What's new

[Chia sẻ] Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao

Trung Nguyên, mùa xuân trên non cao


Xuân đã sang, sao vẫn còn gió đông.

Xuân, sao giá băng vẫn chen về nơi miền quê xa nghèo.

Xuân, sao trời như buốt lạnh.

Xuân, sao vẫn lòng vẫn lạnh giá…



Tôi đi Trung Nguyên những ngày xuân Sài Gòn mưa sao về quá sớm. Bầu trời quang đãng những ngày xanh nắng tháng 3 sao vội tối sầm khi chiều xuống. Một chiều hối hả chạy qua cơn mưa trên con đường nhiều những cơn trốt hoa dầu bay tung trong gió lốc, một đêm bó gối trong quán nhìn mưa lạ, nghe gió lạnh hun hút thông thốc lùa qua quán, sao thấy chùng sâu…


Rồi tôi đi.

Bạn hỏi, sao đi hoài?

Bạn hỏi, đi chừng nào về?

Bạn hỏi, lại đi một mình nữa sao?

Bạn hỏi, vẫn còn tiền để đi sao?

Bạn hỏi, không sợ những cơn mưa axit, mưa phóng xạ sao?


…….


Tôi hỏi, sao tôi đi?


Rồi tôi đi.


23.03.2011. Đêm tháng Ba, Sài Gòn mưa đổ trắng trời…​
 
08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…

08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…



Chuyến tàu đêm Lanzhou – Jiayuguan đêm đó không yên bình. Hành khách ngồi gần tôi là những người thô lỗ, đầy những vết sẹo trên mặt, trên người, đánh bài, uống rượu, la hét ồn ào,… đến khuya. Đến khi khách đi tàu lên lên xuống xuống… tôi kiếm được 1 góc trống đầu toa tàu thì ngày mới đã gần đến. Đêm rất lạnh, có thể thấy tuyết trắng trời bên ngoài cửa sổ, tôi thì vẫn cứ gật gà gật gù chập chờn mơ về Bính Linh mùa xuân tuyết lạnh…



5724742877_dab990d7a8_b.jpg

Con đường tơ lụa… (màu đỏ)


5724749241_b9ed76f875_b.jpg

…và cung đường tôi dự định sẽ đi (màu xanh).


Đến gần 6am, sớm hơn giờ dự định đến Gia Dụ Quan khoảng 30p theo giờ tôi hỏi cô bán vé ở ga Lan Châu, tàu dừng lại, hành khách ùn ùn kéo xuống tàu. Đang mơ màng chập chờn sau 1 đêm mệt nhoài, tôi thấy có 1 cậu trẻ có vẻ hiền lành, đưa cái vé, chỉ vào đó và “hỏi” có phải đây là “Jiayuguan”? Cậu lắp ba lắp bắp “Jiuquan” gì đó… Tôi đang lơ mơ, nghe thấy Jiuquan cũng gần giống Jiayuguan (!?), thấy giờ giấc cũng gần giống, thấy mọi người đang ùn ùn kéo nhau xuống hết,… bèn vác đồ nhảy xuống luôn. Cậu trẻ đó cũng ngần ngừ lắp bắp rồi nhảy xuống luôn, đi sau tôi lầm bầm gì đó, nhưng ngôn ngữ bất đồng nên tôi cười cười chào rồi bon chen len theo dòng người ra cổng ga.



Mừng rỡ vì đến được Gia Dụ Quan nổi tiếng hằng mơ ước, tôi chụp đại một tấm hình nhà ga, như vẫn thường ghi dấu ở các điểm đến, chen nhau leo lên xe bus để đi về phố. Vẫn là xe bus số 1, ga tàu nằm ở xa thành phố… y chang như hướng dẫn của LP... về Gia Dụ Quan, nên tôi yên tâm ngồi trên xe thưởng thức bình minh bạc sa mạc. Mặt trời buổi sáng không qua nổi bụi cát sa mạc lẫn bụi khói công nghiệp nên chỉ lóng lánh như mặt trăng bạc… Tôi khoái trá ngắm nhìn… mãi đến lúc xe ngang qua 1 tấm bảng có đề “Rẽ trái, Jiayuguan 24km” tôi mới giật mình.



