What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 1.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 1.


Tôi may mắn đã được viếng 5 trong 6 tu viện quan trọng nhất của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng. Kumbum/Tháp Nhĩ Tự ở Tây Ninh, Thanh Hải mới vừa thăm viếng hôm qua là tu viện thứ 5. Nên giờ tôi đang hướng đến tu viện thứ 6, Labrang/ Lạp Bặc Lăng.


Nên buổi sáng xuân lạnh, chia tay Tây Ninh còn đang chìm sâu trong giấc nồng, leo lên chuyến xe duy nhất trong ngày, cùng với nhiều những người Tạng hành hương về đất thiêng, tôi quay lại Cam Túc, vừa mới chia tay ở Đôn Hoàng. Tôi tìm về Hạ Hà / Xiahe, ngôi làng nằm bên dòng Đại Hà / Daxia ôm ấp chở che cho Tu viện thiêng liêng Lạp Bặc Lăng / Labrang.


Tôi có thể đã lỡ chuyến xe duy nhất sáng đó đi Xiahe nếu dậy trễ hơn một tý. Vì chuyến xe bus số 1 như lệ thường sẽ chạy đến bến xe Tây Ninh thì hôm nay không chạy đến đó, chỉ dừng giữa đường. Người đàn ông đi cùng giải thích rằng chỉ sau 7g xe số 1 đó mới đến bến xe. Sáng sớm Tây Ninh lạnh ngắt, vắng tanh, taxi còn ngủ nghê nơi đâu nên tôi đành cõng balo lấp xấp chạy đến bến xe. May vừa kịp giờ, leo lên chiếc xe chỉ có duy nhất tôi là khách du, giữa những người Tạng hiền lành, mộ đạo.


Đường từ Tây Ninh đi Xiahe thật lạ. Đẹp và lạ.


Chạy trong buổi sáng mù mịt sương mưa, không một tia nắng dù mùa xuân đã đi một nửa, con đường đi qua những miền đất khác nhau đến lạ kỳ, dù chúng không xa nhau lắm. Không biết đâu là ranh giới giữa Cam Túc và Thanh Hải, nhưng trên con đường tôi gặp lại những cội đào già nở hoa rực rỡ. Chỉ khác nhau là chúng nằm trên những vách đá cao ngất bên những con sông đỏ rực, chứ không nằm bên sa mạc thênh thang như ở Đôn Hoàng, Cam Túc.


P4150204-1.jpg



P4150203-1.jpg

Trên triền đá, bên con sông đỏ hồng, những cội đào già vẫn ráng nở hoa giữa ngày xuân xám lạnh lùng.​


Bỏ lại sau lưng những dòng sông hồng, những cội đào hồng, con đường lại men theo những dòng sông xanh lục thẫm hay những dòng suối trắng xóa loang loáng ánh bạc, nơi lũ thông tùng bách vẫn ngăn ngắt xanh yêu kiều soi duyên.


P4150208-1.jpg

Không xa lắm, lũ thông tùng xanh ngắt lại soi duyên bên dòng suối bạc loang loáng


Rồi bỏ luôn sông hồng suối bạc, con đường leo lên những đèo cao ngất tuyết băng lấp lánh sáng. Không còn những cội đào, không còn những gốc thông, con đường chạy qua những miền đất mà chỉ mươi ngày nữa thôi sẽ là những mục trường xanh ngắt cho lũ dê cừu tung tăng. Ngày đó chưa tới, nên giờ con đường chạy giữa những đồi đất xám, thi thoảng được thay bởi màu vàng cỏ khô và màu chủ đạo làm nổi bật xuyên suốt vẫn là màu trắng, đến lóa mắt, của tuyết, của băng.


P4150219-1.jpg

Lên đồi cao, con đường chạy giữa băng tuyết.


