What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
11.04.2011 Lộng lẫy động xưa Mạc Cao, ngân nga Minh Sa gió hát – 13.

11.04.2011 Lộng lẫy động xưa Mạc Cao, ngân nga Minh Sa gió hát – 13.



Không men theo hàng rào ven sa mạc nữa, tôi đi thẳng vào làng luôn. Lúc đầu chỉ vì lười. Vì đường ven sa mạc cát lún khó đi, còn đường làng dễ đi. Sau mới thấy lạ, ở Minh Sa mặt trời đã qua bên kia đồi, che khuất cả bên này đồi cát, nhưng tiến sâu vào trong làng thấy vẫn còn nắng. Té ra, những triền cát cao hơn 250m của Minh Sa đã che những triền cát bên dưới chân nó, chứ bóng núi vẫn chưa phủ được xuống làng. Thế là tôi tiếp tục lơn tơn đi ngắm, chụp hình những vườn đào trong chiều muộn. Khác với đào tơ ở triền cát ven Minh Sa, ở trong làng có những cội đào to cỡ vòng tay của một nhóc 10-12 tuổi, chứng tỏ vườn đào này đã có từ rất lâu lắm rồi.


P4110414-1.jpg



P4110433-1.jpg



P4110429-1.jpg

Những con đường đào hồng, rơm vàng, trời xanh, mây trắng ven sa mạc Minh Sa​



Đang lơn tơn giữa đường hồng làng xuân, chợt tôi nghe tiếng leng keng leng keng. Và rồi tôi thấy những cô gái, chàng trai trên xe đạp hay xe gắn máy dắt những chú lạc đà chạy túc tắc trên đường làng. Té ra ngôi làng này là nơi cung cấp dịch vụ lạc đà cho khách du lịch ở Minh Sa. Giờ, mặt trời đi ngủ, các cô chú cũng xong nhiệm vụ cho một ngày nên cũng đang được chủ đưa về “nhà”, nghỉ ngơi chờ một ngày mai lại cày cuốc.


P4110422-1.jpg


P4110438-1.jpg

Lạc đà giữa đường đào hồng


P4110427-1.jpg

Ê, xê ra cha nội, sao chắn đường tụi tui!


Đang “buồn sầu” vì không có tấm hình “kinh điển” chụp đoàn lạc đà trên Minh Sa vì đi vào bằng cổng phụ, giờ tôi sung sướng với cảnh những đoàn lạc đà chạy giữa những con đường hồng rực hoa đào – cảnh còn khó thấy hơn cảnh đoàn lạc đà đên sa mạc!!! Tuy nhiên cũng hơi khó chụp, vì các chú đang túc tắc chạy chứ không phải đủng đỉnh đi. Đường làng nhỏ, mà các cô chú còn chạy phía sau một chiếc xe của chủ nữa nên đứng góc nào chụp cũng bị vướng hình chủ nhân của các chú. Loay hoay đứng nép vào hàng rào thì chụp chỉ được vài chú ngang bè, to đùng, mất đầu, mất đuôi… nên vừa lơn tơn đi, vừa canh chụp hình, đến lúc ra bến xe bus thì những tia nắng cuối cùng cũng sắp chia tay Minh Sa.


P4110444-1.jpg

Chia tay Minh Sa chiều muộn.


Tôi cũng chia tay Minh Sa, chia tay chút nắng vàng cuối cùng trên sa mạc vàng, tôi về lại Dunhuang.

(tbc.)
 
11.04.2011 Lộng lẫy động xưa Mạc Cao, ngân nga Minh Sa gió hát – 14.

11.04.2011 Lộng lẫy động xưa Mạc Cao, ngân nga Minh Sa gió hát – 14.


Trước khi chia tay Dunhuang, thiết nghĩ cũng có vài dòng về thành phố này, đã “cưu mang” tôi những ngày lang thang nơi đây. Cứ mải mê nào Ngọc Môn Quan, Dương Quan, Mạc Cao, Minh Sa,… mà không nói về Dunhuang thì quả cũng hơi bất công.


