What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Trên đỉnh Yên Phụ, thấp hơn đền thờ An Sinh Vương một chút là ngôi chùa cổ Tường Vân. Chùa đã xập xệ lắm rồi, mái ngói xô đổ vỡ nhiều. Không biết đến giờ đã trùng tu chưa? Trong chùa khá nhiều tượng cổ rất đẹp, có mấy pho rất đặc sắc.

Kế bên chùa là nhà thờ Mẫu, lại có một am thờ Cô. Thế là trên đỉnh Yên Phụ có đủ cả: Đền, chùa, phủ, am; thờ đủ cả: Phật, Mẫu, Thánh, Thần...

Trong chùa Tường Vân

picture.php

Am thờ đứng bên gốc đại già

picture.php
 
Thấp hơn đỉnh An Phụ một đoạn, là tượng đài Trần Hưng Đạo, con trai của An Sinh Vương. Trần Hưng Đạo là trường hợp duy nhất không phải là Vua mà được dân gian gọi theo cách gọi Hoàng đế: Họ + Hiệu. Với tất cả các vương tước khác, bao giờ cũng gọi Tước hiệu + Họ tên, như An Sinh vương Trần Liễu, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải... Chỉ có vua mới được gọi bằng Họ + Miếu hiệu, như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.

Trong sử sách vẫn theo truyền thống gọi Ngài là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, còn dân gian đã dùng cách gọi của vua: Trần Hưng Đạo.

Tượng Trần Hưng Đạo bằng đá xanh Thanh Hóa rất lớn, được dựng năm 1993, là pho tượng bằng đá lớn thờ danh nhân lịch sử thuộc loại đầu tiên. Trước đây ta cũng có tượng đài to, nhưng chủ yếu làm bằng xi măng, như tượng Quang Trung ở Hà Nội. Sau tượng Trần Hưng Đạo này mới rộ lên phong trào các tỉnh dựng tượng danh nhân lịch sử đất mình bằng đá, bằng đồng...

picture.php
 
Bên cạnh tượng Trần Hưng Đạo là một bức phù điêu lớn bằng gạch nung, mà tôi thấy là khá đẹp. Trên tấm phù điêu này diễn tả lại cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hào hùng, với những hình ảnh đi vào sử sách: hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam; hội nghị Diên Hồng, người lính khắc vào cánh tay chữ Sát Thát, truyền Hịch tướng sĩ... cho đến ngày khải hoàn.


picture.php
 
Tháp Huê Quang.

4.jpg
Xin lỗi bác, đây k phải tháp Huệ Quang ạh, đây là tháp được xây tại nhà ga phía trên của cáp treo tuyến 2, từ đây đi thẳng theo lối ra ga là lên đến An Kỳ Sinh. Ngày 01/11 âm lịch vừa qua, dưới chân An Kỳ sinh, đã diễn ra lễ đúc tượng Trần Nhân Tông bằng đồng, tượng vua được đúc ngồi trên tòa sen. Bác chitto đi YT dịp cáp treo 1 dừng sửa chữa cũng là dịp dân tình đang đúc khuôn để đổ tượng đó.

