What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
Bác ơi, bác còn đi những nơi nào nữa. Bác có lên đến Bắc Kinh không? Em đang ở Bắc Kinh. Đọc những bài viết của bác em muốn mời bác một ly cacao nóng, cho đào hồng thêm thắm, cải vàng thêm rực rỡ và cho xuân thêm ấm nồng trên mỗi bước đường bác qua. Cái cách bác đặt tình cảm vào từng câu chữ, viết về nơi mình đến và qua thật khiến cho người ta muốn đi, muốn cảm.
À, loài hoa màu vàng ở đây hay gọi là hoa "nghênh xuân". Vì hoa nở khi thời tiết bắt đầu ấm áp, khoe sắc nghênh đón một mùa xuân mới.
 
Last edited by a moderator:
Ngược Trường Giang về Trường An

@ Red_Sun, cảm ơn ly ca cao nóng của bạn, rất ấm áp trong những ngày xuân lạnh này. Nhưng bpk không uống ca cao, hình như là chưa bao giờ, từ nhỏ đến giờ. Chỉ thích những gì cay, đắng thôi :T, không thích ngọt ngào. Kỳ này bpk không đến được Beijing.

________________________


Ngược Trường Giang về Trường An


Chẳng có mỹ nữ nào cả, chỉ có nỗi mệt mỏi nhọc nhằn đầu ngày đón chào lữ khách đến miền đất mới. Thật không đáng!


Trường An đón tôi bằng một buổi sáng mưa phùn rả rích, lạnh tê tái và 1 hành trình dài đi tìm nhà trọ gần 3g đồng hồ. Chủ quan, tôi không gọi điện trước và thấy rằng trong LP, ở TA có rất nhiều Youth Hostel, nào ngờ, tất cả đều kín phòng, dù chỉ mới 7g sáng. Sau khi đã cõng balo đi đến 3 hostel cũng ở gần gần, tôi không đi nữa, bắt đầu gọi điện. Tất cả đều hết dorm, cả phòng đơn cũng hết. Tần ngần một hồi, tôi bắt đầu cõng balo đi tìm các khách điếm bình dân. Cái thì chủ chưa đến, cái thì quá xập xệ, bốc mùi. Mưa lạnh nhự vầy mà đắp lên người mấy cái mềm ẩm mốc đó thì ôi thôi… có tiết kiệm mấy cũg phải chừa chỗ! Cuối cùng quá mỏi mệt, dù may mắn là trời lạnh nên đi bớt mệt, tôi bắt đầu đi tìm khách sạn… đi miết, từ giá 150Y… cuối cùng tôi tìm được 1 phòng sạch sẽ, toilet western style, giường có nệm điện, wifi… giá chỉ 80Y. Tôi mệt mỏi quẳng balo vào, đã gần 10g sáng.

Vì đâu nên cớ sự này? Thì ra, hôm nay là Tết Thanh Minh của người Hoa. Dân du lịch 4 phương 8 hướng đổ về Trường An. Không chỉ hôm đó, mà đến hôm tôi ra đi, tôi có hỏi thăm đi, thăm lại mấy lần, các dorm vẫn đều kín chỗ. Thế mới kinh. Dù tôi đã kinh nghiệm tránh mấy cái 1.5, 1.10… nhưng lại rơi vào cái bẫy Thanh Minh tại Trường An.


5616064384_10a173c098_b.jpg


5615485811_c65cbcddc1_b.jpg

Hoa trên mái rêu phong và hoa rực rỡ trong khuôn viên thánh đường Hồi giáo. Mỗi vẻ đều vẹn mười (!?)​


Đã trễ, nên ngày hôm nay tôi quyết định không đi xa, chỉ thăm viếng các điểm must-see trong nội thành Trường An. Trường An bây giờ phát triển kinh khủng, nhà cao tầng lớp lớp, siêu thị, ngân hàng trùng trùng dẫy dẫy… Tuy nhiên, thành cũ cũng được phục dựng, mấy cái lầu chuông lầu trống xanh xanh đỏ đỏ cũng hiên ngang nằm giữa phố đông tấp nập. Mấy bạn nhà mình cứ hớn ha hớn hở điệu đàng bắn phá ì đùng nơi đây.

