What's new

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar

Về đã hơn tuần, việc nhà thu xếp tạm ổn, con xế cũng đã 'thanh toán' được vài phần hỏng hoc`, chỉ còn chờ thợ dứt điểm được cái đồng hồ công tơ mét nữa là ok (do đồng hồ kilomet hư, nhảy gãy kim). Vậy thì bây giờ mình sẽ tính đến việc 'kể chuyện ngày xưa' về một chuyến đi kỳ lạ, chả theo lịch trình chỉnh chu nào cả...

Địa danh đã qua trong chuyến đi: Vạn Giã - Tu Bông - Đầm Môn - Sơn Đừng - đèo Cổ Mã - hòn Dom - Đại Lãnh - đèo Cả - Vũng Rô - bãi Môn - Mũi Nậy - Ninh Thọ - Ninh Diêm - Ninh Phước - Ninh Vân - đèo Rọ Tượng - Vĩnh Lương - Nha Trang - Hòn Bà - bãi Dài - đèo Cù Hin - Khánh Vĩnh - đèo Hòn Giao - K'Long K'Lanh - Đà Lạt - Liên Nghĩa - Di Linh - Bảo Lộc - ĐạM'ri - Đoàn Kết - Tà Pứa - Mêpu - Võ Xu - Đức Tài - Giaray - Long Khánh - Dầu Giây...

DSCN2588.jpg


Thật ra, chuyến này bọn mình đã dự tính từ hồi mới chân ướt chân ráo về trong lần đi 'Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang Hòn Hồng'. Về là tính liền, tính rồi dây dưa mãi - không phải do tiền, cũng chả phải do việc mà chỉ do tại... ông Trời cứ cho mưa mãi. Vậy là túi treo xe, hành lý đã sẳn sàng nhưng tha hồ ám bụi, thậm chí đồ đạc lủ khủ còn muốn mọc đầy mộc nhĩ lên kia, he he...

23h36, xe Quang Hạnh dừng lại cho khách nghỉ chân tại Phan Thiết:

DSCN2362.jpg


Đến tận những ngày tốt trời sau cơn bão số 7 thì bọn mình... bay đột biến! Gọi là 'đột biến' vì đặt vé qua điện thoại buổi sáng thì 16h10 chiều chạy ra bến xe Miền Đông. Xe khởi hành 18h30 (thật tế là trễ hơn 15 phút) nhưng phải ra sớm vì ngại kẹt xe tại Hàng Xanh, phần khác cũng do nhà xe cần mình đến trước để đưa chiếc Win100 vô hầm trước, dành chỗ cho hàng hóa theo sau.

35k một dĩa mỳ xào hải sản - các nơi nghỉ mà nhà xe thường ghé vào không có nơi nào rẻ cả. Được cái mực nang và tôm nơi này khá chất lượng, nhiều. Buộc phải ăn đêm do buổi ăn chiều quá sớm vì trước khi ra bến xe - vậy nên đêm đói lòng:

DSCN2360.jpg


Vé xe Quang Hạnh TP HCM - Vạn Giã là 200k/người, cước chiếc xe bằng giá xe tay ga: 300k - hơi chát nhưng đành phải chịu, con ngựa sắt già này mà không có kèm theo thì thôi ở nhà sướng hơn.
Vừa đi vừa nghe nhà xe hối thúc, đến cổng bến xe thì thở phào: mới 17h. Vào quầy mua vé, vào cổng mua vé bốc vác xe (20k), đến lúc gặp nhà xe thì anh tài xế nói "anh cứ mua vé 6k của xe chở hàng vô là được rồi, mua vé bốc vác phải kêu tụi nó, lại... phí tiền''. He he, phí thật: nhân viên BXMĐ đến - rút sạch xăng (dù xe mình chỉ còn nửa lít), tháo bánh trước, tháo luôn ốc dàn nhún sau...