Ngoài một điểm hơi lạ là thành phố du lịch nổi tiếng thế giới nhưng số người biết nói tiếng Anh ở đây rất ít, Dunhuang có nhiều ưu điểm mà các thành phố du lịch khác của TQ không có.


P4090020-2.jpg

Tượng Apsara duyên dáng ngay trung tâm Dunhuang.


P4090028-1.jpg

Đường phố Dunhuang


P4090039-1.jpg

Một con “phố đèn đỏ” Dunhuang.


Thứ nhất là những bảng chỉ dẫn tên đường bằng tiếng Anh rất nhiều, nên bạn rất dễ dàng kiếm đường đi đâu đó. Thứ nữa là thông tin về các tuyến du lịch & các phương tiện công cộng đến đó cũng rõ ràng ở các KS, nhà nghỉ, các tour du lịch (dù bạn chỉ vào đó để hỏi thăm chứ không mua). Thứ nữa là dân tình còn hiền lành, thiệt thà, VD như tôi và ku người Pháp hỏi đường, được tài xế taxi chở đến Youth Hostel chỉ mất 5Y/2 đứa, mà tôi hào phóng (!) chi 3Y, còn thằng ku kia cứ nói mãi là tao còn nợ mày (!). Khi đón bus đi Mogao (đã đổi chỗ so với LP) cũng được hướng dẫn nhiệt tình, dù tiếng Anh không biết. Cảnh sát cũng hiền lành. Tôi có đến Công An Dunhuang để hỏi thăm việc gia hạn visa thì được tiếp đón nồng nhiệt và sẵn sàng làm cho tôi, nhưng vì visa tôi còn nhiều hơn 7 ngày nên mấy em hẹn tôi mấy bữa sau quay lại (chỉ làm gia hạn visa 7 ngày trước khi visa hết hạn), trong khi đó khi tôi đến thành phố khác để làm việc này thì bị hỏi đủ thứ giấy tờ mà rất khó làm nếu không chuẩn bị trước từ quê nhà.


Thứ nữa là dịch vụ đa dạng. Có chợ ngày, chợ đêm, chợ ẩm thực, chợ lưu niệm. Mấy chợ kia tôi không biết chứ chợ ẩm thực & “chợ bia” thì bán đúng giá. Giá mỗi phần ăn chỉ từ 6-8-10Y, cái giá mà bạn khó tìm thấy ở các thị trấn quê bình thường chứ chưa nói đến các khu du lịch nổi/tai tiếng xứ Việt, mà họ nấu rất dễ ăn chứ không nhiều dầu mỡ như các nơi khác. Khách sạn, nhà nghỉ ê hề, giá phải chăng, tôi ở cái YH đó chỉ 25Y/đêm, nhà tắm nóng lạnh đầy đủ sạch sẽ…


P4090027-1.jpg

Sắc màu ẩm thực Dunhuang


P4100241-1.jpg


P4110308-1.jpg

Ẩm thực Dunhuang, đâu chỉ 8-10Y/phần


Đường phố sạch sẽ, hơi lòe loẹt đèn màu xanh đỏ, nhưng chả trách họ được vì đây thuộc phạm trù “quan điểm”! Có điều chỉ lội bộ dăm phút ra ngoại vi bạn sẽ thấy những con đường quê đơn sơ đẹp… Khắp nơi trong phố bạn sẽ thấy các pho tượng các nàng Phi Thiên/Apsara duyên dáng, biểu tượng của Dunhuang. Các bạn nào thích quà lưu niệm thì sẽ dễ bị hoa mắt chóng mặt ở đây.


Đến Dunhuang, tôi còn một điều hơi tiếc! Ở đây chưa có bia Dunhuang hay Mogao hay Đẳng Hà, hay bia Tiên Nữ… mà chỉ có bia Hoàng Hà/Huang He. Thôi thì giữa sa mạc cằn khô này nhâm nhi Hoàng Hà, mơ về Hoàng Hà cũng hay hay.


P4090023-1.jpg

Một chiều ở sa mạc Dunhuang với bia Hoàng Hà.


