What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Tận cùng con đường nhỏ là thác Vàng. Sở dĩ có tên ấy vì phía trên thác có lắng đọng loại sa khoáng có màu vàng. Từ xa đã có thể nghe tiếng nước dội xuống. Thác không cao, không lớn lắm, nhưng giữa rừng núi u tịch thì tiếng nước chảy nghe rất rõ và vui tai.

picture.php
 
Anh Chitto cho hỏi là để nghỉ đêm lại có khó khăn gì không, phải xin phép ai không, hoặc anh cho vài tips một số cái nên và không nên cho việc nghỉ lại nhé!
 
Anh Chitto cho hỏi là để nghỉ đêm lại có khó khăn gì không, phải xin phép ai không, hoặc anh cho vài tips một số cái nên và không nên cho việc nghỉ lại nhé!

Việc nghỉ đêm lại trên khu vực Hoa Yên là rất dễ dàng cho khách từ... hai chục năm nay rồi bạn ạ. Ngày xưa thì lên xin bà vãi già cho ngủ lại, thế là mở cửa khu nhà khách, nhét vào đó tối đa trăm người.

Còn giờ thì ngay bên cạnh chùa, thấp hơn mặt sân chùa 5-7 mét là cả một dãy nhà nghỉ, tổng cộng nhồi vào cũng chứa được đến gần hai nghìn người. Nếu thích phòng riêng (bé, tối, ngột ngạt) thì trăm nghìn, thích kiểu ngủ tập thể thì hai chục ngàn, hỏi ai cũng thế. Nước lạnh thoải mái, nước nóng thì đề nghị chủ nhà đun ấm điện hoặc bằng ga. Ăn thì cũng ở luôn nhà đó. Mùa đông đúc lễ hội thì cái gì cũng có. Mùa vắng vẻ thì ăn như cơm bình thường. Giá rổ đắt hơn dưới chân núi.

Thế thôi. Tips là đi đông thì hỏi tiền cho rõ ràng chính xác. Tớ đi một mình nên cũng chả hỏi. Ngủ một tối, ăn một bữa, đun 2 ấm nước sôi tắm, mượn đèn pin đi buổi tối, tán phét với ông chủ một lúc. Tổng cộng bảy chục ngàn.
 
Đã đến lúc xuống núi.

Tôi vẫn chưa đi hết được nơi định đi: am Dược, am Hoa, thác Bạc, nền của nơi được cho là am Ngọa Vân trên núi, ngọn tháp có gạch men xanh... nhưng thôi, để lần sau cũng được.

Thú thực là khi đó cũng mệt và thấy đau chân. Tinh thần đi cáp treo, cuối cùng leo bộ toàn bộ, nên chân cẳng cũng thấy đau rồi.

Rời Hoa Yên xuống khu tháp Tổ, cây đại già 700 năm nghiêng nghiêng đưa tiễn

picture.php

Sân tháp trong nắng

picture.php

Vọng về đỉnh núi phủ mây

picture.php
 
Last edited:
Am Ngọa Vân ở đâu?

Em cũng sưu tầm được ít thông tin về Yên Tử. Thấy bác Chitto xuống núi thì xin phép đăng lên đây mọi người cùng tham khảo.

Theo trang: Thư viện hoa sen.org

"....Chùa Yên Sinh, tọa vị vào nơi tương đối thấp, chung quanh tùng bách um tùm. Trong chùa có tạc tượng vua Trần nằm, có cây trúc xuyên qua đùi. Khi vua Trần tịch ở Ngọa Vân am, thân nằm trên những cành trúc chằng chịt, trúc mọc xuyên qua đùi xác chết mà không ai hay. Sau triều đình nhà Trần biết và cho tạc tượng đúng như kiểu Trần Đế nằm khi viên tịch. Tượng này xưa thờ ở am Ngọa Vân, sau di về chùa Yên Sinh vì thảo am bị cháy".

Theo Vietnamnet: Cuộc tìm kiếm am Ngọa Vân – đâu là nơi mất của đức Điều ngự Giác hoàng?