Nhà xe dừng tại điểm cuối ngay trước bến xe Vạn Giã, khách trên xe bấy giờ chỉ còn chục ngoe vì đã xuống dần trước đó. Tài và lơ lôi ẻm Win của mình xuống rồi ráp lại những phần đã tháo - dĩ nhiên là không thiếu 'trái khế'. Chào tạm biệt xong, mình ra quốc lộ gần đó đổ xăng đầy bình rồi trở vào Lê Hồng Phong, rẽ đường Nguyễn Huệ tìm nơi điểm tâm sáng.
Ảnh là xe bò trên đường Nguyễn Huệ - Vạn Giã:


DSCN2366.jpg


Bố khỉ, liệu pa có cần tháo luôn cái ghi đông ra nữa không (kiếng trước sau mình đã tháo hết rồi)? Không à, vậy thì đưa vào hầm. Nhưng nói trước, anh mà làm mất cái 'trái khế' của công tờ mét xe là tui 'đào mồ rủa xả', không hề buông tha đâu đấy nhé, chỉ vì cái 'trái khế' này khó tìm mua hàng zin...
Lần sau sẽ mua vé 6k: lơ và tài xế sẽ lo chuyện bốc xế vào hầm. Trong thật tế thì họ (nhà xe) cũng không thích bọn nhân viên bến xe rớ mó vào chuyện của họ - một kinh nghiệm nhỏ cho sau này.

Cơm tấm 15k/dĩa, cà phê 5k. Hàng ven đường bán cho người trong xóm nên giá bèo, cũng ngon - ngon với hai kẻ phượt xa...:

DSCN2364.jpg


Trễ 15 phút do chờ khách... rồi thì chiếc xe giường nằm Quang Hạnh từ từ chạy ra khỏi bến, theo QL13 qua cầu Bình Triệu rồi thẳng tiến đi QL1A. Trời tối sẫm và... mưa! Mưa Sàigòn Biên Hòa gì đó cũng không ngại do đích mình đến tận ngoài kia, xa lắm.
Thông thả rồi mới ngắm nghía chiếc xe: may mắn là bọn mình chọn đúng chiếc xe rất mới, chạy êm, máy lạnh vũ bão... và phía sau cùng còn có toilet: sạch bong và bóng lộn, tha hồ nốc chai giải khát sướng cả miệng mồm!

No lòng rồi thì lên đường: bọn mình vẫn theo đường Nguyễn Huệ để chạy thẳng đi Tu Bông. Đúng lúc này, chiếc xe bắt đầu phát ra tiếng rít kỳ lạ... Gì vậy cà?
Tiếng động phát ra ngay đồng hồ công tơ mét, cái tiếng rít thật khó chịu!


IMG_7103.jpg


Mình ghé tạm vào chỗ sửa xe đối diện chú bò kéo xe này, lòng nghĩ nhà xe có sai lầm gì trong trong việc lắp lại bánh trước?
Anh thợ tháo bánh trước, xem cáp và trái khế - tất cả đều ổn nên lắp lại. Mình kêu anh chạy thử một vòng: lúc này thì ẻm Win không kêu nữa - anh cho là chiếc đồng hồ trục trặc, sau này về nên thay. Vậy là tán phét một hồi, trả anh 5k rồi bọn này lại đi.


IMG_7106.jpg


Bài đã post trong Phuot:

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Last edited:
trước giờ, anh đi nhiều, những đoạn như thề này, anh đã gặp rắn bò ngang đường chưa?
(Em thì total gặp 3 lần), đợt vừa rồi đi đèo Hòn Bà, bận về, thấy 1 con rắn đen thui, bóng lưỡng bò ngang đường, thấy ghê :D

Phúc đức 7 đời những con rắn ấy gặp bạn, nó mà gặp mấy ông 'bợm' là tiu rồi.

Đi 2B mà gặp trâu/bò khùng trong tình trạng "free" như thế này thì xử lý sao ta :)
Con bên phải sừng dài, nhọn, báo chí đăng vài vụ trâu bò khùng dí người quá trời

Cách hay nhất để tránh những trâu/bò ngầu ben làm khó dễ này là phải 'làm hư' nó ngay.

nhìn tấm này:
"Đoàn kết đoàn kết,..... thành công..."
khẩu hiệu này phục vụ cho chính trị hơn là kinh tế, đất đai thế này mà không có vốn liếng từ bên ngoài đổ vào hay đầu tư của nhà nước thì khó mà thay đổi.
Hình như khẩu hiệu thế này ở xì phố em không thấy ngoại trừ trong sách vở

Đúng là khẩu hiệu 'cổ' thật: càng cổ càng... có giá :D
 
Qua cầu Trần Phú: cây cầu được xây dựng cùng lúc với con đường vàng Phạm Văn Đồng:

IMG_8249.jpg


Chợ Nha Trang, phổ thông hơn thì gọi là chợ Đầm.
Hơn 2 năm trước, mình cũng ghé chợ này và mua được... sợi dây nịch khá tốt, giá không kém... Sàigòn.