Chỗ của "chùa Trình" hiện nay theo tôi biết xưa kia không có chùa, và giờ thì đó là ngôi chùa mới, đồng thời thành chùa trụ sở của Phật giáo Quảng Ninh. Chùa cổ xa nhất ra phía ngoài của khu vực Yên Tử là chùa Cầm Thực.
Thực ra, chỗ của chùa Trình hiện nay, trước đó cũng đã có một ngôi chùa nhỏ, 2 gian, nằm khuất phía sau lò gạch (trước, ở đây có một cơ sở sản xuất gạch đỏ, đào xới lung tung, thành ao thành hố, chả ai quanh quất đến nên không ít người k biết chùa Trình). Chùa khi đó gần như k có lối vào bằng xe, muốn vào, phải vứt xe ở ngoài nhà dân, xong đi bộ vào, xung quanh chùa vây kín bởi cây cối, loại cây như dâm bụt, lại rối rắm, từ ngoài nhìn vào khó lòng thấy được chùa. Tới khi họ ủi mọi thứ, rồi san lấp ao hố xung quanh, phá chùa cũ, xây chùa mới, nhìn hoành tráng như quán ăn ấy, chả thấy giống chùa chiền nữa, thì dân tình nhiều nơi mới biết ở đó còn có chùa.
Chùa xa nhất phía ngoài của Yên Tử, là chùa Suối Tắm. Từ chùa Trình đi vào, gặp con dốc cao ngoằn ngoèo đầu tiên, lên đến đỉnh dốc là lối xuống chùa Suối Tắm. Dốc này, trước đây khi chưa làm đường, khá cao và dốc, hiện nay, dốc đã được hạ độ cao rất nhiều. Nghe dân gian đồn thì, khi vua Trần đến tu hành, người đã dừng chân tại đây ... tắm, để gột rửa bụi trần. Đây là chùa nhỏ, cho tới năm ngoái tôi đi thì chùa chưa sửa sang j nhiều, chỉ mong trùng tu lại đừng phá bỏ chùa như với chùa Lân.
Còn chùa Cầm Thực tức là nhịn ăn, (cũng lại dân gian đồn)
Nhắc đến chuyện Cầm, nếu xuôi từ Hà nội xuống Yên Tử, đoạn đi qua Đông Triều, có đi qua cầu Cầm, cầu này cũng có tên liên quan tới vị vua này nốt, (ấy là nghe truyện trong dân thôi, còn thực hư thế nào k biết). Nghe nói, vua Trần đi tới đây, để đi qua được con sông đã để lại (cầm cố lại) toàn bộ đồ đạc, tư trang cá nhân, chỉ đi người không qua sông. (Lý do tại sao, bác Chitto tìm hiểu giải thích giùm :)
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay xây trên nền chùa Long Động, hay còn gọi là chùa Lân xưa kia. Tuy nhiên chùa Lân đã bị hủy hoại hoàn toàn, chỉ còn nền móng và một số ngôi tháp cổ, do đó trước đây chỗ đó chỉ là nơi hoang phế. Ngày nay tại Yên Tử cũng còn nhiều nơi hoang phế nữa chưa tu bổ được.
Thực ra, theo chỗ tôi được biết và tận mắt chứng kiến, chùa Lân trước khi tu bổ, trùng tu, thì còn khá nguyên vẹn. Chùa không lớn, phía trước là vườn mơ, 2 bên lối đi dẫn lên chùa, qua các bậc thang cao, là hàng nhót. Ngày học cấp 2, đi Yên Tử, ngôi chùa tôi thích nhất là chùa Lân, đến đây vào mùa mơ chín, thơm nức mũi. Sang mùa nhót, vào chùa, được các ni, sư cho măm thả phanh :D. Đặc sản rượu mơ Yên Tử là do vườn mơ của chùa Lân cho trái, hơn nữa rượu mơ chùa Lân do mơ ủ lâu, lên men mà thành. Bây giờ, rượu mơ bán nhan nhản quanh các chùa của quần thể chùa Yên tử, mơ mua ngoài chợ về ngâm, đổ rượu trắng vào, hòa loãng mơ ngâm, bán cho du khách quanh năm.

e thêm một tí thông tin
bác chitto đang đứng trên dốc Quảng Ngái (hay Quảng Hái cũng được), con dốc này hiện nay khá dễ đi, bác chitto mà đi từ 15 năm trước chắc nhớ con dốc này thế nào, cao và hẹp, lại ngoằn ngoèo. Ngày nhỏ, khi đi YT, tôi sợ con dốc này lắm.
Nhân tiện nói chuyện đường đi, hiện nay, con đường vào chùa rất thuận lợi, bêtông astphan đổ phẳng lì. Trước đây, khi chưa được quan tâm, tu sửa nhiều, đường vào YT khá vất vả, nhưng có cái hay riêng của nó. Điều tôi thích nhiều nhất khi đi YT là đếm suối. Khi đường chưa nâng cấp, người đi hành hương chùa, phải xuống xe lội bộ qua 9 con suối dọc đường đi, giống như phải gột bỏ bụi trần trước khi đặt chân lên cửa phật. Ai đi YT nữa, nhớ đếm suối trên đường vào chùa nhé.
 
