dụng để hàng năm lũ lượt đổ về đây :D

1. Tổng quan về địa lý Tây Tạng

Khu tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region - TAR) là 1 trong 5 khu tự trị lớn (KTT) của Trung Quốc (bên cạnh KTT Nội Mông - Inner Mongolia, KTT Ninh Hạ - Ninhxia, KTT Tân Cương - Xinjiang, KTT Quảng Tây - Guangxi), trải rộng trên diện tích hơn 1,23 triệu km2 thuộc cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (Qinghai - Tibet plateau) ở độ cao trung bình 4000m so với mực nước biển. Với hơn 50 đỉnh núi cao trên 7000m, trong đó có 11 đỉnh cao hơn 8000m, và 4 trong số đó nằm trong danh sách 10 đỉnh núi cao nhất thế giới; Tây Tạng được xưng tụng là nóc nhà của thế giới. Bên ngoài có đường biên giới với các nước Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Bhutan; bên trong giáp với các vùng Tân Cương (Xinjiang), Thanh Hải (Qinghai), Tứ Xuyên (Sichuan) và Vân Nam (Yunnan) của Trung Quốc nên Tây Tạng (Xi Zang) giữ vai trò cực kỳ quan trọng về mọi mặt địa lý, chính trị, văn hoá, xã hội.

tibet_world_map.jpg


Địa giới cũ của vùng Tây Tạng được chia làm 5 vùng lớn: U (ở trung tâm), Tsang (thường được nhập chung lại gọi là vùng U-Tsang), Kham (ở phía Đông), Ngari (ở phía Tây), và Amdo (ở phía Bắc).

tibet_old_map.jpg


Vì những lý do nhạy cảm và yếu tố lịch sử, KTT Tây Tạng theo bản đồ Trung Quốc ngày nay được chia ra gồm 6 địa khu (prefectures) và 1 địa cấp thị là (5) Lhasa (còn gọi là thành phố cấp địa khu, prefecture-city level) - nằm giữa tỉnhhuyện (ở Việt Nam không có cấp này).

Tibet_7_prefectures.png


6 địa khu kia gồm:
- (1) Ngari: trung tâm hành chính là huyện Gar (Gar county)
- (2) Nagqu: trung tâm hành chính là huyện Nagqu (Nagqu county)
- (3) Qamdo: trung tâm hành chính là huyện Qamdo (Qamdo county)
- (4) Shigatse (hay Xigaze): trung tâm hành chính là thành phố Shigatse
- (6) Shannan (hay Lhoka): trung tâm hành chính là huyện Nedong (Nedong county)
- (7) Nyingchi: trung tâm hành chính là huyện Nyingchi County (Nyingchi county)

Mỗi phân vùng khu vực của Tây Tạng lại có những đặc thù riêng kèm theo là các địa điểm du lịch khác nhau, tất cả tập hợp thành 1 quần thể văn hoá mang đầy đủ biểu trưng tôn giáo, tín ngưỡng kỳ lạ và độc đáo nhất thế giới! (chi tiết về Lịch sử Tây Tạng và Tổng quan Phật giáo Tây Tạng sẽ được gửi đến bạn đọc lần lượt trong các bài sau)
 
Ngày 2: đi Nyingchi

2. Cửa ngõ chính vào Tây Tạng

2.1. Đường không: các chuyến bay đến Tây Tạng xuất phá từ thủ đô Kathmandu của Nepal hay từ các thành phố lớn của Trung Quốc bao gồm: Bắc Kinh (Beijing), Thành Đô (Chengdu), Trùng Khánh (Chongqing), Quảng Châu (Guangzhou), Côn Minh (Kunming), Thượng Hải (Shanghai), Hongkong, Tây An (Xi'an), Tây Ninh (Xining), và Trung Điện (Zhongdian, hay Shangri-La). Nếu du khách bay nội địa Trung Quốc thì có thể đặt vé điện tử thuận tiện ở các trang như Ctrip hay eLong.