Giá băng trên con đường thật lạnh, nhưng lại giúp cho không khí trở nên trong trẻo, trong suốt. Nên những ngôi chùa nhỏ, những con đường dài đăng đẵng nối tiếp nhau những chiếc Chuyển luân xa lại càng rực rỡ, dù buổi sáng vẫn xám mây… Thú thật, trên con đường dài dằng dặc ngang qua những ngôi làng xác xơ hoang vắng nhưng nhiều những stupa, pháp luân xa, chùa Tạng nhỏ,… này tôi lại có cảm giác đang về lại Tây Tạng. Nhiều hơn bao giờ hết!


P4150214-1.jpg

Đường chạy qua những làng quê nghèo xác xơ, đẹp những hàng Chuyển luân xa rực rỡ.


P4150215-1.jpg

Nơi có những người dân Tạng mộ đạo vẫn chăm chú nguyện cầu .


P4150212-1.jpg

Và đẹp làm sao những ngôi chùa Tạng rực rỡ giữa miền quê xám.


(Những hình này được chụp qua cửa kính xe, mờ hơi sương vì lạnh giá)​



(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 2.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 2.


Cái tên Xiahe đã lảng vảng trong đầu tôi từ lâu lắm rồi. Trong mấy chuyến đi trước ngang qua dọc lại đất Trung Thổ tôi đã từng có ý định đến đây, nhưng vẫn chưa làm được. Còn trong chuyến đi này, ban đầu Xiahe cũng chỉ là dự định thứ 3, xếp sau đường lên Tibet, đường xuôi Yushu. Nhưng cuối cùng, những con đường nối chân những con đường, số phận đưa đẩy để tôi đến một Tibet miền hạ những ngày xuân lạnh. Rất lạnh ở miền cao nguyên này.


Nằm trong châu tự trị Tạng Can Nam, huyện Xiahe hiện nay thuộc về tỉnh Cam Túc / Gansu. Nhưng trước đó, tỉnh này từng nằm trong lãnh thổ của tỉnh Thanh Hải / Qinghai. Còn xa hơn nữa, vùng đất này thuộc về miền Amdo của Thổ Phồn hùng mạnh ngày trước.


Không biết có phải do vậy, trong Cẩm nang du lịch wikitravel, giới thiệu là chỉ có 4 cách đến Xiahe, từ Lan Châu, Langmusi, Linxia & Tongren. Không đề cập đến chuyến xe từ Tây Ninh. Mà thật vậy, cũng nhờ cô chủ nhà nghỉ dễ thương ở Tây Ninh chia sẻ thông tin và mua vé giúp tôi mới đến thẳng đây, thay vì dự định ban đầu là sẽ dừng ở Tongren trước. Đi lang bang, những cuộc chuyện trò nhiều khi không là vô bổ lắm.


Độ cao trung bình của Xiahe là từ 2.900-3.100m. Do vậy, đang đứng ở Xiahe bạn cứ mơ màng tưởng tượng là đang đứng ở đỉnh Fansipan thì cũng không phải là tội lỗi nhiều lắm! So sánh một cách khiên cưỡng và thô vậy chỉ để bạn biết là nơi đây mùa xuân vẫn lạnh như thế nào.

P4150224-1.jpg


P4150223-1.jpg

Ngỡ ngàng trước khu phố Hán “giả Tạng” ở Xiahe.


Bến xe Xiahe nhỏ và cũ kỹ, hoàn toàn trái ngược với khu phố của người Hán mới, ngay bên ngoài. Khu phố hoành tráng “giả Tạng” này làm tôi hơi kinh hoàng. Ban đầu tôi nghĩ nếu Xiahe mà bị Hán hóa kiểu này chắc tôi quay lại bến xe mua vé đi luôn quá.


P4150266-1.jpg

Nhưng may sao, làng cũ của người Tạng ở cuối con đường, có những chiếc xe bán lá bách xù, lá tùng thơm thơm, bên những chiếc áo đỏ…


P4150388-1.jpg

…nơi những con đường nhỏ có những người mộ đạo đang tiến hành vòng kora quanh tu viện, với nghi thức Nhất bộ Nhất bái, với chú chó con lon ton đi theo.