Mạn phép bác chitto, e góp chút thông tin về đền An Sinh (mà e thấy dân toàn gọi là đền Cao). Các bác đến đền Cao vào dịp "tháng ăn chơi" sẽ được thưởng thức món sắn dây của dân bản xứ trồng, luộc sẵn bán ở dọc đường lên đền. Đừng bỏ lỡ :D
 
... con dốc này hiện nay khá dễ đi, bác chitto mà đi từ 15 năm trước chắc nhớ con dốc này thế nào, cao và hẹp, lại ngoằn ngoèo. Ngày nhỏ, khi đi YT, tôi sợ con dốc này lắm... Khi đường chưa nâng cấp, người đi hành hương chùa, phải xuống xe lội bộ qua 9 con suối dọc đường đi, giống như phải gột bỏ bụi trần trước khi đặt chân lên cửa phật. Ai đi YT nữa, nhớ đếm suối trên đường vào chùa nhé.

Nếu nói về sự gian khổ khi đi Yên Tử, thì còn phải tính đến cả đoạn đường từ Hà Nội.

Thời chúng tớ đi lần đầu, đường 18 chưa chạy được xe khách, phải đi đường 5 (hồi đó đang bắt đầu làm, kinh dị), đến Hải Dương rẽ sang Sao Đỏ. Phải chờ phà Bình, một con phà nổi tiếng là lâu trên trục đường Đông Bắc, rồi mới chạy tiếp được.

Đi từ Hà Nội 6h sáng, đến chân Yên Tử đã 3 - 4h chiều. Leo lên đến Hoa Yên trời tối là vừa, nấu ăn trong ánh đèn dầu và nến mang từ nhà đi.

Có chuyến vì chờ nhau xuống núi, 2h mới khởi hành từ chân Yên Tử, về đến HN đã 12h30 đêm. Chuyện tắc phà Bình chờ mất 2 giờ là bình thường...

Giờ đây cứ mỗi lần đi qua cầu Bình, là tôi lại nhìn về phía dưới, nơi có bến phà mà thời học sinh mình đã từng đứng chờ không ít lần...
 
Tất nhiên là tôi không dám chắc, cũng chỉ là nhìn qua ảnh và nhìn thực tế (lần vừa rồi), nên tôi cũng nói là "theo tôi nghĩ", vì với kinh nghiệm của tôi, nó là đồ mới làm, thậm chí là chưa được sử dụng. Những bức ảnh chụp chùa đồng cũ cũng không có "nó".

Rất có thể người ta định đem nó lên đặt trước chùa đồng mới, nhưng rồi thấy không phù hợp nên mới bỏ chỏng chơ ở đó, chờ đến nhiệm vụ sau. Điều đó thì cũng không có gì quá đáng cả.

Bác chitto nói đúng đó, cái đó là cái lư hương theo phong cách Trung Quốc người ta tiến cúng để tôn trí trước tượng nhưng chưa được sử dụng. Nó hoàn toàn không phải đồ cổ mà đồ Ý Yên mới đúc. Bạn không nên băn khoăn về nó, còn về bảo tồn di tích thì mỗi người mỗi ý. Chúng ta khó có thể can thiệp được.
 