Điểm đến chủ yếu là sân bay Gonggar ở Lhasa hoặc sân bay Linzhi ở Nyingchi. Ngoài 2 sân bay này, Tây Tạng còn 1 sân bay thứ 3 là Bangda nằm ở Qamdo nhưng do đặc điểm xa xôi nên bị hạn chế về tuyến bay.

2.2. Đường bộ: các tuyến xe buýt vào Tây Tạng thường có đặc điểm chung là giá đắt và mất nhiều thời gian, kèm theo những khó khăn về việc ăn uống ngủ nghỉ đường trường. Ví dụ từ Golmud, Thanh Hải vào Lhasa mất 20 tiếng; từ Tây Ninh, Thanh Hải vào Lhasa mất 2.5 ngày; từ Thành Đô, Tứ Xuyên vào Lhasa mất 3 ngày 4 đêm! Thuận lợi lớn nhất là khách du lịch có nhiều thời gian để thích nghi với độ cao tăng dần của vùng Tây Tạng và ngắm cảnh giữa đường đi :D

2.3. Đường sắt: tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Qingzang) là tuyến đường sắt duy nhất nối liến Lhasa trong Tây Tạng đến các thành phố lớn của Trung Quốc như Golmud (14 tiếng), Tây Ninh (24 tiếng), Lan Châu (28 tiếng), Thành Đô (48 tiếng), Trùng Khánh (49 tiếng), Bắc Kinh (48 tiếng), Thượng Hải (51 tiếng), Quảng Châu (60 tiếng). Từ khi xây dựng và đi vào hoạt động năm 2006, tuyến đường sắt này mỗi ngày đưa hàng nghìn người vào Lhasa, nổi danh với cung đường đẹp độc đáo và cao nhất trên thế giới!

Chú ý: tại thời điểm viết bài này, để có thể vào được Tây Tạng, tất cả các du khách không có hộ chiếu Trung Quốc đều phải xin giấy thông hành (Tibet Entry Permit), đồng thời khi đi tham quan các vùng lân cận Lhasa sẽ đòi hỏi có thêm giấy phép (Alien's Travel Permit). Nên cách thuận tiện nhất và gần như duy nhất là tham gia vào các tour du lịch được tổ chức cho Tây Tạng để có thể dễ dàng vào ra nơi đây. Các tour du lịch đi Tây Tạng có thể tìm thấy ở các địa chỉ đáng tin cậy trong các thành phố lớn như: Sim's Cozy Travel hay Mix Hostel ở Thành Đô.

Với người viết, sau khi cân nhắc thời gian, lộ trình cũng như kinh phí, đã quyết định chọn tour du lịch của CS Travel từ Singapore có đối tác là Grand Himalaya ở Thượng Hải. Đặc điểm riêng của tour này là sẽ vào Nyingchi để khám phá Tây Tạng từ phía Đông (vùng Kham), từ đó di chuyển bằng bus đi Lhasa và Shigatse cùng các địa điểm lân cận (vùng U-Tsang), sau đó theo tuyến đường sắt Thanh-Tạng vượt qua vùng Amdo để đến được Tây Ninh, Thanh Hải ^^

3. Đôi nét về Nyingchi

Nhắc đến Tây Tạng, người ta như nghe âm vang câu chuyện núi đồi và thảo nguyên, hình dung ra trong cái nắng vàng cháy da cháy thịt hay gió lạnh mênh mông là sừng sững những cao độ ghê người và khắc nghiệt. Nhưng Tây Tạng - the Land of Snows thực ra rộng lớn hơn thế, bên cạnh cái trắng loá của núi tuyết, cái cao thẳm xanh vời vợi của trời mây, cái tận cùng chập chùng của núi non còn có màu xanh khắc khoải mê lòng của cửa ngõ phía Đông Tây Tạng mà người dân nơi đây tự hào phong tặng cái tên Thiên đường xanh (The Green Paradise).