Nên tôi đi, chia tay Dunhuang rồi, đến những miền đất khác, mỗi khi cầm ly Hoàng Hà, tôi lại mỉm cười nhớ những ngày hạnh phúc thong dong Dunhuang.
 
12.04 Đường lên Thanh Hải – 1.

12.04 Đường lên Thanh Hải – 1.



Đi đâu sau Dunhuang là câu hỏi được đặt ra từ những ngày tôi ở Gia Dụ Quan. Tôi bị áp lực về thời gian nếu chọn cung đường tôi dự tính từ đầu, vì cái tật la cà mãi không bỏ được. Đó là lý do tôi đến CA Dunhuang xin gia hạn visa dù vẫn chưa tới ngày để xin gia hạn, 7 ngày trước khi hết hạn. Ku người Pháp rủ tôi đi Thổ Lỗ Phồn/Turpan, nghĩa là đi tiếp Con đường tơ lụa, tôi cũng muốn đi. Bạn trẻ TQ cùng đi chung Yadan, Ngọc Môn Quan thì xúi tôi đi Ô Lỗ Mục Tề/Urumqi vì bạn vừa từ đó đến Dunhuang, khoe với tôi những tấm hình tháng 4 mùa xuân tuyết trắng xóa, ngập đến đầu gối chụp ở đó. Tôi cũng muốn đi luôn, sau khi đi Turpan. Bạn khác thì khoe bla bla bla… tôi cũng muốn đi luôn :T. Do đó tôi mới mò lên CA Dunhuang xin gia hạn visa, nhưng cuối cùng không gia hạn được tôi đành quay lại tính theo cách của mình vậy!



Nói nào ngay, ý muốn đi Turpan hay Urumqi cũng chỉ vì tôi quá ham hố, chứ tôi đã đi 2 nơi này rồi, nhất là tôi ghé đi ghé lại Urumqi mấy lần, thời gian lưu trú ở đó cộng lại cũng gần 2 tuần. Còn Turpan, dù đến đó rồi nhưng tôi lại chưa đi trên Con đường tơ lụa từ Dunhuang đến đó, nên lại sân si. Nhưng giấy tờ không xong, tôi phải tính lại, có nên đi Cáp Nhĩ Tân, Liêu Ninh như ý định ban đầu hay đổi ý.


Rồi tôi đổi ý (!),chuyển hướng đi. Chẳng hiểu sao những ngày lang thang sa mạc miền Cam Túc này tôi lại nhớ miền đất của các chư thiên. Nên tôi hướng về Tây Tạng, theo một con đường khác những con đường tôi đã từng đi, hoặc từng đi mà không đến được Lasha - đường Thanh Hải/Qinghai, Xining, Golmud.



P4120447-1.jpg

Đường lên Thanh Hải, lúc 12.46pm, giữa trời mây xám mịt mù, dù Dunhuang mới vừa xa (xe đi lúc trưa) nắng rực rỡ…


P4120453-1.jpg

…lúc 1.49pm, con đường chạy ven sông băng…


P4120459-1.jpg

…lúc 3.36pm, chạy vào miền nắng nắng trong trời xanh màu lạ lùng, màu xanh đặc trưng cao nguyên Thanh Tạng!


Chẳng biết Tây Ninh, Tây Tạng còn bao xa, bao lâu… chỉ sau gần 4g lên xe, tôi đã bị “sốc” khi từ Dunhuang trời xanh mây trắng nắng trong thì con đường lên Thanh Hải thời tiết thay đổi xoành xoạch, chẳng biết đâu mà lần!



(tbc.)
 
12.04 Đường lên Thanh Hải – 2.

12.04 Đường lên Thanh Hải – 2.


Dunhuang không có xe lửa đi thẳng đến Thanh Hải, muốn đi phải trung chuyển ở Lan Châu. Vé chưa chắc đã dễ mua vì mùa này khách đông, thằng ku Pháp trầy trật mới mua được vé đi Turpan, mà đến 2 ngày sau mới đi được. Vả lại đi xe lửa thì phải bus đến ga khá xa Dunhuang, 12km, nên tôi lười. Thấy vé bus giường nằm đến Thanh Hải cũng phải chăng (rẻ hơn xe lửa nhiều) nên tôi quyết định đi bus. Rồi phân vân tiếp, từ Dunhuang sẽ đi thành phố nào của Qinghai, Golmud hay Xining?


