What's new

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar

Về đã hơn tuần, việc nhà thu xếp tạm ổn, con xế cũng đã 'thanh toán' được vài phần hỏng hoc`, chỉ còn chờ thợ dứt điểm được cái đồng hồ công tơ mét nữa là ok (do đồng hồ kilomet hư, nhảy gãy kim). Vậy thì bây giờ mình sẽ tính đến việc 'kể chuyện ngày xưa' về một chuyến đi kỳ lạ, chả theo lịch trình chỉnh chu nào cả...

Địa danh đã qua trong chuyến đi: Vạn Giã - Tu Bông - Đầm Môn - Sơn Đừng - đèo Cổ Mã - hòn Dom - Đại Lãnh - đèo Cả - Vũng Rô - bãi Môn - Mũi Nậy - Ninh Thọ - Ninh Diêm - Ninh Phước - Ninh Vân - đèo Rọ Tượng - Vĩnh Lương - Nha Trang - Hòn Bà - bãi Dài - đèo Cù Hin - Khánh Vĩnh - đèo Hòn Giao - K'Long K'Lanh - Đà Lạt - Liên Nghĩa - Di Linh - Bảo Lộc - ĐạM'ri - Đoàn Kết - Tà Pứa - Mêpu - Võ Xu - Đức Tài - Giaray - Long Khánh - Dầu Giây...

DSCN2588.jpg


Thật ra, chuyến này bọn mình đã dự tính từ hồi mới chân ướt chân ráo về trong lần đi 'Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang Hòn Hồng'. Về là tính liền, tính rồi dây dưa mãi - không phải do tiền, cũng chả phải do việc mà chỉ do tại... ông Trời cứ cho mưa mãi. Vậy là túi treo xe, hành lý đã sẳn sàng nhưng tha hồ ám bụi, thậm chí đồ đạc lủ khủ còn muốn mọc đầy mộc nhĩ lên kia, he he...

23h36, xe Quang Hạnh dừng lại cho khách nghỉ chân tại Phan Thiết:

DSCN2362.jpg


Đến tận những ngày tốt trời sau cơn bão số 7 thì bọn mình... bay đột biến! Gọi là 'đột biến' vì đặt vé qua điện thoại buổi sáng thì 16h10 chiều chạy ra bến xe Miền Đông. Xe khởi hành 18h30 (thật tế là trễ hơn 15 phút) nhưng phải ra sớm vì ngại kẹt xe tại Hàng Xanh, phần khác cũng do nhà xe cần mình đến trước để đưa chiếc Win100 vô hầm trước, dành chỗ cho hàng hóa theo sau.

35k một dĩa mỳ xào hải sản - các nơi nghỉ mà nhà xe thường ghé vào không có nơi nào rẻ cả. Được cái mực nang và tôm nơi này khá chất lượng, nhiều. Buộc phải ăn đêm do buổi ăn chiều quá sớm vì trước khi ra bến xe - vậy nên đêm đói lòng:

DSCN2360.jpg


Vé xe Quang Hạnh TP HCM - Vạn Giã là 200k/người, cước chiếc xe bằng giá xe tay ga: 300k - hơi chát nhưng đành phải chịu, con ngựa sắt già này mà không có kèm theo thì thôi ở nhà sướng hơn.
Vừa đi vừa nghe nhà xe hối thúc, đến cổng bến xe thì thở phào: mới 17h. Vào quầy mua vé, vào cổng mua vé bốc vác xe (20k), đến lúc gặp nhà xe thì anh tài xế nói "anh cứ mua vé 6k của xe chở hàng vô là được rồi, mua vé bốc vác phải kêu tụi nó, lại... phí tiền''. He he, phí thật: nhân viên BXMĐ đến - rút sạch xăng (dù xe mình chỉ còn nửa lít), tháo bánh trước, tháo luôn ốc dàn nhún sau...