5616065410_86a6133f90_b.jpg



5615486809_57f8f50286_b.jpg

Thánh đường ngày xuân mưa vẫn rực rỡ.



Rời phố đông, tôi men theo 1 con đường nhỏ về thánh đường Hồi giáo, con đường này khác với con đường ồn ào nằm ngay lầu trống. Tôi đi lang thang vớ vẩn vô định, cuối cùng lại lạc vào đây. Thánh đường Hồi giáo gần 1400 năm tuổi, được xây dựng từ thời nhà Đường, vẫn vắng lặng dù Trường An đang kìn kìn người ngoài kia theo tôi là điểm cần ghé – hơn cả cái Muslim Square ồn ào, cũng gần kế bên, theo 1 hướng khác.


5616068934_72054797c7_b.jpg

Tòa minaret đơn giản như một lầu chuông, chẳng cao vút cách xa


5616070492_880b26a0c8_b.jpg

Sảnh điện mộc mạc​


Rời thánh đường Hồi giáo, tôi bâng khuâng ra đi…
 
Ngược Trường Giang về Trường An.

Ngược Trường Giang về Trường An.


Quên, nói đến Trường An, thế nào cũng phải nhắc đến Tháp Chuông và Tháp Trống tý chứ. Theo một số báo nước nhà, những ngôi tháp được xây dựng từ TK XIV và trùng tu vào thế kỷ XVIII này là thắng cảnh đặc trưng của thành Tây An mà, không nhắc sao được. Có điều, những ngày này mưa bay mây xám, dù tháp có rực rỡ khi nhìn bằng mắt thường do những sơn son thếp vàng, lọt vào khung hình xám vẫn trở nên xám buồn, làm “hình tượng” của thành Trường An mới xuống giá làm sao.


P4020126.jpg

Đây lầu chuông…



P4020076.jpg

… kia lầu trống – trong một sáng mưa gió não nề Trường An.

----------------



Rời Đại thánh đường Hồi giáo, chen lấn qua đám đông du khách đang ồn ào mua mua bán bán nói nói cười cười ở Muslim Square rất ồn ào kế ngay bên ngôi thánh đường im vắng, tôi lại ra phố. Nhảy lên xe bus định đi tháp Tiểu Nhạn, nào ngờ nhầm chuyến. Quay lại bến, nhảy lên chuyến xe khác hướng về Tiểu Nhạn, lòng mơ không biết nàng Võ Tắc Thiên có đang chờ tôi nơi đó (!?).


P4020152.jpg

Xa xa, Tiểu Nhạn thấp thoáng trong ngày xám



P4020144.jpg

… Soi bóng bên hồ trầm



P4020140.jpg

… lặng lẽ bên vườn xuân



Tiểu Nhạn được xây dựng từ 707-709, nằm bên ngôi chùa Jianfu được xây dựng vào năm 684 của nàng Võ Mỵ Nương sau khi vua Cao Tông qua đời, cũng vắng tênh (sau này tôi mới biết mấy ngày đó người ta đi đâu!). Có thể bạn đã từng đến Đại Lý, viếng Tam Tháp? Như vậy bạn sẽ thấy kiến trúc và những chạm khắc có nguồn gốc Ấn Độ rất giống nhau giữa Tiểu Nhạn và Tam Tháp Đại Lý. Một điểm cũng khá lý thú phải không?


P4020136.jpg

Thanh thoát Tiểu Nhạn.



Ngôi tháp cao thanh mảnh nằm giữa khuôn viên thoáng đãng, soi bóng bên hồ xanh dù ngày trời không nắng cũng thật duyên dáng. Tôi tìm hoài, nhưng chẳng thấy bóng dáng nàng Võ thị yêu dấu của tôi đâu, dù tôi đã leo tít lên mười mấy tầng cao của tháp để tìm, tôi vẫn không thấy.