P4120468-1.jpg

Bầu trời xanh cao nguyên Thanh Tạng đã rất gần.


Từ Dunhuang đi Golmud gần hơn, mất 15g, trong khi đó đi Xining mất đến 20g. Golmud lại gần Lasha hơn, tàu từ Beijing, Lanzhou, Xining đi Lasha đều phải qua Golmud. Nhưng Golmud lại là phố mới, không có các điểm du lịch cũng như khu du lịch balo, mà ý đồ “tiến về Lasha” của tôi chỉ có thể thực thi được với sự hỗ trợ của các bạn chủ các hostel chuyên nghiệp ở các khu balo, cũng như đồng bọn (nếu có) ở đó. Nên suy đi nghĩ lại, tôi chọn đi Xining, chuyến xe 12.30g, mất 208Y, để đến Xining vào sáng sớm hôm sau, tiết kiệm được 1 đêm nhà nghỉ trên xe!


P4120471-1.jpg

Thênh thang đất trời Thanh Tạng.


Hành trình 20g từ Dunhuang lên Thanh Hải quả là một hành trình nhớ đời. Giờ tôi vẫn còn nhớ con đường thênh thang lên cao nguyên Thanh Tạng chiều xuân khoáng đãng đó. Dường như lúc vừa rời khỏi Dunhuang, con đường đi vào một vùng tiểu khí hậu nào đó nên thời tiết thay đổi xoành xoạch nhanh lạ kỳ. Nhưng sau khi rời Dunhuang khoảng 4g, con đường đi vào miền trời đất trong veo, có màu xanh mênh mông của bầu trời cao nguyên, trắng lạ kỳ của những dãy núi hoa cương, xanh sẫm pha vàng úa của những bụi cỏ nhỏ nhoi trên đất trắng,… Xa xa, những dãy núi tuyết phủ trắng xen lẫn với núi nâu, pha thêm chút hồng của hoàng hôn làm con đường vắng thênh thang, hun hút chạy, cứ như đi lên miền cổ tích nào vậy. Đã vậy, bên ngoài trời lạnh vô cùng, mỗi lần xe dừng cho tài xế nghỉ hoặc khách đi vệ sinh, nhảy vội xuống xe chụp mấy tấm hình là tôi phải vọt lẹ lên xe. Mới ngày hôm qua còn lang thang mùa xuân đào hồng rực rỡ ven sa mạc tôi có ngờ lại lạc vào mùa xuân lạnh này đâu. Ai có ngờ những cung bậc mùa xuân miền tây bắc đất Trung Nguyên này nhiều đến vậy!


P4120472-1.jpg

Chiều…


P4120476-1.jpg

…và chiều hơn trên con đường lên Thanh Hải.


Một chiều lạnh cóng, một đêm buốt giá, một chuyến xe lọc cọc hầu như độc hành trên con đường từ Cam Túc lên Thanh Tạng cuối cùng cũng quăng kẻ lãng du xật xà xật xừ xuống bến xe chao chát Tây Ninh một buổi sáng xuân lạnh lùng.
 
13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 1.

13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 1.


Nói nào ngay, tôi lên Tây Ninh, Thanh Hải trong đầu dự tính “những” 3 cung đường sẽ đi tiếp. Không phải tôi tham lam mà tôi biết rất khó để đi được, dù chỉ 1 trong 3 cung đường đó. Mà sau này, tôi mới biết mình đã may mắn khi đi được 1 trong 3 cung đường này để về xứ Việt.


Cung thứ nhất là tôi tính lên Tây Tạng theo các tour ở Xining, mà giang hồ đồn là dễ đi “lậu” với những người Châu Á không phải Trung Quốc. Tôi đến đây gặp một cô bé người Singapore cũng đang tính đi lậu lên Tây Tạng theo nhóm bạn. Điều khác với tôi là cô bé đó rành tiếng Hoa & có nhóm bạn TQ đi chung. Còn tôi cả 2 thứ đều không có.