Nhà xe dừng tại điểm cuối ngay trước bến xe Vạn Giã, khách trên xe bấy giờ chỉ còn chục ngoe vì đã xuống dần trước đó. Tài và lơ lôi ẻm Win của mình xuống rồi ráp lại những phần đã tháo - dĩ nhiên là không thiếu 'trái khế'. Chào tạm biệt xong, mình ra quốc lộ gần đó đổ xăng đầy bình rồi trở vào Lê Hồng Phong, rẽ đường Nguyễn Huệ tìm nơi điểm tâm sáng.
Ảnh là xe bò trên đường Nguyễn Huệ - Vạn Giã:


DSCN2366.jpg


Bố khỉ, liệu pa có cần tháo luôn cái ghi đông ra nữa không (kiếng trước sau mình đã tháo hết rồi)? Không à, vậy thì đưa vào hầm. Nhưng nói trước, anh mà làm mất cái 'trái khế' của công tờ mét xe là tui 'đào mồ rủa xả', không hề buông tha đâu đấy nhé, chỉ vì cái 'trái khế' này khó tìm mua hàng zin...
Lần sau sẽ mua vé 6k: lơ và tài xế sẽ lo chuyện bốc xế vào hầm. Trong thật tế thì họ (nhà xe) cũng không thích bọn nhân viên bến xe rớ mó vào chuyện của họ - một kinh nghiệm nhỏ cho sau này.

Cơm tấm 15k/dĩa, cà phê 5k. Hàng ven đường bán cho người trong xóm nên giá bèo, cũng ngon - ngon với hai kẻ phượt xa...:

DSCN2364.jpg


Trễ 15 phút do chờ khách... rồi thì chiếc xe giường nằm Quang Hạnh từ từ chạy ra khỏi bến, theo QL13 qua cầu Bình Triệu rồi thẳng tiến đi QL1A. Trời tối sẫm và... mưa! Mưa Sàigòn Biên Hòa gì đó cũng không ngại do đích mình đến tận ngoài kia, xa lắm.
Thông thả rồi mới ngắm nghía chiếc xe: may mắn là bọn mình chọn đúng chiếc xe rất mới, chạy êm, máy lạnh vũ bão... và phía sau cùng còn có toilet: sạch bong và bóng lộn, tha hồ nốc chai giải khát sướng cả miệng mồm!

No lòng rồi thì lên đường: bọn mình vẫn theo đường Nguyễn Huệ để chạy thẳng đi Tu Bông. Đúng lúc này, chiếc xe bắt đầu phát ra tiếng rít kỳ lạ... Gì vậy cà?
Tiếng động phát ra ngay đồng hồ công tơ mét, cái tiếng rít thật khó chịu!


IMG_7103.jpg


Mình ghé tạm vào chỗ sửa xe đối diện chú bò kéo xe này, lòng nghĩ nhà xe có sai lầm gì trong trong việc lắp lại bánh trước?
Anh thợ tháo bánh trước, xem cáp và trái khế - tất cả đều ổn nên lắp lại. Mình kêu anh chạy thử một vòng: lúc này thì ẻm Win không kêu nữa - anh cho là chiếc đồng hồ trục trặc, sau này về nên thay. Vậy là tán phét một hồi, trả anh 5k rồi bọn này lại đi.


IMG_7106.jpg


Bài đã post trong Phuot:

Từ Vạn Giã: gió biển, mưa dầm lên Đạ Sar
Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng
Đi Mũi Né bằng đường... đèo!
800 cây số từ Đông sang Tây
Đầu năm chơi làng an dưỡng Ba Thương (Củ Chi)
Vượt hai đảo về Long Hải
"Phượt vặt" sửa travel guide books
Madagui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo...
Phượt từ Sàigòn đi Lagi - Bàu Thêu - Phan Thiết - Phan Rang
Bò lech xứ Tuy Hòa
Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.
Sáu ngày đêm dzọc nát Bình Tiên, Bình Lập
 
Last edited:
Cám ơn anh ,đúng nó rồi,16 năm rồi mới được nhìn lại, trước kia qua lại nhìn nó cứ để thắc mắc trong đầu,tại sao ai xây dỡ dang rồi bỏ đấy ? bùi ngùi gặp lại cố nhân !!!!

