What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
06.04 Đường lụa tơ mùa xuân – Mạch Tích Sơn, những nụ cười Mona Lisa trên đất Phật

06.04 Đường lụa tơ mùa xuân – Mạch Tích Sơn, những nụ cười Mona Lisa trên đất Phật



Thiên Thủy, Mạch Tích Sơn, ngoài việc là từng là điểm dừng quan trọng trên Con đường tơ lụa, cũng có 1 lịch sử riêng khá thú vị, liên quan đến cả Tần Thủy Hoàng, Gia Cát Lượng, Đỗ Phủ… Tuy nhiên, đó Thiên Thủy cổ, thành Tần Châu, chứ Thiên Thủy mà ga tàu dừng là khu phố mới, chỉ thấy những khu nhà chung cư block quen thuộc của Trung Hoa, đã xuống cấp làm phố hơi u ám. Vậy mà chỉ cách đó khoảng 50km, bạn sẽ gặp một Mạch Tích Sơn cực kỳ thú vị.


P4060443.jpg



P4060487.jpg

Những nụ cười huyền diệu sau cửa lưới​



Trong CĐTL, có nói “Nhà mỹ thuật nổi tiếng Lưu Khải Cừ nói: “Nếu Đôn Hoàng là trung tâm hội họa lớn của bích họa thì Mạch Tích sơn là trung tâm điêu khắc tượng lớn của các triều đại ở Trung Quốc”.



P4060425.jpg



P4060421-1.jpg



P4060438.jpg

Hoành tráng…


P4060471.jpg



P4060473.jpg

Lộng lẫy.



Sau này tôi được nghe thêm, Vân Cương Thạch Động nổi tiếng về điêu khắc, Đôn Hoàng đặc sắc về hội họa, còn Mạch Tích Sơn thì kết hợp cả 2. Và sau khi đã may mắn đi thăm viếng được cả 3 nơi, tôi thấy nhận xét này, theo tôi, phù hợp hơn.
 
06.04 Đường lụa tơ mùa xuân – Mạch Tích Sơn, những nụ cười Mona Lisa trên đất Phật.

06.04 Đường lụa tơ mùa xuân – Mạch Tích Sơn, những nụ cười Mona Lisa trên đất Phật.



Với 194 hang động, hơn 7.000 bức tượng, chủ yếu bằng đất sét, vẫn còn rạng ngời dù được xây dựng từ thế kỷ V CN đến giờ (từ đời Nam Bắc triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại đến đời Tống), Mạch Tích Sơn (MTS) thật sự sẽ làm bạn choáng ngợp.


P4060479.jpg

Sau hàng rào…


P4060520.jpg

Sau mắt lưới


P4060512.jpg

Giữa đất trời.


Ngoài 2 cụm tượng Phật to lớn nhìn thấy ngay từ rất xa, trong đó có bức tượng Phật ngồi cao đến 50m, MTS có rất nhiều những bức tượng vừa vừa, do nằm sâu trong các hang động nên vẫn giữ được ít nhiều những màu sắc đã gần 1500 tuổi. Nhưng, như tác giả CĐTL đã nhấn mạnh (và tựa đề của sub-topic này “… những nụ cười Mona Lisa” cũng được mượn từ CĐTL), điểm lôi cuốn dễ làm du khách ngẩn ngơ là những đường nét sắc xảo sinh động lạ thường, cao quý nhưng vẫn gần gũi hiền hòa,… của các pho tượng. Và một điều bạn sẽ rất thích là ở đây rất ít du khách, rất vắng bảo vệ, không có cả HDV nữa, nên bạn tha hồ lang thang ngơ ngẩn nơi đây. Ở đây, những gì cho du khách thăm viếng là mở cửa, dù có hàng rào kính bảo vệ, hay những cánh cửa lưới chở che, nhưng bạn vẫn được thoải mái ngắm, có thể chụp hình qua cửa lưới, hay cả những mắt lưới mà những khách nào đó đã cơi nống ra cho rộng thêm một chút, có thể ghé sát P&S vào đó mà chụp hình – thật khác xa Mogao, hay các nơi khác.


P4060454.jpg



P4060476.jpg

Sắc màu và thời gian


Tuy nhiên, ở MTS, các thông tin bằng Tiếng Anh lại rõ ràng nhất, chi tiết nhất. Rút kinh nghiệm, các bạn nên đọc kỹ các thông tin đó để biết trước điểm đặc trưng của các hang động, đều được đánh số, do vậy, những hang động sẽ càng hấp dẫn hơn, và bạn sẽ lưu lại được những tấm hình ưng ý hơn!
 
