What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 8.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 8.


Miền đất này, quá khứ bao đau thương tang tóc, bây giờ cũng vậy.


3-P4150394-1.jpg



3-P4150396-1.jpg

Những người dân Tạng ở chợ chồm hổm đầu tu viện Labrang. Cô gái Tạng thật xinh.


Olympic. Năm 2008, khởi đầu cho những cuộc nổi dậy của người Tạng. Ở miền Xiahe này những cuộc nổi dậy bừng bừng khí thế hơn bao giờ hết. Và cũng tang thương hơn bao giờ hết. Đã có 19 người dân và tăng sĩ ở đây bị sát hại trong cuộc cách mạng Tháng 3 năm đó. Cuộc Cách mạng mà những người Tạng tôi biết đều tự hào và đau đớn khi nhắc đến, March 14th.


3-P4150309-1.jpg

Thế hệ tương lai của Xiahe.


3-P4150325-1.jpg

Xiahe đẹp hơn với những chiếc áo đỏ này.​


Labrang sau đó bị đóng cửa một thời gian dài, rất dài, dài hơn cả Tibet. Ngay cả khi Lasha mở cửa lại vào cuối tháng 9.2008, Labrang vẫn còn bị đóng cửa. Mở cửa lại thời gian lâu sau đó, với thêm rất nhiều những cảnh sát Hán được đưa về, tình hình Labrang / Xiahe tạm ổn dần.


3-P4150376-1.jpg

Một người Tạng nhẫn nại & thành kính lặng lẽ đi vòng kora trong chiều muộn.


3-P4150382-1.jpg

Có người đi 3 bước quỳ xuống vái lạy, nhưng cũng có người thay vì đi dọc lại đi ngang và cứ mỗi bước ngang lại quỳ xuống vái lạy.


Rồi đến cuối tháng 2 năm nay, 2012, Tobgye Tseten một thanh niên Xiahe, cùng với Dargye, đến từ Aba, Tứ Xuyên, đã châm lửa tự thiêu tại quảng trường Bakhor, Lasha, Tibet. Những ngọn lửa đau đớn, những ngọn lửa cuộc sống của một đời người đã thắp lên để đấu tranh cho một Tây Tạng tự do.


Bao giờ Xiahe mới bình yên?


(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 9.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 9.


Vòng kora nội (vòng nhỏ) chỉ 3km tôi đi trong nhiều giờ. Nhưng vẫn lo rằng mình đã bỏ sót điện này, chùa nọ vì có quá nhiều gian điện, chùa, trường học tôn giáo… ở đây.


Lạp Bặc Lăng Đại Tự Viện còn có một tên nữa, Trát Tây Kỳ, ý tiếng Hán là “Chùa Cát Tường”, có diện tích trên 822.000 mét vuông gồm sáu trường học cho các tăng sĩ, 84 điện thờ, 31 nhà có mái kiểu Tây Tạng, 30 Phật điện, và khoảng 500 phòng dành cho tín đồ lưu trú qua đêm. Do vậy, không biết những người Tạng mộ đạo đi kora theo nghi thức Nhất bộ Nhất bái sẽ đi trong bao lâu?


4-P4150306-1.jpg

Có rất nhiều điện chùa đẹp ở Labrang này.​


Chỉ trừ Kangthong Pagoda mở cửa (và có bán vé) cho khách ngoại quốc tự do, các gian điện, chùa chiền còn lại chỉ mở cửa cho khách mua tour, 2 lần trong ngày. Đâu đó khoảng 10am và 3pm. HDV sẽ dắt đi và giới thiệu. Tour đó bao gồm Y Viện Đường (Institute of Medicine), Chùa Văn Thù (Manjushri Temple), Đại Kim Ngõa Điện (Golden Tile Temple) và Đại Kinh Đường (Grand Sutra Hall).


4-P4150312-1.jpg

Bữa trưa lúc xế chiều của tôi – hình như thiếu thiếu cái gì đó há!


