What's new

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar

Về đã hơn tuần, việc nhà thu xếp tạm ổn, con xế cũng đã 'thanh toán' được vài phần hỏng hoc`, chỉ còn chờ thợ dứt điểm được cái đồng hồ công tơ mét nữa là ok (do đồng hồ kilomet hư, nhảy gãy kim). Vậy thì bây giờ mình sẽ tính đến việc 'kể chuyện ngày xưa' về một chuyến đi kỳ lạ, chả theo lịch trình chỉnh chu nào cả...

Địa danh đã qua trong chuyến đi: Vạn Giã - Tu Bông - Đầm Môn - Sơn Đừng - đèo Cổ Mã - hòn Dom - Đại Lãnh - đèo Cả - Vũng Rô - bãi Môn - Mũi Nậy - Ninh Thọ - Ninh Diêm - Ninh Phước - Ninh Vân - đèo Rọ Tượng - Vĩnh Lương - Nha Trang - Hòn Bà - bãi Dài - đèo Cù Hin - Khánh Vĩnh - đèo Hòn Giao - K'Long K'Lanh - Đà Lạt - Liên Nghĩa - Di Linh - Bảo Lộc - ĐạM'ri - Đoàn Kết - Tà Pứa - Mêpu - Võ Xu - Đức Tài - Giaray - Long Khánh - Dầu Giây...

DSCN2588.jpg


Thật ra, chuyến này bọn mình đã dự tính từ hồi mới chân ướt chân ráo về trong lần đi 'Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang Hòn Hồng'. Về là tính liền, tính rồi dây dưa mãi - không phải do tiền, cũng chả phải do việc mà chỉ do tại... ông Trời cứ cho mưa mãi. Vậy là túi treo xe, hành lý đã sẳn sàng nhưng tha hồ ám bụi, thậm chí đồ đạc lủ khủ còn muốn mọc đầy mộc nhĩ lên kia, he he...

23h36, xe Quang Hạnh dừng lại cho khách nghỉ chân tại Phan Thiết:

DSCN2362.jpg


Đến tận những ngày tốt trời sau cơn bão số 7 thì bọn mình... bay đột biến! Gọi là 'đột biến' vì đặt vé qua điện thoại buổi sáng thì 16h10 chiều chạy ra bến xe Miền Đông. Xe khởi hành 18h30 (thật tế là trễ hơn 15 phút) nhưng phải ra sớm vì ngại kẹt xe tại Hàng Xanh, phần khác cũng do nhà xe cần mình đến trước để đưa chiếc Win100 vô hầm trước, dành chỗ cho hàng hóa theo sau.

35k một dĩa mỳ xào hải sản - các nơi nghỉ mà nhà xe thường ghé vào không có nơi nào rẻ cả. Được cái mực nang và tôm nơi này khá chất lượng, nhiều. Buộc phải ăn đêm do buổi ăn chiều quá sớm vì trước khi ra bến xe - vậy nên đêm đói lòng:

DSCN2360.jpg


Vé xe Quang Hạnh TP HCM - Vạn Giã là 200k/người, cước chiếc xe bằng giá xe tay ga: 300k - hơi chát nhưng đành phải chịu, con ngựa sắt già này mà không có kèm theo thì thôi ở nhà sướng hơn.
Vừa đi vừa nghe nhà xe hối thúc, đến cổng bến xe thì thở phào: mới 17h. Vào quầy mua vé, vào cổng mua vé bốc vác xe (20k), đến lúc gặp nhà xe thì anh tài xế nói "anh cứ mua vé 6k của xe chở hàng vô là được rồi, mua vé bốc vác phải kêu tụi nó, lại... phí tiền''. He he, phí thật: nhân viên BXMĐ đến - rút sạch xăng (dù xe mình chỉ còn nửa lít), tháo bánh trước, tháo luôn ốc dàn nhún sau...