P4150363-2.jpg

..và con đường dẫn đến những tu viện tuyệt đẹp, có chú mèo con gác cổng gương mắt xoe tròn ngao ngao chào khách lạ.


Nhưng may thay, Xiahe thật, Xiahe cũ nằm cuối con đường đó, tách biệt và Tạng hơn rất nhiều phố Tạng tôi gặp những ngày lang thang Tibet.


(tbc.)
 
P4150204-1.jpg


P4150203-1.jpg

Trên triền đá, bên con sông đỏ hồng, những cội đào già vẫn ráng nở hoa giữa ngày xuân xám lạnh lùng.​

Tặng bạn Backpackervn hai câu thơ trích từ bài "Trúc chi từ II" của Lưu Vũ Tích đời Đường rất hợp với mấy tấm ảnh trên:

"Sơn đào hồng hoa mãn thượng đầu
Thục giang xuân thuỷ phách sơn lưu"


(Hoa đào nở đỏ rực khắp trên đầu núi
Dòng nước mùa xuân của sông Thục vỗ vào vách núi rồi trôi xuôi)


Có điều dòng sông này chảy trên cao nguyên Thanh-Tạng nên không phải là sông Thục :D
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 3.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 3.


Lóc cóc cõng balo đến Overseas Tibetan Hotel, lấy 1 giường trong phòng dorm (để rồi thành chủ nhân của căn phòng rộng 8 giường đó vì không có khách đi bụi nào khác) với giá 20Y/đêm. Khách sạn rẻ nhất Xiahe này bị “oánh giá” là “you get what you pay for” do nhà vệ sinh bị chê dơ. Nhưng đã từng lang bạt ở Trung Thổ lẫn Thổ Phồn nhiều nên tôi chẳng thấy xi-nhê gì hết. Lý do khác, vốn là fan của Tibet, nên những gì liên quan đến Tibet tôi đều thích, nhất là khi đến Tibet miền hạ, được trọ trong khách sạn Tây Tạng Hải Ngoại thì còn gì bằng!? Thêm nữa, trước giờ chỉ toàn trốn trong các guest house, hostel, nay được vào ở “hotel” thì còn chê cái nỗi gì!!!???


P4150398-1.jpg

Khách sạn Tây Tạng Hải Ngoại đây. Nhìn cũng đâu đến nỗi nào há!


Tám dăm câu ba sợi với cậu tiếp tân trẻ người Tạng nhiệt thành và mến khách, tôi vọt ra đường tìm đến cụm tu viện Labrang ngay, vì thấy nắng vàng vừa le lói đâu đó ngoài xa.


Labrang Monastery. Labuleng Si theo cách phiên âm Pinyin. Phiên âm Wylie từ tiếng Tạng: Bla-brang Bkra-shis-'Khyil. Tu viện, hay còn được gọi Đại Tự Viện Lạp Bặc Lăng, hay Lạp Bối Lăng thực ra là một cụm nhiều những tu viện, chùa chiền. Tuy sách vở chỉ nói đây là tu viện lớn nhất ngoài Tibet nhưng tôi thấy rằng Labrang dường như lớn hơn các tu viện ở Tibet. Leo lên cao nhìn thấy Lạp Bặc Lăng này giống như một làng tu với nhiều những ngôi chùa, tu viện nằm quấn quít bên nhau.


