What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
Cách viết bài rất hay, nhẹ nhàng, nhiều suy tư.
Keep moving bpk...
 
Last edited by a moderator:
Đường về Trùng Khánh

Đường về Trùng Khánh



Trùng Khánh, tên cũ là Chungkinh, tên mới Chongqing có nghĩa là Double Happiness (Song Hỷ), một cái tên nói lên ước vọng của những người dân ở miền đất có quá nhiều những tang thương dâu bể trong vài thế kỷ vừa qua, và đặc biệt trong những năm 40 thế kỷ trước.



Thời còn thuộc về Tứ Xuyên, Chungkinh là miền đất giao tranh đẫm máu của nhà Minh với quân nổi loạn và cả của đoàn quân hùng mạnh Mãn Châu từ phương Bắc. Bao nhiêu phận người đã ngã xuống, máu đã nhuộm đỏ miền đất hoang tàn sau chiến tranh đến nỗi nhà Thanh đã yêu cầu những cuộc di dân từ miền Lưỡng Quảng, Nhị Hồ… đến đây. Sự pha trộn giữa nhiều sắc dân, của nhiều nền văn hóa đã đem lại sức sống mới cho một Trùng Khánh hoa lệ thời bấy giờ.



P3310571-1.jpg



P3310549-1.jpg

Những người cộng sản đã nằm xuống năm 49 ở Trùng Khánh – sao trông họ đẹp và buồn quá vậy?​



Rồi đến cuộc chiến Trung Nhật, WW II, Trùng Khánh trở thành thủ đô của chính quyền Quốc Dân Đảng lâm thời. Máu lại một lần nữa tưới đỏ miền đất này. Rồi đến những ngày năm 49, máu của những người cộng sản lại một lần nữa nhuộm hồng,… cho một Trung Hoa thống nhất.


P3310678-1.jpg



P3310663-1.jpg

Sheraton lộng lẫy đến kinh ngạc bên bờ sông dữ Trường Giang.



Sau bao tang thương, Trùng Khánh giờ đã khác. Tách ra khỏi Tứ Xuyên để trở thành khu Hành chánh trực thuộc Trung ương Trùng Khánh, tiền của, nhân lực… đã được đổ dồn về miền đất này, song hành cùng chính sách Tây Tiến của nhà cầm quyền Hoa lục. Thành phố đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trùng Khánh bây giờ là những đường phố hoa lệ, những con đường 4 – 5 tầng, những tòa nhà chọc trời mọc lên kiêu ngạo một cách đáng ngờ ngay bên bờ dòng Dương Tử giang cuồn cuộn.


P3290331-1.jpg

Trường Giang đêm về….


Có còn gì không một Trùng Khánh của ngày xưa, một Trùng Khánh của những quá khứ hào hùng, của những di tích lịch sử, của những giá trị văn hóa xưa cũ giờ mọi người lại đang quay lại kiếm tìm...


***
 
Đường về Trùng Khánh

Đường về Trùng Khánh



***



Những ngày xuân này, Trùng Khánh mưa bay mờ.



Thành phố cao nguyên, “Mountain City” – một tên thường gọi của Trùng Khánh, những ngày xuân mưa trời xám. Bối rối trước 1 thành phố thênh thang rộng, mênh mang biển người,… tôi vội vã lên nhiều những chuyến xe trong mưa mờ tìm về Dazu, nơi những triền núi đá đã được người xưa tạc những bức tượng từ thời nhà hơn ngàn năm trước.... Khu di tích lịch sử ít được biết đến này (!?) đã được Unesco đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới cùng với Vân Cương Thạch Động (Datong), Đôn Hoàng… Điều ngạc nhiên và rất mắc cỡ là tôi lại chưa nghe đến địa danh này, cho đến lúc tôi ngồi trên chuyến xe Quý Dương – Trùng Khánh!!!


P3300421-2.jpg



P3300375-1.jpg

Tượng khắc vào trong đá – Đức Phật nhập Niết Bàn (31mx5m)


Tôi đến Dazu khi đã gần 3 giờ chiều, nghĩa là tôi chỉ còn khoảng 90p để lang thang, nếu tôi không muốn ở lại đây đêm nay. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó với Dazu, tôi biết một lần nữa duyên may lại đến với mình.