Cung thứ 2 là tôi tính từ Tây Ninh về Yushu, rồi từ đây theo cung đường Tây Bắc Sichuan, ngang Dzongchen, Manigango,.. rồi đến Kangdinh trước khi về Thành Đô.


Cung thứ 3 là từ Tây Ninh về Xiahe, Langmusi,… rồi theo cung Amdo về Thành Đô.


Nói chung là cũng đọc gần nát LP về 3 chương Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên tôi mới lên được hòm hòm các cung đường, dù rất bó buộc về thời gian nếu như đến Tây Ninh tôi không xin gia hạn được visa.


Nhưng, ở đời muôn sự chữ duyên!

-------------------------------------


Đến bến xe Tây Ninh, tôi gọi điện đến Sunshine Pagoda International YH, biết được số của tuyến xe bus sẽ đi ngang qua đó, chờ một hồi nhảy lên xe, đi quá mấy trạm, lại lóc cóc cuốc bộ quay lại. Sở dĩ tôi chọn YH này dù ở đó đắt hơn Lete YH (30Y Vs 20Y) vì vị trí ngay trung tâm, kế bên đồn Công An Tây Ninh (cho nó an toàn!) & gần 2 cái chợ đêm, ẩm thực & hàng xôn, để tôi có thể lê la bia bọt rượu chè lúc đêm về, thuận tiện xe cộ đi lại… Và tôi thấy ở Sunshine thật tiện, nhất là cô chủ lữ quán tuy không đẹp nhưng dễ thương, chân thật (nhất là thêm vụ mua vé xe giúp mà không lấy tiền dịch vụ!!!).


Ra Công An Tây Ninh hỏi thăm việc gia hạn visa. Mọi việc đều dễ dàng, chỉ trừ một thứ, bạn phải có giấy tờ hoặc tiền mặt chứng minh mình có đủ 3.000$US (để bảo đảm rằng mỗi ngày ở TQ bạn có 100$ để xài). Tôi xài thẻ, không có tiền mặt, lại không đăng ký sử dụng dịch vụ gì gì đó (tôi biết là có dịch vụ đó) để có thể lên mạng in số dư/báo cáo tài khoản của mình nên đành giã từ ý định gia hạn visa tiếp tục rong chơi nữa. Thôi thì có nhiêu ngày xài nhiêu vậy.


Buồn đâu mươi phút, tôi ra đường đón xe bus, rồi shared-taxi đi Kumbum, giữa lúc đã trưa nhưng trời Tây Ninh vẫn còn xám mây.


P4130585-1.jpg



P4130480-1.jpg

Những vòng Kora & Tam bộ Nhất bái, theo phương thức Ngũ thể Nhập địa của người Tạng
ở Như Lai Bát Tháp, Tháp Nhĩ Tự, Tây Ninh, Thanh Hải.​


(tbc.)
 
13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 2.

13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 2.


Tây Ninh/Xining nghe y như Tây Ninh kế bên Sài Gòn quá há! Là thủ phủ của tỉnh Thanh Hải, rộng thứ 4 đất Trung Nguyên, cả Tây Ninh & Thanh Hải ít được nhắc đến trong các cung đường du lịch, nhưng khi đến đây, mới thấy mình bé cái lầm!


Cao nguyên Thanh Tạng là nơi bắt nguồn 2 con sông dài nhất Trung Quốc Trường Giang, Hoàng Hà, cũng như của một con sông dài thứ 12 trên thế giới chảy qua 6 quốc gia lớn bé Lancang/Lan Thương/Megaung Myit/Maenam Khong/Mekong/Tonle Thom/Cửu Long. Ngày xa xưa, miền đất này thuộc về vương triều Thổ Phồn/Tibet, mãi cho đến thời gần đây, miền đất này mới xem như thuộc về Trung Nguyên.