Nên tôi buồn quá, tôi lại đi.
 
Ngược Trường Giang về Trường An

Ngược Trường Giang về Trường An



P4020276-1.jpg

Đường phố Xian ngày xuân xám vẫn lộng lẫy (!?)​



Rời Tiểu Nhạn, tôi hướng về Đại Nhạn. Lòng hy vọng, nếu mỹ nhân họ Võ vẫn không chờ, may ra sư thầy Huyền Trang sẽ thương thân phận lạc loài lặn lội xa xôi tìm đến, rút vài trang kinh kệ từ Đại Nhạn cho đứa trò nhiều sân si, lắm tội lỗi… để bớt chút lòng quá trần. Sao mong lắm vậy!


P4020186-1.jpg

Cặp rồng tinh xảo từ thời Chiến Quốc (II-III BC)


Tôi chờ xe bus không được, bèn đi bộ. Tôi vừa đi, xe bus vừa qua bến. Cứ thế, tôi đi, xe ngang qua… tôi đi bộ từ Tiểu Nhạn đến Bảo tàng Gansu (chắc gần 5-6km). Thấy bảo tàng cửa còn mở, tôi ghé vào bảo tàng, may ra tìm đâu được bóng hình người xưa trong đó.



P4020239-1.jpg

Viên gạch có chạm trổ tinh xảo


P4020248-1.jpg

Thâm trầm​



Bảo tàng Gansu quả danh bất hư truyền. Có 2 phần, phần miễn phí và phần bán vé. Phần bán vé, tôi không đi, vì theo tôi bảo tàng thì nên miễn phí, để người khác biết đến nhiều hơn về giá trị lịch sử của dân tộc mình. Kiếm tiền thì còn khối gì cách. Nhưng chỉ phần miễn phí cũng rất tuyệt, làm tôi cứ bồn chồn mong đến ngày mai được lên xe đi.


P4020188-1.jpg

Và đây, một phần Binh Mã Dõng được đưa về, làm tôi cứ bồn chồn… mong ngày mai…


....
 
Ngược Trường Giang về Trường An

Ngược Trường Giang về Trường An



Rồi tôi cũng lê gót giày, đã mòn, đã rách đến được Đại Nhạn Tự, lúc chiều đã rơi gần rụng.


P4020286-1.jpg

Đại Nhạn trong chiều muộn​



Chiều muộn, mặt trời chiều hồng le lói qua được đám xám dày phủ lên tháp xưa một hoàng hôn màu lạ. Xung quanh Đại Nhạn bây giờ là công viên người người đông đúc. Con đường vào chùa ken dày những hàng hàng quán quán, những kios bán đồ lưu niệm, các hoàng tử công chúa (giả) chen nhau chụp hình nên Đại Nhạn không có được sự yên bình như Tiểu Nhạn.



P4020315-1.jpg

Hoàng hôn Đại Nhạn


Tôi chờ mãi, sư thấy Huyền Trang chẳng cho ai mang cho tôi miếng kinh tờ kệ nào. Người đẹp năm xưa cũng chẳng đâu bóng hình… chỉ có Lý Bạch tiên sinh đang ung dung tự tại nâng chén hào sảng giữa chốn người đông mà xem như không. Sao tôi không học hỏi được chút nào vậy?.


P4020291-1.jpg

Anh Đào lạnh trong chiều lạnh Đại Nhạn


Vậy là tôi lại có một chiều lạnh rất lạnh, lãng đãng bên Đại Nhạn, ngắm hoàng hôn màu lạ đang rơi rất chậm trên chùa xưa, trên hồ xanh lạnh giá… và trên cả những cánh đào phai mong manh nhợt nhạt vì gió buốt bỗng hồng lên rực rỡ lạ kỳ trong ráng đỏ chiều hôm.



P4020325-1.jpg

Đại Nhạn mờ mờ sau điệu nhạc nước lung linh… xa xa, có thấp thoáng bóng mỹ nhân?!!!!