DSCN2554.jpg


Trở ngược về Phạm Văn Đồng rồi rẽ đường Lê Lợi, bọn mình vào quán nem này một cách ngẫu nhiên:
Tại Nha Trang có rất nhiều quán nem Ninh Hoà (hay nem nướng Nha Trang) nhưng đúng "chất" phải là nem nướng Vũ Thành An ở 15 Lê Lợi. Đối diện nơi này có quán nem nướng Đặng Văn Quyền to rộng hơn nhưng không ngon bằng.


DSCN2767.jpg


Nem Ninh Hoà có 2 loại: Nem chua và nem nướng. Mỗi thứ nem có vị ngon riêng; tuy nhiên được ngồi bên bếp than hồng, chưa ăn đã ngửi thấy mùi thơm của thịt nướng - vị lạnh lạnh, man mát của đủ thứ rau sống và rau thơm khiến món nem nướng hấp dẫn thực khách hơn. Còn nem chua được ưa thích để mua làm quà mỗi khi rời xa thành phố.
Quảng cáo vậy nhưng bọn mình ăn bún thị bò nướng, hôm sau mới ăn nem - giá cả bạn xem ảnh dưới.


DSCN2771.jpg


Nem chua Ninh Hòa nổi tiếng đến mức ở Nha Trang: các quán nem muốn có khách đến phải đề thêm chữ“Ninh Hòa” mặc dù quán do người Nha Trang làm, bán ở Nha Trang cho người Nha Trang ăn... Vậy là có nem chua Ninh Hòa giả?
Không phải thế, đấy vẫn là nem chua thật nhưng không phải làm ở Ninh Hòa, hoặc chỉ làm theo “công nghệ Ninh Hòa”, nhưng phải đề tên Ninh Hòa vì... “thượng đế” sành điệu chỉ thích nem chua chính gốc Ninh Hòa!


DSCN2558.jpg
 
No với bún thịt nướng rồi thì rẽ qua đường Hàn Thuyên kề cận. Xe gởi free bên đường (có người trông), bọn mình qua phía đối diện...

DSCN2772.jpg


... để 'măm' món gỏi khô bò (7k/dĩa), tàu hủ đá (4k/ly) tuyệt ngon.

DSCN2773.jpg


Con đường chạy ven biển Trần Phú xôm tụ nhất với những dãy khách sạn, cửa hiệu phía trong đất liền, con mé biển là các công viên, bãi tắm chạy dài.
Sau khi qua cầu Trần Phú rồi thì mức độ 'xôm' giảm dần, đến núi Hòn Một thưa vắng hơn.
Muốn vui nhưng giá tương đối: bạn nên thuê phòng trong các hẻm đường Trần Phú - còn muốn yên tịnh: hãy về Hòn Xện như bọn mình nhé.


IMG_8251.jpg


Hoàng hôn xuống nhanh, tối dự định chạy lòng vòng rồi về khách sạn. Chưa ngủ được thì lại bách bộ xung quanh: khu lấn biển thưa người - không xô bồ như ở trung tâm, gió mát lạnh một mùi biển. Xem như: bọn mình đã tiêu hết ngày thứ 2, hôm sau nữa sẽ đi Hòn Bà, về ghé bãi Dài Cam Ranh.

DSCN2552.jpg
 
đúng là anh "hên" ngẫu nhiên
em thì ăn quán đối diện quán 15 le lợi, em thì phải có nem NH, xong thì thêm tô bún mới đủ đô, ăn xong mới thấy chổ này cũng đông không kém, giá thì rẻ hơn 3k :D (chắc là cạnh tranh khốc liệt quá)

nhìn món gỏi hấp dẫn quá, nhưng em nghe nói cách làm khô bò... hơi ghê?