06.04 Đường lụa tơ mùa xuân – Mạch Tích Sơn, những nụ cười Mona Lisa trên đất Phật.

06.04 Đường lụa tơ mùa xuân – Mạch Tích Sơn, những nụ cười Mona Lisa trên đất Phật.



LP nói rằng chỉ cần 1 buổi là đủ cho Mạch Tích Sơn, tôi nghe theo, rồi mới biết mình dại. Bạn sẽ cần nhiều thời gian cho MTS. Cũng may là tôi không có màn chụp hình “chân dung” nên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, chỉ dành thời gian để dán mắt vào các pho tượng lung linh hay len lén cơi nới mấy cái lỗ trên lưới sắt cho nó rộng rộng thêm tý để kê máy vào.



P4060456.jpg

Hiên vắng​


Mùa xuân, nhưng ngày này MTS mây xám, lâu lâu mới có tý nắng thơ thẩn đâu đó lọt vào các hang động làm các pho tượng thêm sinh động, những nụ cười hơn ngàn năm tuổi thêm thâm trầm huyền bí. Tôi lang thang trong khuôn viên vắng vẻ, cô đơn trên những con đường sạn đạo chênh vênh lưng núi, ngẩn ngơ ngắm, mê mải nhìn, lơ đãng bước… không muốn xa, chẳng muốn rời… nhưng cuối cùng cũng phải ngậm ngùi lặng lẽ xuống núi.


P4060483.jpg




P4060505.jpg

Huyền hoặc những nụ cười Mạch Tích Sơn


Nhưng những nụ cười huyền hoặc Mạch Tích Sơn sẽ là những ký ức khó phai trên bước đường lang bạt…
 
07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng

07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng



Tôi đến thành Lan Châu khi đêm đã hun hút gió, lạnh buốt… sau chuyến tàu nhờ muộn màng mà tôi mới bắt kịp, khi trễ tràng về lại Thiên Thủy từ Mạch Tích Sơn. Từng ghé Lan Châu một lần, nhưng chưa qua đêm, sau khi mua được vé tàu cho hành trình đêm mai, lười nhác tôi chui vào một quán trọ gần ga, sau khi kiểm tra và thấy những chỉ dẫn của LP 2009 đã rất lạc hậu. Quán trọ này tương đối sạch, nhưng là 1 trong những nơi “quái dị” nhất mà tôi từng tạm trú trên tháng ngày lang bạt. Chắc tại Lan Châu đêm đó lạnh quá, nên người ta không ngủ được, rên rỉ suốt đêm (!!!???). Nói chung là nếu đêm đó, tôi không có cái headphone để nhét vào tai, nghe YL thỏ thẻ dụ dỗ “Em chỉ muốn là tình nhân”… thì chắc tôi đã có một đêm trắng :gun.



Quanh thành Lan Châu không có nhiều những điểm du lịch, mà tôi cũng ít thấy các bạn kể đến, nên tôi quyết định chỉ chọn 1 cung đường duy nhất, dù LP đã nói rõ là cung đường này hơi bất tiện khi đi một mình ở mùa thấp điểm tháng 4 này, nếu bạn không phải đang rủng rỉnh quân Nguyên. Khởi đầu cho ngày hôm nay cũng không khả quan lắm, nhất là tôi không những chỉ gặp người phụ nữ “thanh lịch” mà tôi đã đề cập, mà còn gặp vài người cũng gần gần giống vậy,… vì thời tiết giá lạnh tuyết bay lênh đênh giữa trời dù mới đầu ngày,… cho đến lúc tôi đặt chân được đến được bến tàu/ghe để đi Bingling Temple, chỉ một mình tôi long đong chờ khách để chia sẻ tiền tàu thuyền, chờ mãi hơn 90p vẫn chẳng thấy ai… Tôi cứ nghĩ mình chắc chưa có duyên với Bính Linh Tự.


5705942633_84119c633a_b.jpg

Đường đến Bính Linh Tự


Nhưng, có lẽ tôi còn chút duyên mọn nào được ơn trên ban phát, nên đến lúc tôi quay lưng ra đường chuẩn bị bắt xe để quay về Lan Châu, cho kịp chuyến tàu đêm, Bính Linh Tự đã mỉm cười với tôi.