Nếu anh thích thì... mua hóa giá (giá hàng lạc xon nhé) rồi xây khách sạn 'bụi': chừng đó tha hồ 'nắn túi' anh em nhà phượt ta đấy.

Chào anh
***Nước ngọt trên chùa chắc là không có, phải chở từ đất liền ra hả anh?

Có lẽ là như vậy: đảo nhỏ, đa phần là đá nên chỉ mong nước từ trời và đất liền. Nếu chùa có nhiều bể xi măng lớn sẽ thừa sức tích nước mưa để xài.
 
Thơ thẩn trở ra ngoài rồi nghiền ngẫm bài thơ 'Ngày hôm nay':

DSCN2755.jpg


Hơn 16h, bọn mình trở xuống bến thuyền. Chiếc cano vẫn còn đang đón khách ở bờ bên kia, còn chiếc bên này đang cột, không có người lái. Vậy nên ngồi ghế đá chờ một tý.

DSCN2756.jpg


Chính do ngồi chờ nên bọn mình mới khám phá ra loài cây độc đáo cạnh bến: Cây không lá, hướng thẳng lên trời và cao hơn 2 thước đấy:

DSCN2761.jpg


Rồi bọn mình lên canô trở vô đất liền, trong ấy vẫn có những vị khách mới đến, có cả khách Tây.

DSCN2766.jpg


Định chạy tiếp lên chùa Phật Trắng nhưng lại thôi. Chiều rồi, một buổi hoàng hôn muốn dành cho phố xá tại một thành phố biển.

Nem 15 Lê Lợi vẫn là chốn muốn ghé lại, dĩ nhiên cũng không quên món gỏi khô bò với hương vị chua chua, ngòn ngọt cay cay khó quên.
Còn thưởng thức cả món... bánh tiêu trộn gió biển tại công viên Yersin ngay đầu cầu Trần Phú. Nha Trang đẹp và ấn tượng, vậy nhưng sáng mai bọn mình phải rời khỏi thành phố biển này để lên xứ hoa rồi...


DSCN2775.jpg
 
Ngày thứ 5 trong chuyến đi, ngay từ tối hôm trước thì hành lý đã được sắp xếp gọn trong túi. Xong bữa sáng, cạn tách cà phê với những câu chuyện thật xôm tụ với những người bán quán trước khách sạn Vietsea rồi thì bọn mình chuẩn bị trả phòng. Hành trang được người quản lý khách sạn đưa xuống tận nơi để xe cùng lời chúc thượng lộ bình an và sự mong mỏi sớm tái ngộ lại lần sau.

DSCN2795.jpg


Tạm biệt xứ biển NhaTrang, một vùng đất tuy không gây ấn tượng với bọn mình về về thắng cảnh đẹp nhưng lại ghi dấu ấn của sự yên bình, thân thương tại Hòn Xện trong khi giá cả tại đây cũng rất mềm mại dễ chấp nhận. Vậy nên có đến Nha Trang, bạn nên thử ghé lại một lần xem sao nhé.

Quán có 'độc tôn' đối diện khách sạn, sáng nào cũng làm một ly cho tạm tỉnh, gọi là 'tạm' vì không có cà phê phin mà chỉ là 'nước cốt' (ẹc!):

DSCN2801.jpg


Trong dự tính trước chuyến đi: hôm nay bọn mình rời Nha Trang theo QL1A đi Diên Khánh, Khánh Vĩnh và theo đèo Hòn Giao (đèo Khánh Lê) lên Đà Lạt rồi rẽ theo QL20 đi Dran. Tuy nhiên, trước khi rời xứ biển thì bọn mình sẽ ghé thăm tượng Phật trên chùa Phật Trắng cái đã.