Nhà xe dừng tại điểm cuối ngay trước bến xe Vạn Giã, khách trên xe bấy giờ chỉ còn chục ngoe vì đã xuống dần trước đó. Tài và lơ lôi ẻm Win của mình xuống rồi ráp lại những phần đã tháo - dĩ nhiên là không thiếu 'trái khế'. Chào tạm biệt xong, mình ra quốc lộ gần đó đổ xăng đầy bình rồi trở vào Lê Hồng Phong, rẽ đường Nguyễn Huệ tìm nơi điểm tâm sáng.
Ảnh là xe bò trên đường Nguyễn Huệ - Vạn Giã:


DSCN2366.jpg


Bố khỉ, liệu pa có cần tháo luôn cái ghi đông ra nữa không (kiếng trước sau mình đã tháo hết rồi)? Không à, vậy thì đưa vào hầm. Nhưng nói trước, anh mà làm mất cái 'trái khế' của công tờ mét xe là tui 'đào mồ rủa xả', không hề buông tha đâu đấy nhé, chỉ vì cái 'trái khế' này khó tìm mua hàng zin...
Lần sau sẽ mua vé 6k: lơ và tài xế sẽ lo chuyện bốc xế vào hầm. Trong thật tế thì họ (nhà xe) cũng không thích bọn nhân viên bến xe rớ mó vào chuyện của họ - một kinh nghiệm nhỏ cho sau này.

Cơm tấm 15k/dĩa, cà phê 5k. Hàng ven đường bán cho người trong xóm nên giá bèo, cũng ngon - ngon với hai kẻ phượt xa...:

DSCN2364.jpg


Trễ 15 phút do chờ khách... rồi thì chiếc xe giường nằm Quang Hạnh từ từ chạy ra khỏi bến, theo QL13 qua cầu Bình Triệu rồi thẳng tiến đi QL1A. Trời tối sẫm và... mưa! Mưa Sàigòn Biên Hòa gì đó cũng không ngại do đích mình đến tận ngoài kia, xa lắm.
Thông thả rồi mới ngắm nghía chiếc xe: may mắn là bọn mình chọn đúng chiếc xe rất mới, chạy êm, máy lạnh vũ bão... và phía sau cùng còn có toilet: sạch bong và bóng lộn, tha hồ nốc chai giải khát sướng cả miệng mồm!

No lòng rồi thì lên đường: bọn mình vẫn theo đường Nguyễn Huệ để chạy thẳng đi Tu Bông. Đúng lúc này, chiếc xe bắt đầu phát ra tiếng rít kỳ lạ... Gì vậy cà?
Tiếng động phát ra ngay đồng hồ công tơ mét, cái tiếng rít thật khó chịu!


IMG_7103.jpg


Mình ghé tạm vào chỗ sửa xe đối diện chú bò kéo xe này, lòng nghĩ nhà xe có sai lầm gì trong trong việc lắp lại bánh trước?
Anh thợ tháo bánh trước, xem cáp và trái khế - tất cả đều ổn nên lắp lại. Mình kêu anh chạy thử một vòng: lúc này thì ẻm Win không kêu nữa - anh cho là chiếc đồng hồ trục trặc, sau này về nên thay. Vậy là tán phét một hồi, trả anh 5k rồi bọn này lại đi.


IMG_7106.jpg


Bài đã post trong Phuot:

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Last edited:
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.
Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.

Chuối con mọc ven hồ khá nhiều, chả cần ai trồng cả:

DSCN0001_6.jpg


Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang.

Cứ mỗi đoạn dừng ven hồ lại có một khung cảnh khác nhau:

DSCN0003_5.jpg


Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại I.

'Nửa kia' phi lên gò đá chụp cho rõ:

DSCN2575.jpg


Và tấm ảnh mà cô nàng chụp đây.

IMG_8364.jpg
 
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

Trên hồ có vài cù lao nhỏ...:

IMG_8360.jpg


Lại có cách lý giải khác rằng: Đầu thế kỷ trước, thành phố Nha Trang ngày nay còn là một bãi biển hoang sơ với một làng chài vài mươi nóc nhà tranh ở xóm Cồn. Chỉ có duy nhất một ngôi nhà xây 2 tầng lầu màu trắng là nhà làm việc của Bác sĩ Alexandre Yersin (lầu ông Năm). Người đến đây bằng đường biển sẽ thấy ngôi nhà trắng trước tiên, Nha Trang chính là "nhà trắng" được gọi chệch đi. Đó là cách kiến giải về xuất xứ tên gọi Nha Trang của những người ngưỡng mộ A. Yersin, một công dân đặc biệt của thành phố.