Pà mẹ Việt Nam anh hùng! Xuống xe bus rồi tôi mới biết tôi đã nhảy bậy bạ xuống cái thành phố lạ huơ lạ hoắc nào đó chứ không phải Gia Dụ Quan. Thành phố nào tôi cũng chả biết vì khi tôi gí chữ Gia Dụ Quan bằng tiếng Hoa trong LP để hỏi mọi người đây có phải là GDQ không, thì mọi người đều lắc đầu, rồi (chắc là) nói thêm ở đây là “…” gì gì đó bằng tiếng Hoa, làm sao tôi biết hả trời. Mà lúc sáng sớm đó, nhiều người thấy tôi vừa nhếch nhác, vừa cầm cuốn LP dày cộp bằng tiếng Anh xông tới là họ đều lùi lại, lắc đầu, chứ chưa đợi tôi hỏi. Mãi mới gặp 1 thanh niên trẻ, rồi cô gái trẻ chịu khó nhìn vào LP, lắc đầu, rồi chỉ tôi cuốc bộ đến trạm xe bus, may là cũng gần gần đó để đi Jiayuquan. Trên đường đi, ngang qua một ngân hàng có bảng biển tiếng Anh to đùng, tôi mới biết thành phố tôi tình cờ rớt xuống là Jiuquan.


5724742493_fea03b18c8_b.jpg

Ga Jiayuguan của tôi nè (!?). Bạn nào biết tiếng Trung đọc đừng cười!!!​



Trời ơi, đúng là chưa có thằng nào cùi bắp như tôi, vừa dốt nát mà còn lười nhác… nên đi đâu suốt ngày cứ hỏi han hết người này đến người khác… rồi lạc tới lạc lui. Nhưng mà nghĩ lại cũng hay (!?). Nếu không có vụ đi lạc này, có đời nào tôi biết đến Jiuquan, chính là Tửu Tuyền, thành phố được nhiều người nhắc đến nhưng tôi tìm trong LP không thấy, và khi tới Tửu Tuyền nghe-nói-tới-đã-nhiều-này, tôi mới biết lý do tại sao LP không nhắc gì đến nó – Tửu Tuyền ngày nay không còn gì của ngày xưa cả. Cũng may, nhờ đi lạc kiểu này, tôi mới không ấm ức nếu có ai hỏi “Mày đã tới Tửu Tuyền” chưa?!


5725299564_41983eb646_b.jpg

Và đây mới là Gia Dụ Quan!​


Thằng ngốc mà dám đi bụi một mình mới dzui há!? :T Bởi dzậy mới biết sao ngày xưa “Tư Ếch lên Sài Gòn” ăn khách đến vậy!
 
08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…

@ LinhEvil, bpk lúc nào mà chẳng đang yêu! Hồi nhỏ yêu ba má, ông bà, anh chị em… Giờ yêu thêm những con đường, mê mệt :gun :Dam :T!!!


:::::::::::::::::::::::::::::::::::::



“Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.” – Thông tin từ wiki.


Theo tài liệu, Gia Dụ Quan được xây dựng vào năm Hồng Vũ thứ 5 thời nhà Minh (1372), nơi cuối của Vạn Lý Trường Thành nhà Minh. Sở dĩ tôi nhắc lại, “Vạn Lý Trường Thành nhà Minh”, vì có nhiều VLTT khác nhau, và sau đó tôi đã đến thăm được 1 đoạn của VLTT từ thời nhà Hán, của hơn 1 thiên niên kỷ trước đó.


****


Tôi đến Gia Dụ Quan từ Tửu Tuyền, chỉ tốn có 2Y (!), cho chuyến xe bus sớm. Có điều, xe bus liên huyện này không dừng trong bến xe mà chạy lơn tơn, dừng vô cớ ở giữa đường. Phố lại đổi tên đường, giao tiếp Anh ngữ kém, dân tình cứ thấy cuốn LP dày cộp là lắc đầu rút lui, không chịu nhìn vào những chữ Hoa trong đó, mà những chữ Hoa đó thiệt tình cũng nhỏ lí rí khó thấy… nên tôi mất thời gian đi lòng vòng mới về được bến xe Gia Dụ Quan, nơi tôi có thể xác định được phương hướng, nhà nghỉ,… May mà hôm đó trời lạnh buốt nên cõng balo đi lang thang không mệt lắm, lại có dịp tí ta tí tởn hoa tay múa chân với dân tình để hỏi đường, vừa thăm thú ngó nghiêng… Nên sau khi đến được bến xe GDQ, xem như tôi rất rành đường phố GDQ (!).