Labrang được xây dựng từ năm 1709 bởi vị Phật sống Jiamuyang (Jamyang), Ngawang Tsondru. Ông vốn tu tập ở Tu viện Deprung lừng danh ở Lasha, từng được vua Mông Cổ lúc bấy giờ mời sang giảng đạo trước khi về miền Amdo xây nên tu viện này. Vị trụ trì hiện nay, bắt đầu việc tu tập ở Labrang từ năm 4 tuổi, được xem là vị tái sinh đời thứ 6 của ông. Hơn 3 thế kỷ tuổi tác, số phận của Labrang chìmi nổi dữ dội hơn các tu viện đồng đạo rất nhiều lần. Tấn công Xiahe vào 1917, năm 1918, Ma Qi và đạo quân Hồi giáo của ông đã tấn chiếm giữ Labrang trong suốt 8 năm. Đến 1925, những chiến binh Tây Tạng dành lại Labrang trong tay Ma Qi. Tiếp tục tấn công, vây hãm Labrang nhưng bị sự chống trả quyết liệt của người Tây Tạng và cả những người anh em Mông Cổ hỗ trợ, mãi đến 1927 Ma Qi mới bỏ đi. Để rồi lại quay lại tấn công Labrang vào năm sau, 1928. Rồi một lần nữa tấn công cả vùng Xiahe vào 1929. Những năm 1918, các tăng sĩ của tu viện bị những chiến binh Hồi giáo giết hay thiêu sống. Sau đó, đến 1928-1929 nhà du lịch - thám hiểm Joseph Rock đã chứng kiến cảnh người Hồi giáo dùng đầu của các tăng sĩ để trang trí bên ngoài tu viện. Các chiến binh Hồi giáo thì dùng đầu người Tạng để trang trí lều của họ hay treo tòn ten quanh yên ngựa, như phô phang cho tài thiện chiến của mình… Xương của người Tạng rải trắng Labrang và Xiahe lúc bấy giờ.


P4150366-1.jpg

Một góc Labrang rạng ngời.


P4150365-1.jpg

Một ngôi chùa lấp lánh của Labrang nhìn từ đường kora.


Đến những năm Cách Mạng Văn Hóa ở thập niên 50 thế kỷ trước, Labrang lại một lần nữa bị đập phá tan tành, như nhiều chùa chiền đền đài khác trên đất Trung Thổ lẫn Thổ Phồn. Những gì Hồng Vệ Binh chưa làm được thì đến năm 1985, thần lửa lại góp tay tàn phá Labrang…


P4150274-1.jpg



P4150371-1.jpg



P4150308-1.jpg

Những sắc màu Labrang.​


Trải qua bao nhiêu là binh lửa như vậy, Labrang hôm nay được xây dựng lại từ tro tàn. Và vẫn đẹp. Một cách lộng lẫy Tây Tạng nơi miền thảo nguyên mùa xuân nhưng vẫn còn khô vàng này.


(tbc.)
 
Last edited:
Hi Bpk,
cảm ơn rất nhiều về những bài viết rất tuyệt, thanks Bpk rất nhiều. Đọc hết những bài viết, mình hiểu nhiều hơn về Phật giáo và giờ cũng trở thành fan của Tibet luôn :D, nên cố gắn đăng kí vào phược để viết vài lời này. Bpk chắc đang bận cày cuốc để tích lũy lúa cho những chuyến đi tiếp theo? Chúc Bpk có những chuyến đi tuyệt vời khác.
P/S: vài hôm trước đây đọc bài "Nepal ngày thu xanh" mà Bpk viết đã lâu, nhưng hình như đoạn Bpk thăm vương triều Kapilavastu vẫn chưa có, nếu có tg, bạn viết luôn cho nó trọn vẹn.
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 4.

@ tum, cảm ơn bạn đọc và chia sẻ, nhưng bpk thường nghe hoài (và rất thích (!?)) câu ca sến nức sến nở “tình chỉ đẹp khi còn dang dở…”. Nên thôi thì cứ để nó dở dang vậy đi há!


@ Mèo Bay, cảm ơn bạn. Bpk mà có được nửa lưng vốn tiếng Hán của bạn thì giờ chắc đang (sinh sống) ở Tây Tạng rồi! Bài thơ của bạn tặng, bpk thích 2 câu cuối (theo bản dịch này) quá:

Hồng tàn như thể tình anh
Sầu em bất tận vỡ thành nước sông.

Bpk lang thang Tứ Xuyên mấy lần, chắc cũng có ngang qua Thục Giang (!?) mà không biết đâu đó có ai “sầu em bất tận vỡ thành nước sông” hay không? (Mà cũng théc méc là hổng biết bạn tiếc gì mà hổng tặng nguyên bài, chỉ cắt tặng có 2 câu à!? He he he.... :T )

-------------------------------------------------------------



15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 4.