Kham với cái tên Tạng cổ là Chushi Gangdruk nghĩa là "Bốn con sông và Sáu dãy núi" có trữ lượng nước dồi dào nhờ sự bồi đắp của sông Mekong, Dương Tử (Yangtze), Nhã Lung (Yarlung Tsangpo) và Nộ Giang (Salween) nên khí hậu ôn hoà với nhiều rừng cây thác nước, khắc hẳn với các vùng còn lại của Tây Tạng, mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Điểm dừng chân quen thuộc bên trong vùng Kham là quận Nyingchi có thủ phủ là thị trấn Bayi.

Nhắc đến Nyingchi - cửa ngõ cách Lhasa 400km - là nhắc đến Switzerland của Tây Tạng với những địa danh như:
- Sông Nyang và hẻm núi Yarlung Tsangpo Grand Canyon
- Tu viện Lamaling - tu viện Phật giáo của trường phái Nyingma (Nyingma sect) - sẽ được nói kỹ hơn trong phần Tổng quan về Phật giáo Tây Tạng
- Thung lũng Kading (Kadinggou)
- Rừng nguyên sinh Lulang (Lulang forest)
- Hồ Basum-tso (hay Basumco)
- Cây Bách 2500 tuổi (King Cypress)
 
Ngày 2: đi Nyingchi

Tạm biệt Thành Đô, người viết đón chuyến bay đi Nyingchi vào sáng ngày thứ 2, chuẩn bị tinh thần "sốc" độ cao từ mức trung bình 500m của Thành Đô lên khoảng 3000m ở Nyingchi. Thuốc độ cao cũng đã được chuẩn bị sẵn (giá 80RMB/hộp 10 lọ) nhưng rất may là cũng không cần dùng đến :D

IMG_3354.jpg


Đường bay Shuangliu - Linzhi mất 2 tiếng qua những nóc nhà thế giới ^^ Vài hình ảnh phấn khích của con đường mây trắng nhìn từ cửa sổ trên trời:

IMG_3256.jpg


IMG_3264.jpg


IMG_3265.jpg


IMG_3267.jpg


IMG_3279.jpg
 
Ngày 2: đi Nyingchi

Đặt chân xuống sân bay Linzhi, ấn tượng đầu tiên là không khí quang đãng mát mẻ cực kỳ, đường băng rộng rãi chạy giữa hẻm núi xanh. Linzhi để lại ấn tượng tốt đẹp hơn nhiều so với sân bay Cửu Trại Hoàng Long ở Cửu Trại Câu :D Lúc này nhiệt độ ngoài trời khoảng 13 độ C, trời nhiều mây không mưa gió nhẹ, hành khách ai cũng thấy dễ chịu thoải mái chứ không bị mệt mỏi nhức đầu ^^

IMG_3288.jpg


IMG_3292.jpg


IMG_3296.jpg


Sân bay Linzhi không lớn, mỗi ngày chỉ có vài chuyến của AirChina đáp nên sân bay không ồn ào lộn xộn. Phía ngoài sân bay đậu toàn xe buýt tour và xe SUV sẵn sàng đưa du khách vào Nyingchi (khoảng 70km).

IMG_3297.jpg


IMG_3298.jpg


Vừa ra khỏi sân bay được 5' đường đi là trạm gác đầu tiên kiểm tra giấy thông hành :D Hành khách tuy không cần xuống xe nhưng đều phải đưa hộ chiếu để kiểm tra, xem ra việc đi "chui" qua những chỗ này là không thể :!: (Vì các trạm gác đều cấm chụp ảnh nên người viết không có hình ảnh nào làm tư liệu, chỉ có thể nói ngắn gọn là rất nhiều các trạm gác như vậy tại những điểm quan trọng như cửa ngõ sân bay, trước khi qua cầu, hay cửa ngõ thành phố; xe nào đến cũng phải dừng để tài xế hay hướng dẫn viên du lịch cầm hộ chiếu + giấy tờ xuống kiểm tra)