"Đầu năm 2007, vào gần đúng dịp lễ hội Yên Tử, dân địa phương đi đào măng về kháo nhau trên đường đi chùa Bảo Sái, đoạn trên chùa Một mái có con đường rẽ ngang đi lối trên của am Dược và am Hoa đã phát hiện một nền am cổ. Bên cạnh đó có một bảo tháp hơi bị xụp. Nhiều người cho rằng rất có thể đó chính là am Ngọa Vân nơi mà đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm, Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Con đường mòn này từ lâu chẳng có ai đi và gần như mất dấu. Sau nhiều lần bị lạc, đến nơi, thì thấy quả thật có một bảo tháp còn nguyên vẹn, đỉnh tháp hơi bị xụp xuống. Vị sư trông coi chùa Bí Thượng phỏng đoán là có thể tháp được xếp lại vì ở Yên Tử trước đây các bảo tháp không được trông coi cẩn thận có thời gian người ta có phong trào đào các tháp để tìm vàng. Nhưng trên thực tế, bảo tháp này vẫn được khá giữ nguyên ven, phần bị xụp có thể do tác động cơ học từ móng gây ra.

Theo một dấu hiệu nhận biết chung, tháp dược dựng từ bằng những khối đá vuông vắn được xếp lên nhau theo hình dáng chung của những cổ tháp trong vùng Yên Tử, trên trán có bia, nhưng chữ bị phong hóa không thể đọc nổi những văn tự khắc trên đó, và tháp cũng nẳm ở vị trí là giữ hai gốc cổ tùng.

Ngay bên cạnh bảo tháp chừng 100m chính là một nền am nhỏ mà rất nhiều người ở đây đó chính là am Ngọa Vân như trong sử sách ghi lại.

Nền am được dựng dưới một phiến đá rất to nhô ra tạo như một cái mái tự nhiên, điều này khá lý thú nhưng không có gì đặc biệt lắm. Đặc biệt hơn cả là trước am có hai gốc cổ tùng rất lớn, đường kính chừng hai người ôm, thân hai cây to bằng nhau. Gần như vừa khít giữa hai cây tùng là một phiến đá phẳng tự nhiên có chiều dài độ một người nằm.

Trước đó người ta vẫn biết có một ngôi chùa Ngọa Vân ở Đông Triều, và theo quan niệm của mọi người đó chính là nơi đức Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn. Hiện giờ trong chùa còn thờ một bức tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn theo đúng với những gì sử sách tả lại: ngài nhập niết bàn theo tư thế sư tử tọa, giống với tư thế của Phật Thích Ca nhập niết bàn tức là người nằm nghiêng một tay chống đầu, một tay buông xuống đùi, hai chân để co lại xếp chồng lên nhau.

Trong quá trình kiểm chứng thông tin về ngôi cổ am mới tìm ra này thì có thông tin: phát hiện một am Ngọa Vân nữa bên dãy Yên Sinh sườn phía Tây dãy Yên Tử mạn Bắc Giang. Liền ngay sau đó như để khẳng định cho quan điểm về có một am Ngọa Vân nữa ở Bắc Giang , GS Huệ Chi cũng đã viết: “Việc qua đời của vua Trần ở am Ngọa Vân trên dãy Yên Sinh là điều đã được khẳng định, không có gì phải xét lại!”.

GS Huệ Chi đưa ra quan điểm từ 3 cuốn sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư; Thánh Đăng Ngữ Lục, Tam Tổ Thực Lục.

“Đại Việt sử ký toàn thư – Bản kỷ, Quyển III, ghi rằng vua Trần Nhân Tông băng ở am Ngọa Vân thuộc dãy Yên Tử vào ngày 3 tháng 11 năm Mậu thân…. “Thánh đăng ngữ lục” và “Tam tổ thực lục” thì nói kỹ hơn nhiều…Ngày 18 vua lên đường, đi bộ, tới chùa Tú Lâm ở ngọn Kỳ Đặc thuộc dãy Yên Sinh thấy nhức đầu, bèn bảo hai tỳ khưu đi theo là Tử Doanh và Hoàn Trung rằng: “Ta muốn lên đỉnh Ngọa Vân nhưng sức chân yếu quá không thể đi được. Biết làm thế nào đây?”. Hai tì khưu bèn tâu vua: “Hai đệ tử chúng con có thể giúp người”. Nói rồi họ cùng khiêng nhà vua lên đến đỉnh Ngọa Vân. Đến nơi, nhà vua từ tạ, bảo: “Thôi hai người hãy xuống núi tu hành, đừng coi sinh tử là một chuyện dễ dàng”.”