5729173149_33477a9ffc_b.jpg

Tháp đồng hồ của bến xe. Lúc chỉ đường cho tôi, một ông chú nói tôi cứ đi tới tháp đó là sẽ tới. Thiệt là tiện dụng!


Gần bến xe có 2 khách sạn nhỏ, có chợ đêm, chợ ngày kiêm phố ẩm thực, có tuyến xe bus số 1 đi đến ga… nói chung rất tiện. Có điều, là phố du lịch cũng nổi tiếng nhưng giao tiếp Anh ngữ ở đây hơi kém, dù mọi người rất nhiệt tình. Hỏi thăm tuyến xe bus đi thành cổ Gia Dụ Quan, Vạn Lý Trường Thành, đều bị lắc đầu nói là không có, phải đi taxi. Đi theo hướng dẫn của LP tìm đến chỗ thuê xe đạp, dù được người dân địa phương nhiệt tình dắt đi, đến nơi lại lắc đầu, “nghỉ cho thuê lâu lắm rồi mà”,… Đang tính nhảy xe lôi chở hàng lẫn người của dân địa phương để đi,… nghĩ sao lại mò vào trong bến xe hỏi thăm giờ giấc cho chuyến đi ngày mai, gặp cô bán vé dê thương chỉ cho tuyến xe bus số 4 đi thành cổ Gia Dụ, mất chỉ 2Y, thay vì ít nhất 50Y, như theo LP!


5729172889_c0754c666e_b.jpg

Đông Môn của Gia Dụ Quan


5729172667_90d1031dfe_b.jpg

Thành xưa bên hồ xuân vẫn băng tuyết lóng lánh giữa nắng trưa ngời ngời…​


Hớn hở, tôi lon ton ra trạm xe bus nhảy tót lên xe, thẳng tiến về thành Gia Dụ. Nắng đã lên cao, gió mùa xuân lạnh vẫn hun hút thổi buốt phố phường Gia Dụ Quan…
 
08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…

08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…



Những ngày mùa xuân ở miền ven sa mạc này thật lạ lùng. Cảnh quang cứ thay đổi như nhiều mùa đi qua trong một ngày. Những con đường buổi trưa nắng vàng rực, những hàng cây trơ trụi lá khẳng khiu giữa bầu trời xanh ngăn ngắt, lãng đãng điểm tô chút bông nõn, hồ nước xanh xanh óng ánh băng, lấp lánh tuyết, đồi núi cỏ vàng vọt úa, xác xơ cuối rạp trước những cơn gió cuồn cuộn từ sa mạc về lôi theo những đám bụi vàng đục thi thoảng che mờ trời xanh Gia Dụ Quan…


5732384951_ea1e7290fa_b.jpg

Đường nắng trưa về thành Gia Dụ. Hàng cây mùa xuân sao vẫn hao gầy!


Giữa mênh mông trưa nắng, bên hồ xanh lấp lánh tuyết, trong màn bụi vàng gió sa mạc,… thành cổ Gia Dụ Quan chợt ẩn chợt hiện như ảo ảnh.


5732446235_0d2561b889_b.jpg

Đường lên thành hiểm trở (!?)


Và khi lũ gió hoang đàng của sa mạc rủ nhau đi đâu mất, trả lại bầu trời trong xanh… ngôi thành xưa bỗng hiện lên rỡ ràng, đẹp rạng ngời cái trong nắng mùa xuân vàng rực, làm tăng lên màu vàng nâu giản dị của ngôi thành xưa đã gần 700 năm tuổi.


5732991640_f66cb21721_b.jpg

Đây, thành Gia Dụ!


