What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Hiện nay Thiền viện này có quy mô rộng nhất so với các thiền viện trong cùng dòng, cùng phong cách. Ở giữa là chính điện, sau là nhà tổ, rồi các thiền đường, trai phòng, các khu cư xá, thư viện, trưng bày.

Phía trước chính điện là quả cầu (cầu Như Ý) bằng cẩm thạch đỏ, cũng là lớn nhất hiện nay. Khi hệ thống phun nước hoạt động, quả cầu có thể quay.

picture.php
 
Đỉnh Phù Vân - Yên Tử lùi ở đằng sau, nhưng vẫn còn nhiều chốn sẽ cần quay lại.

Thực ra tôi lên Yên Tử từ phía Đông Triều, Quỳnh Lâm. Tại Quỳnh Lâm tôi có hỏi đường vào chùa Hồ Thiên, am Ngọa Vân, đang được cho rằng là nơi Trần Nhân Tông nhập tịch (khác với thuyết cho rằng Ngọa Vân là ở gần Hoa Yên). Đường hỏi được rồi, nhưng người dân nói rằng phải để xe lại dưới chân núi, trèo bộ khoảng 3km mới vào được Hồ Thiên. Khi đó là buổi trưa, nên không đủ thời gian cũng như ý chí để lên con đường đó. Lại một điểm nữa hẹn ngày quay lại.


Dưới chân dãy Yên Tử, về phía Tây, là thung lũng Yên Sinh, hay An Sinh, là khu lăng mộ các vua nhà Trần từ sau Trần Nhân Tông.

Nhà Trần khởi thuỷ từ Trung Quốc, sang Việt Nam nhiều đời, đã từng cư ngụ tại vùng đất Yên Sinh này, sau rồi mới xuôi dòng sông về định cư vùng Hưng Hà - Thái Bình. Sau khi dựng nghiệp thì lại chọn đất Nam Định làm hành cung lui về.

Các vị tiên tổ nhà Trần như Trần Hấp, Trần Kính, Trần Lý đều đặt mộ tại Hưng Hà. Trần Thái Tông, Thánh Tông cũng có lăng ở đó. Đến Trần Nhân Tông thì xá lợi chia làm hai, một phần tại tháp Huệ Quang trên Yên Tử, một phần táng ở Hưng Hà.

Sau đó, từ đời Trần Anh Tông lại táng về đất tổ Yên Sinh. Có thuyết cho rằng Trần Anh Tông còn dời lăng Thái Tông, Thánh Tông cùng về Yên Sinh, nhưng hình như không có chứng tích chính xác.
 
Yên Sinh (An Sinh) là đất tổ của nhà Trần trước khi xuôi dòng về Hưng Hà lập nghiệp, nên khi người em trai Trần Cảnh lên ngôi thành vị vua đầu tiên của triều Trần, thì anh trai - nhành trưởng - được phong An Sinh Vương để giữ đất tổ này. Kế tục cha, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng lấy đất Kiếp Bạc ở vùng này làm nơi đặt thái ấp, quân doanh và cũng qua đời ở đây.

Từ thời An Sinh vương, đền An Sinh đã được lập nên để thờ các vị tiên tổ Trần Kính, Trần Hấp, Trần Lý, Trần Thừa. Sau đó là các vua đều được thờ ở đây. Sau đền đổ nát, mới được trùng tu lại.

Như vậy, đây là 1 trong ba khu đền lớn thờ các vua nhà Trần, mà theo thứ tự thì đây phải là nơi đầu tiên:
1. Đền An Sinh (Đông Triều)
2. Đền ở Hưng Hà (Thái Bình)
3. Đền ở Thiên Trường (Đền Trần Nam Định).
Đền Trần thì có tích Khai ấn nên ngày càng đông đúc, còn hai đền trên vắng vẻ hơn rất nhiều.


Đền An Sinh mới trùng tu, đúng hơn là dựng lại mới hoàn toàn


picture.php
 
Cũng vì là mới làm lại, nên nét cổ kính không còn. Hơn thế nữa, các bức hoành phi trong điện thờ, để phía trên các tượng vua Trần thực sự là một sự nhạo báng thư pháp. Người viết những chữ trên đó có lẽ chỉ mới biết dăm chữ Hán hời hợt nhưng đã được viết lên gỗ quý, cũng giống người chưa học xong bổ túc văn hóa được phóng bút viết kỷ yếu khoa học vậy.

Các tượng vua cùng cách sắp xếp cũng có vấn đề, nhưng thôi, chê nhiều lại bảo lắm điều.


picture.php
 
Phía sau đền An Sinh là thung lũng An Sinh, nơi có lăng mộ các vua Trần.

Dễ đến nhất là di tích lăng Trần Hiến Tông (chắt, gọi Trần Nhân Tông là cụ). Nhưng xây lại chẳng ra kiểu gì. Bên trong có cái mộ tượng trưng ốp đá, với cái bia mới làm. Nói chung không đáng xem...

picture.php
 
Di vật giá trị nhất của khu này là mấy pho tượng hầu, nhưng nay bị vứt chỏng chơ lăn lóc bên ngoài.

Cách đây mới chỉ chục năm, các tượng này vẫn còn nguyên vẹn: 1 viên quan hầu, 1 con ngựa đá, 1 con voi đá, 1 con chó đá. Những bức tượng ấy còn nguyên sau gần 700 năm, thế nhưng kể từ khi người ta công bố đây là lăng vua Trần Hiến Tông, thì đến viên gạch cũng chả còn nguyên.