Lãng đãng trong lúc chập chờn hoàng hôn mờ, tôi như thấy bên kia hồ thướt tha bao mỹ nữ của thành xưa Hàm Dương như chào đón, cả nàng Dương Quý Phi xinh đẹp cũng tha thướt múa khúc Nghê thường dâng xuân… Giật mình tỉnh giấc chợt thấy gió buốt hoang lạnh, chai cạn khô khốc, chỏng chơ trên cỏ mượt… và như thoảng trên môi đá nụ cười nhạo của Lý Bạch tiên sinh.


Xấu hổ quá, tôi bỏ về.
 
Chút tản mạn trên cung đường mùa xuân

Chút tản mạn trên cung đường mùa xuân


Bạn hỏi tôi “Về Sài Gòn rồi sao mà bữa giờ không thấy gõ bài?”. … vì hiểu thói quen của tôi…


Nhưng tôi chưa về. Tôi vẫn còn đang lang thang…


Vậy sao không gõ bài… Giờ đang ở đâu rồi…


***

Tôi đã gõ, gõ rất nhiều, nhưng chưa đưa lên, vì nhiều lý do – khách quan và chủ quan. Ví dụ như mỗi ngày bạn phải dậy lúc 6 giờ sáng (tương đương khoảng 4 giờ sáng, vì phải theo giờ Beijing) vội vã lên đường. Rồi mỗi chiều chân cẳng sưng vù, bụng đói mốc meo, người như lả đi vì lúc nóng quá nóng, vì lạnh quá lạnh, vì… thì làm sao bạn dám đưa những gì bạn vừa vội gõ, như chỉ là để lưu giữ ký ức. Chưa kể là những đêm xuân thường lãng đãng nơi mùa xuân lạ xứ người….


***

Chưa kể là cung đường mùa xuân lạ lùng này…



P4030415-1.jpg

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi… (Xuân Diệu).​


Có những buổi sáng mùa xuân ngất ngây vì những rặng anh đào hồng rực khắp phố, đem lại hương xuân nồng nàn… thì buổi trưa tôi đã lên non cao xanh ngắt lạnh buốt… buổi chiều tôi đã về phố vắng tênh miền ngược, cảm giác hoang lạnh lại theo về.


P4100109.jpg

Lang thang giữa sa mạc nắng buốt…


P4140050-1.jpg

… rồi đến “biển băng” gió lạnh, ngơ ngác cánh mỏng hải âu bay...​


Lại có những ngày lang thang miền xuân vẫn còn lạnh giá, nhìn cánh hải âu bay trên biển băng, mơ màng ngỡ mình lạc loài xứ tuyết nào miền cực… rồi một chiều trên đồi cao nhìn xóm làng rực sáng trong tuyết trắng, trong nắng sáng ngày xuân,… và cả những mái vàng lấp lánh chùa cao… tôi chẳng còn biết mình đang ở đâu…



P4160510-2.jpg

Lấp lánh mùa xuân


Và mùa xuân non tươi, mùa xuân của những nàng gái xinh dịu dàng tha thướt lơi lả những bước chân huyền hoặc, các nàng có là con cháu Dương mỹ nhân xưa?


P4030583-1.jpg

Em như cô gái hãy còn xuân… (Nguyễn Bính)



Rồi mùa xuân, cành khô vẫn hao gầy, rừng đông vẫn khô lạnh hoang vắng… nhưng mầm xuân đã lên xanh rì nơi con thác nhỏ, nơi những đóa hoa tím biếc sớm nở chợt mong manh ngơ ngác lạc loài lẻ loi ….


P4180081-1.jpg

Xuân về bên cành khô hao gầy...​


Nhất định tôi sẽ kể bạn nghe những câu chuyện trên cung đường mùa xuân chứ! Sao lại không!



P4070644-1.jpg

Một vạt nắng mới qua con đèo chỉ kịp nhuộm màu một nửa hồ xanh ngày xuân


Nhưng bây giờ, hãy để tôi chơi vơi cùng mùa xuân…
 
Trường An, dấu xưa oai hùng.

Trường An, dấu xưa oai hùng.