Phân vân giữa chọn 2 phương án, đi vòng kora Labrang hay ghé Tu viện chính trước, cuối cùng tôi kết hợp cả 2 (!?). Vừa đi theo vòng kora vừa ghé các chùa chiền ở vòng rìa, để sau đó mới vào trung tâm ghé các ngôi chùa ở khu giữa Labrang. Lý do là sợ nắng tắt không chụp hình đẹp được, nhưng lại muốn chứng tỏ sự thành tâm qua vòng kora khấn nguyện! Hổng biết có trời Phật nào chứng giám cho cái sự thành tâm/ham hố nửa vời này không nữa.


P4150231-1.jpg

Những con đường bình thường Labrang, nhưng trong mắt tôi nó đẹp lạ. Nhiều lúc tôi ngồi chờ đường không có ai để chụp hình, nhiều lúc lại chờ nhiều bóng áo đỏ để lại chụp hình.


Nhưng, vẫn bị lôi cuốn. Lê la các ngôi chùa ở vòng rìa thấy kế kế bên trong có ngôi chùa lấp lánh thế là mon men vào tiếp. Rồi bị cầm chân ở đó. Thế nên vòng kora quanh Labrang đó có người đi mấy vòng vẫn gặp tôi xớ rớ ở đoạn đường cũ hay mới nhích lên được chút chút.


P4150260-1.jpg

Mái hiên che con đường dài hun hút những Chuyển Luân Xa (bạn nào từng đi Tây Tạng về có thấy gì lạ?). Tôi chờ biết bao lâu mới có một khoảnh khắc rất ngắn không có người mộ đạo nào đi và cầu nguyện.


Và ngôi chùa tôi ghé vào đầu tiên, nằm bên dòng Đại Hà lấp lánh kề bên, cuối hàng hiên dài hun hút dãy Chuyển Pháp Luân là Kongthang Pagoda. Ngôi chùa mà tôi vào google gõ tìm hình ảnh không ra một kết quả nào (vì tôi sợ quên, nhầm hình chùa này qua chùa khác) lại là ngôi chùa rất đặc biệt.


P4150233-1.jpg

Nhìn từ xa, Kangthong Pagoda giống như một stupa vàng lấp lánh…


P4150255-1.jpg

…nhưng sau khuôn cửa này là một ngôi chùa lấp lánh.


Đặc biệt đầu tiên vì Kongthang là ngôi chùa mới được xây dựng lại từ những năm 90 thế kỷ trước, sau khi chùa cũ bị tàn phá hoàn toàn bởi Cách Mạng Văn Hóa. Bởi sự tài trợ của một người phụ nữ Mỹ. Vì mới, nên ngôi chùa lấp lánh cuốn hút tôi, từ xa. Nhưng điểm đặc biệt chính không phải các điều vừa kể, mà chính vì lượng kinh văn được lưu giữ trong ngôi chùa nhỏ này. 26.000 bản, thú vị nhất trong đó có 9.000 bản là nguyên gốc, được các vị sư cất giữ, che giấu sao đó mà thoát được sự lùng tìm dữ dội của đám Hồng Vệ Binh hung hãn thời đó.


P4150234-1.jpg



P4150236-1.jpg

Các pho tượng Phật đẹp của chùa Kongthang, bao quanh bởi kinh kệ.


Nên vào chùa Kongthang, ngoài những pho tượng đẹp, bạn sẽ sửng sốt với vô vàn những kinh sách lưu giữ ngập tràn các điện thờ...


(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 5.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 5.


Tôi đã tìm được trong máy một bức hình về tấm bảng trước cửa chùa, ghi rõ là “Kongthang Pagoda”, nhưng lang thang trên mạng, lại phát hiện ra ngôi chùa này còn có một cách viết khác “Gong Tang Chorten”, và với cái tên này, kết quả tìm kiếm lại có nhiều hơn! Chorten, một cách gọi khác của “stupa” / “bảo tháp” thực ra thể hiện đúng hình dáng của ngôi chùa này hơn.