GS Huệ chi cũng nói thêm: “Nhưng hai tài liệu khác của chính nhà Phật và có lẽ còn sớm hơn cả “Đại Việt sử ký toàn thư” là “Thánh đăng ngữ lục” và “Tam tổ thực lục” thì nói kỹ hơn nhiều”

Trên thực tế, GS Huệ Chi lầm lẫn một điều rất lớn rằng cuốn Thánh Đăng Ngữ Lục do thiền sư Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm soạn vào thế kỷ 18 trong khi đó Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được soạn ra trước đó 3 thế kỷ.

Thêm vào đó cuốn Thánh Đăng Ngữ Lục có thể được biên soạn vào cuối đời vua Trần Minh Tông đầu đời Trần Dụ Tông nhưng không có tác giả. So với Đại Việt Sử Ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết dưới thời Lê Thánh Tông thì Thánh Đăng Ngữ Lục chỉ là dạng tục sử ở mức tham khảo tư liệu loại 2.

Cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên thành tựu của cuốn Đại Việt Sử Ký do Phan Phu Tiên một sử gia đời Trần biên soạn, như vậy đây luôn luôn là nguồn tư liệu đáng tin cậy loại 1.

Dựa vào những tư liệu sẵn có cộng thêm với tư liệu thu được trong quá trình thực tế, có thể nhận xét như sau:

Thứ nhất: Theo quan niệm dân gian, sư ở đâu thì dựng am ở đó, còn chùa là nơi thờ Phật; khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào Yên Tử tu hành tháng 8 năm 1299, thì tháng 7 cùng năm đó đã cho dựng am Ngự Dược theo những gì mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại. Trong suốt quá trình tu tập đến đắc đạo, sử chỉ ghi chép duy nhất buổi thuyết pháp giảng Khóa Hư Lục đầu tiên của ngài tại ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thuộc dãy Yên Sinh chứ không nói gì thêm.

Thứ hai: Mối liên hệ giữa am và tháp ở Yên Tử rất khăng khít với nhau. Khi các thiền sư viên tịch, am của họ bao giờ cũng được dựng ngay gần khu vực tháp. Bản thân theo hai cuốn sử kia cũng cho biết là xá lị của vua Trần Nhân Tông được chia ra hai nơi: Một phần đặt ở Đức Lăng, phủ Long Hưng (Thái Bình); một phần đặt trong Kim Tháp ở chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên ) trên Yên Tử, vậy không có lẽ gì vua Trần Nhân Tông lại có ngoại lệ là mất ở một nơi, táng ở một nẻo.

Rất khó có khả năng chứng minh về một sự tồn tại của am Ngọa Vân ở phía sườn tây Yên Tử mạn bên dãy Yên Sinh thuộc địa phận Bắc Giang và cũng khó xác định vị trí chính xác của am Ngọa Vân nơi mà mà đệ nhất tổ đã nhập vào cõi niết bàn tại khu vực xung quanh Yên Tử".
 
các bác cho em hỏi thăm: em muốn đi xe máy xuyên qua yên tử để về hà nội liệc có đc ko và mất bao lâu??bọn em định đi từ hải phòng sang quảng ninh rẽ qua yên tử và chọn đường rừng để về hà nội ai đã đi rồi giúp em với nhé??cám ơn nhiều ạ

các bác ơi có lối nào đi xuyên qua yên tử bằng xe máy để về bắc giang ko??em đang muốn đi tuyến ấy từ hạ long về hà nội mà chưa nắm chắc đường ai đi rồi cho em biết với nhé????men li thanh
 
Last edited by a moderator:
Tôi không rõ được ý của bạn, nên chỉ nói cái gì tôi biết thôi.

Từ Hạ Long về Hà Nội thì tất nhiên là chỉ "rẽ vào" chứ không "xuyên qua" Yên Tử được rồi ! Kể cả từ Hạ Long đi Bắc Giang, thì cũng không thể cắt ngang qua dãy Yên Tử, mà chỉ đi dọc theo chân núi Yên Tử thôi.

Theo tôi hiểu ý bạn muốn cắt ngang qua dãy Yên Tử, thế thì sẽ đi lên Lục Ngạn, đi Chũ, chứ không phải đi Bắc Giang (thành phố). Trên bản đồ có đường như vậy, nhưng cũng chỉ là cắt qua đoạn cuối của dãy Yên Tử thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,198
Bài viết
1,174,283
Members
191,992
Latest member
DuckyHandmade
Back
Top