Nói đến Trường An, hay thành Hàm Dương xưa, không thể không nhắc đến vị hoàng đế lừng danh Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế này, về cả tài năng chiến lược lẫn tính cách bạo tàn… cho đến giờ vẫn là đề tài bất tận cho nhiều các tác giả, tác phẩm về văn hóa nghệ thuật, kiến trúc…, không chỉ với Trung Quốc mà còn thu hút cả Hollywood.



Những gì ông để lại, mà người ta được biết, quả đã là những bí ẩn lạ thường. Binh Mã Dõng, Đội quân Đất Sét là một trong đó. Người ta nói, đến Trường An, mà không đến Binh Mã Dõng, thì hầu như là chưa đến vậy.



Đã rất nhiều tài liệu về đoàn binh đất sét này. Đây là một “kỳ quan”, không riêng gì Trung Quốc mà cả thế giới đều rất ngưỡng mộ. Thông tin tràn đầy trên mạng lẫn sách vở. Về du lịch, cũng đã rất nhiều các bạn Việt Nam đã đến đây, nên tôi cũng không nhắc gì nhiều ở đây. Chỉ có thể nói lại, nói nhiều 2 từ, thán phục.



***



Tôi chỉ mất có 7Y đi bằng xe bus cho cung đường khoảng 45km, nhưng đã mất hơn 1 giờ xếp hàng chờ xe, dù xe chạy liên tục, hết xe này nối tiếp xe kia, không 1 phút nghỉ. Xe đậu kịch một cái, đoàn người tràn lên, xe chạy, xe khác lại nối đuôi đậu kịch một cái… cứ thế, cứ thế… mà hàng người vẫn chạy dài tít tắp. Hàng người xếp hàng dzíc-dzắc gấp tới gấp lui 5-6 lần, dài dằng dặc… Hầu như mọi người đến Xian du lịch dịp lễ Thanh Minh đều đổ về Binh Mã Dõng hôm nay.


P4030404-1.jpg

Tôi mê mẩn với những vụn vỡ này hơn những nguyên vẹn hoành tráng…



P4030427-1.jpg



P4030566-2.jpg

Và đây, Binh Mã Dõng oai hùng​


Nhưng, tôi không hề có chút phàn nàn nào hết, vì đến được một nơi mình hằng mơ ước thì có quản ngại gì chút nhọc công bé mọn.
 
Trường An, dấu xưa oai hùng

Thông tin trong toàn bộ sub-entry dưới đây là từ internet, chỉ có hình là của bpk.


“Ngày 29/3/1974, một số nông dân ở thôn Tây Dương, huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc cùng đào giếng lấy nước chống hạn tại một bãi đất hoang cách làng không xa. Ở độ sâu chừng vài mét họ thấy lẫn trong đất cát đưa lên có những bộ phận của tượng người bằng gốm. Mọi người đều chỉ coi chúng là thứ gạch đá bỏ đi nên đã vứt ra xung quanh. Họ không biết rằng ngày mà họ vứt những mảnh sành sứ ấy sau này đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại: Ngày phát hiện ra một trong những "kỳ quan thế giới" - quần thể tượng binh mã dõng thuộc khu mộ Tần Thủy Hoàng (năm 134 đến năm 171 trước Công nguyên), vị hoàng đế đã có công thống nhất Trung Quốc thời cổ đại.


P4030486-1.jpg

Cụm tượng kinh điển (có thể thấy trong postcard, vé, sách, poster…) tìm được khi khai quật Binh Mã Dõng

Chỉ một thời gian ngắn sau khi được phát hiện, binh mã dõng trong hầm mộ Tần Thủy Hoàng đã trở nên nổi tiếng không những ở Trung Quốc mà cả thế giới. Tổng thống Pháp Sarkozy trong một lần tới thăm đã phải thốt lên: "Thế giới có 7 kỳ quan, hầm mộ Tần Thủy Hoàng xứng đáng được gọi là kỳ quan thứ 8".



P4030562-1.jpg



P4030566-1.jpg



P4030541-1.jpg

Một số hình ảnh trong bảo tàng – cũng là hiện trường khai quật.