Năm nay (12 tháng Giêng năm Canh Dần), mình đi Yên Tử thấy có lư hương này

YT2a.jpg



đặt ở đây

YT2b.jpg

Vì không có thời gian để tìm hiểu, vả lại cũng chẳng có ai ở đó để hỏi. Nên không biết ngọn nguồn cái lư hương An Tử Thiên Tự này như thế nào.
Các bác có biết rõ giải thích giùm mình với. Thank.(beer)
 
Cái lư hương này do người ta mới tiến cúng là chắc, và chữ viết trên đó cũng không phải là đẹp. Chắc người cúng tiến đi xin viết 4 chữ "Yên tử thiền tự" nhưng có lẽ kẻ viết do ít chữ và chữ không đẹp đã viết thành "Yên tử Thiên tự" mà đúng ra trong quần thể di tích Yên Tử cũng không có ngôi chùa nào có hiệu là Yên Tử, ví dụ chùa Đồng là Thiên Trúc thiền tự, chùa lân là Ngọc Long Động tự.
 
Am Ngoạ Vân

Cách đây một tuần, tôi đã đến thăm được am Ngoạ Vân, một di tích quan trọng trong cuộc đời của vua Trần Nhân Tông, cũng như của cả dòng Thiền Trúc Lâm.

Sách chép rằng khi vua Trần Nhân Tông (đã là Thái thượng hoàng) lên núi Yên Tử tu hành, nhưng vua con là Anh Tông và các quan vẫn thường tìm đến hỏi thăm, ngựa xe võng kiệu ồn ào cả chùa Vân Yên (tức là chùa Hoa Yên). Chả thế mà cuối đường tùng Yên Tử còn có dốc Hạ kiệu, tức là kiệu vua quan còn leo lên đến tận đó.

Thế nên Trúc Lâm đại sĩ bèn rẽ rừng lánh sang một am nhỏ xa bên kia núi, khuất hẳn sự quấy nhiễu của thế gian. Nơi đây nằm cheo leo lưng núi, bốn mùa mây phủ, nên gọi là am Ngoạ Vân, nghĩa là Nằm trong mây. Đường từ Hoa Yên sang Ngoạ Vân chỉ lọt một người đi, thường chỉ có vài đệ tử theo hầu mà thôi. Đây là nơi Trúc Lâm đại sĩ tĩnh tu.

Sau, khi biết không còn trụ thế được bao lâu, Trúc Lâm đại sĩ nhờ đệ tử đưa lên am Ngoạ Vân, và viên tịch tại đây. Theo di ngôn, đệ tử là Bảo Sái đã hoả táng di thể ngay tại am Ngoạ Vân, những gì còn lại chia làm ba phần. Một phần táng tại chỗ, một phần lập tháp ở chùa Hoa Yên, tức là tháp Huệ Quang, một phần đưa về quê táng ở lăng Quy Đức.

Am Ngoạ Vân về sau dựng thành chùa Ngoạ Vân, bốn mùa hương khói. Các triều Lê, Nguyễn đều có người giữ gìn.

Đến thời chiến tranh, không còn ai ở đây, chùa tháp đổ nát hoang tàn. Rồi kẻ đào trộm cổ vật tàn phá nốt, đào đổ cả tháp, bẩy vỡ cả nền. Mãi đến gần đây mới có vị sư là Thích Thanh Tiến tìm vào khôi phục lại, tiếp tục giữ hương lửa xưa. Rồi thì khảo cổ, du lịch cũng tìm đến, và người ta lại có dự án mở đường phá núi để làm đường thật to vào nơi đây, theo con đường phía mặt bên này núi, chứ không phải leo từ Hoa Yên nữa.

Xưa vua Trần không muốn ồn ào nên mới lánh sang đây. Nay thì nơi này cũng sắp ồn ào rồi.

Vậy là tôi có may mắn đến được với chùa Ngoạ Vân khi chùa vẫn còn yên ả.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,417
Bài viết
1,175,702
Members
192,092
Latest member
lux39net
Back
Top