Cù lao thần tiên này to hơn: lần sau mình lên đây sẽ 'cắm dùi' chiếm đảo (he he):

IMG_8361.jpg


Về địa danh "Nha Trang": trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang).

Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang). Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh nổi tiếng này.

Mãn nhãn với hồ rồi thì lại đi. Từ bây giờ đã bắt đầu vào những dốc...

IMG_8333.jpg


Ngày nay, Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, gồm có:
- 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002).
- 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng.

và cua...

IMG_8348.jpg


Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: Hòn Rớ, Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, Hòn Khô, An Viên...
Riêng thành phố Nha Trang là Đô thị loại 1 thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Về các danh lam thắng cảnh đẹp tại Nha Trang, bạn sẽ xem tiếp trong những bài sau.

... liên tục. Bắt đầu có những tấm bảng báo độ cao: 100m, 200m...

IMG_8345.jpg


Nhưng vẫn còn xa lắm vì đỉnh Hòn Bà cao tận 1500m với hàng loạt những cua quẹo hiểm hóc.

IMG_8369.jpg
 
Em cũng lên hòn bà sau anh vài ngày nhưng = 4B cho nên vừa chạy vừa chụp, hình sẽ mờ, tuy nhiên, em có clip từ chân đèo lên đỉnh đèo, em sẽ bổ sung khi anh hoàn tất cung này [:D]


Có lẽ nhiều nơi làm ... khá ghê thật nhưng lâu lâu nhơi một lần: cũng dám chừng nhờ 'ghê' nên sực thấy 'mê'.

Mình tiếp đây, lên Hòn Bà để bác Bienlao góp thêm hình.
 
Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.574m mang khí hậu của vùng ôn đới thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 57km về phía Tây Nam.

Rời Hồ Suối Dầu, bọn mình bắt đầu vào con đường xuyên rừng, quanh co và nhiều dốc dựng hướng lên đỉnh Hòn Bà. Những đoạn khởi đầu này, người dân trồng chuối, rất nhiều chuối hay bên đường - thậm chí có khi... cả đồi chuối. Lúc này nắng đã gắt nên khá nóng...:

IMG_8376.jpg


Suốt chặng đường lên Hòn Bà cảnh quan thay đổi liên tục từ rừng trồng của dân, rừng đại ngàn, rừng lồ ô rồi tới rừng lá kim. Vượt qua hai con dốc sẽ gặp con đường bằng bám theo vách núi là nơi mặc sức cho dương xỉ và phong lan chen mọc trong sương, giữa trùng trùng cỏ xanh.

Tuy nhiên, khi đường chen vào rừng và các tán cây thì mát ngay, cọc kilômét bên đường báo còn 31 cây số nữa đến đỉnh Hòn Bà:

IMG_8382.jpg


Lên tới độ cao 300m, khách có thể dừng chân tại Khu Du lịch Suối Nguồn, ngồi thưởng thức gà rừng nướng đượm hương thơm, nghe suối reo róc rách... rồi chuần bị leo tiếp lên độ cao 1500m.

Bắt đầu tới đoạn đường chạy ven suối. Đây là con suối bắt nguồn từ rừng nguyên sinh Hòn Bà thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa:

DSCN2579.jpg


Một căn chòi lá phía trước, ngay góc cua. Có lẽ của thợ rừng hay người canh vườn... nhưng không bóng người. Nếu gặp mưa thì chòi này sẽ phát huy tác dụng tốt đây:

IMG_8383.jpg


Không ai trồng nhưng chuối vẫn mọc lưa thưa ven đường, nghe nói chuối này là chuối tiêu.

IMG_8394.jpg
 
Thêm một căn chòi khác bên phải con dốc dài, cũng không có ai.

IMG_8387.jpg


Ở độ cao 500m, hai bên đường là những rừng chuối tiêu phủ kín, những cây sầu riêng ẩn trong vòm lá. Phóng mắt về phía xa là cả thành phố Nha Trang xinh đẹp. Càng lên cao càng thú vị, một cảm giác lạnh ngắt rồi lại mát đến bất ngờ, hóa ra đôi khi khách vừa đi xuyên qua một đám mây mờ ảo.