Buổi sáng, đến nơi đã hơn 11am. Buổi trưa, vòng kora 3km người ta đi mươi phút tôi đi mấy tiếng. Xong, đói bụng về phố gọi dĩa cơm chiên với thịt bò yak đơn giản và đổ thật nhiều ớt để ấm bụng và át mùi, tôi vác bụng quay lại tu viện gặp đúng lúc các sư tan trường. Lại lon ton chạy theo rình chụp hình. Đến khi quay lại Đại Kinh Đường để mua vé vào thăm viếng thì đã hết giờ.


4-P4150230-1.jpg



4-P4150316-1.jpg



4-P4150324.jpg

Những con đường ở Xiahe đẹp hơn giờ tan tu viện!


4-P4150358-1.jpg

Tôi theo con đường đẹp này tìm đến Đại Kinh Đường (lấp lánh xa xa)…


4-P4150288-1.jpg

…đến nơi thì đã vắng tanh vắng ngắt, cửa đóng then cài!


(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 10.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 10.


Nhưng thật sự tôi cũng không tiếc lắm vì tôi biết đi theo đoàn thì khó lòng chụp hình được. Còn giờ đi lang thang, các chùa đó đóng cửa điện nhưng cổng chính vẫn mở, vẫn có thể vào ngó nghiêng bên trong và ngó qua những khung cửa sổ vào nội điện bên trong cũng được.


5-P4150375-1.jpg



5-P4150284-1.jpg



5-P4150355-1.jpg

Tôi không buồn lắm khi không viếng bên trong Đại Kinh Đường vì Labrang còn nhiều chùa đẹp khác.


Mà cũng không cần thiết lắm vì chiều nay nắng lên xanh ngời, đi lại một vòng kora nữa để đi cùng người dân lành, ngó nghiêng, chụp hình những ngôi chùa đẹp giờ càng rực rỡ trong nắng cũng hay ho lắm rồi. Nên tôi lại đi tiếp một vòng kora nữa.


5-P4150348-1.jpg

Cả những chiếc cổng đẹp để vào chùa đẹp.


To lớn và đẹp đẽ nhất ở Labrang là Đại Kinh Đường. Tôi đến đây lúc chiều muộn, cửa điện đã đóng nhưng khách vẫn có thể vào khuôn viên bên trong được. Ngoài những tranh tường mang màu sắc lạ ở đây, như những bức tranh về Mnadala… tuy từa tựa nhưng lại rất khác về chi tiết so với tranh Tạng, Hán đến những mũi tên gắn kèm những lá cờ nhiều màu sắc quả thật là rất lạ tôi chưa bao giờ thấy ở đâu hết. Mà cũng chẳng biết hỏi ai nữa, nên chỉ chụp vài tấm hình để về lên mạnh lần mò tìm thông tin – nhưng giờ vẫn chưa ra.


5-P4150301-1.jpg

Một hành lang bên trong Đại Kinh Đường.


5-P4150275-1.jpg

Tiểu Kim Ngõa Điện và một góc của Đại Kim Ngõa Điện, nằm tiếp sau Đại Kinh Đường.


(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 11.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 11.


Một điểm ngồ ngộ của những tranh tường ở đây là tiểu thuyết đã được đưa vào nơi tôn nghiêm: những câu chuyện về đường sang Thiên Trúc thỉnh kinh của Ngô Thừa Ân phổ biến đến mức có cả mảng tranh tường vẽ về hành trình đi thỉnh kinh của Huyền Trang với sự hỗ trợ của các đệ tử Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng… rất sinh động


6-P4150289-1.jpg



6-P4150289-4.jpg

Tây Du Ký trong Đại Kinh Đường.


