What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Tỉnh Hải Dương mấy năm gần đây bỏ ra rất nhiều tiền để tu sửa các công trình đền thờ danh nhân trong vùng, bề thế khang trang. Tuy nhiên không phải công trình trùng tu nào cũng giữ nguyên được giá trị truyền thống.

Qua khỏi tứ trụ của đền Nguyễn Trãi, một cây cầu đá bắc qua hồ nước (hồ thông với suối Côn Sơn), qua tam quan nội là đến khoảng sân rồi bậc thang dẫn lên đền chính.

Tuy nhiên, tại đây có một chi tiết hình như là mới du nhập gần đây trong trùng tu: phần giữa của bậc thang là một bức khắc đá đặt chéo, chỉ có cầu thang hai bên. Kiểu của bức khắc đá này giống của Trung Quốc, nhưng các đền chùa cổ ở Việt Nam thì không thế. Như bậc đá điện Kính Thiên của Thăng Long thì ở giữa cũng là bậc, không có kiểu tấm đá chạm thế này. Nhưng kiểu này tôi thấy không chỉ xuất hiện ở đây mà còn mấy công trình trùng tu, dựng mới đều có, mà to nhất là ở chùa Bái Đính.

Đền này thì tấm chạm khắc đôi chim phượng, không hiểu là mẫu ở đâu, và hai con phượng có ý nghĩa gì với một vị Quan Văn như Nguyễn Trãi ?

picture.php
 
Tỉnh Hải Dương mấy năm gần đây bỏ ra rất nhiều tiền để tu sửa các công trình đền thờ danh nhân trong vùng, bề thế khang trang. Tuy nhiên không phải công trình trùng tu nào cũng giữ nguyên được giá trị truyền thống.

Qua khỏi tứ trụ của đền Nguyễn Trãi, một cây cầu đá bắc qua hồ nước (hồ thông với suối Côn Sơn), qua tam quan nội là đến khoảng sân rồi bậc thang dẫn lên đền chính.

Tuy nhiên, tại đây có một chi tiết hình như là mới du nhập gần đây trong trùng tu: phần giữa của bậc thang là một bức khắc đá đặt chéo, chỉ có cầu thang hai bên. Kiểu của bức khắc đá này giống của Trung Quốc, nhưng các đền chùa cổ ở Việt Nam thì không thế. Như bậc đá điện Kính Thiên của Thăng Long thì ở giữa cũng là bậc, không có kiểu tấm đá chạm thế này. Nhưng kiểu này tôi thấy không chỉ xuất hiện ở đây mà còn mấy công trình trùng tu, dựng mới đều có, mà to nhất là ở chùa Bái Đính.

Đền này thì tấm chạm khắc đôi chim phượng, không hiểu là mẫu ở đâu, và hai con phượng có ý nghĩa gì với một vị Quan Văn như Nguyễn Trãi ?

Ông bạn có thể cho tôi địa chỉ cụ thể được k0? Nghe cũng thấy ức.

Chim phượng thì cũng dễ hiểu. Ở văn hóa Trung Hoa thì chỉ có 3 linh vật nếu dùng trong kiến trúc liên quan đến chính trị. Rồng (Long) - Lãnh đạo, vua, Võ quan, Phượng - Văn quan hoặc yếu tố Nhu trong chính khách và con Kỳ lân - Trí tuệ, mưu sĩ (kiểu như Gia Cát Lượng hay Trương Lương), nhưng con kỳ lân không bao giờ làm kiểu phù điêu mà thường là 1 con vật đắp nổi (tượng). Sau này giới mưu sĩ còn tham dự nhiều việc nên con kỳ lân còn là một linh vật dùng trong Phong Thủy.

Nhưng bác Chi-to cứ phải cho tôi cái địa chỉ để đến xem cái mặt nghiêng kiểu "bái trào" này đã.