P3300362-1.jpg

Đạo giáo


P3300414-1-1.jpg

Khổng giáo


P3300367-1.jpg

Phật giáo… - tất cả đều ở Dazu​



Đêm, tôi về bến Trường Giang đèn màu rực rỡ trong sương mưa, đã biết rằng một phần hồn tôi còn lang thang chưa về trên những tượng đá ngàn năm, những con đường hoa cải vàng như nắng xuân lạc loài, men theo những vách tường chùa đỏ thâm trầm, bạch đào trắng trong ngây thơ…


P3300427-2.jpg

P3300436-1.jpg

Xuân thì…​


Dazu, ngàn năm trước giờ này có đang là mùa xuân?
 
Cách "tường thuật" của bpk thật xúc động. Cảm thấy bị cuốn hút vào hành trình của bpk. Chúc cho những hành trình của nhà Phượt luôn thú vị như thế...
 
Đường về Trùng Khánh

Đường về Trùng Khánh



Dù mưa bay dài lê thê mỏi mòn, Trùng Khánh cũng có những lúc hửng sáng, dù mặt trời còn mãi yên giấc mộng lành sau đám mây xám dày. Chỉ chút hanh hao hừng sáng cũng đem lại cho Trùng Khánh, cho những di tích lịch sử, những đền xưa chùa mới, những con đường miên man anh đào đang rộ trong mưa lạnh… những nét duyên bên cạnh những đông đúc lấn chen bộn bề.

P3310459-1.jpg

Tòa nhà People Hall lộng lẫy của Trùng Khánh


P3310597-1.jpg

Người Trùng Khánh bây giờ

Bị tàn phá bởi nhiều nguyên nhân qua thời gian dài, đặc biệt là những trận bom kinh hoàng vào WWII, Trùng Khánh hầu như được xây mới. Nhưng đâu đó trong thành phố thênh thang, vẫn còn sót lại những góc xưa, chùa cũ… còn giữ chút bình yên vắng xa Trùng Khánh tấp nập phố đông ngoài kia.


P4010032-1.jpg


P4010028-1.jpg

Trong ngôi chùa Luohan hơn ngàn năm tuổi.



P3310503-1.jpg


P3310525-2.jpg

Ngôi chùa Huayan thanh thoát giữa Trùng Khánh hoa lệ



P3310590-1.jpg

Bên hội quán của những người di dân từ các miền về Trùng Khánh


Tất tả ngược xuôi trên chuyến chuyến xe bus kìn kịt người dài lê thê dằng dặc… tôi đã tìm về được một Trùng Khánh lắng đọng những ngày mùa xuân mưa bay.
 
Đường về Trùng Khánh

Đường về Trùng Khánh


Trong những điểm nhấn của Trung Quốc theo LP, Trùng Khánh được nhắc đến không vì di tích lịch sử Unesco Dazu, hay ngôi Hugang Guild lộng lẫy của những di dân Lưỡng Quảng, Nhị Hồ, ngôi chùa Luohan từ hơn ngàn năm trước… mà vì 2 điều rất ngộ. Lẩu Trùng Khánh nổi tiếng khắp Trung Quốc cũng như trên thế giới, mà lẩu Tứ Xuyên ở Thành Đô… cũng bắt nguồn từ đây. Dĩ nhiên là tôi phải “nghe lời LP, dù tôi chỉ đi một mình. Cũng không dễ dàng gì khi chiến đấu với 1 cái lẩu, theo đúng khẩu phần “ăn nhiều” của người Trung Quốc… nhưng hôm đó, đêm trước ngày chia tay Trùng Khánh, tôi đã có 1 đêm đáng nhớ. Tôi, kẻ ngây ngô, lóng ngóng, một mình với cái lẩu Trùng Khánh, nhưng với nhiều bia Trùng Khánh, và rất nhiều những sự chăm chút, tình cảm của những người Trùng Khánh….


P3310701-1.jpg

Trùng Khánh lẩu – tổng chi phí (có thêm một cơ số bia) chỉ 40Y (bằng 2 chai bia bên bờ Trường Giang thôi mà)!



Một điểm nhấn nữa được LP dành nguyên 1 chương là hành trình trên sông Trường giang (Dương Tử giang) xuôi về Hồ Bắc, đặc biệt ngang qua Tam Hiệp nổi tiếng.