P4130593-1.jpg



P4130586-1.jpg

Cổng vào Kumbum


Đất rộng người thưa, Thanh Hải/Qinghai ít có những di tích lịch sử. Nhưng miền đất này lại có những điều kỳ bí khác. Không chỉ là quê hương của vị tổ sư Tông Khách Ba nổi tiếng, đây cũng là nơi người ta tìm thấy một cậu bé có khả năng đặc biệt khi biết về chuyện từng xảy ra trong kiếp trước, đó chính là vị Đạt La Lạt Ma 14 hiện nay.


P4130521-1.jpg

Gõ cánh cửa này, qua cánh cửa này, bạn có gặp lại Tây Tạng?


Do vậy, với nhiều người Tạng, cũng như người mến mộ Tây Tạng và những thứ liên quan, Thanh Hải là miền đất thiêng cần được chiêm bái.


P4130486-1.jpg



P4130539-1.jpg

Bên trong các ngôi chùa của tu viện Kumbum…


P4130573-1.jpg

…và bên trên các ngôi chùa của Kumbum


Tháp Nhĩ Tự / Ta’er Si / Tu viện Kumbum, 1 trong 6 tu viện Phật giáo Mật tông quan trọng nhất Trung Nguyên, được xây dựng trên mảnh đất tổ sư Tông Khách Ba ra đời cũng là một điểm “nhất định phải đến” của những Phật tử, tu tại chùa hay tại gia.


Tôi đã ghé Ganden, Sera, Drepung ở Lhasa, Tashilhunpo ở Shigatse, chỉ còn Kumbum này & Labrang ở Xiahe là chưa viếng. Nên nhất định kỳ này tôi phải đi – và giờ, tôi đã đến đây, Kumbum.


(tbc.)
 
13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 3.

13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 3.


Tuy đã nhuốm màu Trung Thổ qua những ngôi chùa thêm nhiều sắc màu, đường nét rườm rà so với những ngôi chùa, tu viện làm bằng đất và rễ cây mộc mạc, được tôn thêm duyên bởi những khung cửa sổ đẹp rực rỡ Tây Tạng, những ngôi chùa trong Kumbum vẫn dễ nhận ra phong cách Mật tông của nó. Những ngôi chùa vẫn đẹp, vẫn rờ rỡ một ngày xuân mưa xám mây miền cao nguyên Thanh Hải.


P4130525-1.jpg



P4130524-1.jpg



P4130508-1.jpg



P4130511-1.jpg

Dù sắc màu đã thêm, tôi vẫn yêu những đường nét Tạng còn vương vương đâu đây.


Nhưng, tôi vẫn cảm thấy sự lạc lõng, của tôi, của những người dân Tạng hiền lành nhẫn nhục, của những vị sư người Tạng khắc khổ,.. nơi Kumbum này. Nơi mà chính quyền Trung Quốc cho xây những căn nhà đặc sệt nét “chung cư Tàu” quanh đây, những vị tu sĩ cán bộ béo tốt phương phi đủng đỉnh dạo bước với vẻ quyền uy, những người Hán nhiều tiền lắm của xênh xang,… đã áp lên nơi đây bầu không khí nằng nặng.


P4130513-1.jpg



P4130504-1.jpg



P4130505-1.jpg

Nhưng tôi yêu những gì xưa cũ này hơn.


Để những người dân Tạng gầy gò nhem nhuốc vì tam bộ nhất bái, vì đường xa vạn dặm,... từ xa xôi càng thêm lạc lõng.


Và tôi cũng lạc lõng.

(tbc.)
 
13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 4.

13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 4.


Nên tôi đi lên đồi cao.


P4130574-1.jpg

Bỏ lại những vàng son lấp lánh, tôi theo các chú tiểu lên đồi cao…


P4130502-1.jpg

…nhìn xuống Kumbum, để thấy lòng yên hơn.


Theo chân các chú tiểu ríu rít cắp sách đến lớp, tôi đi lên đồi cao, ngày xuân mưa xám miền Thanh Hải. Bóng áo đỏ tươi rói, những tiếng cười giòn tan vô tư lự của các chú tiểu bé, dáng gầy cao khắc khổ của những vị sư già, với những nét riêng không thể lẫn vào đâu của người Tạng… đưa tôi về một Kumbum khác. Kumbum của những ngày xưa cũ.