Quan hầu thì mất đầu, voi đá chẳng còn, ngựa đá thì bị đập làm nhiều mảnh,..., nay cũng lại lạnh lùng điêu tàn trơ trọi với thời gian.


picture.php
 
Cách không xa lăng Trần Hiến Tông, con đập Trại Lốc ngăn nước tạo thành hồ Trại Lốc. Giữa hồ nổi lên một hòn đảo, trước kia là đỉnh đồi. Ngọn đồi được xác định là lăng vua Trần Anh Tông (con trai Trần Nhân Tông).


picture.php
 
Bên hồ có một con thuyền, nhưng không có người chèo. Trời cũng trưa nắng, tôi không thể ra đảo, đành từ bờ đứng nhìn ra.

Trên đảo còn dấu tích của lăng, đó là ba bậc thang đá, mà bậc giữa có hai con rồng đá vẫn còn nguyên vẹn, được xác định là cổ vật từ đời Trần. Tất cả nằm phơi giữa nắng mưa, mặc kệ thời gian.

Bên hồ, một chiếc xe 12 chỗ biển 29 đỗ, và xa xa có dăm người ngồi câu cá dưới mấy lán tranh nhỏ. Không hiểu ai ra đến tận chỗ này để quấy quả anh linh các vị hoàng đế ?

picture.php
 
Spam bác Chitô mà bác Home một tí!
@Chitto! Em muốn hỏi rõ một chút xíu về chữ Giải oan. Chuyện là những lần đi Yên tử khi còn bé cho đếnkhi có cáp treo sau này, mỗi lẫn đi vào con đường có suối giải oan (mọi người hay gọi thế), hình như có một ngôi chùa ngay trên đường bê tông vào Yên tử, hơi khuất một tí vì ngược so với đươngf vào, đi ra thì nhìn dễ hơn, bên cạnh suối (em nhớ không biết có rõ không vì đã 4 năm nay không đi lại Yên tử)...em có nghe thấy một câu chuyện giải thích việc xuất phát của chữ giải oan: khi nhà vua đi tu thì các phi hầu, cung nữ nhiều người đã theo vua nhưng không được nên có nhiều cung phi trẫm mình tự tử để tỏ lòng thành với nhà vua nên suối có tên là suối giản oan và cũng có chùa mang tên đó
Vì không rõ chuyện này như thế nào, lại không thấy Chitto có động chạm gì đến, hi vọng bác biết thì giải thích cho em với nhé. Cái câu chuyện này nó luôn hiện ra khi em bắt đầu đi qua Chùa Trình trong mỗi lần đi Yên tử...(có gì sai sót bác chỉnh lý luôn nhé)
@ Bác Home! Cái trường hợp phát hiện ra con đường phía Bắc Giang lên yên tử ấy em thấy báo chí rộn ràng một hồi rồi thôi hẳn. Còn nhớ họ có đăng ảnh một người có thời máu lửa về quy cửa phật trong một cái am tồi tàn với một cẩu tiểu nhỏ sống nhờ ăn quả rừng và nước suối, nhiều năm liên không tiếp xúc với xã hội hiện đại. Ở gần am đó còn có một số ngôi mộ cổ và hình như có một bia đá.... Đọc cũng lâu rồi thành ra em nhớ không rõ ràng lắm nhưng cảm giác khi đọc bài báo đó thì vẫn còn và còn nhớ cả cái cảnh họ chụp cái tháp bị hỏng một chút phần mái ở gần một số người sống cách biệt với mọi người... Bác còn biết gì thêm về nó không, chỉ cho bọn em biết với...
@ ! Ao ước giá như có đoàn nào Trek cung đường này nhỉ?
 
@Chitto! Em muốn hỏi rõ một chút xíu về chữ Giải oan. ...em có nghe thấy một câu chuyện giải thích việc xuất phát của chữ giải oan:

Cái này tớ viết đoạn trên rồi mà. Cái truyền thuyết các cung nữ của vua Trần gieo mình xuống suối kia thì mấy nghìn người, mấy trăm bài báo, mấy chục trang web đều đồng thanh nhắc lại như vẹt suốt hàng chục năm nay, có ai còn lạ gì nữa.

Tuy vậy, theo tớ thì cái truyền thuyết đó chỉ có tính tượng trưng, rất có thể do đời sau đặt ra nhằm huyền hoặc hóa chỗ này, do nhiều nguyên nhân:

1. Dòng suối nông, cho dù 700 năm trước, cũng chẳng thể đủ sâu rộng để dễ dàng chết đuối được.

2. Trong chính sử không chép điều này. Lịch sử VN cũng không thấy ghi trường hợp nào vua đi tu, hoặc kể cả vua chết, mà hàng chục, hàng trăm cung nữ đòi chết hoặc phải chết theo cả. Vua trước mà chết (hoặc tu) thì các cung nữ được thả về cho lấy chồng, họ đều rất vui mừng sung sướng.

3. Trần Nhân Tông đi tu làm việc làm vì hướng đến Phật, thế mà lại để có một đống người phải chết, thì thực là vô lý và bất nhân. Tớ thấy nếu điều này có thật thì là một vết nhơ với vua Trần.

Còn tại sao lại sinh ra cái chữ Giải Oan, thì tớ nói đoạn trên rồi. Theo tớ đó là do sự yếu đuối, chịu nhịn chịu khổ, ngậm oan nhiều quá của người đời sau, không biết trút vào đâu nên mượn dòng suối để giãi bày, rồi nhân đó bịa ra câu chuyện trên để lý giải, che lấp cái sự yếu ớt của mình thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,198
Bài viết
1,174,283
Members
191,992
Latest member
DuckyHandmade
Back
Top