5732384203_15809f9688_b.jpg

Vừa vào trong thành lũy thứ 1


5732929802_a10cec91aa_b.jpg

Thành lũy thứ 2


5732384603_6e62745447_b.jpg



5732384425_cd926e0927_b.jpg

Trùng trùng lớp lớp thành lũy


Nằm dưới chân núi Văn Thù, giữa 2 dãy Kỳ Liên Sơn và Hắc Sơn, vị trí hiểm yếu của hành lang Hà Tây, Gia Dụ Quan cùng với Vạn Lý Trường Thành được nhà Minh xây dựng để đề phòng sự tấn công từ thảo nguyên Mông Cổ của vị vua lừng danh Thiết Mộc Nhi – Timur Lenk. Truyền thuyết kể rằng, khi viên tướng phụ trách việc xây dựng hỏi người kiến trúc sư về các nguyên liệu cần để xây dựng Gia Dụ Quan, ông này đưa ra một con số về lượng gạch cần thiết để xây dựng Gia Dụ Quan. Khi viên tướng hỏi lại rằng bây nhiêu đó là đủ hay chưa, ông chỉ cộng thêm 1 viên gạch nữa. Và khi Gia Dụ Quan xây dựng xong, người ta chỉ thấy dư ra duy nhất mỗi viên gạch này!
 
08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…

08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…



Theo cảm quan của tôi, kiến trúc vừa giống pháo đài, đồn lũy vừa giống thành, vừa là cửa ải… đã tạo cho Gia Dụ Quan những nét đặc sắc riêng. Không biết trong những “di tích” hiện tại, cái nào là “hàng thật giá đúng”, cái nào là hàng “trùng tu”… nhưng nói chung Gia Dụ Quan không bị những gam màu rực rỡ, như thường thấy của các khu di tích khác ở Trung Quốc, làm chói mắt. Có lẽ, một phần cũng nhờ gió cát sa mạc đã phủ nhanh lớp bụi thời gian lên nơi đây.


5732929872_c9a551c89c_b.jpg

Ngày mai, chúng ta sẽ tấn công về hướng tây. Bão cát Gobi sẽ hỗ trợ ta cản bước tiến của Thiết Mộc Nhi!



5732930092_d7905322b7_b.jpg

Và chiều nay chúng ta sẽ hiệu triệu binh sĩ, thao dợt để chọn ra đội quân tiên phong tinh nhuệ nhất!​


Thành Gia Dụ Quan có chu vi 733m, bao phủ một diện tích 33.500m2, chiều cao tường thành cao 11m, gồm nhiều lớp tường thành từ ngoài vào trong, thêm vào nhiều tháp canh, lầu chuông, tháp trống,… đều được “giữ gìn” tương đối tốt. Nhưng bên cạnh những kiến trúc “hoành tráng” đó, điều làm tôi ngạc nhiên là những cầu thang đá dẫn lên thành, đã mòn vẹt, chia đôi 2 đường, những bậc thang cho bộ binh và những con đường đá dốc cho kỵ binh. Thêm vào đó là những ngôi chùa thờ phụng Quan Công hay Đức Phật,… và ngạc nhiên làm sao, 1 sân khấu nhỏ.


5732384327_a2cf4b5a77_z.jpg

Đường lên thành có 2 lối, cho bộ binh và kỵ binh



5732384271_5c2309ca2e_b.jpg

Sân khấu nhỏ (bên trái) khép nép bên thành


Lang thang chiều xuân nắng lạnh Gia Dụ, tôi bãng lãng mơ về đêm xưa, gió xuân đêm sa mạc lạnh lùng cuồng nộ,… trên cao kia có mỹ nữ nâng chén ngang mày, thướt tha lả lơi thân mềm mời mọc,… vẳng trong tiếng gió gào giọng ca liêu trai ai oán khóc than khúc xuân thì đời kỹ nữ nơi biên cương… Bên dưới, những bát rượu đong đầy, những chén rượu cụng nhau hào sảng tiêu sái… có đưa hồn những chiến binh oai hùng thành Gia Dụ trôi về quê hương xa ngái, có làm lòng mơ về ngày đoàn viên hạnh phúc, mong vòng tay êm ấm vợ hiền, nhớ nụ cười thơ ngây con trẻ…


....
 
08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…

08.04 CĐTL mùa xuân - Gia Dụ Quan, mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng…



5732930044_a5fbc15a7c_z.jpg

Tháp canh hiên ngang giữa cát bụi sa mạc.