Nét đặc biệt đầu tiên của cung đường lên Hòn Bà là từ suối Dầu lên đỉnh dài 36 km thì trong đó có hơn 19 km với hai bên đều là rừng và suối. Phía trái con đường mình chạy vẫn là dòng suối đấy, cách đường chừng vài mươi mét thôi:

IMG_8402.jpg


Thiên nhiên thật ưu đãi khi tạo cho nơi đây những hồ chứa nước và nhiều con suối nhỏ với cảnh quan kỳ thú. Càng lên trên, ngọn thác càng hùng vĩ với dòng nước chảy xiết, tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa. Đến đây, ngoài tận hưởng không khí trong lành, du khách có thể bày thức ăn và nhâm nhi thưởng thức hoặc ngồi thư giãn trên những tảng đá lớn, dưới bóng cây ven bờ, ngâm đôi chân trần dưới dòng suối mát lạnh...

Rồi mình gặp ngã 3: nhánh rẽ đầu tiên và rõ ràng nhất để ra dòng suối, xe gắn máy có thể chạy ra tận nơi dù chỉ là đường đất, gồ ghề. Bạn xem vị trí tại đây.

IMG_8413.jpg


Suối Đá Giăng bắt nguồn từ Hòn Bà chảy xuống rồi theo nhánh phía trước mặt dẫn ra hồ Suối Dầu mênh mông.
Suối Đá Giăng uốn lượn theo triền núi với những dải đá lô nhô, đủ hình dạng và kích cỡ, nằm khoe mình giữa dòng nước hoặc rải rác ven bờ. Có lẽ vì vậy nên dân địa phương đặt tên cho suối là Đá Giăng.


DSCN2584.jpg


Mé trong, nơi phần lõm vào thật êm đềm, tĩnh lặng...:

DSCN2583.jpg
 
Còn phía ngoài những nền đá lớn là dòng nước cuộn, trong veo và mát lạnh.
Đá tại đây tạo ra nhiều lõm đá tròn, nước xoáy trông như bồn tắm massage: ghé đây mà không tắm thì... phí cả nửa đời đấy!


DSCN0004_1.jpg


... Dừng chân nghỉ ở độ cao 800-900m, đứng trên lưng chừng núi, người lữ khách sẽ thấy cả một vùng đất Cam Lâm ngút ngàn xanh. Vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cao xòa kín phía trên, những đám sương mù vướng vào thân cây lơ lửng trên sườn núi. 1500m là độ cao lý tưởng (tương đương Đà Lạt) mà khi đặt chân tới đỉnh Hòn Bà, du khách sẽ thấy như khoẻ lên và thanh tĩnh đến nhẹ nhàng.

Hả hê với Đá Giăng một hồi rồi thì đi, chạy thêm vài kilomet nữa thì thấy trạm kiểm lâm. Không có ai nên mình lách vào lề chạy qua luôn.
Sau thời điểm này vài ngày thì các anh KL sẽ kiểm tra gắt vì nhiều người tứ xứ đổ về đây tìm trầm do nghe tin đồn là có người trúng đậm.


IMG_8436.jpg


Đường vẫn quanh co, thi thoảng lại nghe tiếng rì rào của dòng suối mé trái.

IMG_8429.jpg


Lại dừng xe vì không thể cưỡng lại sự hút hồn của suối Đá Gi ăng dù bọn mình vừa vùng vẫy đoạn dưới.

Nghe nói tại suối Đá Giăng có nhiều phiến đá dốc và trơn nên các bạn trẻ ưa mạo hiểm thường chơi trò trượt thác. Từng nhóm có thể để mặc cho dòng nước đẩy xuống hốc nước nhỏ bên dưới phủ đầy rêu mà không sợ bị va vào vách đá.
Xem ra trò này giống như tại thác Trượt (Tà Pứa).


DSCN2591.jpg


Chỉ tội nghiệp nàng Win, cứ mãi trông ngóng và chực chờ phía ven đường.

DSCN2590.jpg


Đi nhiều, gặp suối cũng lắm nhưng suối Đá Giăng đúng là nơi hoàn hảo! Bọn mình có thể ngồi đây nhìn ngắm hàng giờ, thậm chí hàng buổi vẫn không thấy chán.
Vậy nhưng thời gian eo hẹp nên đành phải đi...