Tôi không có tiền và thời gian cho những con tàu du lịch hoa lệ đi ít nhất 3 ngày 3 đêm đó. Nhưng điều quan trọng nhất là tôi không thể tưởng tượng tôi có thể ngồi bó gối trên con tàu suốt 3 ngày đêm trên con sông mùa này cạn lờ, nước lơ thơ chảy và đặc biệt sương mưa cứ mịt mờ. Tôi còn nhớ, hồi tôi đi trên tàu từ Pak Beng về Luang Prabang ở Lào. Chỉ 1 ngày trên sông mà tôi đã buồn chán đến cỡ nào. Nên tôi không cỡi sóng Trường Giang. Hẹn hôm nào có chúng bạn đi chung, may ra còn bù khú để qua những ngày dài chứ một thân một mình lận đận cỡ này thì…. Hẹn hôm nào!!!


P3310448-1.jpg



P3310663-1-1.jpg

Bay ngang qua dòng Dương Tử



Tôi không cỡi sóng xuôi Trường Giang được thì tôi bay ngang sông vậy. Thay vì tốn cả 1.000Y cho chuyến tàu dọc trên sông, tôi chỉ tốn 2Y cho cáp treo bay ngang qua sông! Sao bạn không lựa chọn phương án con nhà nghèo này. Bay ngang qua ngang lại con sông, không chỉ cảm nhận được 1 Trường Giang khác, một Trùng Khanh khác… tôi còn gặp những cảm giác khi qua bên kia sông – qua “bên nớ” như P.D, nơi những miền quê nghèo, dù chỉ cách trở 1 con sông, thường có nhiều những tấm chân tình chan hòa, và tôi đã gặp, đã nhớ…


P3310687-1.jpg

Chiều xuống mờ sương bên dòng Trường Giang



Tôi rời Trùng Khánh vội vã một chiều mưa bay trắng trời, nhưng tôi không biết mưa ngoài trời hay mưa trong lòng nhiều hơn…
 
Re: Đường về Trùng Khánh

Đạo diễn Vương Gia Vệ của điện ảnh Hương Cảng có phim Chungking express rất lãng mạn, mặc dù nội dung phim chả liên quan gì đến Trùng Khánh cả. Vai anh cảnh sát do Lương Triều Vĩ đóng, khi Lâm Thanh Hà nói đang để dành tiền để đi Cali xem nó nắng thế nào, và hỏi anh Lương là anh có thích đi không, thì ảnh biểu là ảnh chỉ thích ở một chỗ thôi!

Sửa lại cho đúng tên diễn viên :)
 
Last edited:
Re: Đường về Trùng Khánh

Cảm ơn bạn backpackervn rất nhiều vì những bài viết của bạn, những bài viết khiến người ta nhớ về những nơi đã đi qua và mơ về những nơi chưa được tới.

Đang hồi hộp theo dõi hành trình của bạn sau Trùng Khánh. Sẽ là Tây Tứ Xuyên với Khang Định - Hải Loa Câu - Daocheng Yading chăng? Sẽ là Hành lang Hà Tây với Lan Châu - Trương Dịch - Gia Dụ Quan - Đôn Hoàng chăng? Sẽ là cung đường thảo nguyên từ Thanh Hải qua Nam Cam Túc đến Bắc Tứ Xuyên, với những Rebkong (Tongren) - Labrang (Xiahe) - Langmusi - Hongyuan chăng? Thật khó đoán, nhưng chắc chắn cung đường bạn đi luôn độc đáo, ấn tượng và bạn sẽ chia sẻ với mọi người một cách đầy cảm xúc. Chúc bạn chân cứng đá mềm, thượng lộ bình an!
 
Chút lãng đãng cung đường mùa xuân non cao.

Chút lãng đãng cung đường mùa xuân non cao.



Đối với miền Nam nước Việt, mùa xuân là một cụm từ dường như hơi nhiều tính hoa mỹ.


Miền đất hồn hậu này, thường chỉ có những ngày xuân ngắn, những ngày nắng vẫn vàng nhưng nhẹ nhàng, trời xanh thênh thang, gió dìu dịu nhẹ,… thường đâu khoảng mươi hôm trước Tết và sau đó - những ngày xuân ngắn ngủi khi mai vàng rực rỡ đất trời soi bóng áo mới em thơ, má hồng thiếu nữ, mặt đỏ trai làng…


Miền đất này, chỉ có 2 mùa, mùa mưa và mùa nắng.


Mùa nắng, đương nhiên là nhiều nắng.