5732384627_95fd5dffd3_b.jpg

Khu doanh trại dành cho tướng lĩnh​


“Đệ nhất Hùng quan” Gia Dụ những ngày xuân xanh nắng vàng, dù thật uy nghi, thật rạng rỡ… nhưng sao chỉ gợi trong tôi cảm giác thật hoang lạnh… nhất là khi tôi mệt mỏi lặng lẽ bó gối ngồi dưới chân tường thành nhìn những cơn gió sa mạc vần vũ trên thành xưa. Ngàn năm qua, muôn ngàn năm qua… gió vẫn mải miết thổi, bụi vẫn mịt mù bay… còn người ngàn năm trước, còn người trăm năm sau?



5732384495_30a85e120e_b.jpg




5732384403_dc19f20785_b.jpg

Bên ngoài thành, như ngàn xưa, lũ lạc đà vẫn kiên nhẫn chờ khách thương tiến vào Gobi (!?)​



Chiều. Nắng vẫn rực vàng. Gió về. Lắng trong tiếng gió chiều sa mạc gào hú, trong tiếng cờ bay phần phật,… tôi như nghe tiếng vó ngựa văng vẳng, gươm dáo lanh canh, tiếng chiêng trống xập xình, tiếng xôn xao ai đó nói cười…


5732384451_372318a515_b.jpg

Thành Gia Dụ xuôi về Huyền Bích Trường Thành​



Chiều sa mạc. Chiều xuân. Chiều Gia Dụ. Chiều biên cương… Lòng tôi cũng đã chiều! Mờ trong bóng chiều sa mạc, mờ trong bóng chiều xanh,… như có dư hình của đoàn quân nào thấp thoáng…
 
08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành

08.04 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành




Người Trung Quốc thường nói: “Bất đáo trường thành phi hảo hán – Chưa đến Vạn Lý Trường Thành chưa phải là hảo hán”. Do vậy, nhiều năm trước, khi có dịp đi công tác ở Beijing, tôi tranh thủ nghỉ một ngày, nhảy xe đến thăm Vạn Lý Trường Thành (VLTT) ở đó. Phải nói là tôi rất ấn tượng bởi đoạn trường thành hùng vĩ Bát Đạt Lĩnh này. Quả thật là hoành tráng, nhưng dường như nó đã được “trùng tu” “phục chế” quá nhiều. Lúc đó, thấy tôi đứng ngơ ngác nhìn ra miền đất hoang hóa khô cằn từ xa xa bên kía trường thành, một người Hoa tốt bụng đứng kế bên đã bảo tôi đó là miền Nội Mông… Nghe vậy, tôi lơ mơ nghĩ đến cát bụi sa mạc, đến vó ngựa trường chinh của Đại Hãn… Hồi đó, thỉnh thoảng tôi cũng có đi đây đi đó, nhưng máu giang hồ chưa có,… Có phải chăng, từ những chuyến đi vặt vãnh, từ những lúc thả hồn viễn vông lạc điệu như thế này… mộng giang hồ bắt đầu được nuôi dưỡng trong tôi?



Từ đó, tôi chưa quay lại Bát Đạt Lĩnh, cũng như chưa viếng thăm một VLTT nào khác, cho đến chiều nay, một buổi chiều mùa xuân lạ, lúc hồn còn vương vất bên cát bụi thành Gia Dụ,… tôi lại lần mò lò dò đến được một Vạn lý trường thành nữa – Huyền Bích trường thành, nơi Con đường tơ lụa ngang qua.


5735377195_475741f6e8_b.jpg

Rời bỏ Thủy môn rực rỡ, có hoa đào mùa xuân, có đèn lồng đỏ treo cao…



5735377391_7ed2d3e23a_b.jpg

… tôi lang thang leo lên Hắc Sơn làm hảo hán (!?).