P4150259-1-1.jpg

Đúng là nhìn Gong Tang từ xa giống một stupa / bảo tháp thật….


P4150250-1.jpg

…nhưng vào bên trong khuôn viên lại thấy một ngôi chùa đẹp.


Cũng như tất cả các ngôi chùa, gian điện ở Labrang, việc chụp hình bên trong đều bị cấm. Việc kiểm soát nghiêm ngặt hơn ở Kumbum / Taer Si bên Tây Ninh, Thanh Hải. Lại không có việc cấm, nhưng muốn chụp hình bên trong phải đóng tiền như ở các ngôi chùa ở Tây Tạng… nên việc chụp hình bên trong ở đây rất khó. Nhất là các gian điện, ngôi chùa ở đây nhỏ, thiếu ánh sáng, ít du khách nên khách lạ vào đều được “chăm chút” kỹ. Nhất là khách da vàng mũi tẹt, vì bị nghi ngờ là người Hán, vốn không được chào đón ở đây. Cũng may, tôi cũng da vàng mũi tẹt nhưng không giống người Hán lắm, thêm nữa là tôi thường chủ động chào trước họ, bằng tiếng Tạng hoặc tiếng Anh nên có phần được “nới tay” hơn. Nên tôi cũng rón rén chụp được những tấm hình bên trong các ngôi chùa.


P4150237-1.jpg



P4150247-1.jpg

Bên trong Gong Tang Chorten lộng lẫy những sắc màu Tây Tạng.


Điểm nhấn thêm cho Chùa Kongthang / Gong Tang Chorten ngoài 26.000 bản kinh Phật chính là bảo tháp vàng lấp lánh cao 31m này. Bảo tháp / chorten này không chỉ to mà còn đẹp những pho tượng được chạm khắc trực tiếp vào đó. Pho tượng Phật Thích Mâu Ni / Sakyamuni nhập niết bàn (đã chia sẻ ở enrty trước) cũng là một điểm nhấn. Pho tượng này có nét mặt hiền hòa hơn những pho tượng ở Tây Tạng, nhưng vẫn không quá đầy đặn phúc hậu như các pho tượng ở các chùa Hán miền đồng bằng Trung Nguyên.


P4150249-1.jpg

Lấp lánh và đẹp sống động ở “nóc” của Gong Tang Chorten.


Một điểm cộng nữa cho Kongthang / Gong Tang là độ cao của nó và việc các nhà sư cho phép khách lên tận nóc chùa để phóng tầm nhìn ra xung quanh. Bên này, dòng Đại Hà / Daxia lấp lánh, thong dong chảy. Trên triền sông, các chú tiểu vui đùa hay các vị sư đọc sách. Cũng có các vị sư trẻ đem những cây kèn Tây Tạng dài hơn thân người ra đây tập tành thổi… Thỉnh thoảng, trên đường cái, bầy lừa thong dong xếp hàng đủng đỉnh bước, dưới chân một ngọn đồi cỏ còn khô vàng, làm phông nền là lạ cho những chiếc áo đỏ trên triền sông.


P4150242-1.jpg

Bên kia dòng Đại Hà, các vị sư trẻ nghỉ ngơi sau buổi tập thổi kèn mệt nhọc. Chắc mệt lắm vì kèn to vậy mà!


Và vì nằm ở “rìa” cụm tu viện Lạp Bốc Lăng, từ nóc chùa Kongthang nhìn về núi Phượng, toàn bộ khuôn viên thênh thang của tu viện mênh mông này đều nằm trong tầm mắt. Một điểm tuyệt vời để ngắm nhìn Labrang. Chỉ hơi tiếc lại lúc đó mây xám đâu bỗng ùa về nên quang cảnh không được tươi sáng. Nhưng lại làm nổi bật hơn những sắc màu rực rỡ của đền chùa!


P4150243-1.jpg

Nhìn về núi Phượng, những chùa chiền của Labrang lấp lánh trong ngày xám.


(tbc.)
 
Re: 15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 4.