Mùa mưa, lại cũng có rất nhiều nắng. Trong mùa mưa, vẫn có nhiều ngày nắng giữa những ngày mưa. Những ngày mưa lại cũng có nhiều nắng, chỉ có những cơn mưa đâu đó vài giờ.


Mùa mưa, hay mùa nắng, những ngày chưa xuân… đôi lúc cũng có vài ngày nắng nhạt, trời mát, gió dịu nhẹ là lạ với đất miền Nam… Đó là những lúc lòng quặn đau vì bão đang về, đâu đó, ngoài kia xa thân…


Do vậy, thường khái niệm mùa xuân đối với phần lớn người Nam đất Việt có tính lý thuyết, sách vở…


***


Mùa xuân, những ngày còn nhỏ dại là niềm vui những ngày chờ Tết, chẳng biết là mùa xuân đổ thêm nhiều biết bao nhiêu là lo toan trên vai mẹ đã gầy càng thêm gầy.


Mùa xuân, thời còn thơ ngây chưa toan tính ngày ngày lên giảng đường là những dịp vui về quê gặp bạn cũ, để tạm quên những ngày lên lớp với cái bụng lép kẹp và trong tay chiếc muỗng gõ nhịp mong mau hết những giờ giảng chán ngắt của thầy cô.


Mùa xuân, của những ngày đi làm là những ngày bắt đầu công việc nặng nề cho cả một năm dài, cho chỉ tiêu, cho kế hoạch, cho thách thức, cho vị trí, cho hơn thua được kém… cho cơm áo gạo tiền...


Nên, bây giờ, mùa xuân là mùa tất bật, chẳng còn ai nghĩ đến việc rong chơi. Bạn cứ xem, trên nhiều các diễn đàn, mùa xuân thường chỉ là mùa bắt đầu tìm bạn cho những chuyến đi vào 30.4, 2.9… hay những chuyến đi biển xanh mùa hạ, núi cao mùa thu vàng…


Nên, lãng đãng đi với mùa xuân, chắc cũng là việc chẳng còn nhiều người nghĩ đến…


***


“Bao nhiêu mộng mơ đó đã tan theo một cơn gió… Thân ta giờ ngao ngán mong manh giòn khô rơm rác. Bao năm còn ngơ ngác, theo dòng đời tới lui. Cuộc đời quẩn quanh giành tranh chẳng qua một chớp mắt! Sẽ cho em hạnh phúc? Có không em? Sẽ cho ta bình yên? Vẫn đang xin!...” *



Nên mùa xuân tôi đi về non cao xứ lạ, tìm chút hương xa, mong niềm vui cũ… dù chẳng biết có còn không?


Đường rong ruổi chân tôi phiêu bạt như theo ý người. Dự tính đều thay đổi. Nhưng có hề gì. Khi con đường chỉ là con đường đi. Khi mùa xuân vẫn là mùa xuân. Dù mùa xuân nào. Dù mùa xuân nơi nao.


Mùa xuân non cao – không, những ngày gần như đã cuối mùa xuân này tôi đi sao tôi gặp không chỉ một mùa xuân?


***


Dò dẫm từ miền cao nguyên Vân Quý, nơi tôi như đã mãn nguyện với mùa xuân lạ bên nương cải vàng hừng hực dù nắng xuân ấm áp rải hay mưa xuân lạnh lùng bay… tôi thong dong đi. Tôi xem như tôi đã gặp những gì tôi cần tìm, tôi đã thấy mùa xuân non cao.


Nhưng! Tôi nào ngờ! Như tôi vẫn nào ngờ!


Miên man giữa những thành xưa quách cũ, lầu son gác tía, non cao núi cả… sau khi đã quên mùa xuân hạnh phúc tìm thấy… tôi không tìm nữa nhưng sao tôi lại gặp.


Tôi lại gặp mùa xuân?


Tôi không chỉ gặp lại mùa xuân. Tôi gặp lại xuân tươi nồng nàn, dù nương cải vàng mùa xuân hôm nao giờ chỉ còn trong miền ký ức. Mùa xuân bây giờ hồng nhẹ nhàng những con đường miên man hoa anh đào. Mùa xuân bây giờ non cao hoa đào điểm tô rực rỡ những triền núi cả. Mùa xuân bây giờ, bên chùa cũ, bích đào rực lên như lửa hồng ngày xuân xanh…


P4040014.jpg



P4030415-1.jpg

Xuân hồng


Một trưa xanh, lang thang giữa những thành quách cũ, chùa chiền xưa… tôi chẳng biết tự bao giờ nắng đã lên xanh, mây đã tan vèo, trưa đã nồng... Tôi lại thấy mình như đang trong hạ đỏ. Trên cao xanh ngăn ngắt không chút mây trắng điểm tô, chỉ có mặt trời rực rỡ giữa bầu trời xanh thanh cao mùa hạ đổ nắng vàng cho thành xưa thêm cũ, cho vàng xưa thêm duyên… giờ tôi đang chơi vơi chốn nào?