Xhuf Bái Dính thì bản thân tôi không có thiện cảm sau khi trùng tu.
 
Trong đền, pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng ngồi trong khám thờ. Tượng được đúc theo bức tranh thờ của dòng họ Nguyễn, là bức tranh làm đời Lê mà người ta thường in trong sách vở, chứ thực ra cũng không biết Nguyễn Trãi dung mạo ra sao.

picture.php

@Tranquang: bức khắc đá đó ở đền Nguyễn Trãi ngay Côn Sơn; đền thờ Chu Văn An ở khu Phượng Hoàng gần đó cũng có, đền thờ Khúc Thừa Dụ cũng có, và giống như ở tòa điện Tam Thế chùa Bái Đính.
 
Theo các bậc đá trèo lên lưng núi, là nơi có đền thờ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi. Đền nhỏ, nhưng dựng trên địa thế cao, nhìn cả cả một vùng rộng lớn. Khu "Thanh Hư động" này phong cảnh hữu tình, xa phía trước có hồ nước làm minh đường, núi bao hình tay ngai, tả thanh long, hữu bạch hổ, long mạch còn chạy dài lên Bàn Cờ tiên, bên cạnh có suối nước là một long mạch nhỏ nữa. Các cụ xưa đã chọn nơi này hẳn đều xem thế kĩ lưỡng rồi.

Thế nhưng vẫn không tránh khỏi kiếp họa. Rốt cục long mạch, địa thế... giúp được bao nhiêu cho vận mạng của mình, gia tộc mình và đất nước mình ?

picture.php
 
Yên Phụ

Khi đến Côn Sơn, mọi người thường nghĩ ngay đến Kiếp Bạc cách đó vài cây số, với ngôi đền chính thờ Trần Hưng Đạo.

Tuy nhiên, tôi lại muốn quay sang với ngọn núi An Phụ, nơi An Sinh Vương Trần Liễu - cha của Trần Hưng Đạo được tôn thờ.

Nằm ở phía Nam khối núi Yên Tử, cùng với Yên Tử - Yên Sinh, Yên Phụ tạo thành thế chân vạc. Đây là một khối núi nổi lên giữa đồng bằng, được bao bọc bởi các dòng sông, dân cư trù phú đông đúc. Có phải vì thế mà Yên Sinh vương đã đặt dinh của mình ở ngọn núi này?


Tôi đến núi Yên Phụ trong một chiều đông, trời mây mù mịt. Đỉnh núi chìm trong sương mù.


picture.php
 
Trên đỉnh Yên Phụ có cả một cụm công trình thờ phụng, đường lên đã được làm tốt rồi, có thể phóng xe lên gần sát cổng đền. Ngày lễ hội dễ bị chặn ở gần chân núi, "gửi" các đồng chí bảo vệ ít tiền là có lên tiếp.

Ngày tôi lên đã chiều, không phải lễ hội, nên cũng không ai hỏi han gì, cứ thế tà tà theo con dốc đi lên. Đường cũng dốc nhưng lát bêtông cả rồi, bên dưới những quả đồi thấp, đồng ruộng trải ra, rồi dần mờ trong sương chiều.

picture.php
 
Bên đường lên bỗng có một loạt bậc thang đá, đây là lối dẫn lên tượng đài Trần Hưng Đạo ở lưng chừng núi. Tượng đài này mới được dựng năm 1992, có thể nói là mở màn cho phong trào dựng tượng đài quy mô lớn bằng đá.

Khi dựng tượng, người ta đã có ý đặt tượng chỉ ở độ cao lưng chừng núi, thấp hơn đỉnh núi một khoảng, vì Trần Hưng Đạo dù là bậc Hiển thánh, nhưng vẫn là con, không thể đặt cao ngang với đền thờ của An Sinh vương Trần Liễu là cha được.

Sau khi lên đền Cao trên đỉnh, tôi mới quay lại tượng đài này sau.

picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,141
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top