Trở ngược về Phạm Văn Đồng rồi rẽ đường Lê Lợi, bọn mình vào quán nem này một cách ngẫu nhiên:
Tại Nha Trang có rất nhiều quán nem Ninh Hoà (hay nem nướng Nha Trang) nhưng đúng "chất" phải là nem nướng Vũ Thành An ở 15 Lê Lợi. Đối diện nơi này có quán nem nướng Đặng Văn Quyền to rộng hơn nhưng không ngon bằng.


DSCN2767.jpg


Nem Ninh Hoà có 2 loại: Nem chua và nem nướng. Mỗi thứ nem có vị ngon riêng; tuy nhiên được ngồi bên bếp than hồng, chưa ăn đã ngửi thấy mùi thơm của thịt nướng - vị lạnh lạnh, man mát của đủ thứ rau sống và rau thơm khiến món nem nướng hấp dẫn thực khách hơn. Còn nem chua được ưa thích để mua làm quà mỗi khi rời xa thành phố.
Quảng cáo vậy nhưng bọn mình ăn bún thị bò nướng, hôm sau mới ăn nem - giá cả bạn xem ảnh dưới.


DSCN2771.jpg


Nem chua Ninh Hòa nổi tiếng đến mức ở Nha Trang: các quán nem muốn có khách đến phải đề thêm chữ“Ninh Hòa” mặc dù quán do người Nha Trang làm, bán ở Nha Trang cho người Nha Trang ăn... Vậy là có nem chua Ninh Hòa giả?
Không phải thế, đấy vẫn là nem chua thật nhưng không phải làm ở Ninh Hòa, hoặc chỉ làm theo “công nghệ Ninh Hòa”, nhưng phải đề tên Ninh Hòa vì... “thượng đế” sành điệu chỉ thích nem chua chính gốc Ninh Hòa!


DSCN2558.jpg
[/QUOTE]
 
nhìn món gỏi hấp dẫn quá, nhưng em nghe nói cách làm khô bò... hơi ghê?

Có lẽ nhiều nơi làm ... khá ghê thật nhưng lâu lâu nhơi một lần: cũng dám chừng nhờ 'ghê' nên sực thấy 'mê'.

Mình tiếp đây, lên Hòn Bà để bác Bienlao góp thêm hình.
 
Sáng ngày thứ 3 của chuyến đi sẽ là nhiệm vụ thực thi phần 'lê lết' lên Hòn Bà: một Đà Lạt của riêng Khánh Hòa. Vậy nhưng trước tiên là cần giải quyết buổi điểm tâm và ly cà phê sáng cho tỉnh táo. Tiện đây, mình cũng sẽ đề cập đôi nét về thành phố này từ thông tin của tự điển Wiki và những nguồn khác.

Chợ Hòn Xện là một chợ nhỏ ngay khu dân cư cùng tên, kề cận bến xe buýt:

DSCN2564.jpg


Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang.
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Nha Trang được công nhận là đô thị loại 1 - đây là một trong 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Nơi đây cũng được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của vùng đất này.

Bún bò tại Hòn Xện (20k) đủ chất. Thêm tý rau và 'dứt' một tô là đủ no đến trưa - cà phê thì 5k.
Khu Hòn Xện còn thưa dân nên có người lạ thì dân địa phương biết ngay khách du lịch, vậy nhưng không có chuyện 'chặt chém' gì:


DSCN2567.jpg


Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km² với dân số 392.279 (năm 2009). Về địa giới: Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình.

Xe buýt Hòn Xện: bạn có thể theo tuyến chạy ra trung tâm hay tận QL1A.

DSCN2569.jpg


Chợ nằm ven khu đất trống, dự kiến sau này sẽ xây chợ cùng bến xe buýt:

DSCN2563.jpg


Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3° đến 15° chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 15° phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.
 