Rời thành Gia Dụ, lúc đầu tôi định đi bộ lon ton đến đó. 7km không phải xa lắm, đi bộ giữa mùa xuân biết đâu có thể “chộp” được những khoảnh khắc đẹp bất ngờ… (!?). Nhưng nắng, gió, cát, bụi sa mạc vừa dữ dội, vừa hoang đàng, vừa ngang tàng, vừa bốc đồng,… đã chặn đứng ý tưởng ngang ngược đó của tôi ngay từ những bước chân đầu. Cuối cùng, tôi hoa chân múa tay nhảy lên chiếc taxi, đi về mất 40Y. Dù giá niêm yết là 50Y, sau đã tôi dùng động từ “to quơ” trả giá và giả bộ làm ngơ bỏ đi 3 lần mới được một bác tài gái đồng ý. Bác tài thật dễ thương, chở tôi đến nơi, ghi vào tờ giấy là tôi có 30p ở đó, nhưng hơn 90p sau tôi mới ra, cười hì hì… Bác gái từ nhăn nhó cũng chuyển sang cười hề hề… Xong!


...
 
Last edited:
08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành

08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành



Nằm cách thành Gia Dụ khoảng 7km, Huyền bích trường thành (Overhanging wall) được xây dựng trễ hơn thành Gia Dụ, vào năm 1539 và việc xây dựng đã hoàn tất chỉ 1 năm sau đó. Cũng xây dựng vào thời nhà Minh, nhưng khác với Bát Đạt Lĩnh gần Bắc Kinh, Huyền Bích trường thành được xây dựng bằng các lớp đất vàng và đá cũng màu vàng.


P4080809-1.jpg

Mùa xuân hao gầy, tôi lên Huyền Bích


P4080815-1.jpg

Overhanging wall


Việc xây dựng Huyền Bích trường thành dựa trên chiến thuật phòng thủ của nhà Minh với những kẻ ngoại xâm đến từ Gobi. Do nằm bên sườn đông dãy Hắc Sơn, từ sa mạc phía tây nhìn về, người ta sẽ không thấy được nó. Không những thế, Huyền Bích trường thành trấn giữ ở vị trí hiểm yếu trong hẻm núi Hắc Sơn, trên con đường vể Trung Nguyên từ Gia Dụ Quan. Nếu như thành Gia Dụ thất thủ, những đội quân từ sa mạc Gobi, Trung Á,… cứ tưởng sẽ hát khúc hoan ca và dễ dàng tiến sâu vào Trung Nguyên thì lúc này sẽ gặp một Huyền Bích trường thành kiên cố chống trả.



P4080835-1.jpg

Huyền Bích & Hắc Sơn giữa chiều xuân xanh​


Chạy dài trên một sườn dốc của Hắc Sơn, màu vàng nâu sẫm nổi lên trên núi đá đen, Huyền Bích trường thành trông xa giống như một con rồng bay giữa đất trời – đó cũng là lý do thành có tên overhanging wall. Lúc đầu, thành dài khoảng 1,5km nhưng đoạn thành bây giờ chỉ còn khoảng 750m. Thực ra, gió bụi thời gian đã tàn phá nặng nề thành cũ, trường thành hiện nay hầu như đã được phục chế hoàn toàn, từ 1987.



P4080829-1.jpg

Sa mạc quanh Huyền Bích​



Nhưng, một chiều muộn mùa xuân lang thang Huyền Bích Trường Thành, lòng tôi cứ mênh mang mênh mang không chỉ vì được lại đặt chân lên Vạn Lý Trường Thành, mà còn vì Con đường tơ lụa thênh thang chạy đang mê mải chạy vào chiều hôm đang dần tắt nắng…


P4080850-1.jpg

Rời Huyền Bích, đoàn lữ khách theo Con đường tơ lụa hướng về sa mạc Gobi…​



…..
 
08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành

08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành



Dưới chân Huyền Bích Trường thành có quảng trường Tơ lụa Cổ đạo, nơi ngày xưa những đoàn lạc đà và khách thương tập trung trước khi bắt đầu hành trình tây tiến. Bây giờ không còn là ngày xưa, con đường tơ lụa giờ đã nhòa trong gió cát thời gian,… nên nơi quảng trường Tơ lụa cổ đạo giờ chỉ còn những con lạc đà bằng xi măng sắt thép. Tuy nhiên, leo lên cao xa xa, bớt chút thực tế, nêm nếm chút mơ mòng… bạn như sẽ thấy đoàn lạc đà đang rùng rùng chuyển động đi vào sa mạc. Đến khi gió cát quất vào mặt rát bỏng, tỉnh giấc mộng ngày mới thấy là gió đang đi, cát đang bay,… và đoàn lạc đà vẫn nhẫn nại đứng yên….