Được xây dựng vào năm 1.560, cụm tu viện Ta’er Si / Tháp Nhĩ Tự này còn có tên là Kumbum, vì trong ngôi chùa có đến 100.000 pho tượng Phật lúc bấy giờ (Kumbum là tiếng Tạng, có nghĩa là "One hundred thousand holy images"). Bạn cũng nhớ đừng nhầm lẫn với một ngôi chùa Kumbum khác ở miền Gyantse, Tibet nhé. Ngôi chùa Kumbum đó được xây dựng năm 1427 và cũng là một báu vật của Tibet, một điểm đến không thể thiếu trên các cung đường du lịch trên miền đất các chư thiên này.


P4130518-1.jpg


P4130516-1.jpg

Pho tượng ngài Tsong Khapa trong gian chùa nhỏ mang tên ông.


Kumbum miền Thanh Hải này được xây dựng trên mảnh đất mà mẹ của Tsong Khapa / Tông Khách Ba, tổ sư của nhánh Hoàng Mạo / Yelukpa Sect, đã hạ sinh người. Rất nhiều vị Dalai Lama đã thăm viếng cũng như tu tập trong tu viện mà thưở nào có đến 3.500 tăng sĩ. Giờ chỉ còn khoảng vài trăm, nên giữa những điện chùa tu sửa sáng mới lấp lánh, tôi tọc mạch đi đây đó vẫn thấy những ngôi chùa, căn điện, gian nhà hoang phế. Vị Dalai Lama thứ 4, Yonten Gyatso đã ghé lại năm 1.603 trên đường về đất thiêng Lasha. Vị Dalai Lama thứ 7, Kelsang Gyatso cũng từng cư ngụ nơi đây trước khi về Lasha. Vị Dalai Lama 13, Thubten Gyatso cũng đã thăm viếng tu viện này nhiều lần.


P6190384-1.jpg

Giới thiệu với các bạn tu viện Kumbum ở Gyantse, Tibet dưới những bóng mây mùa hè. Góc chụp này ít thấy qua các chia sẻ của các bạn đi Tibet, vì phải đi lên Pháo đài Gyantse bằng đường bộ khá dốc chứ không phải đi xe, như mọi người thường đi.



Đức Dalai Lama 14 hiện nay sinh ra trong ngôi làng Tasker, cách Kumbum chỉ 65km. Khi cậu bé Tenzin Gyatso được tìm thấy, với khả năng kể những câu chuyện kiếp trước, cậu được đưa đến Kumbum, tu tập ở đây 18 tháng trước khi về Lasha. Một điều thấy ấm lòng hơn ở các tu viện trong miền Tibet bị cấm không treo hình của ngài, thì ở đây, các bức hình được treo công khai. Có lẽ vì ngôi chùa này nằm trên đất Trung Thổ, dễ quản lý hơn chăng?.


(tbc.)
 
13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 5.

13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 5.


Tu viện Kumbum gồm nhiều kiến trúc nằm rải rác chứ không co cụm lại. Ngoài Như Ý Bát Tháp, các di tích nổi tiếng ở Kumbum là: Đại Kim Ngõa Điện Great Hall of the Golden Roof (Da jinwa si), Tiểu Kim Ngõa Điện Lesser Hall of the Golden Roof (Xiao jinwa si), Đại Kinh Đường Great Hall of Meditation (Da xingtang), Đại Lạp đường The Hall of Butter Sculptures (Suyou hua tang), Thái Bình tháp Peace Pagoda (Taiping tai), Bồ Đề tháp Buddha Pagoda (Puti ta), Quá Môn tháp,…. Một điều làm tôi thấy bất nhẫn là vì những ngôi chùa nằm rải rác nên trước những cửa chùa là những vị sư ngồi soát vé. Một điều nên được giao cho những người làm công quả hoặc dễ có những cách khác để kiểm soát hơn là làm như vậy.