IMG_8450.jpg
 
Tiếng xe của mình phá tan sự tĩnh mịch khi leo những con dốc, vòng vo...:

IMG_8463.jpg


Có thể khi chưa chạm chân đến Hòn Bà, mọi người sẽ băn khoăn cho rằng có gì phải lên tận đỉnh núi kia? Mà thật ra thì chẳng có gì ngoài núi, mây và cỏ cây. Nhưng chỉ khi đến tận cùng mới òa vỡ niềm vui trong cơn mưa núi, trong cơn lạnh se sắc dẫu Nha Trang đang trong mùa nắng hạ.

Bảng cao độ 100m, 200m, 500m... thi thoảng xuất hiện ven đường - tiết trời dần mát hơn:

IMG_8475.jpg


Triền núi bên kia mù sương, bên này nắng nhẹ. Thảm thực vật đã thay đổi: rõ ràng nhất là không còn thấy các rừng chuối nữa:

IMG_8486.jpg


Hiếm hoi lắm mới gặp một người địa phương: anh đang chở mây vừa khai thác trên rừng.
Vậy nhưng Hòn Bà đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng khoảng 20.000ha. Trong đó, có khoảng 1/2 diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt. Do vậy, lên cao hơn nữa sẽ không còn thấy nhà cửa hay bất cứ người dân nào:


IMG_8526.jpg


Xe trả số 2 để lên những con dốc cao ngất, rất vòng vo.

IMG_8528.jpg


Vậy nhưng đây cũng chỉ là phần nhỏ, một bản nhạc dạo đầu...

DSCN2593.jpg
 
Hòn Bà mang dấu ấn của lịch sử, nơi 90 năm về trước, bác sĩ Alexandre Yersin (1863 - 1943) đã dừng ngựa dưới chân ngọn núi và mở ra con đường lên đỉnh Hòn Bà. Trên đỉnh núi hiện còn ngôi nhà cổ của bác sĩ Alexandre Yersin, nơi ông đã dành trọn tuổi trẻ của mình để làm việc, khám phá ra Đà Lạt, lập trạm quan trắc, nghiên cứu khoa học cũng như nhiều loại thuốc quí.
Ông còn có công điều tra, phát hiện nhiều loài thực vật quí hiếm tại Hòn Bà như Trương hùng, chè Hòn Bà...

Thi thoảng có những dãi mở rộng để xe tránh nhau. Vậy nhưng 4 bánh chạy hai luồng phẻ:

DSCN2598.jpg


Trước năm 2000, đỉnh Hòn Bà vẫn là chốn hoang vu không dấu chân người ngoại trừ kiểm lâm. Mãi đến năm 2001, nghĩa là sau 58 năm bị lãng quên, tỉnh Khánh Hòa mới quyết định đầu tư 82 tỉ đồng, và đến năm 2004 thì con đường dài 37km từ xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa lượn vòng theo suối Đá Giăng hoàn thành.

Đường lên Hòn Bà có một 'điểm vàng' để chộp ảnh với các đường cua vòng vo. Bọn mình liên tục dừng để tìm và chụp, nhưng không phải chổ này...:

DSCN2599.jpg


Sau khi mở đường, đỉnh Hòn Bà vẫn chỉ là cây cỏ và phế tích một thời của bác sĩ Yersin khi ông ở trên đỉnh núi này miệt mài nghiên cứu khoa học. Trải qua tám năm, sau những cơn mưa lũ lấp đường, tiếp tục làm lại đường, đến nay con đường lên Hòn Bà dẫu có dăm chỗ bị hư hại bởi thời gian, nhưng là con đường lý tưởng cho một chuyến đi bằng ôtô hoặc xe máy chỉ trong một giờ.

Vậy là lại chạy, các bãng độ cao cũng tăng dần đến 1000m - Lý trình 28km=540...

IMG_8546.jpg


... thì dừng xe và bắt được 'con rắn' này. Có thể chưa phải là điểm lý tưởng nhưng tạm vậy, khung cảnh lý tưởng hơn có lẽ phải leo trèo hay... phi thân.
Chuyến ni mình chụp nhiều ảnh dạng panorama, có lẽ sẽ post trong bài tổng kết cuối cùng


DSCN2606.jpg


Nơi mình đứng và 'nửa kia':

DSCN2603.jpg
 
Còn mé trái thế này đây:

DSCN2607.jpg


... và 'cô vợ 2':

DSCN2604.jpg


Hòn Bà bây giờ khác rồi, đó là cảm giác ấm áp, kính phục người bác sĩ mang quốc tịch Pháp đã dừng ngựa dưới chân ngọn núi hơn 90 năm về trước, rồi ông thấy gì trong mây vờn và trùng xanh mà quyết định mở đường lên, cho tới nay hậu thế có một điểm đến để chiêm nghiệm và tận hưởng.
Thông tin tường tận về bác sĩ Yersin trên Hòn Bà, mình sẽ đề cập trong phần sau nhé.