P4080845-1.jpg

Trên con đường tơ lụa​


Con đường lên đỉnh của Huyền Bích trường thành dốc 45độ, cũng không mệt lắm nếu bạn không phải đương đầu với những cơn gió sa mạc. Đến tiền đồn cao nhất, bạn có thể leo tiếp lên Hắc Sơn, nơi bạn có thể khắc, có thể đục những trái tim lồng tên bạn và người nào đó trên đá núi, ước mong rằng tình yêu bạn sẽ vững bền như Hắc Sơn bao năm vẫn sừng sững trong gió bụi thời gian, cát bụi sa mạc… Còn nếu bạn không có đủ 2 cái tên để khắc vào đá, bạn nên tránh qua một bên đừng quấy rầy những trái tim đang yêu….


P4080824-1.jpg

Bên dưới Huyền Bích​



Tôi xuống núi bằng con đường có những bậc thang khá chênh vênh men theo Hắc Sơn thay vì xuôi theo trường thành. Đi bằng con đường này, bạn sẽ có những góc nhìn đẹp hơn để chụp hình trường thành. Hơn thế nữa, bạn sẽ đến thẳng quảng trường Tơ lụa cổ đạo, nơi không chỉ có những đàn lạc đà, mà bạn còn được gặp những danh nhân tên tuổi gắn liền với Con đường tơ lụa, với những cuộc viễn chinh về miền tây Trung Nguyên.


P4080843-1.jpg

Chùa nhỏ vắng im bên Hắc Sơn


P4080811-1.jpg

Xa xa, Minh Tường trường thành​


...........
 
08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành

08.04.2011 Đường tơ lụa mùa xuân ngang qua Vạn lý trường thành



Dù được xây dựng từ rất trễ, rất lâu sau những bước chân viễn du của Trương Khiên, Huyền Trang,… những vó ngựa viễn chinh của Hoắc Khứ Bệnh… nhưng vì vắt ngang qua Con đường tơ lụa nên Gia Dụ Quan được xem như đã từng là nơi dừng bước của những danh nhân hùng tướng xưa. Bên chân Huyền Bích Trường Thành, người Trung Quốc đã cho dựng nên những bức tượng của họ, có cả Marco Polo, người cũng đã từng “đưa” Con đường tơ lụa đến với thế giới phương tây, người cũng đã từng lang thang trên chính con đường này.



P4080858-1.jpg

Trương Khiên uy nghiêm…


P4080854-1.jpg

…Huyền Trang thanh cao



P4080859-1.jpg

…Hoắc Khứ Bệnh oai phong​



Chiều đã nhạt màu, gió bụi sa mạc vẫn cuồn cuộn từng cơn cuồng nộ,… đoàn người vẫn lặng lẽ tiến bước. Huyền Trang thanh cao lặng lẽ bước bên Trương Khiên uy nghiêm, Hoắc Khứ Bệnh oai phong bên Marco Polo thông thái… Vốn rất dị ứng với việc “tô vẻ, thêm thắt” của các bạn TQ ở các danh lam thắng cảnh, nhưng thật sự tôi rất ấn tượng về những pho tượng này. Có lẽ phông nền của một Huyền Bích trường thành, thấp thoáng ngoài kia là Minh Tường trường thành, xa xa hơn nữa và gần gần hơn nữa là cát bụi sa mạc… đã xóa mờ những dị biệt về thời gian, về không gian,… hay chính danh tiếng, sự ngưỡng mộ của tôi đối với họ… đã làm cho những pho tượng đá kia như sống lại, như họ vẫn đang tiếp tục con đường viễn du của mình…


P4080869-1.jpg

Chùa vắng bên Hắc Sơn



Lặng lẽ ngồi bên hiên chùa vắng, trong sa mạc, nghe gió hú, nhìn chiều đi, từng bước chậm, trên trường thành,… rồi tôi đi. Tôi chia tay Huyền Bích, Minh Tường, Gia Dụ… theo con đường tơ lụa tiến vào Gobi… còn lại đây một chút tình, cho những cơn gió sa mạc, cuốn bay…
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,057
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top