P4130491-1.jpg



P4130495-1.jpg

Những chiếc ghế trước cửa chùa.


P4130489-1.jpg

Và không chỉ ở Việt Nam mới có chuyện “bắt giam hòn đá”!


Ở Kumbum, cấm chụp hình ở bên trong tất cả các chùa, nhưng sự kiểm soát lỏng lẻo hơn ở các tu viện Tibet nhiều. Do vậy, nếu đừng có vênh váo quá đáng với súng to ống dài, bạn sẽ dễ dàng chụp hình, dù rằng chụp bằng máy cùi trong điều kiện không sử dụng đèn flash trong nội thất các ngôi chùa vốn âm u thường không đươc nét.


P4130490-1.jpg

Một ngôi chùa vắng giữa xuân xám hao gầy.


P4130492-1.jpg

Bên trong một ngôi chùa.


Giới thiệu đến một trong những tác phẩm làm từ bơ yak đã hơn 600 năm tuổi (thông tin từ tấm bảng viết tay, bằng tiếng Anh & tiếng Tạng bị bỏ trong một xó chùa) ở Đại Lạp đường nhé. Ngạc nhiên làm sao, hình chụp bằng máy cùi bắp, trong ánh sáng lờ mờ, qua một lớp kính lóe sáng, vẫn thấy những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc 600 năm tuổi tinh xảo vẫn đẹp rạng ngời, lộng lẫy.


P4130529-1.jpg



P4130536-1.jpg

Những tác phẩm bằng bơ yak đã 600 năm tuổi, đến từ Tibet.


(tbc.)
 
13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 6.

13.04 Lạc lõng giữa Kumbum – 6.


Đại Lạp Đường, với những tác phẩm bằng bơ yak tinh xảo, là một trong Tam Tuyệt của Kumbum. Còn Đại Kim Ngõa Điện thì thu hút du khách bởi chiếc mái (ngày xưa) làm từ 1.600 lượng vàng của nó, dù rằng gian điện này được xây dựng theo kiến trúc Hán chứ không phải Tạng. Nhưng, dâu bể thời gian, Cách Mạng Văn Hóa,…. giờ không biết còn bao nhiêu gr vàng trên chiếc mái lấp lánh của Đại Kim Ngõa Điện….


P4130552-1.jpg

Tara Hall


Đến với Kumbum, sau khi đã “chịu đựng”, “chấp nhận”… cảm thấy bớt lạc lõng, du khách nhiều thời gian sẽ tìm thấy những nét lạ của cụm tu viện này, sự phối ngẫu vô tình hoặc cố ý của kiến trúc chùa chiền Tạng – Hán.


P4130576-1.jpg

Tương phản màu sắc.


Tây Ninh thành có từ thời nhà Hán trước CN. Cái tên Tây Ninh / Xining, “Miền tây Thái bình” đã có 1.000 năm tuổi, từ thời nhà Tống lấy lại từ tay người Thổ Phồn, năm 1104. Dù sao đi nữa, Tây Ninh cũng đã có một nên văn hóa hơn 2.000 năm, là một trung tâm thương mại sầm uất, trên một nhánh rẽ nhỏ của Con đường tơ lụa ngang qua hành lang Hà Tây. Còn Tibet, Thổ Phồn thì bắt đầu hùng mạnh từ TK 7-8, để rồi lụi tàn dần sau đó. Do vậy, cũng không lạ lẫm gì khi có sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa này.


P4130565-1.jpg

Hầu như không tìm thấy nét Tạng nơi ngôi chùa nhiều màu sắc này


P4130566-1.jpg



P4130545-1.jpg

Yêu màu đất mộc mạc.


P4130571-1.jpg

Yêu những màu áo đỏ.


Tuy nhiên, tôi vẫn thích những ngôi chùa bằng đất, nhưng vẫn không kém duyên nhờ vào những khung cửa sổ tinh xảo nhiều màu sắc nhưng không chói lói hơn là những kiến trúc Hán tộc màu sắc hơi lòe loẹt.


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,324
Latest member
u888ai
Back
Top