Ngay sau Đại Kinh Đường với ngói xanh, mà ngày xưa chắc là ngói lưu ly xanh, là ngôi Đại Kim Ngõa Tự vàng chói lấp lánh. Không chỉ mang nét lạ do sự giao thoa của 4 miền văn hóa Tạng – Hồi – Mông – Hán, ở Labrang này còn gặp cả kiến trúc Nepal. Ở ngay Đại Kim Ngõa Tự này. Vẫn mái vàng lấp lánh như ở các ngôi chùa Hán, Tạng khác nhưng phần thân ngôi chùa được xây và chạm khắc giống như những ngôi đền Ấn giáo ở Nepal, bởi những nghệ nhân Nepal từ bên kia dãy Himalaya xa xôi.


6-P4150370-1.jpg



6-P4150374-1.jpg

Các góc nhìn từ phía sau của Đại Kim Ngõa Điện.


6-P4150282-1.jpg

Tiểu Kim Ngõa Điện nhìn từ sau (vì phía trước đóng cổng mất tiêu rồi).


6-P4150276-1.jpg



6-P4150278-1.jpg

Ảnh hưởng của kiến trúc Nepal ở Tiểu Kim Ngõa Điện và Đại Kim Ngõa Điện.


(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 12.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 12.


7-P4150361-2.jpg

Vòng kora lại ngang qua những ngôi chùa đẹp.


7-P4150336-1.jpg

Kể cả rẽ ngang vào để tìm những góc ảnh mới về Đại Kinh Đường và Đại Kim Ngõa Điện lấp lánh.


Vòng kora kết thúc ở bảo tháp trắng, nơi những người dân lại đi những vòng kora nhỏ cuối cùng để rồi lại sang bên kia đường nghỉ ngơi, hay vẫn tiếp tục vòng kora mới.


7-P4150389-1.jpg

Stupa đánh dấu một vòng kora vừa kết thúc.


7-P4150392-1.jpg

Nơi 2 cô gái Tạng xinh đã bỏ tôi bơ vơ!


Bảo tháp này, sẽ không giống các bảo tháp ở Tây Tạng hay Nepal vì đây là kiến trúc giao thoa Tạng – Hán nhiều nhất trong cụm tu viện Labrang. Đây cũng là nơi tôi dừng chân để ngồi ngó nghiêng thiên hạ, những cô gái Tạng xinh xắn trong chiều nắng nhạt nhưng chiếc má vẫn rám hồng. 2 cô gái hình như cũng biết tôi bắn tỉa nên đôi lúc cũng quay lại nhìn nhìn. Cũng may chiều nay nắng lên, tôi quăng hết đồ ấm ở nhà nên giờ thấy quần rách te tua, áo cũ tơi tả, hoàn toàn không giống các thiếu gia người Hán du lịch với quần áo sang đẹp, súng to ống dài nên chắc không bị mất điểm lắm với các nàng. Nhưng chỉ ngồi một lúc, có các chàng trai Tạng đến đưa các nàng đi, bỏ lại mình tôi bơ vơ. Như vẫn mãi chơi vơi. Từ trước đến giờ.


***


Tôi lại đi một vòng kora, lúc chiều đã chập choạng. Trời chiều trong xanh ngoài kia, nhưng dãy núi Phụng đã nghiêng che tối sầm những con đường kora lầm bụi ven những ngôi chùa tinh khôi.


7-P4150400-2.jpg

Phố Xiahe đã chiều.


Những người dân Tạng vẫn lầm lũi, lặng lẽ đi. Những tín đồ mộ đạo nhẫn nại từng bước lạy quỳ. Bên triền sông, những chú tiểu vui đùa đuổi bước. Trên những mái nhà, nóc chùa, các vị sư bên nhau trò chuyện. Xa ngoài kia, có một chú tiểu ngồi lặng lẽ bên tảng đá nhìn mãi dòng Đại Hà trôi. Chú nhớ nhà, nhớ quê hương nhớ mẹ cha bè bạn. Một góc nóc chùa vắng, một vị sư trẻ một mình trầm tư ngước mắt nhìn trời xa…. Thầy nghĩ gì, thầy mong gì/ Cho một Tây Tạng tự do, cho một Xiahe thanh bình…?