Trả phòng, trả tiền dưới sảnh xong thì bọn mình đi. Vietsea có giá từ 180k/ đêm ngày (máy lạnh) và là một trong những nơi tốt nhất, giá mềm mà bọn mình đã ở:

DSCN2806.jpg


Buổi sáng, mình đã mở netbook xem trước đường đi trên bản đồ vệ tinh: hoàn toàn không khó vì đường lên đồi tượng Kim Thân Phật tổ nằm ngay trên đồi Trại Thủy, khu vực có nhiều trong đó có ba chùa lớn là chùa Bửu Phong, chùa Long Sơn, chùa Hải Đức - ngõ lên ngay phần tiếp giáp của đường Yersin và 23 tháng 10.

Mình rời Nha Trang theo đường Trần Phú, Yết Kiêu... và đến 23 tháng 10.

IMG_8849.jpg


Đồi Trại Thủy cao hơn 30 mét, dài hơn 500 mét, chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Hình dáng đồi giống một con dơi, nằm xòe đôi cánh. Và nơi đầu đồi có một ao nước hình tròn nên người xưa gọi là "ngọc bức hàm hoàn" (dơi ngọc ngậm vòng ngọc). Theo các nhà chuyên môn về địa lý học thì đồi Trại Thủy thuộc hệ thống dãy Trường Sơn. Sơn mạch phát từ hòn Thị ở Diên Khánh, chạy ngầm dưới đất, đến gần cửa sông Cù Giang thì đột khởi thành đồi Trại Thủy...
 
Mình đã đến Ninh Vân cách đây hai năm khi con đường đang làm dở dang. Đứng ở trên cao nhìn xuống làng Ninh Vân này rất tuyệt đẹp. Hình anh chụp không thấy rõ cảnh biển lắm nên người xem chưa thấy rõ cảnh đẹp của vùng này. Cám ơn anh đã cho xem lại toàn bộ con đường. Rất thích thú khi đọc các bài viết của anh.
 
Trên đồi Trại Thủy có nhiều chùa, đáng chú ý nhất là 3 chùa lớn mà mình sẽ tóm tắt theo thông tin sau:

- Chùa Bửu Phong còn gọi là Linh Phong, người địa phương thường gọi là Chùa Núi. Chùa nằm trên đồi Trại Thủy, nơi đầu nhánh phía Nam, cạnh đường quốc lộ 1C (đường 23 tháng 10).

Mình đổ xăng đầy bình tại cây xăng bùng binh Yersin rồi phóng thẳng ra đường 23 tháng 10 thì gặp ngay lối lên đồi Trại Thủy, trên ấy có tượng Phật Trắng.
Dốc lên khá cao và cua gắt.


IMG_8866.jpg


Chùa do người Trung Hoa lập từ đời Hậu Lê, trong chùa hiện còn một quả Đại Hồng Chung, có khắc tên Bửu Phong Tự và năm chú tạo Tuế Thứ Quí Dậu Niên Tứ Nguyệt Cát Nhật tức là năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753). Chùa thờ Quan Thánh tức Quan Vân Trường đời Tam Quốc. Nhiều năm không có người phụng tự, chùa trở thành chùa làng (làng Phước Hải). Làng vẫn thờ ngài Quan Thánh, nhưng gian bên trong thờ thêm Bà Thiên Y A Na.

Kim thân Phật Tổ đây:

DSCN2812.jpg


Hòn Trại Thủy giống như hình con dơi nằm xòe đôi cánh, đầu hướng về phía Tây Nam. Chùa Bửu Phong đứng trên đầu con dơi. Phía sau và hai bên tả hữu bị thân dơi và hai cánh che khuất chân mây, song phía trước nào núi nào đồng, nào xóm làng nào phố xá, sân tàu bay, đường xe lửa… sống động. Chùa được xây dựng trên một khoảng đất cao, thoáng mát. Sự tĩnh lặng nơi đây sẽ làm nhẹ lòng những người con về viếng nơi cửa phật

Phía dưới là một khoảng sân bằng phẳng, có chỗi gởi xe nhưng muốn gởi hay không thì tùy bạn. Còn mình cứ dựng đại ở gốc cây to.