5706507146_94bdb77f67_b.jpg

Những cánh đồng bậc thang trắng tuyết này là điều tôi chưa hề nghĩ đến mình may mắn được gặp!


5709712530_e6e37aaa13_b.jpg

Bính Linh Tự ở đâu, bên những vách núi đá nào?​


Và không chỉ có vậy!!!
 
Last edited:
07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng

07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng



Từ thành Trường An ngày xưa, con đường tơ lụa sẽ phải vượt qua sông Hoàng Hà để đi tiếp về hướng Tây Bắc. Chùa Bính Linh, nằm trên vách núi đá ven Hoàng Hà, được cho là nằm gần bến đò vượt Hoàng Hà ngày xưa của CĐTL. Từ những năm 1974, người ta đã xây con đập Kẽm Lưu Gia (đập lớn nhất TQ thời bấy giờ) chặn dòng Hoàng Hà ở huyện Vĩnh Tĩnh, và con đường bộ dẫn đến bến đò, đến Bính Linh Tự đã chìm sâu dưới dòng nước có tên Hoàng Hà nhưng sao xanh ngơ xanh ngắt nơi miền thượng lưu này. Trong CĐTL của Xa Mộ Kỳ, cũng như LP (version 2009, mà tôi ngờ rằng version 2011 chắc cũng còn thông tin này) đều nhấn mạnh về việc chỉ đi đến được Bính Linh Tự bằng ghe tàu hoặc cano, thường chỉ đi được từ tháng 5, khi nước sông/hồ dâng cao…, từ bến đò nằm ở ngoại vi huyện Vĩnh Tĩnh, ngay bên chân con đập.



Con đường từ thành Lan Châu đến Vĩnh Tĩnh rất lạ, chạy qua các vùng tiểu khí hậu rất khác nhau. Phần lớn đi ngang qua những vùng mênh mang tuyết trắng, mây xám mịt mờ… nhưng đến đập Kẽm Lưu Gia thì trời hửng nắng, không có tuyết nhưng vẫn lạnh buốt. Bến đò đông đen tàu nhưng vắng tênh khách. Theo lệ thường, họ chỉ chở đủ khách cho 1 cano (khoảng 6-8 người), hoặc nếu như ai đó trả đủ tiền 500Y bao nguyên chuyến. Nhưng hôm đó không có ai đi Bính Linh Tự hết. Tôi chờ hơn 1 tiếng tại bến tàu lạnh quá, bèn đi lòng vòng, quyết định là nếu chờ 90p mà vẫn không có người đi thì tôi về. Xem như tôi chưa có duyên đến Bính Linh Tự.



Đi lòng vòng ngó nghiêng, tám… có mấy bác tài taxi bỗng nhiên kêu chở đi Bính Linh Tự bằng xe. Ngạc nhiên vì trước giờ có thấy ai nói đi đến đó bằng xe. Tôi nghĩ rằng đi xe chắc đến gần gần đâu đó (vì Bính Linh Tự giờ không chỉ là khu chùa mà còn cả 1 khu phức hợp du lịch – điều mà mấy bạn TQ hay làm) mà thôi, chắc không vào Bính Linh Tự được. Tôi hỏi thăm mấy cô bé dễ thương bán vé tàu rằng nếu đi xe đến đó có thăm viếng, chụp hình được không thì nhận được những cái lắc đầu (!?). Lang thang, tám mãi, có 1 chú kia cũng dễ thương, vẽ đường cặn kẽ cách đi bằng xe và đi bằng đường bộ đến đó như thế nào, đi về mất 110km… sao sao, giá từ 300Y chú hạ xuống 200Y, rồi xuống 150Y cho 110km đi về là rẻ lắm rồi… Tôi chỉ vào mấy tấm hình trong poster, chụp các tượng trong hang Bính Linh hỏi rằng đi xe đến đó thì có chụp được không, chú thật thà trả lời là không, nhưng chú chỉ vào tấm hình toàn cảnh nói là chụp được. Chỉ còn mấy phút nữa là hết 90p chờ đợi, nhưng vẫn không có ai đến. Nghĩ rằng taxi đi về 110km mà chỉ khoảng 150Y (gần 500K) tới đó xem mấy cái “toàn cảnh” đó chắc cũng được (rẻ hơn ở VN nhiều), vì biết chừng nào mới quay lại Lan Châu… tôi bèn quay lưng ra đường cười cười nói nói “thôi, 100Y thì tui đi, sinh viên mà, nghèo lắm, nếu không tui ra đón xe về Lan Châu”. Đi mấy bước thì ông chú chạy ra lôi tôi lại và đồng ý cho hành trình 110km, cả chờ đợi nữa là 100Y (khoảng 320K). Ok, tôi nhảy lên xe.