7-P4150268-1.jpg



7-P4150386-1.jpg

Làm sao có thể quên buổi chiều Labrang này, những vòng kora này…


Dòng kora dần thưa. Những cơn gió xuân lạnh ùa về, hun hút đuổi nhau bên sườn núi, làm tung tóe lũ bụi hỗn hào. Chợ quê đã vắng giờ dần tan. Những chàng trai cô gái Tạng chở nhau trên những chiếc xe máy Tàu phi nhanh vào chiều muộn. Những chiếc xe lừa cọc cạch chở những người dân quê với những bó rau, đám cải đã héo rũ sau một ngày phơi gió sương đất lạnh,… lầm lũi đi về bên kia sông, tan dần vào sương đêm đã nằng nặng.


Phố về đêm, vắng tanh, càng lạnh hơn khi lũ mây xám từ đâu ùa về. Rồi những bông tuyết mong manh bay nhè nhẹ, trắng toát, rơi xuống đêm đen như muốn đuổi lữ khách lang thang đơn độc trên đường nên tìm nơi nương náu.


Một mình. Nhiều, rất nhiều những chai. Trên căn gác 2 của quán nhỏ vắng tanh, tôi nhìn ra Labrang tối đen ngoài kia. Đêm yên tĩnh, chỉ nghe tiếng gió thì thào ngoài kia.


Chợt nghe trong đêm tiếng thở thật dài. Tiếng gió? Hay tiếng lòng ai?


Xiahe, bao giờ bình yên? Labrang, bao giờ trở lại?
 
16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 1

16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 1


Buổi sáng mùa xuân buốt giá, như bao buổi sáng khác những ngày lang bạt, tôi một mình se sẽ khép cánh cửa phòng, nhẹ mở cổng, bước ra phố còn ngái ngủ vắng tanh. Lầm lũi cõng balo ra bến xe, leo lên chiếc xe cọc cạch, cũng như mọi lần tìm đến hàng ghế cuối thả người,… Tôi tìm về Langmusi, một Tây Tạng miền hạ khác.


P4160449-1.jpg

Chàng trai trẻ Tạng này, dù cũng một mình, nhưng những mái nhà đang chờ cậu phía trước. Còn tôi, có ai chờ?


Đường từ Xiahe về Langmusi là đường về Trung Thổ, trên đường về nước Việt của tôi. Nhưng con đường về này không xuôi xuống mà lại lên cao. Từ độ cao khoảng 2.900-3.100m của Xiahe, con đường chạy lên miền Langmusi sẽ dừng chân ở làng nhỏ nằm ở độ cao chính xác là 3.325m. Do vậy, từ Xiahe lạnh, tôi đến vùng Langmusi còn lạnh hơn.


P4160408-1.jpg

Vừa chia tay Xiahe, đường ngang qua những miền đất dù khô vàng, nhưng vẫn còn là những đồng cỏ…


P4160455-1.jpg

… đến gần Langmusi hơn, đường giờ bao phủ tuyết băng.


Nhưng, tại sao là Langmusi?


P4160485-1.jpg

Tại sao Langmusi? Tấm hình này có thể trả lời?


7406588038_8e4e3117d4_b.jpg

Nếu không, tấm hình này có thể trả lời?​



(tbc.)
 
"Bữa trưa lúc xế chiều của tôi – hình như thiếu thiếu cái gì đó há!" Thiếu bia chứ gì, hi hi:D
"Nếu không, tấm hình này có thể trả lời?" Tấm hình này mở ra một câu chuyện hay cho Langmusi. Tác giả đang viết bài theo lối chương hồi, hồi sau sẽ rõ đây...:)
 
16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 2

@binhan, không được “vạch áo cho người xem lưng”! Viết dở quá nên phải đi câu khách bằng kiểu chương hồi đó mà!