@ Mèo Bay, cảm ơn bạn. Bpk mà có được nửa lưng vốn tiếng Hán của bạn thì giờ chắc đang (sinh sống) ở Tây Tạng rồi! Bài thơ của bạn tặng, bpk thích 2 câu cuối (theo bản dịch này) quá:

Hồng tàn như thể tình anh
Sầu em bất tận vỡ thành nước sông.

Bpk lang thang Tứ Xuyên mấy lần, chắc cũng có ngang qua Thục Giang (!?) mà không biết đâu đó có ai “sầu em bất tận vỡ thành nước sông” hay không? (Mà cũng théc méc là hổng biết bạn tiếc gì mà hổng tặng nguyên bài, chỉ cắt tặng có 2 câu à!? He he he.... :T )

Vì hai câu cuối của bài thơ này nghe rất buồn - mà lỡ có ai đó liên tưởng bạn Backpackervn với câu thơ thứ 3 thì tội bạn chết, vì mình nghĩ bạn là người tâm ý kiên định chứ không có "dị suy" như câu thơ đó đâu:D

Mình chép ra đây luôn cho nó đủ bài nhé, (cho các bạn khác cùng đọc luôn):

"Sơn đào hồng hoa mãn thượng đầu,
Thục giang xuân thủy phách sơn lưu.
Hoa hồng dị suy tự lang ý,
Thuỷ lưu vô hạn tự nùng sầu"


(Hoa đào nở đỏ rực khắp trên đầu núi
Dòng nước mùa xuân của sông Thục vỗ vào vách núi rồi trôi xuôi
Màu hoa đỏ dễ phai tàn giống như ý của chàng
Nước chảy không ngừng tựa như nỗi buồn của thiếp )


Lời dịch là của mình, còn bản dịch thơ này là của Bích Hải:

"Hoa đào đỏ rực trên đầu núi,
Dòng sông vỗ sóng nước mênh mang.
Nước trôi vô hạn như tình thiếp
Hoa dễ tàn phai tựa ý chàng."


P/S: "nùng" là đại từ tự xưng của phụ nữ miền Nam TQ thời xưa, có thể dịch là em, thiếp... thể hiện sự nhún nhường (và có chút lép vế nữa:D).
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 6.

@ Mèo Bay, cảm ơn những câu thơ và sự chia sẻ của bạn, để loạt bài này bớt khô cứng vì chỉ độc thoại và chùa chiền!

----------------------



15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 6.



Tôi quấn quíu ở Kongthang Pagoda thật lâu, vì ngôi chùa này ngoài những kiến trúc đẹp trong ngoài, sân thượng của chùa quả là một view-point lý tưởng. Ngắm núi nhìn sông gì cũng hay. Thời gian tôi dừng đây lâu, ngoài việc đi mấy vòng kora nhỏ quanh chùa, còn là lúc ngồi ngắm và chờ vắng khách ở mái hiên dài dằng dặc những hàng Pháp Luân Xa để chụp được một tấm hình. Nên khi tôi rời Kongthang đã hơi xế trưa, bụng đói meo vì từ sáng đến giờ trên chuyến xe từ Tây Ninh đến đây vẫn chưa ăn gì. Nhưng tôi vẫn đi tiếp hành trình kora của mình, lòng vui hơn, không chỉ vì nắng đã lên nhiều rồi.


1-P4150345-1.jpg

Những Chuyển Pháp Luân hình lục giác, giống như ở Mông Cổ, thay vì hình tròn như ở Tây Tạng.


1-P4150300-1.jpg

Những mũi tên gắn với dải lụa màu, không thấy ở đâu khác ngoài Labrang này.


1-P4150295-1.jpg



1-P4150294-1.jpg

Những tranh tường, Mandala,… tổng thể thì giống nhưng chi tiết lại mang nét lạ.