5708939009_e3fdbe7637_b.jpg

Đã rất gần đến Bính Linh Tự


Té ra, chưa có ai thiệt thà như ông chú đó – cũng như thông tin của LP đã quá lạc hậu. Có 1 con đường vừa làm xong, chạy thẳng đến Bính Linh Tự luôn, vừa nhanh vừa rẻ. Mai mốt chắc con đường này sẽ dập dìu khách du ghé thăm Bính Linh Tự. Đến nơi vẫn thăm viếng được hết các hang động. Bến tàu từ đập Lưu Gia Kẽm vào cũng đậu ngay bên đích đến của con đường. Còn mấy tấm hình tôi hỏi mà ông chú trả lời là không chụp được, là vì người ta cấm không cho chụp, nên ông chú trả lời thiệt tình như vậy luôn, chứ không phải là không đến gần để chụp được, như tôi đã lầm tưởng ban đầu!


5708938939_34a757eac4_b.jpg

Một góc rất khác của Bính Linh Tự, khác xa với Mạch Tích Sơn,…​


Nhưng không chụp hình được làm sao chia sẻ với các bạn hén! Mà cũng nhờ liều mạng “hy sanh” 100Y, tôi mới may mắn có duyên được viếng Bính Linh Tự… Nhớ nghen bạn, đi chơi đôi lúc cũng cần “liều mạng”… :gun
 
07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng

07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng



Khi đã leo tót lên taxi, xe bắt đầu chạy thì trong tôi bắt đầu dậy lên nỗi lo âu khác. Bây giờ đã gần 2pm, đi về mất 110km, thăm thú ngó nghiêng, rồi từ Vĩnh Tĩnh về bến xe Tây Lan Châu mất 2g như buổi sáng, rồi từ bến xe Tây Lan Châu về đến ga mất 40p (như buổi sáng đi)… Làm sao tôi có thể về kịp chuyến tàu 9pm tối nay rời Lan Châu. Định nói chú tài xế chạy nhanh thì thấy con đường đèo dốc hun hút lại ngại. Với lại, mình xúi chú chạy nhanh, lỡ xui rủi có chuyện gì thì sao… đành cắn răng nhắm mắt đưa chân vậy…


Nhưng đi nửa đường rồi mới thấy tiếc cho 90p ỏng eo chờ tàu, không chịu đi taxi sớm, lầm bầm chửi thông tin LP… vì con đường đi quá đẹp. Đẹp lạnh lùng kiểu Băng tuyết mỹ nhân!!!



Ở Vĩnh Tĩnh, nắng đã lên, đồng cỏ, ruộng nương vừa qua mùa đông xác xơ cháy xạm, loang lổ chỗ đen vạt úa… nhưng đi chỉ vài hơn km, leo lên những con đèo cao ngút có dòng Hoàng Hà xanh ngăn ngắt uốn lượn ôm quanh… con đường bắt đầu đi vào xứ tuyết. Tuyết chắc đã rơi đâu mấy hôm rồi, đang bắt đầu tan dưới nắng trưa… Con đường xanh ngắt nắng, trắng lóa tuyết đang hun hút qua những vách núi bỗng trời ơi… hai bên đường bắt đầu xuất hiện những cánh đồng bậc thang phủ tuyết trắng… chưa bao giờ tôi được thấy. Lúc đó, cũng chỉ nghĩ đến Bính Linh Tự cũng không viếng được nhiều vì không đi thuyền, không vào được chùa, nhưng tôi thầm nhủ, bỏ 300K đi ngắm những cánh ruộng bậc thang tuyết trắng này cũng đáng đồng tiền bát gạo rồi…


5709759480_862fd4f73c_b.jpg

Đường vào xứ tuyết mùa xuân


Trời lại lúc xanh nắng, lúc xám mây, những cánh ruộng bậc thang cứ thênh thang đuổi nhau chạy. Đất đen trên những cánh đồng, chắc do đốt rạ, làm cho tuyết trắng càng thêm trắng. 2 bên đường, những hàng cây xác xơ hao gầy điểm tô làm những cánh đồng thêm lạnh đẹp, rồi những làng mạc với những mái nhà tuyết phủ óng ánh được nhấn nhá bởi những cây cổ thụ phất phới những dãy khăn khatag đỏ… làm con đường cứ như đi vào cõi mơ….