-----------------------------------



16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 2


Tấm hình trên có thể trả lời phần nào, vì đây là tấm hình đặc biệt. Đặc biệt không chỉ vì tuyết băng phủ trắng xóa những mái nhà giữa những ngày tháng Tư mùa xuân mà vì ngôi làng nhỏ, những mái nhà tuyết phủ đó nằm trải dài trên hai tỉnh thành của Trung Quốc, Gansu & Sichuan. Nhưng đó chưa phải là tất cả!


P4160468-1.jpg

Langmusi, làng nhỏ, rất nhỏ nằm dưới chân núi tuyết, chỉ có 1 con đường chính này có gì mà tôi tìm đến?


Vì cái tên Langmusi có trong tôi từ trước cả cái tên Xiahe!


Có thể nhiều, rất nhiều người sẽ nói, sao không là Cửu Trại Câu, Hoàng Long… với hồ xanh, suối bạc, cây vàng, núi biếc… mà là những Kumbum, Xiahe, Langmusi…?


P4160503-1.jpg



P4160488-1.jpg

Để ngỡ ngàng trước một Langmusi lấp lánh ngày xuân lạnh.


Thực ra tôi cũng không phải là kẻ không biết đến cái đẹp (!?), không thích cái đẹp (?!). Tôi đến Jiuzhaigou / Cửu Trại Câu chưa? Vẫn chưa, dù tôi đã dự định mấy lần. Có lần ở Thành Đô, tôi đã ra đến tận bến xe Tây Thành Đô hỏi mua vé đi Cửu Trại Câu thì mới biết mấy hôm trước núi sạt, đá lở, muốn đi phải đi đường vòng mất gấp 3 thời gian dự định, mà tôi đang có kế hoạch nối chuyến không thể trễ được. Nên, tôi xem như vẫn chưa có duyên với cái đẹp, với Cửu Trại Câu, với Hoàng Long,… vậy!


P4160473-1.jpg

Càng ngơ ngác hơn khi bên này là trời xanh ngắt núi rừng xanh biếc…


P4160476-1.jpg

…thì bên kia là băng phủ tuyết rơi, như ai đó lấy dao trời cắt Langmusi ra làm hai phần tách biệt!


Cái tên Langmusi cũng đã xuất hiện từ những lần dự định đi Cửu Trại Câu đó. Vì thứ nhất, Langmusi không xa Cửu Trại Câu lắm. Thứ hai, Langmusi là miền đất lạ, nơi bước qua bên kia chiếc cầu đá nhỏ bạn sẽ đặt chân trên đất Cam Túc, bên này cầu bạn đang ở đất Tứ Xuyên. Chưa đi được đến cây cầu bắc ngang qua vịnh Bosporus, để cùng lúc được đặt 2 chân trên 2 lục địa Âu Á, nên tôi muốn “thử” ở Langmusi vậy (!?). Thứ nữa, Langmusi là cửa ngõ cuối cùng của vùng Tạng Amdo, giáp với vùng Tạng Aba, sẽ có nhiều giao thoa văn hóa hay lạ, dù cả 2 cùng đều thuộc về đất Thổ Phồn ngày xưa. Thứ nữa là Langmusi cùng với Xiahe là 2 miền đất bị chính quyền TQ đóng cửa rất lâu sau sự kiện March 14th. Và nhiều lần sau đó nữa. Nên tôi càng quyết tâm. Thứ nữa là nghe nói mùa xuân nơi đây tuyết băng vẫn đóng dày lấp lánh. Thứ nữa, thứ nữa, rồi thứ nữa… để một trưa xuân lạnh tôi may mắn đặt chân đến miền đất lạ Langmusi.


P4160514-1.jpg

Và để hạnh phúc, như người dân Tạng cô đơn kia, đi vòng kora quanh núi thiêng…


P4160581-2.jpg

…để chiều xuân qua suối băng, sông lạnh, ngược rừng sâu lội tìm Suối nguồn Tuổi trẻ…


Ừ, tôi đã rất may mắn. Vì tôi đến Langmusi từ Xiahe, Cam Túc, khi chính quyền tỉnh này còn cho phép khách nước ngoài đi trên cung đường này. Trong khi đó, đường đến Langmusi từ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, ngang qua vùng Tạng Aba đang bị cấm, không bán vé cho khách nước ngoài. Mà sau đó tôi mới biết!