No và tỉnh táo rồi thì bọn mình về hotel, lấy đồ đi Hòn Bà. 'Đồ' đây là áo mưa và bộ phụ tùng sửa xe:

IMG_8260.jpg


Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đồng bằng bị phân hóa mạnh:
- Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10–20 m

Cổng chào 'tái ngộ' của thành phố Nha Trang trên đường 23 tháng 10, nhưng bọn này chưa về đâu mà chỉ tạm rời xa.

IMG_8270.jpg


- Phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.
Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường.
- Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân).

Trong thành phố thì đường này có tên 23 tháng 10...

IMG_8273.jpg


- Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé. Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phía Đông (nhánh chính) có chiều dài 9 km và nhánh phía Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6 km.

Nhưng ra khỏi thành phố là QL1A. Xe đường dài nếu không ghé Nha Trang sẽ theo đường tránh thành phố.
Ảnh là cầu Suối Đá trên QL1A.


IMG_8284.jpg
 
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3°C. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài.

Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

IMG_8277.jpg


Lịch sử hình thành Nha Trang:

Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng.
Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.

Trước khi đến ngã 3 lên Hòn Bà sẽ có bảng chỉ đường: 'Khu du lịch Waterland Suối Thạch Lâm', cũng là đường vào Hòn Bà. Mình rẽ vào và chạy vào một khoảng, lại thấy bảng: kỳ này có đủ.

IMG_8286.jpg


Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam)...

... Và chắc chắn không thể lạc đường vì từ khúc này trở đi, bảng hướng dẫn có tại mỗi ngã rẽ:

IMG_8294.jpg


Đường khúc này khá rộng do vào khu dân cư và hồ Suối Dầu thuộc xã Suối Cát:

IMG_8304.jpg
 
Rẽ trái là vào khu dân cư còn phải là đi Hòn Bà, cũng có bảng chỉ dẫn.

IMG_8311.jpg


... Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune). Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.

Ngã rẽ trái vào KDL suối Thạch Lâm, bọn mình không khoái KDL nên chạy thẳng hướng lên Hòn Bà:

IMG_8316.jpg


Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền VNCH lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.

Rẽ trái là vào hồ Suối Dầu, thẳng là Hòn Bà. Đây là tấm bảng cuối vì đường lúc này chỉ trực chỉ lên núi.

IMG_8318.jpg


Nhưng chạy qua bảng rồi vẫn chưa thấy ngã 3...

IMG_8320.jpg


À, ngã 3 đây. Thấp thoáng xa xa là hồ Suối Dầu rộng lớn:

IMG_8323.jpg
 
Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.

Nhánh chạy ven bờ hồ, thẳng xuống cửa lấy nước:

DSCN2571.jpg


Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường...

Hồ Suối Dầu được xây dựng vào năm 2001 từ chủ trương phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh tỉnh Khánh Hòa. Vì lợi ích chung, nhân dân ở hai xã Suối Tân và Suối Cát đã đồng tình hưởng ứng và nhận được tiền đền bù diện tích đất bị thu hồi để xây dựng.

DSCN2573.jpg


... Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.

Đến năm 2006, hồ chứa nước Suối Dầu đã được đưa vào khai thác. Hồ chứa nước Suối Dầu là công trình trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, có nhiệm vụ: Tưới cho diện tích canh tác 3700 ha đất nông nghiệp; cấp nước cho KCN Suối Dầu và dân sinh; góp phần hạn chế lũ, chống xói bồi, cải tạo môi trường, cảnh quan du lịch và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

DSCN2574.jpg


Hồ chứa nước nằm ngay trên đường đi lên Hòn Bà, mặt hồ phẳng lặng với vài cù lao nhỏ và khung cảnh nơi đây khá đẹp, có thể nhìn thấy từ nhiều hướng.
Ảnh là một chị gái chạy xe, phía sau chở một thân chuối. Thời khó khăn: thân chuối thường được xắt làm thức ăn cho heo - lõi củ chuối thì làm gỏi. Còn bây giờ không biết để làm gì.


IMG_8324.jpg


Hồ Suối Dầu có diện tích lớn, đường lên Hòn Bà lại chạy vòng quanh hàng chục km nên tha hồ tìm những góc ảnh đẹp.

IMG_8330.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,528
Latest member
NTD007
Back
Top