Labrang, Xiahe nằm trong tỉnh lớn Cam Túc, mà phía Bắc giáp với Nội Mông và cả Mông Cổ. Tần Vương Thủy Hoàng, người đầu tiên thống nhất Trung Nguyên xuất thân từ vùng Thiên Thủy, phía Đông Nam tỉnh (nơi tôi cũng đã dừng chân trên cung đường này). Tuy vậy, thật sự Xiahe lại nằm trong đất Amdo của Thổ Phồn ngày trước. Phía tây bắc Xiahe, xa hơn nữa là vùng Tân Cương nhiều người Hồi… Do vậy, vùng Xiahe được xem là nơi giao thoa của 4 nền văn hóa: Tây Tạng, Mông Cổ, Hồi giáo Trung Hoa và Hán, dù nhóm dân đông nhất vẫn là người Tạng, đến 60%, còn lại 20% là người Hán, 20% là người Hồi. Người anh em Mông Cổ đã rời đi, tuy nhiên có thể thấy sự giao thoa về văn hóa của Tây Tạng và Mông Cổ ở đây. Một ví dụ điển hình mà tôi có thể nói vì trải nghiệm đó là những chiếc Chuyển Luân Xa hình lục giác gặp ở Hạ Hà / Xiahe và ở Mông Cổ thay vì những hình tròn như thường thấy ở Tây Tạng bây giờ, hay ngay cả ở Sikkim, Ladakh…


1-P4150286-1.jpg



1-P4150347-1.jpg



1-P4150283-1.jpg

Những hồng tự, bạch tự, những trướng che này thì không lẫn vào đâu những nét riêng của Tây Tạng



Sự giao thoa về văn hóa đa dạng đã đem lại cho Labrang những nét lạ, đẹp, tuy nhiên vẫn không bị phai mờ nét Tạng, như ở Kumbum đã bị ít nhiều.


(tbc.)
 
15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 7.

15.04 Về Tibet miền hạ, Labrang của Xiahe – 7.


Xiahe nằm gọn trong thung lũng hẹp, tạo bởi Long sơn và Phụng sơn và được nuôi dưỡng bởi dòng Đại Hà / Da Xia He (Còn gọi là Sangch / Sang Qu / Sang Chu). Dòng Đại Hà rồi sẽ theo dòng đổ vào sông lớn Hoàng Hà ra biển khơi. Chỉ còn núi rồng núi phụng ở lại. Nhìn theo.


2-P4150264-1.jpg

Trường học Phật giáo thơm ngát hương khói bách xù bên một góc núi Phụng.


2-P4150364-1.jpg

Từ bên Long Sơn nhìn về Phụng Sơn, lấp lánh chùa vàng Kongthang


2-P4150313-1.jpg



2-P4150326-1.jpg

Những ngôi chùa đẹp nằm bên dưới Long Sơn​


Chuyện xưa kể rằng, nơi đây ngày xưa là biển lớn không bờ không bến. Một ngày nọ, chim phụng vàng từ xa bay đến, mỏi mệt và khát, chim đã uống cạn cả biển nước hồi nào không hay. Đang ngủ ngon dưới biển sâu, một chú rồng giật mình tỉnh giấc khi thấy đại dương khô cạn, thần dân khóc than giãy giụa đành đạch... Thương tình chú rồng phun ra dòng nước, để cứu thần dân. Dòng nước đó là Đại Hà giang bây giờ. Xác thân khô cạn của chú biến thành núi rồng, rồi chim phụng cũng thương tình ở lại. Nên bây giờ mới có Long Sơn, Phụng Sơn và dòng Đại Hà lờ lững.


2-P4150371-1.jpg

Nhìn Phụng Sơn qua mái vàng lấp lánh của Đại Kim Ngõa Điện.


2-P4150303-1.jpg

Các am nhỏ để các vị sư thiền định trên sườn khô cỏ vàng của Long Sơn.​


Chim phụng, rồng bay đâu tôi không thấy, chỉ thấy nơi đây rất nhiều đại bàng kiêu hãnh lượn lờ trên trời cao. Chắc những cánh chim tự do phóng khoáng này đã luôn là niềm tự hào và gợi niềm mơ ước của những người dân Xiahe.


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,951
Members
192,318
Latest member
diendandientu
Back
Top