Dù biết thời gian không có nhiều, tôi vẫn cứ yêu cầu bác tài dừng lại để tôi lang thang ngắm nhìn và chụp hình… nhưng tôi đã hơi dại vì đã vội dừng quá sớm… Khi càng đi sâu vào trong, những cánh đồng càng đẹp thì thời gian của tôi gần như đã hết. Tôi đành nhủ lòng, biết đủ là đủ vậy, mình đâu có mong chờ mà vẫn may mắn chiêm ngưỡng cảnh đẹp khó gặp này… Biết đủ là đủ vậy…


5709195191_ec27ece784_b.jpg



5709195163_b3a3f431e2_b.jpg

Những cánh đồng bậc thang vẫn trắng hoài trong tôi trong những giấc chập chờn…


Làm sao tôi có thể quên được con đường vào chùa thiêng Bính Linh đẹp lạnh lùng mùa xuân băng giá này…
 
07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng

07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng



Qua những con đường mênh mông nương đồi tuyết trắng, con đường đổ dốc xuống thung lũng với hồ xanh núi đỏ, cũng là lúc nắng chiều bắt đầu len lén qua những con đèo hanh hanh rải xuống Bính Linh.


5712492718_c137c5c8b7_b.jpg

Đường đến Bính Linh Tự


5711931491_0757882607_z.jpg

…sẽ ngang qua ngôi chùa chênh vênh này



Không được xếp vào tứ đại danh động Mạc Cao, Vân Cương, Mạch Tích, Long Môn (LP), điểm lôi cuốn của Bính Linh là những kiến trúc “kiến trúc lạ” (sẽ nói đến sau) và sự nguyên vẹn của nó, theo 2 ý; chưa được trùng tu nhiều và không bị tàn phá bởi những Cách Mạng Văn Hóa, Trăm Hoa Đua Nở… của Trung Hoa. “Sự nguyên vẹn” này là do chùa hang động Bính Linh nằm ở 1 vị trí tương đối hiểm trở cách biệt.


5711931367_9a79c9ebf1_b.jpg

Giờ cách trở, nhưng ngày xưa, khi Con đường tơ lụa còn ngang qua, Bính Linh Tự đã pha trộn, hấp thu những nền văn hóa khác. Bạn có thấy nét “kiến trúc lạ” trong những pho tượng Phật này?​


Dòng Hoàng Hà từ cao nguyên Thanh Tạng đang xuôi về đông, đến Vĩnh Tĩnh bỗng lạ lùng chuyển dòng, chảy ngược về tây, chạy giữa những núi đá có kiến tạo giống các núi đá vôi nhưng lạ lùng là có màu đỏ, nên cảnh tượng sông xanh núi đỏ vô cùng ấn tượng. Cũng nhờ những dãy núi đá vôi hiểm trở và dòng Hoàng Hà sóng dữ cuồn cuộn, và có lẽ bến đò vượt Hoàng Hà sau đó chuyển về thành Lan Châu, Bính Linh Tự trở nên cách biệt, nằm xa khu dân cư… nên may mắn “rơi vào quên lãng”… cho đến ngày những giá trị xưa cũ được tôn vinh trở lại, trên 1 miền đất đã có quá nhiều biến động, chỉ trong 1 thời gian rất ngắn gần đây.
 
Last edited:
07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng

07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng



Cụm từ “kiến trúc lạ” tôi dùng ở đây có lẽ hơi bị quá nhiều tính tu từ, mà nôm na là “nói quá”. Lý do là trước giờ chúng ta thường rất quen thuộc với những tượng Phật mang nét thân quen của những ngôi chùa Việt, chùa Hoa (kể cả chùa Tây Tạng) mà hay lơ đãng “quên” rằng đạo phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, và trải qua thời gian dài mới có sự thay đổi, chuyển hóa dần dần các hình dáng, đường nét, các chạm trổ, điêu khắc… Nên thấy cái gì khang khác, còn mới lạ, thì cho là “kiến trúc lạ”, đơn giản vậy thôi, tôi không có ý gì khác.