DSCN2811.jpg


- Chùa Hải Đức tọa lạc trên núi Trại Thủy số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa được Thiền sư Viên Giác dựng năm 1883, ban đầu chỉ là một thảo am, có tên là Duyên Sanh Tự. Đến năm 1891, chùa được mở rộng thành một tu viện trang nghiêm và đổi tên là Hải Đức Tự.

Vài cô gái đang khấn nguyện dưới chân tượng:

DSCN2814.jpg
 
- Chùa Hải Đức tọa lạc trên núi Trại Thủy số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa được Thiền sư Viên Giác dựng năm 1883, ban đầu chỉ là một thảo am, có tên là Duyên Sanh Tự. Đến năm 1891, chùa được mở rộng thành một tu viện trang nghiêm và đổi tên là Hải Đức Tự.

Trên đây, nhìn mông lung thấy một phần phố xá:

IMG_8857.jpg


Chùa được trùng tu dưới thời Hòa thượng Phước Huệ trụ trì và được gọi là "chùa Hội" để diễn tả cảnh tăng ni và Phật tử thường đến tụ họp đông đảo ở chùa để bàn việc Phật sự. Năm 1938, Hòa thượng giao nhiệm vụ trụ trì cho Bích Không đại sư. Ngài Bích Không đã dời chùa lên núi Trại Thủy từ năm 1943 đến năm 1945, cất chùa theo kiểu thức Á Đông. Từ năm 1956, chùa trở thành Viện Phật học Trung Phần do Hòa thượng Thích Giác Nhiên làm Viện chủ, Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện.

Từ trên này nhìn xuống các bậc thềm và khoảng sân phía dưới:

DSCN2815.jpg


- Chùa Long Sơn trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, dưới chân núi Trại Thủy, thành phố Nha Trang. Chùa Long Sơn được dựng trên núi vào năm 1886 do Hòa thượng Thích Ngộ Chí (1856 - 1935) trụ trì. Hoà thượng là người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, lúc nhỏ tham gia phong trào chống Pháp, sau xuất thế đi tu.

Có một lối bách bộ sang chùa Long Sơn. Lối chính của chùa trên đường 23 tháng 10.
Lầu mái đỏ là gác chuông đồng:


IMG_8860.jpg


Năm Canh Tý (1900), sau một trận bão lớn, chùa phải dời từ trên núi xuống vị trí hiện nay. Năm 1936, chùa được Hội Phật học chọn làm trụ sở Phật giáo tỉnh Khánh Hòa. Năm 1940, chùa được trùng tu do công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy.
Năm 1968, do chiến tranh tàn phá, chùa bị sạt mái ngói. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo họa đồ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.

Mình không phải là phật tử nhưng thích tham quan các chùa chiền, thật lòng trong này mình thấy lòng thanh thản - có lẽ do sự tĩnh lặng hoặc cảnh quan...
Mươi phút rồi lại đi.


IMG_8862.jpg


Từ chùa Long Sơn có đường lớn dẫn lên chùa Hải Đức ở lưng đồi và lên pho tượng Kim thân Phật Tổ nơi đỉnh đồi. Tượng được xây dựng bằng bê-tông ngay trên nền cũ của chùa Long Sơn. Việc đúc tượng được khởi công năm 1964, hoàn thành năm 1965, do Thượng tọa Thích Đức Minh, lúc đó là Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa và điêu khắc gia Kim Điền thực hiện.

Tượng có chiều cao từ mặt bằng lên 24m, từ đế lên 21m , phần tượng cao 14m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10m. Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo. Trước Phật đài có cặp rồng, chiều dài 7,20m. Du khách từ Bắc vào hay từ Nam ra, đi trên đường ô tô hay đường xe lửa, đều có thể nhìn thấy tượng Kim thân Phật Tổ uy nghi với nụ cười vô vi trên khuôn mặt đầy vẻ bao dung.
 
Đường lên xuống cũng có nhánh rẽ qua chùa chính:

IMG_8868.jpg


Cổng chào Nha Trang, mình vẫn chạy theo 23 tháng 10, ra khỏi thành phố rồi thì đây là QL1A.