Các nhà khoa học của Trung Quốc và thế giới cùng có chung nhận xét rằng: Nếu đặt bên cạnh các tác phẩm tượng điêu khắc cổ Hy Lạp hoặc cổ La Mã thì có thể binh mã dõng không tinh xảo bằng. Nhưng cái tạo cho binh mã dõng vị thế nổi trội là sự "kỳ lạ" của nó. Theo Viện trưởng Viện Bảo tàng Trung Quốc Viên Trung Nhất, cái "kỳ lạ" của binh mã dõng nằm ở 3 chữ "Đại, Đa, Chân" (to, nhiều, chân thực).


"Đại" là kích thước của hàng vạn binh mã dõng đều bằng kích thước người thực (kể cả các tượng khác như ngựa, xe, các loại vũ khí). "Đa" là nói về số lượng. Số lượng của binh mã dõng thật đáng kinh ngạc: chỉ tính các hầm số 1, 2, 3 thì số binh mã dõng đã lên tới hơn 8 nghìn (riêng hầm số 1 hơn 6 nghìn). Số lượng khổng lồ này đã khiến Đặng Tiểu Bình cũng phải giật mình: "Không thể tưởng tượng được".


P4030561.jpg

Thênh thang


Còn về tính chân thực của binh mã dõng thì Viện trưởng Viên Trung Nhất cho biết: Binh mã dõng được tạo ra từng tượng một, chứ không phải dùng khuôn đúc hàng loạt. Theo các nhà nghiên cứu chỉ tính riêng số thợ cả tham gia nặn tượng đã là 870 người với những thành phần và phong cách khác nhau: Có người là thợ cung đình, có người là thợ tài tử, cũng có người là thợ dân gian đến từ khắp các địa phương trong toàn quốc. Vì thế các binh mã dõng được tạo ra đều mang phong cách, thần thái khác nhau….”


P4030458.jpg

Đến viếng Binh Mã Dõng, tôi còn ngẩn ngơ với vườn anh đào rực rỡ nơi đây.

Tôi đã lang thang trong khuôn viên Bảo tàng Binh Mã Dõng này hơn nửa ngày, đến khi tôi thoát ra được để hướng về khu Lăng Tần Thủy Hoàng thì trời đã xế chiều – bụng đói meo.
 
Trường An, dấu xưa oai hùng.

Trường An, dấu xưa oai hùng.


Hồi tôi còn nhỏ, trong những cuốn sách được “đổi”, chuyền tay… có 1 cuốn mà tôi còn ấn tượng đến giờ “Đào mộ Tần Thủy Hoàng”. Ấn bản được in trước năm 75 này, chắc chắn vào lúc người ta còn chưa biết đến Binh Mã Dõng (phát hiện vào 1974), nhưng sự rùng rợn mê hoặc của nó đã làm tôi bao đêm giật mình, nhất là khi đọc trong ánh đèn tù mù của những năm 80, thời mỗi tuần cúp điện 5-6 đêm.


P4030673.jpg



P4030678.jpg



P4030613-1.jpg

Lung linh​


Do vậy, dù LP và nhiều người nói rằng chẳng có gì ở khu di tích Lăng Tần Thủy Hoàng, tôi vẫn lần mò đến đó.


Đúng là ở đây “chẳng có gì” thật, vì lăng vẫn được giữ kỹ, chưa khai quật. Lăng bây giờ là 1 quả đồi um tùm tùng bách… đó đây và lùm đất nho nhỏ, nhìn kỹ thấy dấu vết của những viên gạch đã mòn nát theo thời gian mưa gió, với những tấm bảng ghi chú đây là thành trong, tường ngoài… này nọ, mà trí tưởng tượng phải cỡ siêu sao mới hình dung ra nổi... Nhưng việc đi lòng vòng quanh 1 cụm đồi mênh mông, bao quanh xanh ngắt tùng bách, hồng rực anh đào,… ngó nghiêng vào cánh rừng um tùm bên trong thi thoảng có tiếng chim chao chát giật ngược, mơ lụm được cục vàng của Tần Vương há chẳng thú vị lắm sao?