IMG_3321.jpg


IMG_3323.jpg
 
Ngày 2: đi Nyingchi

Vượt qua trạm gác đầu, xe bon bon lao trên đường cao tốc nhắm hướng Nyingchi thẳng tiến, trên đường dừng lại 1 lần bên bờ sông Nyang (1 nhánh sông lớn của sông Yarlung Tsangpo) và người viết đã có những hình ảnh đơn sơ đầu tiên về Tây Tạng:

IMG_3310.jpg


IMG_3370.jpg


IMG_3381.jpg


IMG_3382.jpg


IMG_3303.jpg


IMG_3377.jpg


IMG_3368.jpg
 
Ngày 2: đi Nyingchi

Vào đến thị trấn Bayi trời đã sang trưa, vì để luyện tập thích nghi với độ cao, cả đoàn ăn trưa nhẹ và về khách sạn nghỉ ngơi. Đường vào Bayi:

IMG_3313.jpg


IMG_3317.jpg


Khách sạn: Nyingchi Business Hotel (địa chỉ: No. 16 GuangZhou Road, Bayi Town, Nyingchi, Tibet) toạ lạc ngay trung tâm thị trấn, tuy là khách sạn 3 sao nhưng chất lượng chỉ ở mức vừa, giá phòng theo biển đề thì khoảng 600 RMB/đêm (có ăn sáng) nhưng thuê theo tour sẽ luôn có giảm giá:

IMG_3338.jpg


IMG_3383.jpg


IMG_3325.jpg


'Hàng xóm' là khách sạn quân đội Fujian Hotel, trong sân la liệt xe Land Cruise với Prado :D

IMG_3388.jpg


Bữa trưa đầu tiên kiểu Tạng, và là bữa ăn phổ biến ở vùng này mà du khách đến Tây Tạng chắc chắn sẽ thử qua vài lần:

IMG_3328.jpg
 
Ngày 2: đi Nyingchi

Bayi trong tiếng Trung có nghĩa là "Bát Nhất", được đặt theo ngày 1 tháng 8 ngày khởi nghĩa Nam Xương, cũng là ngày thành lập lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc (People's Liberation Army - PLA), tiền thân của Quân đội nhân dân Trung Hoa; còn người Tạng thì hay trêu đùa 8-1 là tỉ lệ người Hán-Tạng trong vùng này (cứ 8 người Hán có 1 người Tạng) :D Tuy nhỏ nhưng Bayi giữ vai trò huyết mạch trong địa khu Nyingchi nói riêng cũng như phía Đông Tây Tạng nói chung. Cũng với lý do đó, Bayi tập trung rất nhiều trụ sở quân đội cỡ nhỏ và vừa, đi đâu cũng thấy huy hiệu quân đội và lính gác, tất nhiên như thường lệ là cấm chụp ảnh :D Vì thế mà LonelyPlanet - Tibet luôn khuyến cáo khách du lịch đơn lẻ nên 'tránh xa' khu vực Nyingchi để khỏi phiền hà.

IMG_3407.jpg


IMG_3402.jpg


Dạo quanh Bayi, người viết không có cảm nhận gì đặc biệt, nó có nét gì đó nhạt nhoà hao hao với phố mới Lệ Giang, nên coi là điểm dừng chân tạm ở vùng Kham mà thôi bởi nét Tạng nơi đây thật khó nhận biết qua những mái nhà hay góc phố, có chăng phải gặp gỡ người dân thì mới nhận ra những nét riêng còn phảng phất trên gương mặt họ ... Ngoài người Hán và người Tạng, vùng này còn là nơi sinh sống của các tộc Hồi, Mãn, Mông Cổ.

IMG_3389.jpg


IMG_3404.jpg


IMG_3390.jpg


IMG_3392.jpg


IMG_3400.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,129
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top