IMG_8878.jpg


Loáng thoáng một hồi là vào địa phận huyện Diên Khánh. Lúc này chợt nẩy ra ý muốn ghé thăm thành cổ Diên Khánh: vậy là 'canh me' ngã 3 thành để vào:

IMG_8879.jpg


Có lẽ do 'canh me'... quá giỏi nên mình rẽ vào lối ni theo bảng ghi hướng Đà Lạt. Thật ra, về mới biết nhánh rẽ này đã qua huốt con đường dẫn vào cổng thành cổ Diên Khánh.
Địa điểm sai này ngay tại đây.


IMG_8883.jpg
 
Lòng ngẫm lạ, cổng thành cổ nhỏ xíu (ngày xưa làm gì có xe to chà bá như bi giờ) nhưng con đường này lại... rộng pà kố. Vậy làm sao 'kê' cái cổng thành vào đây? Sau này mới biết đường ni đang đi vòng phía ngoài thành (he he).

IMG_8885.jpg


Mình lại nói qua về Diên Khánh:

Đây là là một huyện của tỉnh Khánh Hòa và từng là trung tâm của phủ Diên Khánh xưa kia, sau năm 1945, tỉnh lỵ của Khánh Hòa mới chuyển về thành phố Nha Trang.

Gặp ngã 3, mình rẽ trái gặp ngay cây cầu Hà Dừa, bên kia là nhà thờ cổ cùng tên. Tự nhiên man máng nhớ nhà thờ cổ nằm ở đường ra thành, vậy là bọn mình sai đường rồi.

IMG_8889.jpg


Huyện Diên Khánh phía Đông giáp thành phố Nha Trang, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa. Như vậy có thể nói huyện Diên Khánh nằm ở ngay trung tâm của tỉnh Khánh Hòa. Huyện lỵ của Diên Khánh là thị trấn Diên Khánh cách trung tâm thành phố Nha Trang 10km về phía Tây.

Chạy thêm đoạn nữa gặp hai phượt Tây, hai ông bà vừa truy bản đồ, vừa xí xô xí xào.

IMG_8890.jpg


Diên Khánh trước kia là vùng đất của phủ Diên Ninh thuộc dinh Thái Khang. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Lúc bấy giờ huyện Phước Điền (tức huyện Diên Khánh sau này) thuộc phủ Diên Khánh. Năm 1832, trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ và 4 huyện. Phủ Diên Khánh gồm có 2 huyện Phước Điền và Vĩnh Xương (huyện Hoa Châu nhập vào huyện Phước Điền)...

Do ghé thành cổ cũng chỉ là ngẫu hứng, thông tin và hình ảnh cũng xem qua quá nhiều nên bọn mình trở ra, tìm QL1A:

IMG_8892.jpg
 
Thời Pháp thuộc, tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ Ninh Hòa, Diên Khánh và 2 huyện Vạn Ninh, Vĩnh Xương. Phủ Diên Khánh có 3 tổng: tổng Trung Châu (Bắc sông Cái), tổng Vĩnh Phước (Tây-Nam sông Cái), tổng Ninh Phước (Đông-Nam sông Cái). Trong chiến tranh Việt Nam, địa bàn huyện Diên Khánh có những thay đổi, nhiều lần nhập, tách với các xã của huyện Vĩnh Xương và Cam Ranh.

Ra quốc lộ, chạy một chặng nữa là đến ngã 3 có nhánh rẽ đường mới đi Đà Lạt, vậy là mình quẹo vào luôn.

IMG_8895.jpg


Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 4-1975 nhập thêm 7 xã của huyện Vĩnh Xương đổi thành huyện Khánh Xương. Tháng 3 năm 1977, tách 7 xã của huyện Vĩnh Xương nhập vào Nha Trang, huyện trở lại địa giới cũ gồm đồng bằng Diên Khánh và huyện miền núi Khánh Vĩnh.