P4030679.jpg



P4030666-1.jpg



P4030695.jpg

Rực rỡ​


Hơn nữa, ngay trước lăng có 1 sân khấu nhỏ, nơi con cháu Tần Vương, chắt chít của mỹ nữ cung A Phòng hay hậu duệ của nàng mỹ nhân họ Dương… vẫn đang yêu kiều tha thướt dâng cho đời những điệu múa lả lơi mời mọc.


P4030720.jpg

Con đường cầu vồng​


Sao bạn không đến, để đón những nụ cười lẳng như có như không… Trường An đang là mùa xuân mà?


Lòng vẫn bay bổng cùng mỹ nữ và những nụ cười che ngang, nhưng tôi phải về… để mai tôi đi. Mai tôi sẽ lên Hoa Sơn luận Thần Hành Bách Biến!!!
 
Lên Hoa Sơn luận Thần Hành Bách Biến.

Lên Hoa Sơn luận Thần Hành Bách Biến.



Ngộ hén! Võ lâm thiên hạ lên Hoa Sơn chỉ để luận võ hay luận kiếm, hoặc đi tìm Phong sư thúc xem người còn miếng bí kíp nào của Độc cô Cầu bại tiền bối không, truyền cho chút chứ làm gì có việc lên Hoa Sơn để luận Thần Hành Bách Biến!



Nhưng không có Thần Hành Bách Biến, tôi đã không viếng được Hoa Sơn. Vậy, xem như tôi mượn đỡ chút công phu của Vi tiểu ca để len lén lên Hoa Sơn vậy!



Sự việc nó là như vậy. Khi tôi lon ton đến một Youth Hostel để hỏi thăm tour đi Hoa Sơn, thấy giá nó tăng vọt từ 300Y lên 400Y, lòng đang bối rối thì cô bé tiếp tân mới thỏ thẻ “Mà anh đi tour làm gì, bây giờ xe cộ dễ đi lắm, mai tụi em cũng tự đi nè!” Tôi nghe lùng bùng lỗ tai và lòng đang chửi 18 đời con rùa đen cuốn LP China 2009, vẫn nói về việc hầu như là “bất khả thi” nếu muốn đi Hoa Sơn bằng bus – lý do mà tôi phải đi hỏi mua tour. Hỏi thăm thêm cô bé tốt bụng, đang bán tour mà lại chỉ đường cho khách tự đi bằng bus…, tôi quyết định sáng mai sẽ đi chuyến bus sớm nhất 8am đến Hoa Sơn.


P4040057-1.jpg

Con đường dốc này vẫn chưa phải là Soldier Trail, không bằng 1 góc!!!​


Rồi tôi cũng ra bến xe thật sớm, trước đó còn bon chen chen lấn vào mua một cái vé tàu cho hành trình phía trước nữa, tôi hớn hở leo lên chuyến xe sớm nhất ngồi. Đến nơi, cũng đã hơn 9.30am. Lòng vòng đi từ làng, nơi xe dừng, đi qua cổng đông, mua vé vào cổng, rồi lên xe bus đến chân Bắc Phong… đã gần 11am. Nhìn hàng người đông đen đang xếp hàng chờ xe cáp treo, cũng như dòng người đang nhích từng bước chậm trên con đường mòn dựng đứng có tên chính thức Soldier Trail, tôi phải hạ quyết tâm sắt đá trong lòng. Nếu muốn đi lên hết cả 5 đỉnh của Hoa Sơn, mà theo LP mất ít nhất 6 giờ, nhất định là tôi phải bay nếu còn muốn về lại Trường An đêm nay. Nhưng mà tôi lại không biết bay, nên cuối cùng tôi phải mượn khinh công Thần Hành Bách Biến của Vi tiểu ca mà chạy lăng quăng trên Hoa Sơn.



P4040104-1.jpg

Đây Hoa Sơn​


Giờ nghĩ lại còn thấy hãi hùng!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top