(tbc.)
 
16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 3

16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 3


P4160401-1.jpg



P4160402-1.jpg

Con đường từ Xiahe đi Langmusi không những qua những miền đất lạ mà còn là những con phố đẹp.


Cũng như chuyến xe từ Xining đến Xiahe, chiếc xe từ Xiahe đi Langmusi, mà vé tôi phải mua từ hôm trước, chỉ toàn những người Tạng. Khác với những chiếc xe máy lạnh bóng loáng ở Trung Thổ, chiếc xe này cũ kỹ và xộc xệch, cửa không kín nên gió lạnh teo... Nhưng cũng nhờ vậy tôi có thể ngắm và chụp được những bức hình trên con đường rất đẹp từ Xiahe về Langmusi.


P4160406-1.jpg

Người ta đi có gái đẹp tiễn đưa, còn tôi chỉ lủi thủi một mình! Hic!!!
(Dáng đứng cô gái Tạng này thật đẹp há!).


Trên xe còn có các em bé Tạng và một chú chó ngao còn nhỏ rất dễ thương. Các em bé hồn nhiên không hề ngại khách lạ, dù có chút bỡ ngỡ ban đầu. Tiếc là các em chỉ đi một đoạn ngắn mà tôi cũng không có cách nào để lấy địa chỉ và gửi hình đã chụp cho các em hết. Đùa với tôi xong các em còn bế con chó khoe ngao với tôi. Chú chó còn nhỏ xíu nhưng khá lanh, bộ lông mềm như nhung, rất dày và ấm sực. Còn cặp mắt cứ nhìn thẳng vào tôi, không hề cụp xuống như các chú chó thường gặp. Tôi mà về Việt Nam liền, không lang thang tiếp chắc xin chú chó này về, bán (!?) chắc cũng bộn tiền, lại có tiền đi tiếp – vì lúc đó tôi giả đò xin chú chó, các em đã sẵn sàng cho tôi rồi. Các em và chú chó này khá thân thiết. Mong sao cho các em còn giữ mãi những nụ cười trẻ thơ.


P4160411-1.jpg

Từ lúc ngồi tít ở trên thập thò lén nhìn khách lạ quái đản…


P4160429-1.jpg

…chú nhóc đã chạy tit xuống hàng ghế dưới chơi đùa với khách, không quên bế theo chú chó ngao nhỏ…
(Chú chó ngao nhỏ nhưng đã rất tinh khôn, nhìn mắt chú giống như mắt người vậy.)


P4160431-1.jpg

…và rủ rê cả người bạn nhỏ (hay anh em) xuống chơi với khách, để khách đỡ buồn tủi vì cô đơn (Hic!).


Hôm nay là ngày Thứ Bảy, do vậy cũng có nhiều bạn trẻ Tạng từ các trường nội trú về thăm nhà. Các bạn, như nhiều thanh niên Tạng khác, cởi mở hơn khi biết tôi không phải là người Hán nhưng nét buồn vương rõ trên khuôn mặt đã không còn những nụ cười hồn nhiên như các bé. Giữa đường, từng bạn xuống xe, lầm lũi đi theo những con đường nhỏ hướng về những căn nhà chơ vơ dưới chân núi hay bên những chuồng trại giờ thưa thớt lũ súc vật, nơi những mục trường cỏ vẫn khô vàng héo úa.


P4160438-1.jpg

Một chàng trai Tạng đang đón xe về thăm nhà ngày cuối tuần.​



(tbc.)
 