Đường mới thênh thang này ngày nay mang tên đg Cao Bá Quát, chạy phẻ - chả bù với vài năm trước lên đèo Hòn Giao bằng TL2 nát bươm đầy đất đỏ:

IMG_8897.jpg


Ngày 23-10-1978, Chính phủ ra Quyết định số 268-CP thành lập thị trấn Diên Khánh, Tháng 6 năm 1985, huyện Diên Khánh lại tách làm 2 huyện: Khánh Vĩnh và huyện Diên Khánh ngày nay.
Tháng 4 năm 2007, tách hai xã Suối Tân và Suối Cát để cùng với một số xã thuộc thị xã Cam Ranh thành lập huyện Cam Lâm.

Đến cầu Suối Dầu, cây cầu đầu tiên trên con đường từ xứ biển dẫn lên xứ hoa:

IMG_8901.jpg


Nổi bật tại Diên Khánh là dấu tích thành cổ: Năm 1793, sau khi đánh chiếm được Diên Khánh từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên vùng đất khi ấy còn heo hút một căn cứ quân sự và khu dân cư được vây quanh bởi một tòa thành.

Tường thành có hình lục giác không đều, có chiều dài tổng cộng 2.693 mét, xung quanh là các hào sâu từ 3 đến 5 mét. Tòa thành uốn lượn chứ không thẳng, do đó có thể quan sát dễ dàng hai bên tường. Thành Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000 m², và có 6 cửa thành ở 6 mặt tường.

Núi bạn thấy là núi Hòn Ngang, tại núi có mỏ khai thác đá: khi nào hết đá cũng là lúc hết núi.

IMG_8903.jpg


Qua thời gian, hiện nay còn bốn cửa Đông, Tây, Nam và Bắc, tuy nhiên chỉ còn hai cửa, cửa Đông và cửa Tây là còn nguyên vẹn và hiện vẫn là hai cửa ngõ chính ra vào khu vực trung tâm thị trấn Diên Khánh.
Theo các tài liệu xưa, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho... Thành Diên Khánh khi đó trung tâm của Phủ Diên Khánh và cũng là nơi hoạt động của nghĩa quân Cần Vương - Khánh Hòa và quân du kích quân tại Khánh Hòa trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
 
Chạy thêm nữa sẽ thấy núi Lỗ Bèo, núi Hòn Nghệ và nhiều núi khác - khung cảnh đồng quê đẹp tuyệt!

IMG_8907.jpg


Còn phía trái là dãy núi Hòn Bà, nơi vài bữa trước bọn mình đã lên đỉnh núi.
Trước đây, đường bộ từ Nha Trang đi Đà Lạt thường theo lộ trình Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt, với tổng chiều dài 228 km - trong đó phải vượt đèo Sông Pha (Ngoạn Mục)...


IMG_8909.jpg


Năm 2002, lãnh đạo hai tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng đã thống nhất chủ trương mở tuyến đường mới nối thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt.
Cụ thể, phía Khánh Hòa xây dựng đoạn đường mới từ Quốc lộ 1A đi qua các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh đến điểm ranh giới hai tỉnh tại đỉnh đèo thuộc dãy núi Hòn Giao. Phía Lâm Đồng thực hiện đoạn còn lại từ đỉnh đèo đến trung tâm thành phố Đà Lạt.


IMG_8918.jpg


Từ khi tuyến đường - đèo mới được hình thành: cung đường ngắn hơn lộ trình khi trước gần 90 km, tức là tổng chiều dài chỉ còn 140 km. Tuyến đường mới mở Nha Trang - Đà Lạt được xem là một trong những yếu tố quan trọng kích thích phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh, góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai địa phương.

IMG_8920.jpg


Một trong hai nhánh rẽ vào khu du lịch thác Yang Bay.
Nhánh đầu tiên tại xã Diên Hòa, nhánh thứ 2 tại Sông Cầu nhưng đường nào cũng tốt cả:


IMG_8942.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,303
Bài viết
1,174,975
Members
192,028
Latest member
12betrip12
Back
Top