5715416056_6825ea1ef1_b.jpg



5714853015_c439fa0f9d_b.jpg



5714850313_7b5b5f4de8_b.jpg

Những nét đẹp lạ


Nằm trên con đường tơ lụa, Bính Linh Tự, được bắt đầu xây dựng từ thời Tây Tần (317 – 420 CN) qua các vương triều của Trung Hoa cho đến đời Minh (1368 – 1644). Tuy nhiên, cái tên Bingling lại có nguồn gốc từ tiếng Tạng, có nghĩa là “Hang ngàn Phật” – một cái tên phổ biến cho các chùa hang động tại TQ. Theo tài liệu thì thực ra cái tên Bingling này mới có vào thời nhà Nguyên (1271 – 1368), còn vào thời nhà Đường (618) chùa có tên là Lingyan, và sau nhà Nguyên, thời nhà Minh, người ta lại dùng lại cái tên này.


5714849307_afbe6a0c40_z.jpg



5715415500_2431b3851d_b.jpg



5715413452_11c8c94d7a_b.jpg

Sắc màu Bính Linh Tự


Theo các nhà khảo cổ, các tượng Phật trong hang 169 được làm trước tiên, vào năm 420CN, đây cũng là thời gian sớm nhất được ghi nhận cho tất cả các kiến trúc trong các chùa hang động toàn TQ. Như vậy, sự ra đời của Bính Linh tự có thể nói là rất sớm.


5714856659_3bd307d92f_b.jpg

Trên cao, xa xa… Nếu muốn xem các hang động này phải đóng thêm 300Y. Haizzz….!!!!


Khác với một số thạch động không nằm trên con đường tơ lụa như Vân Cương,… thường có các pho tượng Phật, Bồ Tát, hay các chạm trổ điêu khắc bên trong thuần “Hán”, các pho tượng, chạm khắc ở Bính Linh có những nét khác, yếu tố “kiến trúc lạ” như tôi đã nói ở trên. Chúng ta có thể thấy những nét uyển chuyển ở các pho tượng Bồ Tát, những nét “India” ở một số pho tượng Phật,… Điều đó cho thấy sự qua lại của các thương nhân và khách giang hồ trên con đường tơ lụa đã mang đến những ảnh hưởng văn hóa...
 
07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng

07.04 Đường lụa tơ mùa xuân - Bính Linh Tự, ngỡ ngàng xuân lạnh bên núi thiêng



5714853737_d9741f6c70_b.jpg

Chạm khắc vào vách núi đá​


Đặc biệt, có tài liệu còn cho rằng pho tượng “nổi” nhất ở Bính Linh, tượng Đức Phật Maitreya (Future Buddha) cao 27m có nhiều điểm tương đồng với pho tượng Bamiyan, cũng nằm trên Con đường tơ lụa ở 1 miền xa lắc xa lơ khác…



5714858269_538f05f2cb_b.jpg

Đường vào Bính Linh Tự, nhìn thấy pho tượng Đức Phật Maitreya soi bóng trên hồ xanh từ xa xa


5715419266_86c4a19c45_b.jpg

Nhưng vào trong, xui quá, pho tượng đang bị quây lại để tu sửa gì đó.​


Tất cả những thông tin trên càng làm cho Bính Linh Tự phủ thêm những làn sương huyền hoặc. Nhất là hôm đó, khi nắng chiều muộn hanh hao vừa rải xuống, chỉ một mình tôi lang thang trong Bính Linh vắng vẻ,.. thì những bông tuyết bắt đầu bay thênh thang trắng đất trắng trời….


5715420716_bac73e48e9_b.jpg



5715415202_c151cf0121_b.jpg



5714849625_c2aec55b2d_b.jpg

Bính Linh Tự - những nét duyên lạ!


Rồi tôi đi. Tôi may mắn bắt kịp chuyến xe cuối từ Vĩnh Tĩnh về Lan Châu, cũng vừa kịp chuyến tàu 9 giờ đêm rời Lan Châu hướng về sa mạc. Gần như chập chờn một đêm ngồi gật gù trên chuyến tàu xập xình… tôi vẫn còn lơ mơ thấy mình như đang ở chùa thiêng Bính Linh bên mùa xuân lạnh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,058
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top