16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 5

16.04 Lấp lánh xuân lạnh Langmusi – 5


Đi từ Xiahe, Cam Túc xe sẽ dừng lại ở phố chính của Langmusi, nằm trên đất Tứ Xuyên. Có nghĩa là giờ tôi đã sang Tứ Xuyên rồi. Điều này càng được làm rõ hơn ở một sự cố làm tôi giật thót tim (nhưng sau đó không có gì – nói trước để không bị mang tiếng câu bài (!)) buổi chiều hôm đó. Đường đi cũng ngang qua thị trấn Hezuo, mà nếu bạn không mua được vé chuyến xe duy nhất từ Xiahe đi Langmusi (và ngược lại) mỗi ngày thì bạn có thể mua vé đến đây và chuyển xe. Huezo này được xây dựng bê-tông hóa hoành tráng nên dù có nhiều những ngôi chùa Tạng rực rỡ, nét Hán đã át hẳn ở đây mất tiêu rồi.


P4160500.jpg



P4160489-1.jpg

Trên ngọn đồi ở Gansu / Cam Túc nhìn xuống tu viện Sertri Gompa (Dacanglangmu Saichisi) của đất Cam Túc


P4160522-1.jpg

Trên ngọn đồi ở Gansu / Cam Túc nhìn sang tu viện Taktsang Lhamo Kirti Gompa (Nama Ge’erde Si) đất Sichuan / Tứ Xuyên


Chiếc xe dừng ở bưu điện Langmusi. Tôi xuống xe, hỏi giờ giấc cho chuyến xe rời Langmusi thì được mỗi người nói một nẻo. Langmusi nhỏ đến mức không có bến xe, xe chỉ dừng lại cho khách xuống và đón khách ở góc gần chợ chồm hổm trên con đường chính được trải nhựa dài chưa đến 1km này. Gác chuyện xe cộ qua một bên, tôi hỏi thăm cách đi đến nhà nghỉ rẻ nhất theo LP. Đóng cửa, vì mùa này chưa phải là mùa du lịch. Anh trai lơ xe trên chuyến xe lúc nãy thấy tôi lơ ngơ dở sách ra đọc, đang ngồi ăn bên quán kế đó, chạy ra hỏi han và chỉ cho tôi đi đến mấy cái nhà nghỉ khác. Cuối cùng, tôi ghé đến Sana Binguan, mà chẳng ai biết nó là khách sạn / nhà nghỉ vì nó nằm trên một cửa hàng bán đồ tạp hóa của một cặp vợ chồng rất trẻ và dễ mến. Trả giá từ 60Y còn 40Y, tôi quăng đồ vào phòng, một cái phòng sạch đến bất thường trên cung đường lang bạt kỳ này của tôi. Vọt nhanh ra đường, vẫn như mọi lần.


P4160574-1.jpg



P4160559-1.jpg

Trên ngọn đồi ở Sichuan / Tứ Xuyên nhìn xuống tu viện Taktsang Lhamo Kirti Gompa (Nama Ge’erde Si) của đất Tứ Xuyên.



P4160569-1.jpg



P4160570-1.jpg

Trên ngọn đồi ở Sichuan / Tứ Xuyên nhìn sang tu viện Sertri Gompa (Dacanglangmu Saichisi) của đất Cam Túc


Ghé Leisha’s Café, cũng nằm trên đường chính, gần nơi xe dừng, gọi vội bữa trưa, tôi bắt đầu lên đường từ Tứ Xuyên đi bộ sang Cam Túc (!) bắt đầu hành trình khám phá Langmusi. Vừa đi vừa mình tự chửi mình vì sao nãy giờ còn ăn với uống (mà sáng nay có ăn gì đâu, trời lạnh ngắt mà không cho ăn thì làm sao tôi leo lên leo xuống ở vùng mà độ cao chỉ thua Lasha có một chút này hả trời) để tuyết bây giờ bắt đầu tan dần trên mái nhà, nóc chùa… mà nếu đi sớm hơn chắc đã chụp được những tấm hình đẹp hơn.


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,953
Members
192,318
Latest member
diendandientu
Back
Top