Lúc ni trời khi nắng, khi u - xem giờ đã là 10h30, vậy là lấy luôn 2 ổ bánh mì đem theo thanh toán luôn cùng hộp phô mai đầu bò: thêm năng lượng, thêm sức lực để cùng tiến!

DSCN2609.jpg




Mờ ảo với tí sương mù, nhưng chóng tan.

IMG_8537.jpg


Qua con dốc cuối cùng thì đến đỉnh Hòn Bà. Nói là 'đỉnh' vì nơi đây hết đường, cũng là khu du lịch và trạm kiểm lâm. Còn muốn lên đỉnh Hòn Bà thật, phải cuốc bộ theo lối mòn, vách dựng thêm vài cây số nữa.

IMG_8570.jpg
 
Với khí hậu quanh năm mát mẻ, Hòn Bà thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa được mệnh danh là “Đà Lạt của thành phố biển”. Chinh phục đỉnh Hòn Bà ở độ cao hơn 1500m, đường dốc quanh co, sương mù dày đặc, du khách cảm nhận được sự hùng vĩ, hiên ngang của đất trời.

Căn nhà gỗ của bác sĩ Yersin được phục dựng trên Hòn Bà:

DSCN2630.jpg


Bài viết xin đề cập đến người đã tìm ra nơi bọn mình đang đứng này:
Alexandre Yersin (22/9/1863-1/3/1943) là một bác sĩ, một nhà khoa học chân chính, cũng là một nhà thám hiểm với một nhân cách đẹp. Suốt cả cuộc đời, ông đã cống hiến nhiều thành tựu cho cuộc sống nhân loại và Việt Nam thật may mắn được ông chọn là quê hương và là nơi ông an nghỉ cuối cùng.

Gần đó là 'Nhà hàng đỉnh Hòn Bà. Bọn mình vừa lên, lập tức có người ra nhìn, chỉ chỗ để xe và... mời mua vé!
Thật ra, mua hay không tùy bạn thôi...


DSCN2631.jpg


25 tuổi, năm 1888, Alexandre Yersin đã có thành công vang dội với việc bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa tại Pari: đề tài “Nghiên cứu sự phát triển chứng nhiễm trùng huyết của bệnh lao thực nghiệm” được Đại học y khoa Pari tặng huy chương đồng. Sau đó, Alexandre Yersin tìm ra độc tố của vi trùng bệnh bạch hầu, khiến tên tuổi của ông càng thêm lừng lẫy.

Bàn thờ bác sĩ Yersin, 'nửa kia' đang bỏ tiền vào thùng ủng hộ người nghèo:

DSCN2615.jpg


Năm 1894, sau nhiều kỳ công nghiên cứu tìm tòi thí nghiệm, Alexandre Yersin đã tìm ra vi trùng dịch hạch, nghiên cứu bào chế thuốc điều trị và phòng bệnh dịch hạch. Thành tựu này được Chính phủ Pháp tặng huân chương Bắc Đẩu bội tinh.

Từ hàng hiên nhìn ra góc núi, nơi có miếu thổ địa nhỏ:

DSCN2617.jpg


Đến năm 1896 lúc bệnh dịch hạch tái phát tràn lan ở Trung Quốc, Hồng Công, Quảng Đông…, 80% người bệnh được cứu sống nhờ loại thuốc của bác sĩ Alexandre Yersin bào chế. Bệnh dịch hạch vốn đã giết chết trên 50 triệu người trên thế giới, từ đó không còn là bệnh nan y.

Cũng nơi đó nhìn qua nhà hàng. Các bungalow nằm tít phía sau, tầm vài mươi mét nữa.
Trên này nhìn cũng thấy giếng nước, vườn rau đã được tu sửa và phục dựng lại.


DSCN2619.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,503
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top