P4080848.jpg



P4080835.jpg

Hạ xanh​



Rồi hôm nao, màu trời đã bớt ngăn ngắt, chỉ còn dịu dàng xanh, chỉ gió dìu dìu nhẹ.. đang rong chơi tôi lại lạc lối gặp thu vàng giữa những hàng cây trơ trụi lá, chờ mai cơn mưa nào đến để “hiu hắt đứng trong mưa”, để tôi khỏi mong chờ mùa thu **.


P4090032.jpg



P4080793.jpg

Thu vàng


Nhưng lạ lùng nhất, và có lẽ tôi thích thú nhất khi tìm thấy mùa đông giá giữa những nương đồi trên non cao ngày đã gần cuối của mùa xuân. Hôm nào nương cao sẽ lên xanh, ai đó nếu tìm về có thể sẽ cho rằng những nương đồi này không bằng Y Tý, Tú Lệ, Nguyên Dương, Banaue,… Nhưng, dưới nắng xuân mỏng mảnh đã len lén tìm về non cao, giữa những bông tuyết nhẹ nhàng bay bay trong nắng lên đầu ngày, phong phanh co ro trong cái lạnh buốt giá, hạnh phúc muốn tìm người sẻ chia sao đâu thấy … bên những nương đồi trắng tuyết, tôi đã gặp mùa xuân trên non cao của mình.


P4070572.jpg

Đông trắng


Có còn mùa xuân nào trên non cao?




___________________________

* Vũ Thành An - 07, mạn phép thay 1 từ
** Mượn ý Tùng Giang - Nam Lộc.
 
Last edited:
02.03.04.05 Ngược Trường Giang về Trường An

02.03.04.05 Ngược Trường Giang về Trường An



Chuyến tàu Trùng Khánh – Trường Giang (Changan, Tây An, Xi’an) đến nơi vào 5 giờ sáng. Mùa xuân Xi’an sao sớm nay lạnh quá lạnh, hay vì còn trời đêm. Mưa chỉ bay nhè nhẹ trên phố nhưng chắc đêm qua đã có cơn mưa khuya nào loáng nước lấp lánh đường đen. Phố lúc đêm chưa vội đi, ngày chưa kịp đến vàng vọt ánh đèn vàng trong mưa mộng mị. Những sợi tơ mưa bay xiên xiên, nhè nhẹ rớt xuống mặt nghe lành lạnh trong gió buốt. Tôi vào quán Chinese KFC vắng vẻ bên kia sân ga, ôm ly café lạnh ngắt lạt lẽo nhìn quán im thớt thưa vài lữ khách mệt mỏi gục đầu ngủ vùi trên bàn, chờ chuyến tàu đi hay chờ ngày đến để về chốn nương thân, nhìn phố phường lặng lẽ qua khung của kính, nghe KL ơ hờ “Ta khổ đau một đời để chết trong tình cờ. Ta tìm nhau một thời để mất nhau vài giờ. Bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua. Bàn tay làm sao giữ một thời yêu thiết tha…”. Nghe lòng sao hoang mang…



***



Tôi tìm về Trường An sau một lần lỗi hẹn, sau khi bị cuốn hút bởi mùa thu mênh mang Mông Cổ. Thưở còn đọc những sách về giai nhân mặc tướng, những năm 80 lần đầu háo hức được xem vẻ lộng lẫy kiêu sa của nàng Võ Tắc Thiên – Phan Nghinh Tử… tôi đã luôn mơ một ngày Trường An.


P4020319-1.jpg

Lý Bạch tiên sinh nâng chén có mời ta chăng?



P4020312-1.jpg

Chiều đã rơi trên Đại Nhạn Tự, hồn ta rơi về đâu?



P4020349-1.jpg

Trong thành Trường An lộng lẫy đèn đỏ treo cao kia có mỹ nhân nào đợi ta không?



Có còn không, một Trường An huy hoàng lộng lẫy ngày nao?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top